Trong quá trình đổi mới, hội nhập nền kinh tế Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đã thu được nhiều thành tựu đáng kể( Mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7% - 9%, kềm chế lạm phát ở mức một con số, thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng ). Có được những kết quả này là nhờ một phần không nhỏ vào sự thành công trong hoạt động XK của Việt Nam thông qua việc thực hiện tốt chính sách kinh tế mở và tiến hành các biện pháp cải cách kinh tế trên nhiều mặt theo xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa.
Nhiều năm trước đây, hoạt động XK của Việt Nam chưa phát triển đúng với khả năng và phát huy tốt vai trò của nó đối với sự pháp triển kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này và một trong những nguyên nhân cơ bản là nguồn vốn tài trợ cho XK còn gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là nguồn tín dụng Ngân hàng. Việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK của Ngân hàng không chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động XK mà còn mang lại lợi ích cho toàn bộ xã hội và ngay bản thân Ngân hàng bởi tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng.
Hơn nữa, khi thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, tôi nhận thấy hoạt động ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK đã triển khai nhiều biện pháp ngăn ngừa rủi ro và đã đạt được những thành công nhất định. Nhưng hoạt động tín dụng XK của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm vẫn còn xuất hiện những rủi ro, Vì vậy việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK là một đòi hỏi bức xúc đối với Chi nhánh hiện nay.
Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm” để thứ nhất có thể đưa ra một số giải pháp giúp ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK, hạn chế chi phí cho việc khắp phục tổn thất khi rủi ro xảy ra, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động tín dụng XK của cả Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm nói riêng, cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và cả doanh nghiệp XK. Và thứ hai, thông qua nghiên cứu đề tài tôi cũng thu thập được nhiều thông tin, kinh nghiệm, học hỏi được cách thức làm việc của các cán bộ công nhân viên thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, cách thức nghiên cứu, tìm hiểu một đề tài kinh tế,
92 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng công thương hoàn kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
khoa th¬ng m¹i & kinh tÕ quèc tÕ
------------------*--------------------
chuyªn ®Ò
thùc tËp tèt nghiÖp
§Ò tµi:
gi¶i ph¸p ng¨n ngõa rñi ro tÝn dông xuÊt khÈu t¹i chi nh¸nh ng©n hµng c«ng th¬ng hoµn kiÕm
Gi¶ng viªn híng dÉn
:
ts. t¹ lîi
Sinh viªn thùc hiÖn
:
lu thÞ ph¬ng th¶o
Líp
:
kdqt 47a
HÀ NỘI - 05/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
khoa th¬ng m¹i & kinh tÕ quèc tÕ
------------------*--------------------
chuyªn ®Ò
thùc tËp tèt nghiÖp
§Ò tµi:
gi¶i ph¸p ng¨n ngõa rñi ro tÝn dông xuÊt khÈu t¹i chi nh¸nh ng©n hµng c«ng th¬ng hoµn kiÕm
Sinh viªn thùc hiÖn
:
lu thÞ ph¬ng th¶o
Chuyªn ngµnh
:
Kinh doanh quèc tÕ
Líp
:
kdqt 47a
Kho¸
:
47
HÖ
:
ChÝnh quy
Gi¶ng viªn híng dÉn
:
ts. t¹ lîi
HÀ NỘI - 05/2009
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo Tài chính
HĐQT : Hội đồng quản trị
NHCT : Ngân hàng Công thương
NHCT VN : Ngân hàng Công thương Việt Nam
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NQD : Ngoài Quốc doanh
TCTD : Tổ chức tín dụng
TT XNK : Thanh toán xuất nhập khẩu
USD : Đồng đô la
VND : Đồng Việt Nam
XK : Xuất khẩu
XNK : Xuất nhập khẩu
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.2 : Phân loại nguồn vốn theo đối tượng 28
Bảng 2.2: Phân loại nguồn vốn theo kỳ hạn 31
Bảng 3.2: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế 32
Bảng 4.2: Dư nợ cho vay theo thời hạn 34
Bảng 5.2: Dư nợ cho vay phân theo loại tiền 35
Bảng 6.2: Kết quả hoạt động dịch vụ 38
Bảng 7.2: Tình hình cho vay XK qua các năm 39
Bảng 8.2: Tình hình cấp tín dụng XK ngắn hạn 41
Bảng 9.2:Tình hình cấp tín dụng XK dài hạn 41
Bảng 10.2:Tình hình cấp tín dụng XK cho DNNN 42
Bảng 11.2: Tình hình cấp tín dụng XK cho khối NQD 43
Bảng 12.2: Tình hình cấp tín dụng XK bằng VNĐ 44
Bảng 13.2: Tình hình cấp tín dụng XK bằng ngoại tệ 44
Bảng 14.2: Tình hình tín dụng XK cấp qua L/C 45
Bảng 15.2: Tình hình hoạt động chiêt khấu hối phiêu và bộ chứng từ 46
Bảng 16.2: Tình hình hoạt động bảo lãnh qua các năm 47
Bảng 17.2: Tình hình tăng/giảm dư nợ tín dụng XK qua các năm 56
Bảng 3.1: Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHCT..60
Biểu đồ: 1.2: Tổng lợi nhuận của NHCT Hoàn Kiếm giai đoạn 2004 đến 2008 26
Biểu đồ 2.2. Tổng nguồn vốn huy động từ 2004-2008 27
Biểu đồ 3.2: So sánh giữa tổng doanh số cho vay, cho vay XNK và cho vay XK 40
Biểu đồ 4.2:Dư nợ tín dụng XK qua các năm 57
Biểu đồ 5.2:Doanh số cho vay XK và doanh số thu nợ XK qua các năm 57
MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới, hội nhập nền kinh tế Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đã thu được nhiều thành tựu đáng kể( Mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7% - 9%, kềm chế lạm phát ở mức một con số, thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng…). Có được những kết quả này là nhờ một phần không nhỏ vào sự thành công trong hoạt động XK của Việt Nam thông qua việc thực hiện tốt chính sách kinh tế mở và tiến hành các biện pháp cải cách kinh tế trên nhiều mặt theo xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa.
Nhiều năm trước đây, hoạt động XK của Việt Nam chưa phát triển đúng với khả năng và phát huy tốt vai trò của nó đối với sự pháp triển kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này và một trong những nguyên nhân cơ bản là nguồn vốn tài trợ cho XK còn gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là nguồn tín dụng Ngân hàng. Việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK của Ngân hàng không chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động XK mà còn mang lại lợi ích cho toàn bộ xã hội và ngay bản thân Ngân hàng bởi tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng.
Hơn nữa, khi thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, tôi nhận thấy hoạt động ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK đã triển khai nhiều biện pháp ngăn ngừa rủi ro và đã đạt được những thành công nhất định. Nhưng hoạt động tín dụng XK của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm vẫn còn xuất hiện những rủi ro, Vì vậy việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK là một đòi hỏi bức xúc đối với Chi nhánh hiện nay.
Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm” để thứ nhất có thể đưa ra một số giải pháp giúp ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK, hạn chế chi phí cho việc khắp phục tổn thất khi rủi ro xảy ra, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động tín dụng XK của cả Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm nói riêng, cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và cả doanh nghiệp XK. Và thứ hai, thông qua nghiên cứu đề tài tôi cũng thu thập được nhiều thông tin, kinh nghiệm, học hỏi được cách thức làm việc của các cán bộ công nhân viên thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, cách thức nghiên cứu, tìm hiểu một đề tài kinh tế,…
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào vấn đề cơ bản là thực trạng rủi ro tín dụng XK và các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là những giải pháp đề ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm; Phạm vi nghiên cứu là hoạt động ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK tại Chi nhánh từ năm 2004 đến năm 2008.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là đề xuất giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Đề thực hiện mục đích nghiên cứu trên chuyên đề đã:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngăn ngừa rủi ro tín dụng xuấ khẩu
Phân tích thực trạng ngăn ngừa rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm và tìm hiểu nguyên nhân hạn chế hoạt động ngăn ngừa rủi ro tín dụng xuất khẩu.
Đề xuất giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng xuất khẩu
Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề được kết cấu theo ba chương:
Chương I – Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng xuất khẩu và sự cần thiết ngăn ngừa rủi ro tín dụng xuất khẩu tại các Ngân hàng Thương mại
Chương II – Thực trạng ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK ở Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
Chương III – Giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
Ch¬ng I - Nh÷ng vÊn ®Ò chung vÒ rñi ro tÝn dông xuÊt khÈu vµ sù cÇn thiÕt ng¨n ngõa rñi ro tÝn dông xuÊt khÈu t¹i c¸c Ng©n hµng Th¬ng m¹i
1.1 – Rñi ro t¹i c¸c NHTM
1.1.1 – Khái niệm rủi ro
Rủi ro đầu cơ liên quan đến khả năng lời hay lỗ, phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại của một sự án kinh doanh tài chính hay thương mại. Các ngân hàng cũng chấp nhận rủi ro khi họ cho vay, mà có thể được hoàn trả hay bị vỡ nợ. Các nhà đầu tư vốn đôi khi cũng là những người chịu rủi ro; các khoản đầu tư của họ có thể được coi là "vốn mạo hiểm" nếu như chúng chịu một mức độ rủi ro đáng kể, như trong trường hợp của các doanh nghiệp mới, hay "vốn chứng khoán" nếu như chúng chịu ít rủi ro. Rủi ro thuần túy diễn ra khi không hề có khả năng được cuộc, mà chỉ có khả năng thua cuộc. Bảo hiểm được dành cho rủi ro thuần túy, chứ không phải cho rủi ro đầu cơ.
Về định nghĩa chính thống, rủi ro là sự kiện mà kết quả kinh doanh hiện tại hoặc tương lai có khả năng khác biệt đáng kể so với mức dự kiến từ trước, hay còn gọi là mức kỳ vọng. Sự chênh lệch tạo ra rủi ro vì giới kinh doanh-đầu tư quan niệm rằng những bất trắc không thể lường hoặc kiểm soát được chính là bản chất của rủi ro
Theo định nghĩa trong Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “ rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xay ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng khi khách hàng không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình trong như cam kết”.
Sự ra đời và phát triển của các Ngân hàng gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, Ngân hàng ra đời nhằm giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán,…, phục vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân bằng việc kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Chính vì kinh doanh mặt hàng đặc biệt này nên hoạt động của ngân hàng chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro mà chúng ta khó có thể lường trước được. Và khi gặp rủi ro thì ngân hàng không tránh khỏi những hậu quả, nhẹ thì ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng thì ngân hàng không thu được vốn lãi, làm ngân hàng bị lỗ, mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắp phục được thì ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nên kinh tế nói chung và cho hệ thống ngân hàng nói riêng. Ngoài ra tổn thất từ rủi ro gây ra còn làm giảm lòng tin của nhà đầu tư, công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của bản thân các ngân hàng, nên việc đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngưa rủi ro trong hệ thống ngân hàng là rất cần thiết và không thể thiếu được đối với bất kỳ ngân hàng nào đang hoạt động, đặc biệt là trong thời kỳ nên kinh tế đang suy thoái hiện nay.
Để có thể đưa ra được các biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro thì các ngân hàng phải phân biệt rõ sự giống nhau và khác nhau giữa rủi ro và tổn thất nhằm đưa ra các biện pháp ngăn ngừa chính xác và hiệu quả.
1.1.2 – So sánh giữa rủi ro và tổn thất
1.1.2.1 – Giống nhau
Là những sự việc gây nên thiệt hại cho ngân hàng, tổ chức kinh doanh
Rủi ro là những bất chắc, đe dọa nguy hiểm có thể xảy ra và gây nên tổn thất mà con người không lường trước được.
Từ một cách hiểu tổng quát về rủi ro ở trên ta có thể hiểu rằng tổn thất là một bộ phận của rủi ro, nó là bộ phận cuối cùng trong chuỗi sự việc liên quan đến rủi ro, nó là sự thể hiện thiệt hại mà rủi ro gây nên. Vì vậy, rủi ro và tổn thất đều phản ánh việc gây thiệt hại lên chủ thể kinh doanh.
Có cùng nguyên nhân phát sinh
Tổn thất có nguyên nhân từ rủi ro gây ra nên nguyên nhân gây ra rủi ro cũng chính là nguyên nhân gây ra tổn thất.
Tùy từng trường hợp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro mà tổn thất có kết quả khác nhau. Nếu công tác ngăn ngừa tốt thì khả năng xảy ra rủi ro sẽ thấp và khả năng tổn thất xảy ro cũng thấp, tổn thất xảy ra còn có thể ít nghiêm trọng hơn. Còn nếu việc ngăn ngừa, hạn chế lỏng lẻo thỉ khả năng rủi ro và kéo theo tổn thất xảy ra rất lờn, mức độ nghiêm trọng của tổn thất cũng cao hơn.
Luôn tồn tại cùng với hoạt động kinh doanh
Bản chất của rủi ro và tổn thất là được phản ánh bên trong, nội hàm, ngoại diện của sự việc, hoạt động. Ta cũng biết ràng không một nhà kinh doanh tài ba nào có thể lường trước được mọi yếu tố, nguyên do,… gây nên tổn thất và rui ro, và không một hoạt động kinh doanh hay bất kể hoạt động sống nào mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hay bản chất của chính sự vật, hiện tượng. Vì vậy mà rui ro và khả năng xảy ra tổn thất luôn tồn tại cùng hoạt động của con người nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng.
1.1.2.2 – Khác nhau
Thời điểm xay ra khác nhau
Từ trên ta có thể đẽ dàng thấy ràng rủi ro là sự việc xảy ra trường và kéo theo tổn thất. Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi, là sự việc bất ngờ, nó tiềm ẩn và mang tính tương lai. Còn tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản, tinh thần mà đã xảy ra và đo lường được. Vì vậy, rủi ro mang tính tương lai còn tổn thất mang tính quá khứ hoặc hiện tại.
Khả năng gây nên thiệt hại cho ngân hàng và tổ chưc kinh doanh
Tổn thất là những thiệt hại, mất mát đã xảy ra, đo lường được và có thể khặp phục nhằm giảm thiểu thiện hại. Còn rủi ro là sự việc chưa xảy ra nên khả năng gây ra thiệt hại của rủi ro không đo lường được, người ta chỉ có thể ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra thôi.
1.2 – RỦI RO TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
1.2.1 – Khái niệm rủi ro tín dụng XK
Để hiểu rõ khại niêm “rủi ro tín dụng XK” thì trước hết ta phải hiểu tín dụng XK là gì. Ngày nay, trong bối các cảnh nền kinh tế đang xích lại gần nhau, quan hệ thương mại giữa các nước phụ thuộc vào nhau. Vấn đề cấp tín dụng cho hoạt động XK không chỉ là mối quan tâm của ngân hàng, của các nhà XK mà còn cả của Nhà nước. Qua nghiên cứu các nhà phân tích đã đưa ra khái niện như sau:
Tín dụng XK là một loại hình tín dụng được ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp XK để họ hoàn thành nghĩa vụ của mình khi tham gia vào hoạt động XK.
Từ các khái niệm về rủi ro và tín dụng XK ở trên ta có thể đưa ra một khái niệm chung về “rủi ro tín dụng XK” như sau:
Rủi ro tín dụng XK trong hoạt động ngân hàng là sự việc, hiện tượng phần nhiều không lường trước gây tổn thất trong hoạt động cung ứng và thu hồi vốn tài trợ xuất khẩu của ngân hàng.
Đối với một ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng giũa vai trò quan trọng nhất vì lợi nhuận của hoạt động tín dụng mang lại là lớn nhất so với các hoạt động dịch vụ khác. Mà tín dụng XK là một thành phần của hoạt động tín dụng trong ngân hàng, nên rủi ro tín dụng XK có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng.
Nhìn chung, các ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy an toàn. Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác các vấn đề có thể xảy ra. Khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp XK có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân, hơn nữa nhiều cán bộ ngân hàng không có khả năng phân tích tín dụng chính xác. Do vậy, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng XK nói riêng là điều không thể tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan điểm nhất chí rằng: rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng XK nói riêng là bạn đường trong kinh doanh, có thể ngăn ngừa, hạn chế nhưng không thể loại trừ. Và để có thể đưa ra được những biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng XK hiên quả thì trước tiên ta phải tìm hiểu xem có bao nhiêu loại rui ro tín dụng XK.
1.2.2 – Phân loại rủi ro tín dụng XK
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng XK khác nhau tùy thuộc vào quan điểm quản trị, chính sách ngân hàng. Sau đây là một số cách phân loại:
1.2.2.1 – Căn cứ vào việc kiểm soát rủi ro
Theo căn cứ này thì rủi ro tín dụng XK được phân thành hai loại như sau:
Rủi ro tín dụng XK có thể kiểm soát được
Là loại rủi ro tín dụng XK mà ngân hàng phần nào có thể dự đoán được chủ thể gây ra rủi ro đó, ước tính được mức độ ảnh hưởng và thời gian phát sinh của chúng,…từ đó có những biện pháp hợp lý để ngăn ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất có thể.
Nguyên nhân của những rủi ro này thường là nguyên nhân có tính chủ quan, từ phía khách hàng hay từ chính bản thân ngân hàng nhưng chủ yếu là từ phía khách hàng. Ví dụ: doanh nghiệp không thực hiện đúng kế hoạch sử dụng vốn vay như đã cam kết, hoặc cán bộ ngân hàng sai sót trong quy trình cấp tín dụng,…
Rủi ro tín dụng XK không thể kiểm soát được (rủi ro bất khả kháng)
Đây là loại rủi ro tín dụng XK mà ngân hàng không thể dự đoán hoặc xác định một cách chính xác ảnh hưởng của chúng. Nguyên nhân gây nên loại rủi ro này thường là nguyên nhân khách quan như do sự biến động đột ngột, gây nên ảnh hưởng xấu của môt trường tự nhiên, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội,…Ví dụ, do khủng hoảng kinh tế làm suy giảm nhu cầu hàng hóa, do lam phát làm giá cả nguyên vật liệu tăng cao ngoài dự đoán của cả doanh nghiệp và ngân hàng, …
1.2.2.2 – Căn cứ vào các hình thức tín dụng XK
Rủi ro trong tin dụng XK cấp để thu mua, chế biến, sản xuất hàng XK theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết, đơn đặt hàng
Loại tín dụng XK này được cấp cho doanh nghiệp để thu mua hàng hóa, chế biện, sản xuất hàng hóa XK. Hàng hóa sẽ là tài sản đảm bảo để doanh nghiệp XK tiếp tục vay và được nhập tại kho của ngân hàng, hoặc nhập kho mà trước đó ngân hàng và nhà xuất khẩu đã thỏa thuận và đồng ý, dước sự giám sát của ngân hàng, muốn xuất hàng ra khỏi kho phải có sự đồng ý của ngân hàng.
Trong loại tín dụng XK này rủi ro có thể xảy ra nếu như sau khi được cấp vốn doanh nghiệp không xuất được hàng, hoặc xuất được hàng nhưng lại gặp rủi ro trong giao nhận hàng hay thanh toán, hoặc khách hàng không dùng số tiền trên vào mục đích xuất hàng như đã cam kết khi vay với ngân hàng.
Rủi ro trong thanh toán hàng XK
Hình thực cấp tín dụng này được tiến hành sau khi giao hàng. Và nó được thể hiện qua các hình thức sau:
+ Chiết khấu chứng từ hàng hóa XK: là việc ngân hàng mua lại chứng từ có giá trị và chưa hết hạn thanh toán của doanh nghiệp. Tỷ lệ chiết khấu thường vào khoảng 90% giá trị chứng từ. Có hai hình thức chiết khấu là:
- Chiết khấu truy đòi: là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh toán tiền cho nhà XK có quyền truy đòi nếu bộ chứng từ không được thanh toán.
- Chiết khẫu miễn truy đói: là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh toán tiền cho nhà XK không có quyền truy đòi tiền nếu bộ chứng từ không được thanh toán.
+ Ứng trước tiền thanh toán tiền hàng XK: Trong trường hợp bộ chứng từ không đủ điều kiện chiết khấu thì nhà XK có thể yêu cầu ngân hàng ứng trước tiền hàng, thông thường là 50%- 60% giá trị hàng xuất.
Loại hình tín dụng này có thể tiềm ẩn rủi ro khi ngân hàng không có hoặc ít quan hệ với ngân hàng quốc tế, như vậy có thể khó khăn trong việc lưu chuyển tiền tệ, hoặc khách hàng của doanh nghiệp XK có tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính không ổn định, khả năng đảm bảo thanh toán hoặc uy tín với ngân hàng kém,… Ngoài ra, việc ứng trước tiền hàng xuất có thể mang lại rủi ro khi nhà XK không được khách hàng của họ thanh toán tiền hàng, và họ cũng không có năng lực thanh toán nợ cho ngân hàng,…
1.2.2.3 – Căn cứ vào thời hạn tín dụng XK
Rủi ro tín dụng XK ngắn hạn
Là loại rủi ro đối với loại tín dụng XK có thời hạn hoàn trả nợ là dưới 1 năm
Rủi ro tín dụng XK trung và dài hạn
Là loại rủi ro đối với loại tín dụng XK có thời hạn hoàn trả nợ là từ 1đến 5 năm.
+ Ngoài ra còn có rủi ro tín dụng bảo lãnh XK: là loại rủi ro xuất hiện đối với loại tín dụng được ngân hàng cấp cho doanh nghiệp XK và cam kết sẽ bồi hoàn một khoản tiền cho nhà XK khi họ vi phạm nghĩa vụ được quy định trong chứng thư bảo lãnh. Loại hình tín dụng này có thể tiềm ẩn rủi ro khi nhà XK không thực hiện đúng với phương án kinh doanh, hoặc cán bộ tín dụng có sai sót trong quá trình lập hợp đồng bảo lãnh,…
+ Rủi ro tín dụng bao thanh toán XK: là loại rui ro xuất hiện đối với loại tín dụng được ngân hàng sử dụng để mua lại chứng từ có giá trị của nhà XK. Như vậy, nếu khách hàng của doanh nghiệp XK không chấp nhận chứng từ sẽ gây rủi ro cho ngân hàng, hoặc trong quá trình kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, cán bộ ngân hàng có sai sót cũng đãn đến chứng từ không được thanh toán. Do đó, các ngân hàng phải luôn luôn kiểm tra kỹ chứng từ trước khi thực hiên bao thanh toán cho nhà XK.
1.2.3 – Đặc điểm rủi ro tín dụng XK
1.2.3.1 – Rủi ro tín dụng XK mang đầy đủ đặc điểm của rủi ro tín dụng nói chung
Đúng vậy, rủi ro tín dụng XK mang đầy đủ đặc điểm của rủi ro tín dụng nói chung trong hoạt đông ngân hàng.
Rủi ro tín dụng XK cũng gây ra thiệt hại cho ngân hàng như rủi ro tín dụng. Khi rủi ro tín dụng XK xảy ra thì ngân hàng cũng khó thu hồi được cả nợ gốc lẫn lãi từ phía doanh nghiệp XK, nó làm thiếu hụt nguồn vốn, giảm uy tín, khả năng thanh toán của ngân hàng bị kém hiệu quả,…
Rủi ro tín dụng XK xảy ra cũng xuất phát từ 3 nguyên nhân: đó là từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng và từ môi trường khách quan như chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội. Chính vì xuất phát từ cùng 3 nguyên nhân này nên ngân hàng đã có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro giống nhau đối với rủi ro tín dụng XK và rủi ro tín dụng chung.
Rủi ro tín dụng XK cũng tồn tại khách quan và gắn liến với hoạt động tín dụng XK như đối với rủi ro tín dụng nói chung.
1.2.3.2 – Rủi ro tin dụng XK mang đặc thù riêng của loại hình tín dụng XK
Rủi ro tín dụng XK gắn liền với hoạt động XK
Như đã nêu ở trên rủi ro tín dụng XK là rủi ro xảy ra với số vốn ngân hàng cấp cho doanh nghiệp để thực hiện hoạt động XK, nên đương nhiên nó gắn liền với hoạt động XK.
Hoạt động XK của Việt Nam mới chỉ phát triển khoảng hơn chục năm gần đây nên kinh nghiệm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp XK Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế so với các doanh nghiệp nước ngoài. Mặt khác, luật pháp của Việt Nam chửa đồng bộ với pháp luật thế giới nên đã tạo ra không ít khó khăn và rủi ro cho hoạt động XK. Mà rủi ro trong hoạt động XK thì it nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến r