Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam Coalimex

Sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế, bộ mặt kinh tế xã hội đã căn bản thay đổi và tất nhiên theo hướng tích cực: tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn ở mức cao, lạm phát, thất nghiệp được khống chế, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, đời sống nhân dân được từng bước cải thiện. Điều quan trọng trong công cuộc đổi mới là chính sách mở cửa nền kinh tế. Chính sách này là yếu tố cơ bản làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của của đất nước. Không có sự tồn tại biệt lập về kinh tế trên thế giới, hoạt động ngoại thương giúp các nước tiến lên.Tổng giá trị xuất nhập khẩu chính là chỉ tiêu cho thấy mức độ mở cửa nền kinh tế. Hiện nay, giá trị xuất nhập khẩu của nước ta đã vượt qua GDP. Điều này cho thấy nước ta đã thực hiện triệt để chính sách mở cửa để phát triển nền kinh tế đất nước. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, than có vai trò và vị trí quan trọng, là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Chính vì vậy, xuất khẩu than là cơ sở cho việc đánh giá sức mạnh của ngành công nghiệp này, đồng thời là nguồn thu quan trọng của nhà nước. Than là một trong những tài nguyên thiên nhiên mà Việt Nam có nhiều nhất. Than có vai trò to lớn trong các ngành công nghiệp nặng cần sử dụng năng lượng. Trong nhiều năm trước đây và cả hiện nay, than đóng vai trò to lớn trong việc phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và phát triển các ngành công nghiệp trong nước nói riêng. Ngoài ra, than cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị lớn nhất của Việt Nam. Năm 2005, than là một trong những mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ đô la về cho Việt Nam. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam ( coalimex ) là một đơn vị thành viên của tập đoàn than Việt Nam ( trước đây là tổng công ty than Việt Nam ). Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là xuất khẩu các loại than của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới và nhập khẩu các loại thiết bị máy móc, hóa chất, thuốc nổ phục vụ cho việc khai thác và sản xuất của ngành than. Đối với công ty coalimex, tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên cùng với tình hình chung của đất nước cũng như của ngành than, hoạt động xuất khẩu còn đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải giải quyết. Đặc biệt là vấn đề hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam Coalimex” để nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. Trong quá trình hoàn thành chuyên đề này, người viết đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tâm của thầy giáo, phó giáo sư, tiến sĩ Trần Hòe. Tôi xin chân thành cảm ơn phó giáo sư. Tôi cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo và các thành viên trong công ty Coalimex đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.

doc54 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam Coalimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế, bộ mặt kinh tế xã hội đã căn bản thay đổi và tất nhiên theo hướng tích cực: tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn ở mức cao, lạm phát, thất nghiệp được khống chế, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, đời sống nhân dân được từng bước cải thiện. Điều quan trọng trong công cuộc đổi mới là chính sách mở cửa nền kinh tế. Chính sách này là yếu tố cơ bản làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của của đất nước. Không có sự tồn tại biệt lập về kinh tế trên thế giới, hoạt động ngoại thương giúp các nước tiến lên.Tổng giá trị xuất nhập khẩu chính là chỉ tiêu cho thấy mức độ mở cửa nền kinh tế. Hiện nay, giá trị xuất nhập khẩu của nước ta đã vượt qua GDP. Điều này cho thấy nước ta đã thực hiện triệt để chính sách mở cửa để phát triển nền kinh tế đất nước. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, than có vai trò và vị trí quan trọng, là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Chính vì vậy, xuất khẩu than là cơ sở cho việc đánh giá sức mạnh của ngành công nghiệp này, đồng thời là nguồn thu quan trọng của nhà nước. Than là một trong những tài nguyên thiên nhiên mà Việt Nam có nhiều nhất. Than có vai trò to lớn trong các ngành công nghiệp nặng cần sử dụng năng lượng. Trong nhiều năm trước đây và cả hiện nay, than đóng vai trò to lớn trong việc phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và phát triển các ngành công nghiệp trong nước nói riêng. Ngoài ra, than cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị lớn nhất của Việt Nam. Năm 2005, than là một trong những mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ đô la về cho Việt Nam. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam ( coalimex ) là một đơn vị thành viên của tập đoàn than Việt Nam ( trước đây là tổng công ty than Việt Nam ). Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là xuất khẩu các loại than của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới và nhập khẩu các loại thiết bị máy móc, hóa chất, thuốc nổ… phục vụ cho việc khai thác và sản xuất của ngành than. Đối với công ty coalimex, tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên cùng với tình hình chung của đất nước cũng như của ngành than, hoạt động xuất khẩu còn đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải giải quyết. Đặc biệt là vấn đề hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam Coalimex” để nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. Trong quá trình hoàn thành chuyên đề này, người viết đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tâm của thầy giáo, phó giáo sư, tiến sĩ Trần Hòe. Tôi xin chân thành cảm ơn phó giáo sư. Tôi cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo và các thành viên trong công ty Coalimex đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG I. HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU I.ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VÀ KINH DOANH XUẤT KHẨU. 1.Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Theo luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trước tiên là một doanh nghiệp có những điều kiện về thành lập và các điều kiện khác giống như bất cứ một doanh nghiệp bình thường nào khác. Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là doanh nghiệp thương mại hoặc là công ty thực hiện chức năng thương mại cho doanh nghiệp sản xuất. Các điều kiện của một doanh nghiệp như là phải có đăng kí kinh doanh với các cơ quan có chức năng. Doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch, có một số vốn nhất định theo luật… Là một doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện các chức năng của một doanh nghiệp thương mại. Đó chính là chức năng lưu thông phân phối hàng hóa. Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải đảm bảo: Hàng hóa đảm bảo cho việc đặt hàng của khách hàng. Các thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Tìm kiếm bạn hàng. Thực hiện các chương trình marketing… Cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện các nội dung trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp đó là các hoạt động mua hàng, dự trữ và bán hàng. Khác với doanh nghiệp sản xuất, với tư cách là doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu không có chức năng sản xuất hàng hóa nhưng chức năng tiếp tục sản xuất trong khâu kinh doanh thì vẫn tồn tại và vẫn mang đầy đủ chức năng của nó. Một đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là việc thường xuyên và liên tục phải thanh toán và tiếp súc với ngoại tệ. Đây là một đặc thù làm phức tạp quá trình kinh doanh. Việc thay đổi tỉ giá ngoại tệ là diễn ra thường xuyên và gần như là hàng ngày. Không những thế, nhiều loại ngoại tệ không phải là ngoại tệ phổ biến và các chỉ tiêu đánh giá và quy đổi là không thực sự rõ ràng. Một vấn đề nữa trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu làm phức tạp quá trình này là việc các đối tác làm ăn thuộc các quốc gia khác nhau và chịu sự điều chỉnh của các luật khác nhau. Trong kinh doanh thì đây cũng là một vấn đề cần lưu ý và từ trước đến nay đã sảy ra không ít các vụ kiện liên quan đến vấn đề này. 2.Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu. 2.1.Khái niệm. Xuất khẩu được hiểu là hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người nước ngoài nhằm thu ngoại tệ. Xuất khẩu là bộ phận cơ bản và quan trọng của thương mại quốc tế. Nó bao gồm xuất khẩu vô hình và xuất khẩu hữu hình. Xuất khẩu là hình thức phổ biến trong kinh doanh quốc tế. Xuất khẩu còn là công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển và mở rộng thị trường của các công ty. Có nhiều nguyên nhân lí giải cho hoạt động xuất khẩu của một công ty đó là: +/Sử dụng được lợi thế so sánh của công ty. -Giảm chi phí do tăng quy mô. -Tăng thêm lợi nhuận cho công ty. -Giảm được rủi ro do tối thiểu hóa được sự dao động của nhu cầu. Với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa như hiện nay, có thể nói rằng hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động ngoại thương nói chung của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam sẽ có những chuyển biến lớn trong thời gian tới. Với thực trạng, đặc điểm của các công ty Việt Nam hiện nay thì xuất khẩu là phương án tối ưu trong chiến lược phát triển của các công ty. Bởi vì so với các hình thức kinh doanh quốc tế khác như hoạt động đầu tư, mua trái phiếu… thì hoạt động xuất khẩu đòi hỏi lượng vốn ít hơn, mức độ rủi ro thấp hơn, chu kì quay vòng vốn ngắn hơn…h 2.2.Loại hình xuất khẩu. 2.2.1.Xuất khẩu trực tiếp. Là việc xuất khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua tổ chức của mình. Về nguyên tắc, xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh song lại có những ưu diểm nổi bật như giảm bớt chi phí kinh doanh, do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng và tình hình tiêu thụ có thể thay đổi sản phẩm và những điều kiện bán hàng trong trường hợp cần thiết. 2.2.2.Xuất khẩu gia công. Xuất khẩu gia công ủy thác là hình thức xuất khẩu mà các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu đứng ra nhận nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm, sau đó thu hồi thành phẩm để xuất khẩu cho bên nước ngoài. Doanh nghiệp này sẽ nhận được phí ủy thác theo thỏa thuận với các doanh nghiệp trực tiếp chế biến. Hình thức này có ưu điểm là không phải bỏ vốn vào kinh doanh nhưng vẫn có được lợi nhuận, ít rủi ro, việc thanh toán được bảo đảm do đầu ra chắc chắn. Nhưng bên cạnh đó, hình thức này đòi hỏi nhiều thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu. Do đó cần phải có các cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm và thông thạo nghiệp vụ xuất khẩu. 2.2.3.Xuất khẩu ủy thác. Xuất khẩu ủy thác là hình thức kinh doanh xuất khẩu mà các doanh nghiệp xuất khẩu đứng ra đóng vai trò trung gian xuất khẩu làm thay cho các đơn vị sản xuất những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất khẩu đã được thỏa thuận. Ưu điểm của hình thức này là mức độ rủi ro thấp, ít trách nhiệm, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Đặc biệt là không cần bỏ vốn ra để mua hàng, nhận tiền nhanh, ít thủ tục và tương đối tin cậy trong giao dịch. 2.2.4.Buôn bán đối lưu. Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao dịch có giá trị tương đương với giá trị lượng hàng đã xuất. Các loại hình buôn bán đối lưu bao gồm: hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ, mua đối lưu, chuyển giao nghĩa vụ, mua lại sản phẩm. 2.2.5.Xuất khẩu theo nghị định thư. Xuất khẩu theo nghị định thư là hình thức xuất khẩu theo nghị định thư được kí kết giữa hai chính phủ. Ưu điểm của hình thức này là tiết kiệm được những khoản chi phí nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, đảm bảo thanh toán. 2.2.6.Gia công quốc tế. Gia công quốc tế là là hình thức kinh doanh trong đó một bên nhập nguồn nguyên liệu bán thành phẩm ( bên nhận gia công ) của bên đặt gia công để chế biến thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó nhận được phí gia công. Ưu điểm của hình thức này là giúp bên nhận gia công tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhận được các thiết bị tiến để phát triển sản xuất. Hình thức này phát triển ở các nước đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào và giá rẻ, nguồn nguyên liệu sẵn có của các nước nhận gia công. 2.2.7.Xuất khẩu tại chỗ. Là hình thức mà hàng hóa và dịch vụ có thể chưa vượt qua khỏi biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó cũng giống như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các đoàn ngoại giao, khách du lịch quốc tế… Ưu điểm của hình thức này là có thể đạt hiệu quả kinh tế cao do giảm bớt chi phí bao bì, đóng gói, bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh. 2.2.8.Tạm nhập tái xuất. Là hình thức xuất khẩu đi những hàng hóa đã nhập trước đây nhưng chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn so với số bỏ ra ban đầu, không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị, khả năng thu hồi vốn nhanh. 2.3.Vai trò của xuất khẩu. Xét trên góc độ vĩ mô của nền kinh tế, hoạt động xuất khẩu phải song song với hoạt động nhập khẩu nhằm tác động và hỗ trợ lẫn nhau, điều hòa sự phát triển của nền kinh tế. Ở Việt Nam, hoật động xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng thuộc các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da dày… Ngành nông nghiệp như gạo, cà phê… Hoạt động xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại đại hóa và một số mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng sinh hoạt mà ta chưa có khả năng sản xuất hoặc đã sản xuất nhưng còn hạn chế như ôtô, xe máy, hàng điện tử… Ngoài những tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế kinh tế trong nước, hoạt động xuất khẩu còn có vai trò to lớn đối với bản thân các doanh nghiệp thương mại quốc tế. Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp là quá trình thực hiện mục tiêu lợi nhuận của đơn vị kinh doanh . Đó muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cần đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh trong đó trọng tâm là hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Thứ hai, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với những người tham gia vào các nghiệp vụ của quá trình này tức là cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu hàng hóa không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu lợi nhuận mà còn tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Thứ ba, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có vai trò to lớn làm tăng thế lực, uy tín của doanh nghiệp cả ở thị trường quốc tế và thị trường nội địa. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa phát triển giúp cho doanh nghiệp không chỉ đơn thuần mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp thêm lớn mạnh, tạo vị thế và uy tín trên thị trường. Lợi nhuận do kinh doanh đem lại cho phép doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng lĩnh vực kinh doanh cả về quy mô và chiều sâu, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, tạo nguồn tài chính để thực hiện các hoạt động xúc tiến thâm nhập các thị trường mới cho hoạt động xuất khẩu, cải thiện và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh. Như vậy hoạt động xuất khẩu không những có vai trò đóng góp to lớn cho nền kinh tế vĩ mô, nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động trong hiện tại cũng như sự tồn tại và phát triển trong tương lai. 3.Đặc điểm của kinh doanh xuất khẩu than. 3.1.Đôi nét về tình hình tiêu thụ than và thị trường tiêu thụ than trên thế giới Có thể nói than là một trong những nguồn nguyên liệu cơ bản nhất cung cấp năng lượng cho con người. Hàng năm thế giới cần khoảng 4500 đến 5000 triệu tấn than phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Nếu xét về ngắn hạn, lượng cầu về than hàng năm rất ổn định và tiếp tục tăng đều theo từng năm trong những năm tới, trong đó lượng than giao dịch trên thị trường quốc tế là khoảng 476 triệu tấn/năm. Các nước có nhu cầu nhập khẩu than lớn trên thế giới phải kể đến các nước trong khu vực Asean như: Thái Lan, Malaysia, Philipin và các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga. Ngoài ra, một số nước trong khu vực Tây Âu và Châu Mỹ cũng có nhu cầu về than hàng năm khá lớn như Anh, Pháp, Bỉ, Brazin,… các quốc gia này hàng năm nhập khẩu hàng chục tấn than mỗi nước để phục vụ cho nhu cầu trong nước mà chủ yếu phục vụ cho ngành sản xuất thép và sản xuất điện. Theo số liệu thống kê, than đóng góp 26% nhu cầu năng lượng cơ bản cho toàn thế giới và vào khoảng 600 triệu tấn được ngành thép sử dụng hàng năm, ngoài ra than được sử dụng để làm chất đốt sưởi ấm trong gia đình cũng rất lớn, đặc biệt là Châu Âu và các vùng giá lạnh. Bên cạnh đó than đóng góp nhiều vai trò quan trọng khác trong việc phục vụ lợi ích cho con người. Mặc dù trong giai đoạn 1998-1999, nhu cầu về than có nhiều biến động nhất định mà đặc biệt phải kể đến cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực châu Á đã làm giảm khả năng nhập khẩu than của một số nước nhưng bù vào đó lại nổi lên một số thị trường mới cho than xuất khẩu trên thế giới. Đó là các thị trường Nam Mỹ và Ấn Độ. Bên cạnh đó, khả năng phục hồi nhanh chóng của các quốc gia bị khủng hoảng kinh tế cũng là những nhân tố quan trọng làm cho nhu cầu về than trên thế giới tiếp tục tăng vững. Dự báo trong vòng 15 năm tới, nhu cầu về than trong tổng cơ cấu tiêu dùng năng lượng thế giới sẽ tăng từ 26% đến 28,5%. Việt Nam là nước có trữ lượng than khá lớn và được rải khắp nơi trên toàn quốc. Có nhiều chủng loại than ở Việt Nam trong đó phần lớn là than Anthracite. Đây là loại than không khói, chất lượng cao với trữ lượng trên 3 tỷ tấn, tập trung ở vùng than Quảng Ninh và tiếp tục được khai thác ở các vùng khác của Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí, Mạo Khê và các loại than khác cũng sẵn có trên tất cả các miền khác nhau của đất nước như than nâu, than bùn, than cám,… Nhưng số lượng tập trung chủ yếu ở tam giác phía Bắc với trữ lượng lớn. Than Anthracite được khai thác và cung cấp cho rất nhiều ngành và mục đích xuất khẩu. Than Anthracite chiếm 90% sản lượng khai thác trên toàn quốc. 3.2.Đặc điểm của kinh doanh xuất khẩu than Với những tình hình của thị trường than như trên, kinh doanh xuất khẩu than có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, sản lượng hàng năm được tiêu dùng là rất lớn vì vậy xuất khẩu than có một lợi thế nhất định. Trữ lượng và số lượng than của Việt Nam không phải là quá lớn so với nhiều quốc gia khác. Việc tìm kiếm thị trường là rất rộng và đây là một lợi thế cho hoạt động xuất khẩu. Thứ hai, các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu than nhiều và nằm rải rác trên khắp thế giới, việc tìm kiếm khách hàng rất đa dạng. Mỗi bạn hàng thuộc các quốc gia, các nền kinh tế, văn hóa khác nhau đòi hỏi phải có cách thức tiếp cận và đối xử rất khác nhau. Thứ ba, khối lượng than tiêu thụ hàng năm có tính ổn định tương đối và có xu hướng tăng. Đây là một thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu than vì có thị trường ổn định ít biến động. Việc nghiên cứu và đánh giá biến động của thị trường là đơn giản và ít tốn chi phí. Thứ tư, than Việt Nam có chất lượng khá tốt và có mức độ tập trung tương đối ở khu vực đông bắc bộ. Vì vậy việc thu thập nguồn hàng là khá thuận lợi và dễ dàng. Một số đặc điểm khác của kinh doanh xuất khẩu than là phải có vốn lưu động lớn, các điều kiện về phương tiện vận tải, kho chứa, bến bãi phải đầy đủ và đáp ứng nhu cầu đặc thù… II.HIỆU QUẢ CỦA KINH DOANH XUẤT KHẨU. 1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Bất kì một doanh nghiệp nào, quá trình hoạt động cũng gắn liền với các nhân tố tác động nhất định, mức độ và tính chất tác động của các nhân tố này tác động lẫn nhau và phụ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động của một doanh nghiệp cụ thể. Tất cả các yếu tố này tập hợp thành môi trường tác động thường xuyên đến hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.Các nhân tố khách quan. a.Nhóm nhân tố về kinh tế. Nhóm nhân tố về kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, tổng sản phẩm xã hội, tình hình tài chính quốc gia, tình hình giá cả và lạm phát, lao động, việc làm, tình hình thất nghiệp… Các nhân tố này làm thay đổi cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động và cần phải thay đổi để đáp ứng được sự thay đổi về sở thích, thị hiếu của khách hàng. Trong các nhân tố về kinh tế thì nhân tố sản phẩm cạnh tranh cùng loại, sản phẩm thay thế là những nhân tố tác động mạnh nhất. Khi trên thị trường có nhiều sản phẩm cùng loại hay sản phẩm thay thế thì người mua có điều kiện so sánh về giá cả, chất lượng để giải quyết vấn đề quyết định mua sản phẩm nào. Các yếu tố về thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tác động thường xuyên đến sức mua của người tiêu dùng. Để cho hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp phải nghiên cứu, nắm bắt những thay đổi của môi trường kinh doanh để đưa ra các chính sách kinh doanh cho phù hợp. b.Nhóm nhân tố chính trị pháp luật. Nhóm nhân tố này được thể hiện thông qua luật pháp, các chính sách của nhà nước, từ đó tác động đến các đơn vị sản xuất kinh doanh và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh sẽ thuận lợi nếu môi trường chính trị pháp luật ổn định và thuận lợi. c.Nhóm nhân tố về kĩ thuật công nghệ. Ngày nay, khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng lao động chính trong nền sản xuất xã hội. Với những thành tựu, phát minh , sáng chế trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của đời sống xã hội. Các sản phẩm mới ra đời đã ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ thủ công, công nghệ lạc hậu, chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu chắc chắn tiêu thụ trên thị trường sẽ chậm và chỉ phục vụ được một nhóm khách hàng có thu nhập thấp và đòi hỏi nhu cầu không cao. Với sự phát triển của công nghệ tin học sẽ trợ giúp cho bộ phận tiêu thụ thu thập và xử lí thông tin nhanh chóng hơn, thông tin được đưa ra chính xác hơn làm cho hoạt động tiêu thụ thuận lợi hơn. Trên cơ sở những thành tựu khoa học hiện đại, căn cứ vào những mục tiêu của doanh nghiệp mà lựa chọn công nghệ cho phù hợp. d.Nhóm nhân tố văn hóa xã hội. Nhóm nhân tố này tác động đến cách thức tiêu dùng, tập quán tiêu dùng của khách hàng… Do đó ảnh hưởng đến nhu cầu của thị trường. Vì vậy, nghiên cứu kĩ nhân tố văn hóa là hết sức cần thiết trước khi đưa ra sản phẩm vào thị trường bởi vì nhân tố văn hóa tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. e.Khách hàng. Khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khách hàng vừa là người tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, vừa gây sức ép nhất định lên doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải giảm giá bán, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng như các dịch vụ kèm theo. Nhu cầu và sức mua của khách hàng quy định quy mô và cơ cấu nhu cầu thị trường của doanh
Tài liệu liên quan