Trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay, ngân hàng được xem là huyết mạch của nền kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng nước ta trong những năm gần đây đang có chuyển biến tích cực và phát triển ngày càng mạnh trên nhiều mặt nhằm thích nghi với nền kinh tế thị trường và từng bước hòa nhập vào cộng đồng ngân hàng các nước trên khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Trong bất kì nền kinh tế nào, vốn cũng là một nhân tố quan trọng đồng thời cũng là nguồn lực khan hiếm. Quan hệ giữa chủ thể có tiền chưa sử dụng và chủ thể có nhu cầu về vốn khó tìm được người có khả năng cung cấp vốn và ngược lại. Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) đã đứng ra làm cầu nối cho hai chủ thể trên khắc phục tình trạng này. NHTM vừa là nơi cung cấp vốn, vừa là nơi tiêu thụ đồng vốn. Hầu hết những hoạt động kinh doanh đều thông qua những công cụ tài chính của ngân hàng, Ngân Hàng TMCP Phương Nam là một ngân hàng thưong mại luôn vượt qua khó khăn, bám sát kinh tế, xã hội nhằm thể hiện vai trò của mình góp phần tăng thêm vốn cho nền kinh tế. Mục tiêu của Ngân Hàng TMCP Phương Nam – Phòng Giao Dịch (PDG) Phó Cơ Điều là “ tất cả vì sự thịnh vượng của khách hàng”, nên Phòng Giao Dịch Phó Cơ Điều đã đứng ra làm nhiệm vụ đi vay để có nguồn vốn đủ phân phối cho nhu cầu vốn của nền kinh tế hiện nay. Không chi cung ứng vốn cho nền kinh tế mà cho vay còn mang lại lợi nhuận đáng kể cho Phòng Giao Dịch để PGD tiếp tục phát triển vững mạnh về sau.
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và được tiếp cận thực tiễn sinh động của hoạt động kinh doanh tại Phòng Giao Dịch Phó Cơ Điều của Ngân Hàng TMCP Phương Nam, em nhận thấy việc tìm hiểu và phân tích để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn là hết sức cần thiết
Xuất phát từ những lí do em quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng TMCP Phương Nam - PGD Phó Cơ Điều”.
66 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam – phòng giao dịch phó cơ điều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM PHÒNG GIAO DỊCH PHÓ CƠ ĐIỀU.
1.1 Khái quát vị trí địa lí tại địa bàn 2
1.1.1 Vị trí địa lý 2
1.1.2 Về tình hình kinh tế xã hội năm 2008 2
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban tại PGD Phó Cơ Điều 5
1.3.1 Cơ cấu tổ chức 5
1.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban 6
1.4 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Phương Nam PGD Phó
Cơ Điều 8
1.4.1 Tình hình huy động vốn 8
1.4.2 Tình hình sử dụng vốn 11
1.4.3 Tình hình về doanh thu, lợi nhuận và chi phí của PGD Phó Cơ Điều 16
1.4.4 Nhận xét về những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của PGD 18
1.5 Định hướng, mục tiêu và các giải pháp cơ bản trong năm 2009 19
1.5.1 Định hướng chung 19
1.5.2 Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2009 19
1.5.3 Các giải pháp chính 20
1.5.3.1 Về công tác huy động vốn 20
1.5.3.2 Công tác tín dụng 21
1.5.3.3 Dịch vụ 23
1.5.3.4 Công tác tổ chức và đào tạo 23
1.5.3.5 Về công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ 23
1.5.3.6 Một số công tác khác 23
Khái quát vị trí địa lý tại địa bàn:
Vị trí địa lý:
Quận 11 chính thức có tên trên bản đồ Sài Gòn-Gia Định từ ngày 01/07/1969 theo sắt luật số 73 của chính quyền Sài Gòn cũ. Ban đầu gồm 4 phường được tách ra từ Quận 5 và Quận 6: Phường Phú Thọ (Quận 5 cũ), Phường Cầu Tre, Bình Thới, Phú Thọ Hòa (Quận 6 cũ). Sau đó lập thêm hai phường là Bình Thạnh và Phú Thạnh. Sau ngày giải phóng 30/04/1975, địa bàn Quận 11 được giữ nguyên với 6 phường và 47 khóm. Đến ngày 01/06/1976 được phân chia lại thành 21 phường. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới, đến nay Quận 11 có 16 phường. Quận 11 có tổng diện tích 513,58 ha, nằm ở Tây Nam thành phố. Giáp quận Tân Bình ở phía Bắc và Tây Bắc, phía Đông giáp Quận 5,10, phía Nam và Tây Nam giáp ranh Quận 6. Quận có điều kiện phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ (TMDV); ngoài ra với diện tích đất rộng với các công trình xây dựng là điều kiện thuận lợi cho việc đô thị hoá, mở rộng xây dựng các khu dân cư, công trình phúc lợi công cộng, các khu công nghiệp là quận có tốc độ tăng trưởng mạnh.
Về tình hình kinh tế xã hội năm 2008:
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) năm 2008 : ước đạt 3.414,71 tỷ đồng tăng 8,8% so với cùng kỳ, trong đó : khối công ty cổ phần có vốn nhà nước tăng 9,2%; khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 12,9%; khối hợp tác xã giảm 15%; khối cá thể tăng 2%. Tổng giá trị đầu tư máy móc thiết bị và nhà xưởng trong năm 2008 là 28 tỷ đồng giảm 77% so với cùng kỳ, trong đó khối ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 89%, khối cơ sở cá thể chiếm tỷ trọng 11%. Các ngành có giá trị sản xuất công nghiệp tăng khá cao gồm: sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng 25%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 9%; các ngành giảm nhiều gồm: thuộc da giảm 35%; in ấn giảm 17%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại giảm 10%.
Hoạt động thương mại dịch vụ: doanh thu thương mại dịch vụ năm 2008 đạt 28.934,14 tỷ đồng, tăng 19,87% so với cùng kỳ, trong đó : khối công ty cổ phần có vốn Nhà nước giảm 19,95%; khối hợp tác xã tăng 19,85%; khối các công ty, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) tăng 20,75%; khối cá thể tăng 15,24%.
Nhìn chung, sản xuất CN-TTCN và TM-DV vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng khá trong 9 tháng đầu năm; nhưng bước sang quí IV/2008, do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả biến động tăng cao, diễn biến bất thường của thời tiết… nên tình hình sản xuất kinh doanh đã giảm sút khá mạnh, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung trong cả năm 2008, sản xuất CN-TTCN chỉ đạt 8,8%, tuy cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra là tăng từ 7% trở lên , nhưng sụt giảm so cùng kỳ (năm 2007 tăng 9,1%); đối với lĩnh vực TM-DV mức tăng trưởng chỉ đạt 19,87%, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là tăng 25% trở lên, sụt giảm nhiều so với cùng kỳ (năm 2007 tăng 32,58%).
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Nam (TMCP Phương Nam) (Southern Bank) được thành lập 19/05/1993 với số vốn ban đầu 10 tỷ đồng. Năm đầu, Southern Bank đạt tổng vốn huy động 31,2 tỷ đồng; dư nợ 21,6 tỷ đồng; lợi nhuận 258 triệu đồng. Với mạng lưới tổ chức hoạt động là 01 Hội sở và 01 chi nhánh.
Trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường còn non trẻ và sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997), Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) đã chủ trương tập trung xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại vững mạnh. Theo chủ trương đó, Hội Đồng Quản trị ngân hàng đã đề ra những chiến lược tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển sau này của Southern Bank.
Theo chiến lược đó, Southern Bank đã tiến hành sáp nhập các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 1997 – 2003:
Sáp nhập Ngân hàng TMCP Đồng Tháp năm 1997.
Sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Nam năm 1999.
Năm 2000 mua Qũy Tín Dụng Nhân Dân Định Công Thanh Trì Hà Nội.
Năm 2001 sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Châu Phú.
- Năm 2003 Sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ.
Phòng Giao Dịch (PGD) Phó Cơ Điều của Ngân Hàng TMCP Phương Nam trước kia là chi nhánh cấp II Hưng Phú trực thuộc chi nhánh Lý Thường Kiệt của ngân hàng, ngày 30 tháng 10 năm 2006 chi nhánh cấp II Hưng Phú được nâng cấp thành chi nhánh Hưng Phú tại 58 Bình Thới, Phường 14, Quận 11, TP.Hồ Chí Minh.
Đến ngày 23 tháng 11 năm 2007 chi nhánh Hưng Phú được chuyển đến địa điểm 121-123 Phó Cơ Điều, Phường 4, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh và được đổi tên là chi nhánh Chợ Thiếc nhưng đến ngày 17 tháng 6 năm 2008 lại có quyết định di dời chi nhánh Chợ Thiếc về địa điểm mới là 970 Đường 3-2, Phường 12, Quận 11, TP.HCM và đổi tên thành chi nhánh 3-2, địa điểm cũ trở thành PGD số 18 và sau này vào ngày 26 – 11 – 2008 được đổi tên thành PGD Phó Cơ Điều, trực thuộc chi nhánh 3 tháng 2, Hội sở ngân hàng TMCP Phương Nam tọa lạc tại 279 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, hoạt động kinh doanh với chức năng nhiệm vụ như sau:
Chức năng:
Huy động vốn ngắn hạn – trung hạn và dài hạn, các hình thức tiền gửi có và không có kì hạn, các chứng chỉ tiền gửi.
Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn trung và dài hạn, chiếc khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, góp vốn liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khách hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi Ngân Hàng Nhà Nước cho phép.
Nhiệm vụ:
Ngân hàng có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh luật NHNN, và luật của các tổ chức tín dụng, cụ thể:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, định mức tồn quỹ về tiền mặt, ngoại tệ.
Ngân hàng (NH) có nhiệm vụ công bố, niêm yết và thực hiện đúng các mức lãi suất về tiền gửi, lãi suất cho vay, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền phạt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH theo quyết định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNNVN).
Ngân Hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình, chịu trách nhiệm vật chất với khách hàng bằng toàn bộ vốn tự có và tài sản hợp pháp khác của ngân hàng. Giữ bí mật về số liệu hoạt động của khách hàng ngoại trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan pháp luật theo quy định.
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban tại ngân hàng TMCP Phương Nam - Phòng Giao Dịch Phó Cơ Điều.
Cơ cấu tổ chức.
Việc thực hiện những mục tiêu giải pháp nghiệp vụ và biện pháp chỉ đạo của Ngân Hàng TMCP Phương Nam song song với chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của Uỷ Ban Nhân Dân Quận một cách cụ thể cho từng lĩnh vực, từng thành phần kinh tế nhờ đó tình hình kinh tế xã hội của Quận tiếp tục ổn định và một số lĩnh vực phát triển khá. Và với ngành ngân hàng đã ban hành các thông tin chỉ thị, các văn bản hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo thông thoáng cho hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại (NHTM). Đặc biệt, Ngân Hàng TMCP Phương Nam đã ban hành chỉnh sửa bổ sung kịp thời các quy chế, quy trình nghiệp vụ, các mục tiêu giải pháp kinh doanh và biện pháp điều hành hữu hiệu tạo động lực cho các chi nhanh phòng giao dịch thành viên ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Phòng Giao Dịch Phó Cơ Điều
TRƯỞNG PHÒNG GIAO DỊCH
PHÓ PHÒNG GIAO DỊCH
BỘ PHẬN
KẾ TOÁN
BỘ PHẬN
KINH DOANH
BỘ PHẬN
NGÂN QUỸ
Công tác tổ chức cán bộ:
Đã tổ chức đưa đi đào tạo tập huấn các lớp do hội sở tổ chức, các lớp chuyên đề do các trường đào tạo và tập huấn nghiệp vụ tại trung tâm ATC của ngân hàng.
Nhân sự tại phòng giao dịch được tổ chức như sau:
Ban điều hành: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng.
Nghiệp vụ tín dụng: 4 người gồm 1 phụ trách tín dụng và 3 cán bộ tín dụng.
Nghiệp vụ kế toán: 5 người gồm 1 phụ trách kế toán và 4 nhân viên kế toán.
Nghiệp vụ ngân quỹ: 2 người.
Nghiệp vụ hành chính: 2 người.
Nhiệm vụ của các phòng ban
Bộ phận kinh doanh có nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kĩ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền.
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng Giám Đốc cho phép nhân rộng.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo qui định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng giao dịch giao phó.
Bộ phận kế toán và ngân quỹ có các nhiệm vụ sau đây:
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo qui định của NHNN và Ngân Hàng TMCP Phương Nam.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương cho các nhân viên trình ngân hàng cấp trên phê duyệt.
Quản lí và sử dụng các quĩ chuyên dùng theo qui định của Ngân Hàng TMCP Phương Nam trên địa bàn.
Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo theo qui định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Chấp hành qui định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo qui định.
Quản lí sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo qui định của Ngân Hàng TMCP Phương Nam.
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng giao dịch giao phó.
Bộ phận hành chính có nhiệm vụ sau:
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của phòng giao dịch và thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được trưởng phòng giao dịch phê duyệt.
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế lao động, hành chính liên quan đến cán bộ nhân viên và tài sản của phòng giao dịch.
Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng cháy nổ tại cơ quan.
Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân Hàng TMCP Phương Nam.
Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại phòng giao dịch.
Trực tiếp quản lí con dấu tại phòng giao dịch, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của phòng giao dịch.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng.
Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ cán bộ nhân viên.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được trưởng phòng giao dịch giao.
Một số kết quả hoạt động chủ yếu của Ngân Hàng TMCP Phương Nam - PGD Phó Cơ Điều qua 3 năm (2006 – 2008)
Tình hình huy động vốn:
Để đảm bảo chủ động về nguồn vốn nhằm mở rộng tín dụng, ngoài việc huy động tiền gửi theo các thể thức do NHNN ban hành, NH đã tìm mọi biện pháp để khai thác thu hút triệt để nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tài chính, tìm hiểu rõ thị hiếu của khách hàng, NH đã đa dạng hoá các loại hình huy động, các dịch vụ ngân hàng có khả năng thu hút tiền gửi…với lãi suất phù hợp để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Việc điều hành lãi suất linh hoạt hơn (bao gồm tiền gửi nội và ngoại tệ) kịp thời phù hợp với nhu cầu vốn. Bước đầu thực hiện có hiệu quả công tác tiếp thị, quảng cáo và khuyến mãi.
Có thể khẳng định vốn là một trong những khâu quan trọng hàng đầu, quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh doanh ngân hàng. Ý thức toàn diện được điều này toàn phòng giao dịch đã tích cực huy động vốn với mọi hình thức, tích cực quan hệ với các tổ chức tài chính để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh do đó tốc độ huy động vốn tăng nhanh năm sau so với năm trước cụ thể.
Biểu 1: Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2006 – 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Các chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh 2007/2008
+/-
%
Tiền gửi không kỳ hạn.
2,044
5,934
2,798
- 3,166
- 53,35
Tiền gửi có kỳ hạn
71,409
169,866
128,716
- 41,151
- 24,23
Tổng
73,453
175,830
131,514
- 44,317
- 25,20
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Phó Cơ Điều)
Biểu đồ số 1
Qua bảng số liệu trên và biểu đồ ta thấy tình hình huy động vốn đến 31/12/2006 đạt 73,453 tỷ đồng, năm 2007 đạt 175,830 tỷ đồng tăng 102,377 tỷ đồng nhưng đến năm 2008 chỉ huy động được 131,513 tỷ đồng giảm so với năm 2007 là 44,317 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giảm 74,80% . Sự giảm số tiền huy động vốn này là do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới và Việt Nam gây ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của PGD Phó Cơ Điều của Ngân Hàng Phương Nam. Cụ thể:
* Cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Phân loại theo khách hàng:
Tiền gửi dân cư vào cuối năm 2008 là 130,958 tỷ dồng so với đầu năm là 175,594 tỷ đồng giảm 34,08%.
Tiền gửi tổ chức kinh tế vào cuối năm 2008 là 0,556 tỷ đồng so với đầu năm là 0,236 tỷ đồng tăng 135,90%.
Phân theo loại tiền gửi:
Tiền gửi không kỳ hạn là 2,798 tỷ đồng so với đầu năm là 5,964 tỷ đồng tốc độ giảm là 46,91%.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 117,109 tỷ đồng so với đầu năm là 149,093 tỷ đồng tốc độ giảm là 78,55%.
Tiền gửi trên 12 tháng đến 24 tháng là 11,607 tỷ đồng so với đầu năm là 20,774 tỷ đồng giảm đi 55,88%.
Nguồn vốn huy động của Phòng Giao Dịch giảm ít do:
Nguồn vốn trên địa bàn có giảm nhưng không nhiều đây là tình hình chung của tất cả các ngân hàng cả nước vì khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên sự sụt giảm này vẫn đảm bảo được mục tiêu huy động vốn bền vững phù hợp với chỉ tiêu định hướng huy động vốn vừa phải phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng tài chính do cấp trên giao.
Có nhiều kỳ hạn tiền gửi phù hợp với khả năng tích lũy tạm thời của khách hàng.
Có ưu đãi về lãi suất, phí các dịch vụ thanh toán chuyển tiền để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên công tác huy động vốn tại địa phương còn một số tồn tại như sau:
Mức độ tăng trưởng về nguồn vốn huy động không đáp ứng được yêu cầu đã đề ra.
Nguồn vốn huy động từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ lệ thấp ảnh hưởng đến việc chủ động đầu tư tín dụng trung và dài hạn.
Chưa có chuyển biến tích cực trong việc huy động tiền gửi dân cư ở địa bàn Quận 11.
Tình hình sử dụng vốn:
Căn cứ vào định hướng của Ngân Hàng TMCP Phương Nam và mục tiêu phát triển kinh tế tại địa phương, trên cơ sở nguồn vốn huy động ngày càng tăng, nhằm điều hành vốn linh hoạt, kịp thời. Ngân Hàng TMCP Phương Nam - PGD Phó Cơ Điều đã chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng tập trung vào một số lĩnh vực thương mại, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế địa phương và các địa bàn lân cận, cơ sở hạ tầng… các chương trình đối tượng đầu tư nhằm bám sát mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội của quận và định hướng tăng trưởng dư nợ của Ngân Hàng TMCP Phương Nam.
Tuy khối lượng tín dụng của PGD ngày càng tăng nhưng PGD Phó Cơ Điều vẫn không bỏ qua việc thực hiện đúng phương châm: “Tất cả vì sự thịnh vượng của khách hàng”, có bước đi tích cực, vững chắc, toàn diện, coi trọng chất lượng hơn số lượng, lấy hiệu quả kinh tế, chính trị xã hội làm thước đo của NH và quán triệt định hướng chiến lược là kinh doanh đa năng nhưng cốt lõi là phục vụ đầu tư phát triển phục vụ sự công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước.
Ngân Hàng tập trung đầu tư khai thác triệt để các thế mạnh của quận trong mọi lĩnh vực Sản Xuất – Thương Mại – Dịch Vụ, cụ thể:
Biểu 2: Tình hình dư nợ qua 3 năm 2006 – 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Các chi tiêu
2006
2007
2008
So sánh 2008/2007
+/-
%
Dư nợ
71,323
63,436
44,160
- 19,276
30,39%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng )
Biểu đồ số 2
Tổng doanh số cho vay năm 2008 là 235,134 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 190,974 tỷ đồng. Đến 31/12/2008 dư nợ 44,160 tỷ đồng so với đầu năm giảm 19,276 tỷ đồng với tỷ lệ 69,61%. Trong đó dư nợ ngắn hạn là 41,411 tỷ đồng, dư nợ trung và dài hạn là 2,749 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 6,23% trong tổng dư nợ năm 2008.
Biểu 3: Tình hình dư nợ cho vay theo thời gian
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Các chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ cho vay
71,323
100
63,436
100
44,160
100
Cho vay ngắn hạn
66,984
93,92
54,073
85,24
41,411
93,77
Cho vay trung-dài hạn
4,339
6,08
9,363
14,76
2,749
6,23
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng )
Biểu đồ số 3
Như vậy qua bảng số liệu trên cho ta thấy qua 3 năm 2006,2007,2008 dư nợ cho vay trung và dài hạn có chiều hướng tăng rồi lại giảm cả về số lượng lẫn tỉ trọng, cụ thể dư nợ trung và dài hạn năm 2006 là 4,339 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 6,08%.
Nhưng năm 2007 tăng vọt là 9,363 tỷ đồng có tỷ lệ là 14,76%.
Sau đó năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế dư nợ trung và dài hạn chỉ còn 2,749 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng có 6,23%.
Đối với dư nợ ngắn hạn thì hoàn cảnh cũng tương tự có sự sụt giảm dần qua các năm do trong thời gian này lãi suất huy động cao dẫn đến lãi suất cho vay cung cao làm cho nhu cầu vay vốn giảm dẫn đến dư nợ ngắn hạn cũng giảm theo,cụ thể:
Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 66,984 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 93,92% trong tổng dư nợ.
Nhưng năm 2007 chỉ còn 54,073 tỷ đồng có tỷ trọng là 85,24% điều này làm gia tăng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn nhưng về tổng dư nợ vẫn giảm.
Sau đó năm 2008 thì sụt giảm tiếp tục với dư nợ ngắn hạn là 41,411 tỷ đồng chiếm 93,77% do tổng dư nợ giảm và cho vay trung và dài hạn giảm sút đáng kể.
Sự thay đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thể hiện hướng đi đúng đắn và phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ta góp phần từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, kĩ thuật, cơ sở hạ tầng trong nước tạo tiền đề cho các thành phần kinh tế phát triển đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn và ngày một đi lên, nhưng trong quá trình đó đất nước ta gặp phải cuộc khủng hoảng kinh tế do ảnh hưởng từ nước dẫn đầu là Mĩ mà làm cho tỷ trọng cho vay vào năm 2008 giảm thấp.
* Qua biểu đồ ta nhận thấy một điểm nổi bật trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng là cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm trong tổng dư nợ, tỷ lệ cho vay ngắn hạn cao là điều hết sức hợp lí vì:
Chức năng chủ yếu của Ngân Hàng TMCP Phương Nam - PGD Phó Cơ Điều là cho vay ngắn hạn các tổ chức kinh tế trong và ngoài quốc doanh để hổ trợ vốn cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất hoạt động kinh doanh.
Nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn, như vậy ngân hàng đã sử dụng đúng nguyên tắc “sử dụng vốn ngắn hạn cho vay ngắn hạn” nhằm giảm thiểu những rủi ro cho ngân hàng.
* Hoạt động tín dụng trung và