Có thể nói hoạt động Ngân hàng là một “mạch máu” của nền kinh tế, là lĩnh vực không thể thiếu được đối với sự phát triển kinh tế –xã hội và nó thu hút sự quan tâm theo dõi của hầu hết chúng ta. Cách sống và mức sống của mỗi người phụ thuộc vào khá nhiều vào sự sẵn sàng của ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng, dịch vụ tiền gửi và rất nhiều các dịch vụ tài chính khác.
Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt cả về mức độ, phạm vi và sản phẩm, dịch vụ cung ứng trên thị trường. Cùng với sự phát triển kinh tế –xã hội, nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Có thể thấy rằng, nhu cầu của khách hàng ở các ngân hàng hiện nay hết sức đa dạng, phức tạp. Họ đòi hỏi từ phía ngân hàng những sản phẩm chất lượng cao với nhiều tiện ích, lợi ích. Như vậy, nhu cầu cao của khách hàng vừa là thách thức vừa là căn cứ quan trọng đối với các ngân hàng trong việc hoàn thiện, phát triển các dịch vụ mới.Trong đó, thẻ là một dịch vụ đang được ưa chuộng nhất hiện nay trên thế giới và đem lại không ít những tiện ích vượt trội hơn hẳn so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trước đó. Nó thể hiện sự thành công to lớn trong việc ứng dụng những tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông vào hoạt động ngân hàng.
Tại Việt nam, thẻ thanh toán đã được biết đến hơn 10 năm trước đây nhưng phải đến năm 1996, thị trường thẻ mới trở nên sôi động khi có sự tham gia của nhiều ngân hàng. Bởi lợi nhuận từ dịch vụ này cũng rất hấp dẫn đối với các ngân hàng và đó chính là cơ hội để các NHTM Việt nam nâng cao khả năng cạnh tranh và đây cũng là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại giúp Việt nam đi tắt đón đầu trong dịch vụ ngân hàng, giúp cho hoạt động ngân hàng trong nước có sức mạnh cạnh tranh với về công nghệ với các ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực mới mẻ này. Tuy nhiên, đây cũng là dịch vụ đem lại không ít những khó khăn cho các ngân hàng Việt nam. Là một chi nhánh đứng đầu trong hệ thống ngân hàng công thương Việt nam, măc dù đã có nhiều cố gắng trong hoạt động kinh doanh thẻ song SGDI-NHCTVN cũng chưa phát huy được hết hiệu quả, doanh số kinh doanh thẻ còn thấp. Điều này cũng có nhiều nguyên do chẳng hạn như: Khó khăn về kinh tế xã hội, về khoa học công nghệ nói chung và bản thân ngân hàng nói riêng đã gây nhiều trở ngại đối với việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ đạt tới những giá trị tiềm năng vốn có của nó, buộc ngân hàng phải không ngừng tự nhìn lại mình và đưa ra các biện pháp giải quyết để có thể đững vững và khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Với mong muốn nâng cao sự hiểu biết của mình về một lĩnh vực hoạt động mới mẻ và mang đầy yếu tố khoa học - kỹ thuật hiện đại của nghành ngân hàng, sau thời gian thực tập, nghiên cứu tìm hiểu em đã quyết định chon đề tài: “ Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại SGD I-NHCTVN” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
Bố cục của đề tài gồm:
Ngoài ra còn có phần phụ Chương I: Tổng quan về thẻ
Chương II: Thực trạng cung ứng thẻ tại SGD I - NHCTVN trong thời gian qua
Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại SGD I - NHCTVN
101 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại sở giao dịch I-ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói hoạt động Ngân hàng là một “mạch máu” của nền kinh tế, là lĩnh vực không thể thiếu được đối với sự phát triển kinh tế –xã hội và nó thu hút sự quan tâm theo dõi của hầu hết chúng ta. Cách sống và mức sống của mỗi người phụ thuộc vào khá nhiều vào sự sẵn sàng của ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng, dịch vụ tiền gửi và rất nhiều các dịch vụ tài chính khác.
Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt cả về mức độ, phạm vi và sản phẩm, dịch vụ cung ứng trên thị trường. Cùng với sự phát triển kinh tế –xã hội, nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ... Có thể thấy rằng, nhu cầu của khách hàng ở các ngân hàng hiện nay hết sức đa dạng, phức tạp. Họ đòi hỏi từ phía ngân hàng những sản phẩm chất lượng cao với nhiều tiện ích, lợi ích. Như vậy, nhu cầu cao của khách hàng vừa là thách thức vừa là căn cứ quan trọng đối với các ngân hàng trong việc hoàn thiện, phát triển các dịch vụ mới.Trong đó, thẻ là một dịch vụ đang được ưa chuộng nhất hiện nay trên thế giới và đem lại không ít những tiện ích vượt trội hơn hẳn so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trước đó. Nó thể hiện sự thành công to lớn trong việc ứng dụng những tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông vào hoạt động ngân hàng.
Tại Việt nam, thẻ thanh toán đã được biết đến hơn 10 năm trước đây nhưng phải đến năm 1996, thị trường thẻ mới trở nên sôi động khi có sự tham gia của nhiều ngân hàng. Bởi lợi nhuận từ dịch vụ này cũng rất hấp dẫn đối với các ngân hàng và đó chính là cơ hội để các NHTM Việt nam nâng cao khả năng cạnh tranh và đây cũng là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại giúp Việt nam đi tắt đón đầu trong dịch vụ ngân hàng, giúp cho hoạt động ngân hàng trong nước có sức mạnh cạnh tranh với về công nghệ với các ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực mới mẻ này. Tuy nhiên, đây cũng là dịch vụ đem lại không ít những khó khăn cho các ngân hàng Việt nam. Là một chi nhánh đứng đầu trong hệ thống ngân hàng công thương Việt nam, măc dù đã có nhiều cố gắng trong hoạt động kinh doanh thẻ song SGDI-NHCTVN cũng chưa phát huy được hết hiệu quả, doanh số kinh doanh thẻ còn thấp. Điều này cũng có nhiều nguyên do chẳng hạn như: Khó khăn về kinh tế xã hội, về khoa học công nghệ nói chung và bản thân ngân hàng nói riêng đã gây nhiều trở ngại đối với việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ đạt tới những giá trị tiềm năng vốn có của nó, buộc ngân hàng phải không ngừng tự nhìn lại mình và đưa ra các biện pháp giải quyết để có thể đững vững và khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Với mong muốn nâng cao sự hiểu biết của mình về một lĩnh vực hoạt động mới mẻ và mang đầy yếu tố khoa học - kỹ thuật hiện đại của nghành ngân hàng, sau thời gian thực tập, nghiên cứu tìm hiểu em đã quyết định chon đề tài: “ Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại SGD I-NHCTVN” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
Bố cục của đề tài gồm:
Ngoài ra còn có phần phụ Chương I: Tổng quan về thẻ
Chương II: Thực trạng cung ứng thẻ tại SGD I - NHCTVN trong thời gian qua
Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại SGD I - NHCTVN
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THẺ
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN
1. Sự phát triển của hệ thống thanh toán phản ánh chức năng của tiền qua các thời kỳ
Chúng ta có thể có được một bức tranh tốt hơn về các chức năng của tiền và các dạng tiền từ trước đến nay qua việc xem xét sự tiến triển của hệ thống thanh toán tức là của phương thức hướng dẫn các giao dịch trong nề kinh tế. Hệ thống thanh toán đã và đang tiến triển từ nhiều thế kỷ, kèm theo nó là dạng tiền. Ở một thời kỳ, những kim loại quý ví dụ như vàng đã được dùng làm phương tiện chính để thanh toán và là dạng chủ yếu của tiền. Sau đó những tài sản giấy ví dụ như séc và tiền giấy bắt đầu được dùng trong hệ thống thanh toán vàa được coi là tiền. Nơi mà hệ thống thanh toán đang hướng tới có một ý nghĩa quan trọng đối với việc tiền sẽ được định nghĩa như thế nào trong tương lai.
Để có một viễn cảnh về hệ thống thanh toán đang hướng vào đâu, thì tốt nhất là xem xét kỹ nó tiến triển như thế nào. Để cho một vật thể có tác dụng như là tiền, nó phải có thể được chấp nhận rộng rãi, tức là mọi người phải sẵn lòng nhận nó trong việc thanh toán mua hàng hoá hay dịch vụ. Một vật thể nếu rõ ràng có giá trị đối với mọi người thì có thể được chọn làm tiền, và một lựa chọn tự nhiên là một kim loại quý ví dụ như vàng hay bạc. Từ cổ xưa đến cách đây vài trăm năm, những kim loại quý này đã có tác dụng như một phương tiện trao đổi trong mọi xã hội trừ xã hội sơ khai nhất. Vấn đề xảy ra với một hệ thống thanh toán dựa hoàn toàn vào kim loại quý là ở chỗ một dạng tiền như thế thì rất nặng và khó chuyên chở từ nơi này sang nơi khác. Thử hình dung là các lỗ thủng trong túi của bạn do dùng lâu ngay nếu phải mua các thứ chỉ bằng chỉ bằng tiền kim loại! Thực vậy, để mua những món lớn như một ngôi nhà, bạn sẽ phải thuê một xe tải để vận chuyển tiền thanh toán.
Sự phát triển tiếpp theo trong hệ thống thanh toán là đồng tiền giấy (những tấm giấy có tác dụng làm 1 phương tiện trao đổi). Thoật đầu, đồng tiền giấy có một lời hứa là có thể được chuyển đổi sang đồng tiền kim loại hoặc sang một số lượng kim loại quý. Tuy nhiên trong hầu hết các nước, nó đã tiến triển thành tiền pháp định, loại tiền giấy mà chính phủ có uỷ nhiệm pháp lý (nghĩa là theo pháp lý, tiền này phải được chấp nhận làm tiền trả các món nợ) song, không có khả năng chuyển đổi thành tiền kim loại hoặc kim loại quý được. Đông tiền giấy có lợi là nó nhẹ hơn nhiều so với tiền kim loại hoặc kim loại quý; nhưng nó có thể được chấp nhận làm phương tiện trao đổi chỉ với điều kiện là có sự tín nhiệm đối với cơ quan thẩm quyền (thưòng là chính phủ), phát hành nó và việc in tiền đã đạt đến một trình độ tiên tiến đầy đủ khiến việc làm giả là cực kỳ khó khăn. Do tiền giấy đã tiến triển thành một thứ thoả ước pháp lý, các nước có thể thay đổi đồng tiền mà họ dùng theo ý muốn. Thực vậy, đây chính xác lã những gì đã xảy ra ở nước Đức và có thể xảy ra ở toàn châu Âu vào một lúc nào đó trong tương lai.
Trở ngại chính của đồng tiền giấy và đồng tiền kim loại là ở chỗ chúng dễ bị đánh cắp và có thể tốn kém khi chuyên chở do cồng kềnh. để khắc phục khó khăn này, một bước tiến triển mới của hệ thống thanh toán đã xuất hiện với hoạt động ngân hàng hiện đạđó là sự ra đời của séc. Séc là một kiểu của giấy nợ có thể thanh toán theo yêu cầu, nó cho phép tiến hành giao dịch mà không cần phải chuyên chở vòng vèo một lượng lớn tiền mặt. Việc đưa séc vào sử dụng là một điểm mới quan trọng cải thiện được hiệu quả hệ thống thnh toán. Thường thường, các cuộc thnh toán có món đi món về và chúng khử lẫn nhau; Nếu không có séc thì việc này tạo ra sự di chuyển một lượng lớn tiền mặt. Với séc, các cuộc thanh toán có tính chất khử lẫn nhau có thể được hoàn tất bằng cách khử séc và không có đồng tiền nào cần chuyển đi. Như vậy, việc dùng séc giảm được chi phí vận chuyển gắn liền với hệ thống thanh toán và cải thiện được hiệu quả kinh tế. Lợi ích khác của séc là ở chỗ chúng có thể được viết ra với bất cứ lượng tiền nào cho đến hết số dư trên tài khoản, khiến cho việc giao dịch với những món tiền lớn được dễ dàng hơn nhiều. Séc còn có lợi vì nhờ nó việc mất trộm giảm rất nhiều và mang lại thuận tiện trong việc thu tiền mua hàng.
Tuy vậy, có hai trở ngại đối với hệ thống thanh toán bằng séc. Trước hết là cần thời gian để chuyển séc từ nơi này sang nơi khác, điều này đặc biẹt quan trọng nếu bạn đang thanh toán cho một người ở nơi khác mà người này cần thamh toán nhanh. Ngoài ra, nếu bạn có một tài khoản séc, bạn biết là cần một vài ngày trước khi một ngân hàng ghi có cho tài khoản của bạn với một séc mà bạn đã gửi vào. Nếu bạn cần ngay tiền mặt, đặc điểm nổi bật này của hệ thống thanh toán bằng séc làm bạn thất vọng. Thứ hai, tất cả những rắc rối phức tạp về giấy tờ cần phải có đã làm cho việc sử dụng tài khoản séc khá tốn kém; người ta ước tính gần đây số tiền chi phí cho toàn bộ số tiền viết ở Mỹ đã vượt qua 5 tỷ đôla mỗi năm.
Với sự phát triển của computer và công nghệ viễn thông tiên tiến dường như sẽ có một phương pháp tốt hơn để tổ chức hệ thống thanh toán của chúng ta. Tất cả công việc giấy tờ có thể được loại bỏ bằng cách biến đổi toàn bộ sang một hệ thống gọi là hệ thống chuyển khoản điện tử (Electronic funs transfer system- EFST), tức là một hệ thống thanh toán trong đó mọi cuộc thanh toán được thực hiện nhờ hệ thống thông tin viễn thông điện tử. Chúng ta hãy xem một hệ thống như vậy có thể làm việc như thế nào.
Cửa hàng trong tương lai sẽ có một thiết bị ngoại vi computer (gọi một cách điển hình là “hệ thống một điểm bán” (a poit-of –sale system POS), hệ thống này cho phép mua sắm không cần tiền mặt hoặc séc. Khi bạn đã chọn xong món hàng định mua, ví dụ một chiếc áo sơ mi, bạn chỉ cần ngồi xuống bên thiết bị ngoại vi, ấn số mã bí mật của mình vào máy là có thể chuyển vốn từ tài khoản ngân hàng của bạn tới tài khoản cửa hàng. Khi cửa hàng kiểm tra thấy điều này đã xảy ra, bạn sẽ được trao chiếc áo sơ mi và ra về. Nếu bạn có một giấy báo nợ cần thanh toán, bạn sẽ chỉ cần bật máy tính cá nhân của bạn và quay số nối vào một mạng lưới điện tử đặc biệt, tại đó bạn có thể chuyển vốn từ tài khoản ngân hàng của bạn sang tài khoản của các nhân hay công ty mà bạn đang nợ. Công việc giao dịch này sẽ xảy ra trong khoảnh khắc và không phải soạn thảo hay viết bất cứ thứ giấy tờ gì.
Phải chăng hệ thống chuyển khoản điện tử xem có vẻ là một hệ thống gượng gạo, thiếu tự nhiên? Không phải như vậy vì hệ thống loại này đã sẵn sàng hoạt động trên một phạm vi rộng lớn. Cơ quan Dự trữ Liên bang có một hệ thống thông tin viễn thông, gọi là Fedwire (chuyển khoản liên bang), hệ thống này cho phép mọi tổ chức tài chính có tài khoản tiền gửi ở Dự trữ Liên bang thực hiện chuyển khoản từ tỏ chức này sang tổ chức kia mà không phải chuyển séc. Ngoài ra, CHIPS (Clearing House Interbank Payment System- Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng), một hệ thống chuyển khoản điện tử tư nhân, được dùng để chuyển khoản giữa các ngân hàng trên phạm vi quốc tế. Nay các ngân hàng, thị trường tiền tệ, quỹ tương trợ, những người buôn bán chứng khoán và các công ty có thể chuyển khoản nhờ hệ thống này.
Chuyển khoản theo đường dây (Wire transfer) là đặc trưng cho việc chuyển những khoản lớn hơn một triệu đôla, bởi vậy, tuy có dưới 1% số vụ giao dịch dùng phương thức chuyển khoản điện tử (chuyển khoản theo đường dây) , trên 80% giá trị đôla giao dịch được chuyển theo phương thức này. Tuy thế, khi chúng ta nói rằng một công ty đang thanh toán cho một thứ gì đó với một séc, thì công ty đó thường là đang thanh toán bằng cách chuyển khoản điện tử.
Gần đây, EFTS đã và đang với tới đời sống của công chúng rộng rãi một cách trực tiếp. Một số khoản nợ định kỳ nay có thể được thanh toán một cách tự động hàng tháng không cần phải đụng đến tài khoản séc. Nhiều công ty thanh toán lương bằng bằng cách chuyển trực tiếp nó vào tài khoản ngân hàng của nhân viên. Một số ngân hàng mời chào một dịch vụ trong đó khách hàng có thể nối máy tính cá nhân của họ vào một mạng lưới để thực hiện một số giao dịch, ví dụ chuyển vốn từ tài khoản tiết kiệm sang tài khoản séc.
Tuy đã có dự báo séc sẽ sớm biến mất trong nền kinh tế Mỹ,việc tiến tới một xã hội không séc còn cần nhiều thời gian hơn là nhiều người đã tưởng. Trong khi hệ thống chuyển khoản điện (EFTS) có thể là hiện hữu hơn Hệ thống thnh toán trên cơ sở giấy, có một số điều cản trở sự xoá bỏ hệ thống giấy. Hệ thống giấy có lợi vì nó tạo ra những biên nhận bằng giấy(reciept) và sự gian lận khó thực hơn. Chúng ta thường đọc trên báo rằng mọt kẻ không được phép có thể đã “nắm” được một cơ sở dữ liệu computer và có thể đã sửa đổi thông tin lưu trữ ở đấy. Thực tế, việc như vậy đã thường xảy ra thì có nghĩa là những kẻ bất lương đã có khả năng với tay tới tài khoản của ngân hàng trong một hệ thống thanh toán điện tử và lấy cắp vốn gửi bằng cách chuyển nó từ một tài khoản của một người khác nào đó sang tài khoản của chúng. Ngăn ngừa hành động này không phải là việc dễ làm, và có một nghành hoàn toàn mới dang mở ra để cải thiện sự an toàn computer. Một khó khăn khách đối với Hệ thống thanh toán điện tử là ở chỗ còn có nhiều vấn đề pháp rắc rối cần được xử lý. Ví dụ, liệu bạn có thể ngừng thanh toán đối với một chuyển khoản điện tử theo cách bạn có thể làm với séc? Ai phải chịu trách nhiệm nếu, một người nào đó năm được mã số bí mật của bạn và rút vốn từ tài khoản của bạn một cách bất hợp pháp?
Kết luận rút ra từ lập luận này có lẽ là chúng ta đang đi tới một hệ thống thanh toán trong đó việc sử dụng giấy tờ sẽ giảm thiểu, tuy rằng việc phát triển các dạng mới của tiền điện tử (electronic money) có thể là một quá trình từng bước do có những trở ngại, ví dụ sự đảm bảo an toàn đầy đủ.
2.Vai trò của ngân hàng thương mại trong sự ra đời của các phương tiện thanh toán không dùng mặt
Các nhà kinh tế học đã thừa nhận ngân hàng thương mại là một trong những phát minh tuyệt vời của nhân loại, được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người. Không ai có thể biết chính xác ngân hàng thương ra đời khi nào, nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng, sự phát sinh, phát triển của ngành ngân hàng được quyết định bởi quá trình phát triển của các mối quan hệ hàng hoá- tiền tệ, bên cạnh những yếu tố khác như: tình hình kinh tế- xã hội, chế độ pháp quyền, điều kiện chiến tranh và khủng hoảng kinh tế… Đó là một ngành dịch vụ với tính cộng đồng và tính nhân văn rất cao, chằng chịt vô số các mối liên hệ với đông đảo công chúng, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trải rộng trên phạm vi quốc tế.
Lịch sự ra đời của ngân hàng thương mại là lịch sử kinh doanh tiền gửi. Từ chỗ làm dịch vụ nhận tiền gửi với tư cách là người thủ quỹ cho khách hàng để nhận thù lao, ngân hàng trở thành những chủ thể kinh doanh tiền gửi, nghĩa là huy động tiền gửi không những miễn khoản thù lao mà còn trả lãi cho khách hàng gửi tiền và dùng số tiền đó làm vốn cho vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Trong quá trình nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay, ngân hàng đã thu hút được các đơn vị kinh tế có quan hệ buôn bán với nhau mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, tạo cơ sở cho ngân hàng đứng ra làm trung gian thanh toán theo lệnh của chủ tài khoản. Với sự trợ giúp của hệ thống ngân hàng, quan hệ thanh toán trở nên đơn giản hơn, không gian sản xuất và kinh doanh được mở rộng. Các hoạt động như vận chuyển, đo đếm, kiểm tra tiền để thanh toán không còn nữa mà thay vào đó các đơn vị chỉ cần mở một tài khoản ngân hàng và kí lệnh thanh toán khi cần thiết là mọi việc coi như đã hoàn tất. Hơn nữa, số tiền trong tài khoản ngân hàng được bảo quản rất an toàn và có thể mang về những khoản lãi ngoài sản xuất cho các đơn vị.
Về mặt xã hội, ngân hàng làm trung gian thanh toán đã giúp giảm lượng tiền trong lưu thông, từ đó giảm các chi phí giao dịch như: chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền… Thông qua cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng tập trung được một khối lượng tiền nhàn rỗi để cho vay, phục vụ quá trình tái sản xuất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người cũng thay đổi theo. Để phục vụ tốt nhất cho khách hàng, ngân hàng đã tạo ra những công cụ tài chính có chức năng hoạt động như một phương tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, hối phiếu, thư tín dụng…Khi nền kinh tế được thị trường phát triển nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, khi công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi, hoạt động ngân hàng được mở rộng và đa dạng hoá, từ chỗ phục vụ cho một khối lượng khách hàng ít ỏi là các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp đến phục vụ cho tất cả các tầng lớp dân cư; từ không gian địa lý bó hẹp trong phạm vi một vùng kinh tế, một quốc gia cho đến xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá. Sự phát triển này tạo nên yếu tố khách quan buộc các ngân hàng phải không ngừng đổi mới, đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ hiện đại để thay thế các phương tiện thanh toán cổ điển. Kết quả là một loạt các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới và hiện đại ra đời như: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, dịch vụ ngân hàng điện tử…ngày càng cho chúng ta thấy rằng hoạt động ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế không thế thiếu được trong xã hội phát triển vũ bão như hiện nay.
Có thể nói, sự ra đời và phát triển hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng có tính chất quyết định đối với sự ra đời của các phưong tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế hiện đại ngày nay. Nhìn vào sự phát triển của chúng tại một quốc gia trên thế giới, người ta có thể biết được trình độ phát triển của quốc gia đó đã đạt đến mức độ nào.
3. Một số phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay
Với sự phát triển rất đa dạng, diễn ra trong phạm vi khác nhau của các phương tiện thanh toán trong hoạt động ngân hàng nhằm phục vụ cho các đối tượng khác nhau, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cũng có nhiều loại nhưng phổ biến nhất vẫn là những phương tiện thanh toán sau đây:
Séc: Là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện, do chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định tên tài khoản tiền gửi của mình ở tại ngân hàng để trả cho người thụ hưởng.
Uỷ nhiệm chi- chuyển tiền: Là lệnh chi tiền của chủ tài khoản cho ngân hàng trích tài khoản của mình để trả cho đơn vị hoặc cá nhân người được hưởng.
Uỷ nhiệm thu: Là phương tiện thanh toán mà người được hưởng uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hoá đã giao hoặc dịch vụ đã cung ứng.
Thư tín dụng (L/C): Là chứng từ thể hiện sự cam kết thanh toán tiền hàng hoá- dịch vụ của ngân hàng bên mở L/C (ngân hàng người mua) đối với người bán khi họ thực hiện giao hàng và xuất trình đầy đủ chứng từ theo đúng nội dung ghi trong L/C. Hình thức này thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Thẻ thanh toán: Là một phương tiện hiện đại do các ngân hàng( hoặc tổ chức, công ty) phát hành cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và ứng rút tiền mặt, thẻ thanh toán đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, tuy nhiên ở Việt nam dịch vụ này đang còn nhiều mới mẻ.
II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THẺ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ
Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế của nhiều quốc gia trong cơ chế thị trường, việc trao đổi hàng hoá không còn giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà mở rộng trên phạm vi quốc tế đòi hỏi các ngân hàng, các tổ chức kinh tế đòi hỏi các ngân hàng, các tổ chức tín dụng của các quốc gia phải liên kết với nhau, đưa ra các phương tiện thanh toán với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Cũng trong thời gian này, các thành tựu khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực như thông tin, viễn thông quốc tế, và đặc biệt là sự ra đời của tin học, máy tính điện tử... đã tạo điều kiện thuận lợi, làm cơ sở cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoàn thiện các phương tiện thanh toán của mình từ đó đem lại sự tiện lợi nhất cho khách hàng.Trong thẻ là phương tiện thanh toán đang được ưa chuộng nhất trên thế giới.
Ngày nay, chúng ta biết thẻ ngân hàng như một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hữu ích và hiện đại. Số lượng thẻ lưu hành hiện nay lên tới 550 triệu thẻ với doanh số thanh toán hàng năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, thẻ chủ yếu là do ngân hàng phát hành.
Thẻ xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Nó ra đời năm 1914, kho đó tổng Công ty xăng dầu Caliornia (mà nay là công ty Mobil) cấp thẻ cho nhân viên và một số khách hàng của mình. Thẻ chỉ khuyến khích bán sản phẩm của công ty chứ không kèm theo một sự dự phòng nào về việc gia hạn tín dụng.
Cho tới năm 1950, Frank Mc Namara và Ralph Schneider,hai doanh nhân người Mỹ, đồng thành lập ra Diner’s Club sau một lần đi ăn ở nhà hàng và quên đem theo tiền mặt, hai ông đã cung cấp cho bạn bè, đồng nghiệp của mình thẻ Diner’s Club. Thẻ này cho phép họ có thể ghi nợ khi ăn, nghỉ tại một số nh