Vấn đề quản lý chất thải nguy hại nói chung và xử lý chất thải nguy hại nói riêng hiện đang là vấn đề hết sức bức xúc đối với công tác bảo vệ môi trường của các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam.
Cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một phần đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, mặt khác tạo ra một số lượng lớn chất thải rắn bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng. trong đó có một lượng đáng kể chất thải nguy hại đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ quy mô nhỏ, đến ảnh hưởng trên quy mô rộng lớn và tác động xấu tới sức khoẻ, đời sống con người và chất lượng môi trường chung.
Vì vậy, một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay là quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại. Trong bài này nhóm chúng tôi chỉ đề cập tới các biện pháp giảm thiểu và tái chế chất thải nguy hại để làm rõ hơn về công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.
28 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giảm thiểu và tái chế chất thải nguy hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TÊN CHUYÊN ĐỀ
GIẢM THIỂU VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI NGUY HẠI
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26/05/2011
PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề quản lý chất thải nguy hại nói chung và xử lý chất thải nguy hại nói riêng hiện đang là vấn đề hết sức bức xúc đối với công tác bảo vệ môi trường của các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam.
Cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một phần đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, mặt khác tạo ra một số lượng lớn chất thải rắn bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng... trong đó có một lượng đáng kể chất thải nguy hại đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ quy mô nhỏ, đến ảnh hưởng trên quy mô rộng lớn và tác động xấu tới sức khoẻ, đời sống con người và chất lượng môi trường chung.
Vì vậy, một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay là quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại. Trong bài này nhóm chúng tôi chỉ đề cập tới các biện pháp giảm thiểu và tái chế chất thải nguy hại để làm rõ hơn về công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.
PHẦN 2 NỘI DUNG
Chương 1 Tổng quát chung về giảm thiểu, tái sinh, tái chế và tái sử dụng CTNH
Giảm thiểu ô nhiễm CTNH bao gồm tất cả các hoạt động (giảm thiểu chất thải, giảm thiểu tại nguồn phát sinh, làm thay đổi đặc tính chất thải bớt nguy hại, hạn chế ô nhiễm, tái sinh tái sử dụng )nhằm giảm việc tạo ra chất thải nguy hại.
Trình tự áp dụng các biện pháp được trình bày theo sơ đồ sau:
Các kỹ thuật giảm thiểu CTNH
Giảm thiểu tại nguồn
Thay đổi sản phẩm
Sx sản phẩm mới
Duy trì sản phẩm
Thay đổi thành phần sản phẩm
Kiểm soát nguồn
Thu hồi – tái sử dụng
Quay vòng lại quy trình sản xuất
Dùng làm nguyên liệu cho quy trình khác
Tái chế
Xử lý thu hồi nguyên vật liệu
Chế biến như 1 sản phẩm phụ
Thay đổi nguyên liệu đầu vào
Sử dụng nguyên liệu tinh khiết
Thay thế nguyên liệu
Thay đổi kỹ thuật
Thay đổi quy trình
Thay đổi thiết bị, đường ống hay bố trí
Tự động háo
Thay thế chế độ hoạt động
Thực hiện tốt chế độ vận hành
Các phương thức đo và tiêu chuẩn đánh giá
Tránh lãng phí thất thoát
Quản lý tiến trình thực hiện
Cải tiến phương thức bốc dỡ hàng hóa
Kế hoạch sản xuất
Tái sinh/ tái sử dụng(tại nguồn, bên ngoài)
Xử lý
Tách nguồn và tăng nồng độ nguồn
Trao đổi hay bán
Thu hối vật chất năng lượng
Đốt hủy chất thải
Chôn lấp
Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp giảm thiễu tại nguồn là bước tiến hành được ưu tiên thực hiên đầu tiên theo xu hướng của hệ thống quản lý chất thải hiện nay.
Các bước tiến hành trong hệ thống quản lý CTNH sắp xếp théo thứ tự ưu tiên như sau:
Giảm thiểu tại nguồn
Tái sinh
Xử lý
Chôn lấp
Việc thực hiện giạm thiểu tại nguồn sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng giảm thiểu chất thải:
Xác định chất thải cần quan tâm
Tiến trình thực hiện
Các yếu tố tác động đến tiến trính thực hiện
Trong các yếu tố nêu trên, việc xác định loại CTNH nào đáng quan tâm cần giảm thiểu có thể dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Các tiến trình thực hiện là một vấn đề gây tranh cải giữa các nhà quản lý nhà nước và các nhà khoa học. vì đây là yếu tố nắm phần quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của chương trình giảm thiểu. các yếu tố tác động đến tiến trình thực hiện cũng rất đa dạng và phức tạp bao gồm nhiều nguyên nhân từ kỹ thuật, kinh tế đến các vấn đề xã hội. tuy nhiên xét về mặt kỹ thuật các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình nắm vai trò quan trọng đó là việc xác định loại, lượng thải và tiềm năng áp dụng kỹ thuật giảm thiểu đối với loại chất thải quan tâm. Vấn đề này xuất hiện do nhiều ngyên nhân sau:
Bản thân người thực hiện bị thiếu thông tin.
Khó khăn trong việc xác định lượng chất thải phát sinh theo nguyên liệu đầu vào.
Các nhà máy không thu thập dữ liệu để tính toán.
Sự thay đổi theo thời gian của các hoạt động công nghiệp, tính đa dạng của sản phẩm, yêu cầu của luật bảo vệ môi trường làm tác động đến lượng thải và đặc tính của chất thải.
Lượng thải giảm nhưng mức độ nguy hại của chất thải có thể như cũ, thậm chí còn lớn hơn.
Chương 2 Giảm thiểu tại nguồn
Kỹ thuật giảm thiểu CTNH tại nguồn có thể áp dụng cho tất cả các nhà máy có quy mô khác nhau từ nhỏ đến lớn, với công nghệ đơn giản đến phức tạp.các kỹ thuật hiện nay có thể đơn giản là sự thay đổi chế độ vận hành cho đến việc áp dụng các kỹ thuật thiết bị hiện đại tiên tiến.
Nhìn chung có thể chia các kỹ thuật giảm thiểu thành 4 nhóm chính sau:
Quản lý kiểm soát sản xuất
Cải tiến quy trình sản xuất
Giảm thể tích/khối lượng chất thải
Thu hồi, tái sinh, tái sử dụng
Việc lựa chọn kỹ thuật thực hiện phải dựa theo các thông tin về lượng chất thải phát sinh thực tế và chi phí quản lý chất thải. Điều này được thực hiện trong quá trình thiết lập chương trình và triển khai chương trình và đó là vấn đề chủ chốt trong một chương trình quản lý chất thải toàn diện
Các thành phần của một chương trình giảm thiểu bao gồm:
Phương thức thu thập dữ liệu.
Đánh giá các phương án.
Xác định tính hiệu quả kinh tế của kỹ thuật giảm thiểu
Một khi kỹ thuật đã được chọn lựa, nó được triển khai và trở thành một phần của việc quản lý và vận hành nhà máy. Ví dụ khi chúng ta muốn thay đổi dung dịch rửa là dung môi bằng các chất rửa có thành phần là nước để giảm độc tính của chất thải, điều này sẽ làm gia tăng tải trọng hữu cơ của nước thải và có thể dẫn đến giảm hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải.
2.1 Thay đổi sản phẩm
Sản xuất sản phẩm mới
Duy trì sản phẩm
Thay đổi thành phần sản phẩm
2.2 Quản lý và kiểm soát sản xuất
2.2.1 Thay đổi nguyên liệu đầu vào
Trong việc kiểm soát chính xác toàn bộ quy trình từ nguyên vật liệu, sản phẩm trung gian, thành phẩm các dòng thải liên quan ngày nay là một kỹ thuật giảm thiểu quan trọng.
Trong nhiều trường hợp có thể chất thải quá hạng dử dụng, không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bị nhiễm bẫn hoặc nguyên vật liệu không cần thiết, sự tràn đổ của chất thải hày thành phẩm bị hư. Chi phí để xử lý các loại chất thải này không chỉ bao gồm các chi phí thực tế phải trả cho việc xử lý mà còn bao gồm các chi phí cho nguyên vật liệu hay chi phí cho sản phẩm. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho bất kỳ công ty nào.
Vì vậy trong quá trình sản xuất chế biến cần thay thế nguyên liệu đang sử dụng bằng nguồn nguyên liệu tinh khiết để hạn chế được sự phát sinh CTNH,
Hai khái niệm cơ bản trong quản lý và kiểm soát sản xuất đó là: kiểm soát loại và lượng nguyên liệu có trong nhà máy và kiểm soát quá trình mua bán lưu trữ nguyên liệu song song với thành phẩm và dòng thải trong quá trình sản xuất của nhà máy.
Kiểm soát quản lý bao gồm các kỹ thuật để giảm thiểu quy mô quản lý và giảm lượng hóa chất nguy hại sử dụng từ đó gia tăng hiệu quả quản lý.
Những phương pháp để kiểm soát quản lý từ các thay đổi đơn giản về thứ tự các phương thức tiến hành đến việc triển khai sản xuất theo đúng tiến độ thời gian. Các hình thức quản lý này hầu như quen thuộc với tất cả nhà máy, tuy nhiên các nhà máy không nhận thức được công việc này có hiệu quả trong việc giảm thiểu chất thải nguy hại. việc mua chính xác loại nguyên liệu thật sự cần thiết cho sản xuất và thiết lập thời gian sử dụng là một trong những chìa khóa để kiểm soát quản lý chính xác. Khi mua nguyên vật liệu việc quyết định lượng và loại thùng chứa cũng ảnh hưởng đến việc giảm thiểu CTNH. Bên cạnh đó việc xây dựng một phương thức chuẩn cho tiến trình mua bán bao gồm các việc đánh giá thành phần, chất lượng, thời hạn sử dụng… cũng góp phần trong việc giảm thiểu.
Kiểm soát nguyên liệu bao gồm các phương pháp giảm thiểu thất thoát nguyên liệu và thành phẩm, cũng như các hư hỏng trong quá trình bố dỡ, sản xuất và lưu trữ.
Quá trình này bao gồm công tác lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm, quá trình thải và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm cũng như chất thải trong quá trình sản xuất cũng như trong nhà máy. Phương thức quản lý nguyên liệu chính xác sẽ đảm bảo nguyên vật liệu đi vào quy trình sản xuất mà không bị thất thoát do tràn đỗ, rò rĩ hay nhiễm bẫn. Điều này cũng sẽ đảm bảo là nguyên vật liệu được quản lý và sử dụng hiệu quả trong quá trình sản xuất mà không trở thành chất thải.
2.2.2 Cải tiến quy trình sản xuất
Cải tiến hiệu quả của quá trình sản xuất có thể giảm đáng kể việc tạo ra chất thải, việc áp dụng kỹ thuật này giúp cho việc giảm thiểu chất thải tại nguồn thải và từ đó giảm chi phí cũng như trách nhiệm đối với chất thải. các kỹ thuật về cải tiến quy trình sản xuất bao gồm cải tiến chế độ vận hành bảo dưỡng , thay đổi nguyên liệu, cải tến thiết bị.
Việc triển khai các chương trình huấn luyện cho nhân viên về giảm thiểu CTNH là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của chương trình giảm thiểu chất thải. vì vậy chương trình huấn luyện nên đề cập các vấn đề liên quan trực tiếp đối với quy trình sản xuất của nhà máy.
Các nội dung cần đề cập trong chương trình huấn luyện như sau:
Giải thích sự cần thiết giảm thiểu chất thải trong đó nhấn mạnh đến các lợi ích của chương trình đối với bản thân người công nhân và lợi ích đối với cộng đồng.
Giải thích các tác động của chương trình mà qua chương trình này môi trường làm việc của người công nhân được cải thiện.
Các cam kết quyết tâm thực hiện chương trình của lãnh đạo nhà máy.
Giải thích các thuật ngữ quản lý CTNH một cách đơn giản dễ hiểu.
Giới thiệu một cách tổng quát về các điều luật môi trường mà nhà máy phải tuân theo.
Khảo sát các cải tiến vận hành đã được thực hiện. Minh họa các thao tác vận hành đúng và sai bằng hình ảnh cụ thế qua video hay hình chiếu.
Gợi ý và khuyến khích cán bộ công nhân viên phát biểu các ý tưởng, phương pháp, biện pháp giảm thiểu và khảo sát tỉ mỉ các giải pháp hiệu quả từ đó xác định vấn đề giải quyết.
Chương trình bảo dưỡng bảo trì thiết bị có thể giảm được lượng chất thải tạo ra. Mặt dầu quá trính này củng tạo ra một số loại chất thải như vải lau, các bộ phận máy, dầu nhớt. Nhưng lượng chất thải này tương đối nhỏ và có thể áp dụng các kỹ thuật khác như phương thức vận hành, cải tiến thiết bị, phân loại tại nguồn, tái sinh thu hồi để giảm thiều lượng chất thải. để có thể đề ra một kế hoạch và thời gian bảo dưỡng thiết bị một cách hợp lý và hiệu quả về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật, các thông tin cần phải được thu thập và cập nhật liên tục:
Danh muc các thiết bị và vị trí lắp đặt trong nhà xưởng
Thời gian vận hành
Thời hạn tối đa
Các sự cố
Hồ sơ về các lần bảo dưỡng bảo trì trước đây
Sổ bảo trì do bên bán thiết bị cung cấp
Các thông tin dữ liệu về các đợt sữa chữa thiết bị trước đây.
Việc cải tiến quy trình sản xuất cũng đi kèm với việc thay đổi nguyên liệu -phương thức thay thế các nguyên liệu có tính nguy hại được sử dụng trong quá trình sản xuất bằng các nguyên liệu ít nguy hại hơn. Việc thay đổi này nhìn chung rất khó thực hiện, tuy nhiên nếu thay thế được thì phương thức này rất hiệu quả trong việc giảm thiểu CTNH. Một số ví dụ về giảm thiểu CTNH bằng việc thay đổi nguyên liệu:
Ngành công nghiệp/ hoạt động
Kỹ thuật
In
Thay thế mực in có dung môi hữu cơ bằng mực in có dung môi nước
Dệt nhuộm
Giảm lượng photphat trong nước thải bằng cách giảm lượng hóa chất có chứa photphat
Điều hòa không khí
Thay keo co dung môi hữu cơ bằng keo có chất kền là nước
Dược phẩm
Thay việc bọc thuốc với chất bọc có nền dung môi bằng bọc thuốc với chất nền là nước
Giao thông vận tải
Thay việc sử dụng xăng dầu bằng sử dụng xăng sinh học
Cải tiến quá trình thiết bị: Việc lắp đặt thiết bị mới hay cải tiến thiết bị cũng giảm thiểu đáng kể lượng chất thải phát sinh thông qua việc giảm thất thoát nguyên liệu, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giảm tỷ lệ phế phẩm trên sản phẩm trong quá trình sản xuất. việc cải tiến thiết bị hay lắp đặt thiết bị mới thường được triển khai sau khi đã có các đánh giá hiệu quả kinh tế của công việc.
Một số ví dụ về cải tiến thiết bị
Công đoạn
Kỹ thuật áp dụng
Phản ứng hóa học
Tối ưu hóa các thông số và cải tiến kỹ thuật
Tối ưu tỷ lệ phản ứng chất phụ gia
Loại bỏ được sử dụng chất xúc tác độc hại
Cải tiến thiết kế bể phản ứng
Lọc và rửa lọc
Loại bỏ và giảm việc sử dụng chất rửa cũng như xử lý màng lọc
Áp dụng rửa ngược
Tái sử dụng nước rửa
Tách nước bùn tối đa
Xử lý bề mặt
Kéo dài thời gian sử dụng bể rửa
Tái sử dụng nước rửa
Lắp đặt các vòi phun
Lắp đặt các van khóa
Tối ưu hóa quá trình sản xuất (Process optimization)
Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ... cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất. Ví dụ:
Tối ưu hóa tốc độ băng chuyền và hiệu chỉnh nhiệt độ thích hợp của máy màng co
Tối ưu hóa quá trình đốt nồi hơi ...
Cũng như quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
Bổ sung thiết bị (Equipment modification):
Lắp đặt thêm các thiết bị để đạt được hiệu quả cao hơn về nhiều mặt. Ví dụ:
Lắp đặt máy ly tâm để tận dụng bia cặn,
Lắp đặt các thiết bị cảm biến (sensor) để tiết kiệm điện, nước. VD: thiết bị cảm
biến thời gian (time sensor), thiết bị cảm biến chuyển động (motion sensor), v.v...
2.2.3 Thực hiện tốt chế độ vận hành
Cải tiến phương thức vận hành và bảo trì góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu chất thải tạo ra trong quá trình sản xuất. Hầu như nhà sản xuất nào cũng biết đến các phương thức vận hành cũng như chế độ bảo trì trang thiết bị, nhưng việc thực hiện cũng như chương trình giám sát bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đôi lúc bỏ qua. Điều này ảnh hưởng đến sản xuất và tạo ra một lượng lớn chất thải.
Phương thức vận hành quá trình sản xuất sao cho đạt được hiệu quả cao nhất hầu như rất phổ biến và không cần đầu tư hay chỉ đầu tư rất ít. Cải tiến phương thức vân hành là rất đơn giản, chủ yếu tập trung vào việc sử dụng nguồn nguyên liệu một cách tối ưu nhất cho quá trình sản xuất.
Thực hiện chế độ vận hành cần
Các phương thức đo và tiêu chuẩn đánh giá
Tránh lãng phí thất thoát
Quản lý tiến trình thực hiện
Cải tiến phương thức bốc dỡ hàng hóa
Kế hoạch sản xuất
Chương 3 Tái sinh, tái chế, tái sử dụng CTNH
3.1 Thu hồi – tái sử dụng
Là một kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao trong quản lý CTNH, hầu hết các kỹ thuật áp dụng đều quen thuộc với nhà sản xuất. Tùy theo điều kiện mỗi nhà máy mà việc thu hồi tái sinh tái sử dụng có thể thực hiện trong nhà máy hay bán cho các cơ sở sản xuất khác để tiến hành sử dụng các thành phần có giá trị khác trong chất thải đó.
Tái sử dụng CTNH: Sử dụng lại một sản phẩm nhiều lần nếu có thể, nhằm giảm lượng chất thải và giảm các nguồn lực phải sử dụng để tạo sản phẩm mới. Tái sử dụng bao gồm cả bán cho việc sử dụng hay sửa chửa để dùng tiếp, hoặc sử dụng sản phẩm vào nhiều mục đích.
3.1.1 Quay vòng lại quy trình sx
Giảm thể tích khối lượng chất thải
Công việc này bao gồm tách dòng thải và cô đặc dòng thải. Phương thức này đóng góp rất hiệu quả cho mục đích thu hồi tái sử dụng về sau như
Ngành công nghiệp
Kỹ thuật
Hạt nhựa
Thu gom nhựa thải và tái sử dụng cho lần sử dụng kế tiếp
Bảng mạch in
Dùng máy ép bùn loại lọc ép để tách nước bùn từ hệ thống xử lý nước thải sau đóbán cho các cơ sở thu hồi tái sinh kim loại
Phòng thí nghiệm
Chứa riêng các dung môi hữu cơ chứa clo và dung môi không chứa clo để tái sinh
Tách nguồn thải là kỹ thuật rất đơn giản. nó có thể là các kỹ thuật thu gom riêng các nguồn thải hay phân loại riêng các chất thải từ nguồn thải.
Cô đặc chất thải hay tăng nồn độ chất thải là phương thức sử dụng phương pháp hóa lý để giảm thể tích chất thải, gia tăng nồng độ các chất trong dung dịch cho mục đích thu hồi tái sử dụng. các kỹ thuật thường áp dụng là lọc chân không, bay hơi, siêu lọc…
3.1.2 Dùng làm nguyên liệu cho quy trình khác
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng cho một mục đích khác. Ví dụ:
Sử dụng siêu lọc để thu hồi thuốc nhuộm trong nước thải.
Thu hồi nước ngưng để dùng lại cho nồi hơi ...
Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích (Production of useful by-products)
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho một mục đích khác. Ví dụ:
Sản xuất cồn từ rỉ đường phế thải của nhà máy đường.
Sử dụng lignin trong nước thải sản xuất giấy làm phụ gia pha chế thuốc trừ sâu.
Thiết kế sản phẩm mới (New product design)
Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu
sử dụng các nguyên liệu độc hại. Ví dụ:
Sản xuất pin không chứa kim loại độc như Cd, Pb, Hg...,
Thay nắp đậy kim loại có phủ sơn bằng nắp đậy nhựa cho một số sản phẩm nhất
dịnh sẽ tránh được các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp đậy đó.
3.1.3 Lợi ích trong ngăn ngừa giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại.
Lợi ích kinh tế
Giảm bớt chi phí cho công tác quản lý chất thải nguy hại
Giảm chi phí về nguyên liệu và năng lượng
Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường cải thiện hình ảnh doanh nghiệp.
Lợi ích môi trường và xã hội
Giảm rủi ro đối với các công nhân và công và các thê hệ tương lai
Góp phần đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường hiện hành, bảo vệ môi trường tốt hơn
Góp phần bảo tồn tài nguyên và năng lượng
Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng xung quanh khu vực nhà máy
3.2 Tái sinh, tái chế CTNH
Để có thể tận dụng tối đa các nguồn nguyên vật liệu cũng như hạn chế các loại chất thải phát sinh, người ta thường chọn biện pháp tái sinh chất thải nguy hại. Tuy nhiên vấn đề tái sinh nếu không được kiểm soát kỹ sẽ gây ra các tác động xấu đến môi trường và con người không thể lường trước được.
Từ việc xem xét khả năng gây rủi ro do các hoạt động tái chế, tái sinh chất thải mà các hình thức tái sinh chất thải nguy hại được sắp xếp ưu tiên như sau:
Tái sinh hay tái sử dụng bên trong nhà máy
Tái sinh bên ngoài nhà máy
Bán cho mục đích tái sử dụng
Tái sinh năng lượng
Hiện có rất nhiều phương pháp tái sinh tái chế Chất thải nguy hại dựa trên việc áp dụng các quá trình hoá lý, hoá học hay quá trình nhiệt để thu hồi hay gia tăng nồng độ chất ô nhiễm phục vụ cho quá trình tái sinh, tái chế tiếp theo. Các phương pháp bao gồm:
Hấp thu băng than hoạt tính
Trao đổi ion
Chưng cất
Điện phân
Thuỷ phân
Trích ly băng chất lỏng hay xúc tác
Tách bằng màng
Hấp thụ khí, hơi
Bay qua lớp phim ngưng tụ hay hấp phụ mỏng
* Lợi ích từ việc tái sinh, tái chế, tái sử dụng chất thải nguy hại
Tiết kiệm tài nguyên, bảo toàn nguồn lực sản xuất, giảm chi phí sản xuất.
Giảm việc khai thác tải nguyên quá mức
Giải quyết việc lam và mang lại thu nhập cho người lao động
Ngăn ngừa sự phát tán chất độc vào trong môi trường
Cung cấp nguyên vật liệu có giá trị trong công nghiệp
Kích thích phát triển những qui trình sản xuất sạch hơn
Tránh phải thực hiện quá trình mang tính bắt buộc như xử lý hoặc chôn chất thải.
Giảm chi phí xử lý chất thải nguy hại
Giảm rủi ro đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng
Chương 4: Xử lý CTNH
4.1 Các phương pháp xử lý CTNH
Trong thời gian nghiên cứu, tìm kiếm và triển khai các biện pháp giảm thiểu chất thải, các nhà máy vẫn sản xuất, nên chất thải nguy hại tiếp tục được phát thải vào môi trường. Lượng chất thải ngày càng gia tăng, vì vậy chúng ta phải thực hiện xử lý chất thải nguy hại đó.
Khi chưa thực hiện chương trình giảm thiểu chất thải, tải lượng chất thải sinh ra lớn và tích lũy ngày càng nhiều. Khi đã triển khai các biện pháp giảm thiểu, tận dụng chất thải, lượng chất thải giảm đi đáng kể nhưng chúng vẫn tồn tại trong môi trường. Do đó, chúng ta vẫn cần phải tiến hành xử lý, thải bỏ chất thải một cách an toàn, theo các phương pháp được trình bày dưới đây.
4.1.1 Phương pháp hóa - lý
Tr