Thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VI đã đề ra, gần 20 năm qua nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển toàn diện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh quốc phòng. Hệ thống Ngân hàng cũng đổi mới sâu sắc và toàn diện đã trở thành một trong những ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Hoạt động ngày càng năng động và sáng tạo hơn, cơ chế chính sách cũng dần được hoàn thiện và đồng bộ, đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định tiền tệ, lạm phát được kiểm soát một cách hợp lý, giá trị đồng tiền ổn định.
Tuy nhiên, việc quản lý nợ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua cũng còn gặp không ít khó khăn trong việc đầu tư tín dụng. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh là điều tất yếu, song rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng nó không những gây ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh hoạt động của Ngân hàng thương mại mà còn ảnh hưởng tới toàn ngành Ngân hàng, thậm chí còn tác động xấu đến nền kinh tế. Vì vậy việc đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ trong hoạt động Ngân hàng là cần thiết, đặc biệt là trong kinh doanh tín dụng. Đây không chỉ là mối quan tâm riêng của các Ngân hàng thương mại mà còn là sự quan tâm chung của toàn ngành Ngân hàng. Với những kiến thức lý luận cơ bản tiếp thu tại trường và khảo sát thực tế trong thời gian công tác tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc. Nhận thức rõ tính cấp thiết của vấn đề, ý thức trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc. Em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại Ngân hàng No &PTNT tỉnh Vĩnh Phúc” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề:
Trên cơ sơ nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng, đánh giá thực trạng thực tế ở Ngân hàng No&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại Ngân hàng No&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là việc quản lý nợ trong hoạt động kinh doanh ở Ngân hàng No&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc.
Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng kết hợp một số phương pháp : Phương pháp duy vật biện chứng; duy vật lịch sử; phương pháp tiếp cận hệ thống; phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn; phương pháp điều tra, tổng hợp thống kê, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống.
Kết cấu chuyên đề:
Chuyên đề gồm 68 trang, nội dung được kết cấu thành 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Ngân hàng No & PTNT Tỉnh Vĩnh Phúc
Phần II: Tình hình quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
Phần III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
Em muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ trong hoạt động kinh doanh, làm cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc nói riêng thực sự có hiệu quả. Ngân hàng không chỉ đứng vững mà ngày càng phát triển xứng đáng với vai trò và vị trí của mình.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài viết một cách tốt nhất song quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề là quá trình nghiên cứu lý luận cơ bản áp dụng vào thực tiễn muôn màu muôn vẻ nên không sao tránh khỏi những thiếu sót. Do đó em mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Ngô Thị Việt Nga và các đồng nghiệp công tác tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc để em có thể hoàn thiện hơn những kiến thức cơ bản và thực tiễn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là cô Thạc sỹ Ngô Thị Việt Nga cùng với các đồng nghiệp đang công tác tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh phúc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thiện chuyên đề này.
76 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại ngân hàng no & ptnt tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG No & PTNT TỈNH VĨNH PHÚC
LỜI MỞ ĐẦU
Trang
Phần I
Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Vĩnh Phúc
1
Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
06
2
Chức Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
07
3
Cơ sở vật chất, tình hình lao động tiền lương, doanh thu và các hoạt động khác của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
12
4
Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
14
Phần II
Tình hình quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
1
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
20
2
Các dạng rủi ro làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ cần quan tâm
31
3
Tình hình quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
36
4
Đánh giá hoạt động quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
40
Phần III
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
1
Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc năm 2006 và các năm tiếp theo
49
2
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
53
3
Một số đề suất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ
64
Kết luận
69
Danh mục tài liệu tham khảo
71
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VI đã đề ra, gần 20 năm qua nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển toàn diện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh quốc phòng. Hệ thống Ngân hàng cũng đổi mới sâu sắc và toàn diện đã trở thành một trong những ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Hoạt động ngày càng năng động và sáng tạo hơn, cơ chế chính sách cũng dần được hoàn thiện và đồng bộ, đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định tiền tệ, lạm phát được kiểm soát một cách hợp lý, giá trị đồng tiền ổn định.
Tuy nhiên, việc quản lý nợ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua cũng còn gặp không ít khó khăn trong việc đầu tư tín dụng. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh là điều tất yếu, song rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng nó không những gây ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh hoạt động của Ngân hàng thương mại mà còn ảnh hưởng tới toàn ngành Ngân hàng, thậm chí còn tác động xấu đến nền kinh tế. Vì vậy việc đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ trong hoạt động Ngân hàng là cần thiết, đặc biệt là trong kinh doanh tín dụng. Đây không chỉ là mối quan tâm riêng của các Ngân hàng thương mại mà còn là sự quan tâm chung của toàn ngành Ngân hàng. Với những kiến thức lý luận cơ bản tiếp thu tại trường và khảo sát thực tế trong thời gian công tác tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc. Nhận thức rõ tính cấp thiết của vấn đề, ý thức trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc. Em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại Ngân hàng No &PTNT tỉnh Vĩnh Phúc” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề:
Trên cơ sơ nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng, đánh giá thực trạng thực tế ở Ngân hàng No&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại Ngân hàng No&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là việc quản lý nợ trong hoạt động kinh doanh ở Ngân hàng No&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc.
Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng kết hợp một số phương pháp : Phương pháp duy vật biện chứng; duy vật lịch sử; phương pháp tiếp cận hệ thống; phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn; phương pháp điều tra, tổng hợp thống kê, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống.
Kết cấu chuyên đề:
Chuyên đề gồm 68 trang, nội dung được kết cấu thành 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Ngân hàng No & PTNT Tỉnh Vĩnh Phúc
Phần II: Tình hình quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
Phần III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
Em muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ trong hoạt động kinh doanh, làm cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc nói riêng thực sự có hiệu quả. Ngân hàng không chỉ đứng vững mà ngày càng phát triển xứng đáng với vai trò và vị trí của mình.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài viết một cách tốt nhất song quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề là quá trình nghiên cứu lý luận cơ bản áp dụng vào thực tiễn muôn màu muôn vẻ nên không sao tránh khỏi những thiếu sót. Do đó em mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Ngô Thị Việt Nga và các đồng nghiệp công tác tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc để em có thể hoàn thiện hơn những kiến thức cơ bản và thực tiễn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là cô Thạc sỹ Ngô Thị Việt Nga cùng với các đồng nghiệp đang công tác tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh phúc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thiện chuyên đề này.
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC ( NHNO & PTNT )
- Vĩnh Phúc là một tỉnh mới được tái lập 01/01/1997 theo nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, là một tỉnh trung du có cả đồng bằng trung du và miền núi, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, liền kề với sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng (có các trọng điểm kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) với các tỉnh miền núi phía Bắc và xa hơn nữa là Trung Quốc, một thị trường rộng lớn và nguồn hàng hoá phong phú, thuận lợi cho sự phát triển. Vĩnh Phúc có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.371,48 km2. Trong đó đất nông nghiệp là 66.018,83 ha, đất lâm nghiệp là 30.236,08 ha, đất chuyên dùng là 19.589,39 ha, đất ở là 5.249,69 ha, đất chưa sử dụng là 16.047,01 ha. Dân số toàn tỉnh là 1.148.371 người, bình quân mật độ dân số là 837 người/km2. Lực lượng lao động khá dồi dào cho sự phát triển kinh tế. Từ năm 2000 trở lại đây cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh chuyển dịch đúng hướng (công nghiệp - nông, lâm nghiệp - du lịch và dịch vụ). Tổng sản phẩm GDP tăng bình quân hằng năm là 16%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân qua các năm là 20,987 triệu USD. Thu ngân sách năm 2003 đạt 1.650 tỷ đồng, thì đến năm 2005 đạt 3.700 tỷ đồng. Bình quân thu nhập đầu người là 470 USD người/năm. Hoạt động tín dụng Ngân hàng trên địa bàn tỉnh có nhiều tiến bộ, đáp ứng nhu cầu vốn cho thanh toán, đầu tư tín dụng góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng bình quân hàng năm đạt 23%, khối lượng tín dụng đầu tư cho các thành phần kinh tế, phục vụ sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm tăng 28%. Tỷ lệ nợ quá hạn bình quân chung toàn tỉnh dưới 5%. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh chóng, đến cuối năm 2005 số hộ nghèo chỉ còn chiếm 8% tổng số hộ trong toàn tỉnh.
Tuy vậy, về cơ bản Vĩnh Phúc vẫn là tỉnh nghèo. Nhiều vấn đề bức xúc về kinh tế, xã hội đang đặt ra đòi hỏi cần phải giải quyết. Những khó khăn chủ yếu của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là:
- Kinh tế tăng trưởng ở tất cả khu vực, các ngành và các thành phần kinh tế, song tốc độ chưa cao, chưa đồng đều, còn nhiều yếu tố chưa ổn định vững chắc, có ngành và thành phần tăng trưởng rất cao như công nghiệp, xây dựng tăng 55% trong năm 2005 nhưng bên cạnh đó dịch vụ chỉ tăng 7,6% nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ tăng 4,3% nên chưa tạo được bước nhảy vọt về kinh tế.
- Lực lượng sản xuất nhỏ bé, phân tán, sản phẩm thiếu cạnh tranh trên thị trường. Đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 897 doanh nghiệp, trong đó có 52 doanh nghiệp Nhà nước nhưng chỉ có 17 doanh nghiệp là sản xuất công nghiệp chiếm 31,5% còn lại là các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và kinh doanh thương nghiệp - dịch vụ, có 798 doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng phần lớn là dịch vụ. Ngoài ra còn 47 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhìn chung chỉ có 50% doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả còn phần lớn là rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương chỉ còn lại 11 doanh nghiệp nhỏ giữ lại sở hữu Nhà nước còn lại 30 doanh nghiệp nằm trong diện sắp xếp lại: Cổ phần hoá, cho thuê, giải thể, phá sản trong lộ trình đến hết năm 2006.
- Cơ cấu của tỉnh vẫn mang tính thuần nông với 205.064 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 90,38%, hộ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có 11.437 hộ chiếm tỷ lệ 5,04% trong khi cả nước hộ làm nông nghiệp chỉ là 61,85%.
Một số doanh nghiệp máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất còn lạc hậu, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng lại không có vốn. Đây là điều kiện để Ngân hàng có thể đầu tư vốn tín dụng. Nhưng thực tế lại đặt ra là các dự án kinh doanh tính khả thi chưa có tính thuyết phục cao. Hơn nữa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đang có 04 Ngân hàng thương mại cấp tỉnh, 01 Quỹ tín dụng TW, 03 chi nhánh ngân hàng cổ phần, các phòng giao dịch của các Ngân hàng thương mại cũng hoạt động với chức năng huy động vốn để cho vay, tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy việc đầu tư mở rộng tín dụng của Ngân hàng thương mại (NHTM) đang gặp nhiều khó khăn lại càng thêm khó khăn hơn trong đó có NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
- Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo quyết định số 515/QĐ- NHNo & PTNT – 02 Ngày 16/12/1996 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Có trụ sở chính đặt tại Thị xã Vĩnh yên Tỉnh Vĩnh Phúc. Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Tỉnh Vĩnh Phúc là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế nội bộ, có bảng cân đối tài khoản, hoạt động theo luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, điều lệ qui chế của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam.
- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập đầu năm 1997 cùng với sự tái lập tỉnh Vĩnh Phúc với nguồn vốn 115 tỷ đồng, dư nợ 222 tỷ đồng, nợ quá hạn 5 tỷ đồng chiếm 2,2 % dư nợ và 340 lao động.
Sau 9 năm đi vào hoạt động đến nay bộ mặt của NHNo&PTNT Tỉnh đã có nhiều thay đổi đáng kể.
- Về mạng lưới hoạt động
- Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Vĩnh Phúc đã thực hiện mở rộng mạng lưới kinh doanh. Đến nay ngoài 1 hội sở chính, tại tỉnh có 3 ngân hàng cấp II trực thuộc tỉnh, 8 ngân hàng huyện, và 15 ngân hàng cấp III với 406 cán bộ.
- Tổng số cán bộ công nhân viên 406 người, trình độ chuyên môn, có 4 cán bộ có trình độ trên trên Đại học, 223 cán bộ có trình độ Đại học và Cao đẳng và một số đang theo học Đại học tại chức, còn lại là trung cấp, sơ cấp.
- Với mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc là an toàn và hiệu quả phấn đấu trở thành ngân hàng loại I, ngân hàng đứng hàng đầu trong tỉnh, vì sự thành đạt của khách hàng và mọi doanh nghiệp dựa trên việc kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cho đến nay Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc đã nhanh chóng bắt kịp với những biến động của thị trường và thực hiện đúng chức năng của một Ngân hàng thương mại, trở thành ngân hàng lớn nhất kinh doanh có hiệu quả, có đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Vĩnh phúc.
- Từ một ngân hàng nhỏ bé cả về màng lưới về qui mô nguồn vốn dư nợ và nguồn lực tài chính, đến nay Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc đã có một hệ thống ngân hàng cấp I, cấp II, cấp III từ Tỉnh đến tất cả các huyện, thị xã và các vùng kinh tế tập trung trong toàn tỉnh, đã có tổng nguồn vốn gần 2000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương 1.700 tỷ đồng, có tổng dư nợ 1.870 tỷ đồng, lợi nhuận làm ra năm 2005 là 35 tỷ đồng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho 406 lao động, xu hướng phát triển vững chắc, ổn định, thành quả của ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc đã khẳng định quyết tâm trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo, sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ nhân viên, tin tưởng thời gian tới sự nghiệp của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh phúc sẽ tốt đẹp.
2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
2.1. Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT có ba chức năng
1. Trực tiếp kinh doanh, tiền tệ và tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn theo phân cấp của Ngân hàng No & PTNT Việt nam.
2. Tổ chức điều hành kinh doanh quản lý và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng No & PTNT Việt Nam.
3.Thực hiện các chức năng khác theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
2.2. Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT có các nhiệm vụ sau
* Huy động vốn
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Được phép vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc Ngân hàng No & PTNT cho phép.
- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước và nước ngoài theo qui định của Ngân hàng No & PTNT.
* Cho vay
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Kinh doanh ngoại hối, huy động vốn, cho vay, mua, bán, ngoại tệ thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam.
- Kinh doanh dịch vụ: Thu phí dịch vụ thanh toán, thu, chi, tiền mặt mua, bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác, cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các dịch vụ Ngân hàng No & PTNT Việt Nam cho phép.
- Cân đối, điều hành kinh doanh nội tệ ngoại tệ đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn.
- Thực hiện hoạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT.
- Thực hiện đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp.
- Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên địa bàn (nếu được Tổng giám đốc NHNo&PTNT giao).
- Thực hiện kiểm tra, tổ chức, cán bộ đào tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Tổ chức, phổ biến, hướng dẫn pháp luật của Nhà nước, ngành ngân hàng và Ngân hàng No & PTNT liên quan đến hoạt động của các chi nhánh Ngân hàng No & PTNT.
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc Ngân hàng No & PTNT Việt Nam.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác được Tổng giám đốc NHNo&PTNT giao.
2.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
* Cơ cấu bộ máy
GIÁM ĐỐC
P. GĐ phụ trách tài chính
P.Tổ chức cán bộ và đào tạo
P. GĐ phụ trách kinh doanh
P. GĐ phụ trách kiểm soát
Phòng
Kế hoạch
Phòng
thẩm định
Phòng hành chính
Phòng kiểm tra kiểm soát
Phòng
thanh toán quốc tế
Phòng
kinh
doanh
Phòng
vi
tính
P. kế toán &
ngân quỹ
* Cơ cấu về màng lưới
Chi nhánh cấp II
Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
(Chi nhánh câpI)
Chi nhánh cấp III
- Chi nhánh câp I, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc có trụ sở đóng tại thị xã Vĩnh yên tỉnh Vĩnh phúc
+ 11 chi nhánh cấp II, trong đó có 8 chi nhánh cấp II có trụ sở tại trung tâm các huyện, thị xã trong tỉnh, có 3 chi nhánh cấp II tại khu vực thị xã Vĩnh Yên trực thuộc chi nhánh tỉnh.
+ 15 chi nhánh cấp III, có trụ sở đặt tại các thị tứ, các cụm kinh tế ở các huyện, thị xã trong tỉnh.
Màng lưới chi nhánh của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc rộng khắp trong tỉnh, bình quân cứ 5 đến 6 xã có một chi nhánh Ngân hàng No & PTNT phục vụ, có thể đánh giá màng lưới hoạt động của Ngân hàng No & PTNT là gần dân và phục vụ nhân dân tốt.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như để phù hợp với đặc điểm kinh doanh trên địa bàn chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Vĩnh Phúc được cơ cấu tổ chức như sau:
- Tại hội sở NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
+ Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc (phụ trách kinh doanh, phụ trách tài chính và kho quỹ và phụ trách kiểm soát)
+ Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: có nhiệm vụ phân công, sắp xếp tổ chức cán bộ, luân chuyển cán bộ. Thực hiện công tác đôn đốc kiểm tra cán bộ trong quá trình công tác, đào tạo và đào tạo lại cán bộ.
+ Phòng Tín dụng: là bộ phận quan trọng của chi nhánh, phòng tín dụng trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn cho vay, mở L/C, bảo lãnh chiết khấu và giấy tờ có giá, tư vấn cho khách hàng…
+ Phòng thẩm định: Trực tiếp thẩm định những dự án lớn vượt quyền phán quyết của các doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, các hộ sản xuất vay vốn.
+ Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán Quốc tế: Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế mở tài khoản giao dịch với khách hàng, thực hiện thanh toán qua ngân hàng cho các đơn vị tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân, cho vay, mở L/C, mua bán ngoại tệ và giấy tờ có giá, tư vấn cho khách hàng.
+ Phòng kế toán- ngân quỹ: thực hiện mở tài khoản giao dịch với khách hàng, thực hiện thanh toán qua ngân hàng cho các đơn vị tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân. hạch toán thu chi trong toàn bộ chi nhánh và tiến hành các giao dịch khác. Phòng còn có chức năng bảo quản tiền mặt và các tài sản khác của chi nhánh. Thực hiện thu, chi, điều chuyển tiền mặt, các giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng theo đúng chế độ hiện hành.
+ Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ: nhiệm vụ chính là thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn tài sản.
+ Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý về mặt hành chính, mua sắm phục vụ các nhu cầu của công việc.
3. Cơ sở vật chất, tình hình lao động tiền lương, doanh thu và các hoạt động khác của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
3.1. Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị
* Tình hình tài sản cố dịnh
Tổng tài sản cố định của Ngân hàng No & PTNT Tỉnh Vĩnh Phúc có đến 31/12/2005 là 22,6 tỷ bao gồm:
- Nhà cửa kiến trúc: 12 tỷ
- Máy móc thiết bị: 4,3 tỷ
- Phương tiện vận tải: 4,2 tỷ
- Máy vi tính: 2,1 tỷ
+ Tình trạng tài sản cố định
- Nhà cửa vật liệu kiến trúc xây dựng cố định đặt tại trung tâm kinh tế của tỉnh của huyện và các cụm kinh tế liên xã. Hiện trạng tài sản vẫn bình thường phục vụ tốt cho quá trình kinh doanh. Máy móc thiết bị chủ yếu là ôtô, máy phát điện két sắt lớn ...nhìn chung còn tốt, các máy vi tính có 13 máy chủ 136 máy trạm trong đó loại tốt có 86 chiếc loại trung bình 38 chiếc loại kém có 12 chiếc.
* Phân tích và nhận xét tình hình sử dụng vật tư và tài sản cố định
- Việc sử dụng vật tư và tài sản cố định là đúng mục đích và có hiệu quả đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình hoạt động kinh doanh ở một ngân hàng lớn. Hiện tại và tương lai tài sản cố định, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải của NHNo & PTNT Vĩnh Phúc không bị lãng phí, được quản lý theo đúng chế độ kế toán thống kê và được sử dụng vào những công việc cần thiết của doanh nghiệp.
3.2. Về tình hình lao động tiền lương
Bảng 01: Tình hình lao động tiền lương
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
2005/2004
2005/2003
1
Tổng số lao động (người)
393
400
406
+ 1%
+ 3%
2
LĐ có trình độ ĐH (người)
191
207
223
+ 7%
+ 16%
3
Tỷ lệ Đại Học
48.5%
51.75%
55%
4
Tổng quĩ lương(tr đồng)
9.996
11.892
17.