Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề truyền thống tại NHNo&PTNT huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Cùng với việc thực hiện chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN chúng ta đang thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH, trong đó chú ý nhiều đến khu vực nông thôn. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII trong định hướng phát triển kinh tế đất nước đã khẳng định: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống là một trong những nội dung của CNH- HĐH nông nghiệp- nông thôn. Nước ta xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chậm phát triển. Để không bị tụt hậu xa so với các quốc gia khác thì vấn đề CNH- HĐH nông nghiệp- nông thôn phải được thực hiện bằng nhiều biện pháp, bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng năng suất lao động thì việc phát triển các làng nghề truyền thống lâu đời của ông cha ta là rất cần thiết, nó không những thu hút được nguồn lao động dư thừa, vốn nhàn rỗi.vv, để tạo sản phẩm cho xã hội, thay đổi phần nào bộ mặt nông thôn mà còn thực sự có tác dụng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, một việc làm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước ta. Để làng nghề truyền thống phát triển và thực sự có vị trí trong quá trình CNH- HĐH đất nước thì đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của nhà nước, các ngành chức năng thông qua công tác quản lý, các chính sách và đòn bẩy kinh tế. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến sự cần thiết của hệ thống NHTM. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng của nước nhà. Tuy nhiên, việc hoạt động tín dụng tại các làng nghề mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát theo yêu cầu tối thiểu của lối sống sản xuất thủ công và đầu tư nhỏ giọt chưa có chính sách đầu tư rõ ràng. Các chính sách của nhà nước cũng như của hệ thống ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa có sự ưu đãi lớn cho lĩnh vực này vì thế chưa tạo điều kiện của các làng nghề vươn lên phát triển theo đà của nền kinh tế thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao của xã hội. Hiện tại Bắc Ninh cũng là một trong nhiều tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống, các làng nghề này đang có xu hướng phát triển mạnh, tuy nhiên chúng cũng gặp không ít khó khăn nhất là về nguồn vốn trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Chính vì lý do đó, trong quá trình thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Bình, tôi đã chọn đề tài: " Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề truyền thống tại NHNo&PTNT huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh" để nghiên cứu. Ngoài lời nói đầu và phần kết luận thì bố cục bài viết gồm các phần sau: Chương 1: Tổng quan về tín dụng Ngân hàng thương mại đối với làng nghề truyền thống. Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển làng nghề tại NHNo&PTNT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề truyền thống tại NHNo&PTNT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.

doc75 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề truyền thống tại NHNo&PTNT huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với việc thực hiện chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN chúng ta đang thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH, trong đó chú ý nhiều đến khu vực nông thôn. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII trong định hướng phát triển kinh tế đất nước đã khẳng định: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống là một trong những nội dung của CNH- HĐH nông nghiệp- nông thôn. Nước ta xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chậm phát triển. Để không bị tụt hậu xa so với các quốc gia khác thì vấn đề CNH- HĐH nông nghiệp- nông thôn phải được thực hiện bằng nhiều biện pháp, bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng năng suất lao động thì việc phát triển các làng nghề truyền thống lâu đời của ông cha ta là rất cần thiết, nó không những thu hút được nguồn lao động dư thừa, vốn nhàn rỗi...vv, để tạo sản phẩm cho xã hội, thay đổi phần nào bộ mặt nông thôn mà còn thực sự có tác dụng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, một việc làm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước ta. Để làng nghề truyền thống phát triển và thực sự có vị trí trong quá trình CNH- HĐH đất nước thì đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của nhà nước, các ngành chức năng thông qua công tác quản lý, các chính sách và đòn bẩy kinh tế. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến sự cần thiết của hệ thống NHTM. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng của nước nhà. Tuy nhiên, việc hoạt động tín dụng tại các làng nghề mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát theo yêu cầu tối thiểu của lối sống sản xuất thủ công và đầu tư nhỏ giọt chưa có chính sách đầu tư rõ ràng. Các chính sách của nhà nước cũng như của hệ thống ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa có sự ưu đãi lớn cho lĩnh vực này vì thế chưa tạo điều kiện của các làng nghề vươn lên phát triển theo đà của nền kinh tế thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao của xã hội. Hiện tại Bắc Ninh cũng là một trong nhiều tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống, các làng nghề này đang có xu hướng phát triển mạnh, tuy nhiên chúng cũng gặp không ít khó khăn nhất là về nguồn vốn trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Chính vì lý do đó, trong quá trình thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Bình, tôi đã chọn đề tài: " Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề truyền thống tại NHNo&PTNT huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh" để nghiên cứu. Ngoài lời nói đầu và phần kết luận thì bố cục bài viết gồm các phần sau: Chương 1: Tổng quan về tín dụng Ngân hàng thương mại đối với làng nghề truyền thống. Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển làng nghề tại NHNo&PTNT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề truyền thống tại NHNo&PTNT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG. 1.1. Một số vấn đề chung về làng nghề truyền thống. 1.1.1. Quan niệm về làng nghề truyền thống Từ thủa sơ khai, cuộc sống loài người được tồn tại hầu như chỉ nhờ vào tự nhiên, từ việc săn bắn, hái lượm những sản phẩm sẵn có trong thiên nhiên, tiến tới là tự trồng trọt chăn nuôi để sinh sống. Ban đầu là cuộc sống du canh du cư, nay đây mai đó để tìm thức ăn, đến khi thức ăn khan hiếm dần thì việc tìm nơi có điều kiện thiên nhiên thuận lợi để cư trú đã được con người quan tâm đến, từ đó hình thành lên các cộng đồng dân cư sinh sống cùng nhau, nền nông nghiệp lúa nước bắt đầu xuất hiện, khái niệm làng xóm được hình thành. Có quan niệm cho rằng: Làng xóm là sản phẩm của lối liên kết những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Ban đầu trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp, tuy nhiên nhiều làng có những bộ phận dân cư sinh sống bằng nghề khác, những người này liên kết chặt chẽ với nhau hình thành lên một tổ chức theo nghề nghiệp như: Gốm, mộc, đúc đồng, sau này các nghề này được lan truyền cho phần lớn dân cư trong làng. Bên cạnh những người chuyên làm nghề, thì đa phần là vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề (mang tính nghề phụ). Về sau, do nhu cầu trao đổi hàng hoá, các nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn và thường giới hạn trong quy mô nhỏ (làng), trong các làng nghề này người ta thường đề cao những người có công đầu tiên gây dựng ra ngành nghề đó và được gọi là cụ tổ được cả làng tôn thờ. Mô hình làng ở nước ta có thể được chia thành 4 nhóm chính bao gồm: Làng thuần nông, làng buôn, làng chài, và làng nghề. Làng có nghể thủ công cơ bản ban đầu chỉ phát triển ở những lúc "nông nhàn", nhưng về sau này do sự phát triển của kinh tế xã hội, nghề thủ công dần tách khỏi nông nghiệp (rõ nét nhất là ở các làng nghề có sản phẩm được thị trường tiêu thụ nhiều) số lượng người làm nghề thủ công tăng dần, hầu hết người dân ở các làng này rời khỏi đồng ruộng chuyển hẳn sang nghề thủ công, cuộc sống của họ dựa hẳn vào kết quả sản xuất kinh doanh của ngành nghề. Như vậy có thể nói: Làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cư, được cư trú giới hạn trong một địa bàn tại các vùng nông thôn (Làng) tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời, để sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi. 1.1.2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống Trong một làng nghề truyền thống, có thể có một hoặc nhiều nghề, và trong xã hội có nhiều loại làng nghề khác nhau, nhưng chúng có chung một số đặc điểm sau: Một là: Làng nghề truyền thống được ra đời trên cơ sở một làng nông thôn, có các nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệp, mang tính chất truyền thống từ đời này sang đời khác, có các nghệ nhân với tay nghề cao, kỹ thuật sản xuất mang tính "gia truyền". Hai là : Công cụ lao động thô sơ, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu, đến nay đã có một số nghề có cải tiến dây truyền thiết bị nhưng phần lớn là tự chế, lắp ráp thiếu tính đồng bộ. Ba là: Hình thức tổ chức mang tính chất hộ gia đình là chủ yếu, chủ gia đình thường trực tiếp quản lý toàn bộ khâu kỹ thuật và tính toán kinh doanh, ngoài ra, số công nhân phải thuê mướn là các lao động nông nhàn tại các vùng lân cận, hình thức kinh tế tiểu chủ xuất hiện ở các làng nghề có mô hình sản xuất tập trung, có quy mô, các tiểu chủ đầu tư xây dựng xưởng và mua sắm máy móc thiết bị, sau đó thuê lao động, hình thức sản xuất mang tính chất tiểu thủ công nghiệp cá thể. Bốn là: Quy mô sản xuất không cao nên sản phẩm sản xuất ra thường đơn chiếc mang tính độc đáo, với kỹ nghệ thủ công tinh xảo nên được thị trường ưa chuộng, sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, sự bảo lưu và phát triển các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc, nó được thể hiện qua các mẫu mã, hoa văn và chất lượng của sản phẩm. Năm là: Tính chất sản xuất thủ công là chủ yếu nên nhu cầu vốn đầu tư của các làng nghề không nhiều (đặc biệt là đầu tư công cụ lao động). Sáu là: Thị trường cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm là thị trường tự do, vật liệu đầu vào cơ bản được tận dụng từ phế liệu (trừ một số nghề như dệt, tơ tằm, gỗ...), theo phương thức tự mua, tự bán nên giá cả tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất mức cung cầu của thị trường. Từ những đặc điểm cơ bản trên ta có thể nhận xét: Làng nghề truyền thống không chỉ là một mô hình kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu sản xuất hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước mà nó còn có khả năng tạo ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống là sự kết tinh tuyệt vời giữa đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của người thợ với nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc. Mặt khác, làng nghề gắn kết tinh thần người lao động với nhau, thông qua các sản phẩm truyền thống mà người dân Việt Nam thêm hiểu, thêm yêu cái hồn của dân tộc. Đồng thời, việc duy trì và phát triển làng nghề truyền thống còn có giá trị lớn lao trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. 1.1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến làng nghề truyền thống Sự tồn tại và phát triển làng nghề truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đan xen lẫn nhau. 1.1.3.1: Nhân tố khách quan Kinh tế làng nghề chiếm vị trí không nhỏ trong sự vân hành chung của một nền kinh tế. Do vậy, nó cũng chịu sự chi phối của quy luật kinh tế đang tác động đến quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân như: Quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất...vv, đây là nhân tố cực kỳ quan trọng, vì trong nền kinh tế hàng hoá do sự tác động của các quy luật này mà lợi ích của mỗi hộ sản xuất, mỗi doanh nghiệp trong làng nghề đạt mức tối đa (đặc biệt là lợi nhuận) khi có sự quyết định đúng đắn trong các vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? đây cũng là quy luật đào thải khách quan. Ngành nghề nào làm ăn có hiệu quả thì tồn tại và ngược lại không có hiệu quả thì sẽ bị loại bỏ nhà nước đóng vài trò môi trường cho các làng nghề hoạt động phù hợp với quy luật và hạn chế mặt tiêu cực của nó đến mức thấp nhất. Có thể nói, đó chính là những nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế này. 1.13.2: Đường lối chính sách của nhà nước Đây là yếu tố mang tính chủ quan của chủ thể quản lý nhưng hết sức quan trọng, nó là nhân tố kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển kinh tế làng nghề. Ở nước ta, trước thời kỳ đổi mới, chúng ta không chấp nhận kinh tế tư nhân nên các làng nghề theo nghĩa là đơn vị kinh tế độc lập chuyển thành hợp tác xã, nhưng có một thời kỳ khá dài chúng ta coi thành phần kình tế ngoài quốc doanh là phi XHCN và do đó cần phải xoá bỏ, từ những cuộc thay đổi này làng nghề truyền thống bị thui chột không ít. Từ khi có sự đổi mới về cơ cấu kinh tế, kinh tế tư nhân (đặc biệt là kinh tế hộ gia đình) được phát triển thì làng nghề mới bắt đầu có cơ hội phục hồi và phát triển. Đến nay làng nghề truyền thống gần như được trả lại mảnh đất sống của mình, sự tăng trưởng của nó trong thời gian gần đây được bắt nguồn từ chủ trương chính sách đúng đắn của nhà nước. 1.1.3.3: Những nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh của làng nghề truyền thống Trong nền kinh tế thị trường không có một môi trường dành riêng cho kinh tế làng nghề hay bất cứ một thành phần kinh tế nào khác, mà tất cả các thành phần kinh tế đều phải chấp nhận "luật chơi" của thị trường. Vì vậy, tạo ra và duy trì môi trường chung cho các làng nghề hoạt động là phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho kinh tế làng nghề phát triển. Kỹ thuật truyền thống T.T nguyên vật liệu T.T Vốn T.T hàng tiêu dùng T.T tiêu thụ sản phẩm T.T sức lao động YẾU TỐ KINH TẾ YÊÚ TỐ CƠ SỞ HẠ TẦNG YẾU TỐ PHÁP LUẬT CHÍNH TRỊ YÊÚ TỐ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Sơ đồ 1: Môi trường kinh doanh của làng nghề truyền thống Căn cứ vào mô hình này chúng ta thấy làng nghề truyền thống hoạt động có quan hệ trực tiếp với thị trường: Thị trường vật tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường vốn, thị trường hàng tiêu dùng... và đặc biệt khác với mô hình kinh tế khác, kinh tế làng nghề còn bị tác động bởi yếu tố truyền thống của kỹ thuật và công nghệ. Các thị trường và yếu tố này bao quanh làng nghề tạo thành môi trường sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống. Cũng theo sơ đồ này các yếu tố về kinh tế chính trị, pháp luật, công nghệ và đặc biệt là cơ sở hạ tầng là những yếu tố tác động trực tiếp lên môi trường kinh doanh của làng nghề. Xuất phát từ tính đặc thù của làng nghề là lối sản xuất thủ công truyền thống, sản phẩm đa dạng nhưng đơn chiếc, để làng nghề duy trì và phát triển được thì phần lớn là phải tự tạo ra thị trường, cái chính ở đây là phải tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường (bao gồm kiểu dáng, chất lượng và giá cả). Gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm là thị trường cung cấp nguyên vật liệu, nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm ở các làng nghề phần lớn là từ chế liệu thu gom (trừ một số ngành như dệt, gỗ...) nhưng để có nguồn nguyên vật liệu thường xuyên đáp ứng kịp cho việc tăng năng suất và cải tiến mẫu mã chất lượng, có thể cạnh tranh với thị trường là vấn đề phải được quan tâm thường xuyên, khi công nghệ sản xuất ngày càng phát triển nhu cầu thị trường tiêu thụ ngày càng khắt khe thì đòi hỏi việc sử dụng nguyên vật liệu phải được tuyển chọn, đa dạng, thường xuyên mới đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất tại làng nghề. Từ đặc điểm là sản xuất tại làng nghề mang tính gia truyền, công cụ lao động thủ công là chủ yếu, thời gian qua có một số cơ sở làng nghề đã có sự cải tiến dây truyền thiết bị ở một khâu trong quá trình sản xuất nhưng thiết bị đa phần là tự chế, tự lắp ráp theo phương pháp gia truyền nên sản lượng còn thấp, chi phí lao động sống cao dẫn đến giá thành cao, hạn chế phần nào khả năng cạnh tranh trên thị trường, sự kết hợp giữa tính độc đáo, tinh hoa của cổ truyền với công nghệ cải tiến làm cho sản phẩm có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Để tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống có điều kiện cải tạo công cụ lao động, nâng cấp dần kỹ thuật công nghệ thì vấn đề vốn là vấn đề quan trọng. Để có thể cải tạo được công nghệ, thường xuyên thay đổi chất lượng và mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị trường thì vốn là yếu tố quyết định cho sự đột phá của làng nghề truyền thống. Hoạt động sản xuất tại làng nghề cơ bản nằm tại các làng nông thôn, nhân lực lao động chủ yếu là từ các hộ gia đình và thuê mướn tại các vùng phụ cận, cá biệt có từ các tỉnh khác đến. Nói chung, nguồn lao động tương đối dồi dào, là điều kiện để các làng nghề mở rộng quy mô phát triển sản xuất. Nói chung, để làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi các yếu tố trong môi trường kinh doanh ấy phải hợp thành một quần thể để dựa vào nhau cùng tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng (bao gồm: giao thông, điện nước, thông tin, y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội...) là yếu tố quan trọng để giúp làng nghề đổi mới công nghệ, mở rộng sự giao lưu kinh tế với bên ngoài tiếp cận nhanh thị trường, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Do vậy, nhà nước cần phải có nhiều hoạt động tích cực thì mới tạo được môi trường thuận lợi cho các làng nghề phát huy hết khả năng của mình. 1.1.4. Vai trò của làng nghề truyền thống trong nền kinh tế Có thể coi kinh tế làng nghề là một bộ phận công nghiệp ngoài quốc doanh, do vậy nó không thể thiếu được trong nền sản xuất xã hội. Mặt khác, nước ta là một nước có nền nông nghiệp là chủ yếu, dân số ngày càng tăng nhanh mà diện tích đất canh tác chỉ có giới hạn, nghề thủ công ban đầu ra đời chỉ nhằm giải quyết nhu cầu tiêu dùng tối thiểu nhất của con người nên có thời nghề thủ công chỉ được coi là nghề phụ, giải quyết một phần lao động dư thừa trong xã hội. Trong điều kiện hiện nay của nước ta: Kinh tế kém phát triển, ngân sách nhà nước bội chi, để tiến hành CNH- HĐH đất nước thì vai trò của làng nghề truyền thống cực kỳ quan trọng chiếm vị trí không nhỏ trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp- nông thôn. - Phát triển làng nghề truyền thống là giải pháp hết sức quan trọng nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn lao động và đặc biệt là tài năng lâu đời trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh, làng nghề truyền thống phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm bằng vốn của dân, do dân tự lo là chính. Mặt khác, vốn đầu tư ban đầu vào các làng nghề không lớn và chủ yếu là của dân, các nguồn vốn tài trợ khác hầu như không có. Do vậy, làng nghề phát triển là nguồn tích luỹ nội bộ có ý nghĩa nhất để phát triển kinh tế. - Làng nghề phát triển còn có vai trò rất to lớn trong việc tăng nguồn thu cho Ngân sách, tăng thu nhập cho người lao động để cải thiện đời sống dân cư, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn. - Hoạt động sản xuất tại các làng nghề đa phần là kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, thường là các cơ sở sản xuất loại vừa và nhỏ, dây truyền sản xuất giản đơn, có truyền thống lâu đời nên mối quan hệ về nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm thường là sẵn có, các nhà sản xuất có kinh nghiệm thường trực tiếp lao động, vì vậy, tổ chức của nó gọn nhẹ, ưu điểm nổi bật là tính uyển chuyển, linh hoạt cả về mặt hàng và giá cả, do vật đáp ứng khá nhanh nhạy các nhu cầu phong phú, đa dạng hay thay đổi của thị trường, tạo ra sự sống động trong phát triển kinh tế, và đây cũng là những cơ sở để tạo ra một nền kinh tế thị trường năng động, có hiệu quả. - Hoạt động sản xuất làng nghề phát triển có vai trò rất to lớn trong việc chống những xu thế độc quyền của một số thành phần kinh tế cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Việc liên tục sản xuất ra nhiều loại hàng hoá đa dạng về chủng loại và chất lượng đã làm tăng sức cạnh tranh của cơ chế thị trường, buộc các cơ sở sản xuất phải quan tâm đến hiệu quả và đây cũng là hướng đi cơ bản cho sự phát triển của làng nghề truyền thống. - Làng nghề truyền thống phát triển với những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần, trở thành sản phẩm văn hoá, được coi là biểu tượng của nét đẹp mang truyền thống dân tộc đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vì văn hoá dân tộc có tính chất quyết định địa vị tồn tại của một dân tộc. Phát triển làng nghề với bản sắc văn hoá dân tộc gắn với việc hiện đại hoá những gì có thể được trong quá trình sản xuất sẽ làm tăng năng suất lao động và giá trị sản phẩm. 1.2. Tín dụng Ngân hàng thương mại đối với làng nghề truyền thống 1.2.1. Bản chất tín dụng Ngân hàng Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu về một lượng giá trị lớn hơn, trên cơ sở có sự tin tưởng vào người sử dụng với điều kiện có hoàn trả và lợi tức. Trong nền kinh tế của mỗi nước, ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian trong việc cấp tín dụng. Do vậy phổ biến và mang tính tối ưu nhất, đó là hình thức quan hệ tín dụng bằng tiền tệ, giữa một bên là ngân hàng thương mại, một bên là các tổ chức kinh tế, các đơn vị cá nhân trơn xã hội. Trái lại với tư cách là người cho vay, ngân hàng cung cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng đóng vai trò " vừa là người đi vay vừa là người cho vay". Đây là nghiệp vụ chủ yếu quyết định đến toàn bộ các chức năng kinh tế và các hoạt động của ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng tạo ra các nguồn lực và phân bổ các nguồn lực vào mục tiêu sinh lời, quy mô, chất lượng hoạt động tín dụng tạo cơ sở cho các nghiệp vụ khác phát triển và mở rộng nhằm cải tạo sự tuần hoàn vốn liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, qua đó tạo ra phần thu nhập chủ yếu cho ngân hàng và thực hiện vai trò của mình đối với nền kinh tế. 1.2.2. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với làng nghề truyền thống. Xuất phát từ đặc điểm của làng nghề truyền thống: Sản xuất thủ công, hộ gia đình là chủ yếu, do vậy sản phẩm làm ra hầu như chỉ đáp ứng một phần nào nhu cầu của xã hội. Trong khi đó, việc trao đổi trực tiếp hàng hoá, sản phẩm và nguyên vật liệu đã không đáp ứng kịp cho quá trình tái sản xuất. Với vai trò của mình, tín dụng thực sự là cầu nối giữa cung và cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt. Tín dụng thực hiện chức năng luân chuyển vốn giữa các chủ thể khác nhau, chính sự luân chuyển mạnh mẽ này góp phần thúc đẩy nhanh sự hình thành thị trường tài chính, khi sản xuất càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng lớn, tín dụng ngân hàng chính là chất xúc tác mạnh nhất kích thích quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá trong xã hội, đặc biệt tín dụng ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng đối với các làng nghề truyền thống. - Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác và sử dụng triệt để những tiềm năng sẵn có như : lao động, đất đai, tiền vốn... thúc đẩy kinh tế làng nghề phát triển. Tiềm năng trong các vùng nông thôn, đặc biệt là trong các làng ngh
Tài liệu liên quan