Chuyên đề Giới thiệu phụ gia thay thế muối nitrite

 Kemp (1974) đã đặt câu hỏi: “Chúng ta sẽ tìm những chất thay thế có thể đảm nhận tất cả những công việc của nitrite, hay ta nên thỏa mãn với những nguyên liệu chỉ tác dụng với một trong những hiệu quả đó? nếu một chất thay thế ảnh hưởng đến màu, và một chất khác có hoạt tính chống vi khuẩn, chúng ta nên trộn lẫn không? Và, nếu hay khi chúng ta tìm thấy một chất hiệu quả thế, FDA hay những cơ quan kiểm soát chất lượng thịt sẽ nói gì?” Trong nỗ lực để trả lời 2 câu hỏi đầu tiên, rõ ràng là khả năng tìm thấy một hợp chất đơn độc có tất cả những tính chất tương tự với nitrite thì còn xa. Nitrite rất độc đáo vì là bản thân một mình phụ gia này có thể đủ để giữ màu của thịt chế biến với hợp chất nitrosyl protoheme chịu nhiệt, hương vị chế biến đặc trưng, kéo dài thời gian bảo quản lạnh với những sản phẩm chế biến mà không lo lắng về sự phát triển của mùi vị lạ, hoạt tính kiềm hãm sự phát triển của vi sinh vật (bào tử C.boulinum). Tuy nhiên, những phụ gia khác có thể mô phỏng ảnh hưởng của nitrite trên thịt và vì thế câu trả lời nằm ở sự phát triển các hỗn hợp xử lí không cần nitrite. Kemp (1974) đứng trên quan điểm thương mại, thì cho rằng giữ màu sắc là chức năng quan trọng nhất của nitrite, trong khi đó từ quan điểm sức khỏe thì chống vi sinh vật lại quan trọng nhất. Ngược lại, những người sành ăn thì cho rằng mùi vị là trên hết, trong khi hiệu quả chống oxy hóa là thuộc tính ít đáng kể nhất. Tuy nhiên, hai hiệu quả này cơ bản có mối tương quan lẫn nhau.  Theo Sofos và Busta (1980), bất kỳ chất nào thay thế cho muối nitrite : o Nên thích hợp sử dụng trong tất cả các sản phẩm chế biến từ thịt. o Có thể kiểm soát các vi sinh vật mà vẫn đảm bảo cho sức khỏe cộng đồng o Hạn chế sự hư hỏng sản phẩm và không có ảnh hưởng xấu cho các vi khuẩn có lợi như vi khuẩn lactic có mặt trong các sản phẩm thịt lên men.

doc39 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giới thiệu phụ gia thay thế muối nitrite, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC BM CNCB THỊT – THỦY SẢN **** CHUYÊN ĐỀ: GIỚI THIỆU PHỤ GIA THAY THẾ MUỐI NITRITE GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hiền SVTH: HC07TP MỤC LỤC Đặt vấn đề: Kemp (1974) đã đặt câu hỏi: “Chúng ta sẽ tìm những chất thay thế có thể đảm nhận tất cả những công việc của nitrite, hay ta nên thỏa mãn với những nguyên liệu chỉ tác dụng với một trong những hiệu quả đó? nếu một chất thay thế ảnh hưởng đến màu, và một chất khác có hoạt tính chống vi khuẩn, chúng ta nên trộn lẫn không? Và, nếu hay khi chúng ta tìm thấy một chất hiệu quả thế, FDA hay những cơ quan kiểm soát chất lượng thịt sẽ nói gì?” Trong nỗ lực để trả lời 2 câu hỏi đầu tiên, rõ ràng là khả năng tìm thấy một hợp chất đơn độc có tất cả những tính chất tương tự với nitrite thì còn xa. Nitrite rất độc đáo vì là bản thân một mình phụ gia này có thể đủ để giữ màu của thịt chế biến với hợp chất nitrosyl protoheme chịu nhiệt, hương vị chế biến đặc trưng, kéo dài thời gian bảo quản lạnh với những sản phẩm chế biến mà không lo lắng về sự phát triển của mùi vị lạ, hoạt tính kiềm hãm sự phát triển của vi sinh vật (bào tử C.boulinum). Tuy nhiên, những phụ gia khác có thể mô phỏng ảnh hưởng của nitrite trên thịt và vì thế câu trả lời nằm ở sự phát triển các hỗn hợp xử lí không cần nitrite. Kemp (1974) đứng trên quan điểm thương mại, thì cho rằng giữ màu sắc là chức năng quan trọng nhất của nitrite, trong khi đó từ quan điểm sức khỏe thì chống vi sinh vật lại quan trọng nhất. Ngược lại, những người sành ăn thì cho rằng mùi vị là trên hết, trong khi hiệu quả chống oxy hóa là thuộc tính ít đáng kể nhất. Tuy nhiên, hai hiệu quả này cơ bản có mối tương quan lẫn nhau. Theo Sofos và Busta (1980), bất kỳ chất nào thay thế cho muối nitrite : Nên thích hợp sử dụng trong tất cả các sản phẩm chế biến từ thịt. Có thể kiểm soát các vi sinh vật mà vẫn đảm bảo cho sức khỏe cộng đồng Hạn chế sự hư hỏng sản phẩm và không có ảnh hưởng xấu cho các vi khuẩn có lợi như vi khuẩn lactic có mặt trong các sản phẩm thịt lên men. Những hợp chất có khả năng thay thế muối nitrite: Thuộc tính màu sắc: Các hợp chất có khả năng thay thế nitrite: Vẻ bề ngoài là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi đánh giá chất lượng và vị ngon của thịt và sản phẩm thịt. Trong ba yếu tố chất lượng chính của thịt, màu, hương vị và cấu trúc; màu là cái quan trọng nhất vì nếu thực phẩm không có vẻ bề ngoài hấp dẫn, khách hàng có thể không bao giờ thưởng thức đến hương vị hay cấu trúc của nó (Francis 1994). Nhiều nghiên cứu đã ủng hộ quan điểm đó (Koastyla và Clydesdale 1978). Màu của thịt có thể bị ảnh hưởng bởi hàm ẩm và hàm lượng chất béo nhưng cơ bản đó là số lượng hemoprotein tồn tại, đặc biệt là myoglobin (Mb) và quan hệ của nó với môi trường xung quanh đã quyết định đến màu sắc của thịt (Livingston và Brown 1981; Lawrie 1991, Ledward 1992). Việc bổ sung nitrite vào thịt, theo sau bởi quá trình xử lí nhiệt, tạo ra chất màu hồng ổn định. Chuỗi phản ứng chính xác dẫn đến hình thành chất màu của thịt chế biến (cooked cured-meat pigment - CCMP) trong thịt vẫn chưa được hiểu rõ. Nếu nitrite bị loại khỏi sản phẩm thịt chế biến, kết quả thịt sẽ có màu be hay màu nâu vàng, trừ phi một hợp chất màu thích hợp được thêm vào. Mặc dù việc tìm thấy một chất thay thế nitrite để mô phỏng màu sắc đặc trưng của thịt là quan trọng, nhưng chỉ có một số ít báo cáo đã tìm thấy những hợp chất hay quá trình có thể mô phỏng hiệu quả cố định màu chọn lọc của nitrite trong mô cơ. Những dữ liệu về độc tính trên những chất màu tiềm năng cho thịt đã xử lí thì còn giới hạn hoặc không tồn tại. Nhiều hợp chất hương và dị vòng chứa ni tơ, có thể bảo quản hay giữ ổn định màu đỏ của thịt tươi và thịt chế biến, đã được nghiên cứu và đạt được một số thành tựu. Bao gồm: sử dụng nicotinic acid (Coleman and Steffen 1949), dẫn xuất pyridine (Dekker 1958; Hopkins và Sato 1971), tetrazole (van den Oord và DeVries 1971) và những hợp chất dị vòng như purine, pyrimidine, imidazole, pyrazine, triazine và dẫn xuất của chúng (Tarladgis 1967). Một vấn đề chung với những hợp chất này là chất màu tạo ra từ mỗi hợp chất trên cơ bản ít ổn định với phản ứng oxi hóa hơn CCMP tạo ra từ nitrite. Brown (1973) đề nghị một hợp chất phản ứng với Mb với cách tương tự như NO tạo ra một màu như NOMb tạo ra được. Tác giả này đã kiểm tra những hợp chất dị vòng chứa Ni tơ và nhận thấy methyl và hexyl nicotinate và N,N-diethylnicotinamide có thể phản ứng với Mb và hình thành một màu đỏ có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, những chất màu này ít ổn định hơn chất màu của thịt xử lí nitrite sau quá trình xử lí nhiệt. Howard et al. (1973) đã nghiên cứu nhiều phối tử ni tơ, bao gồm dẫn xuất pyridine, amino acid và amino acid ester, về khả năng của chúng trong việc hình thành chất màu hồng ổn định trong hệ thống thịt chế biến. Methyl và hexyl nicotinate và N,N-diethylnicotinamide là những chất nhiều triển vọng nhất tạo ra ferrohemochorme ổn định nhất trong hỗn hợp thịt nghiền chế biến. Bổ sung ascobic acid hay glucono-d-lactone 0.05% (w/w) đã cải thiện màu cũng như ổn định chất màu hình thành. Methyl nicotinate, trigonelline và N,N-diethylnicotinamide cũng đạt hiệu quả khi so sánh với 10 hay 20mg/kg natri nitrite trong việc hình thành màu hồng ổn định cho thịt. Màu tạo ra có thể chấp nhận hơn màu tạo ra do xử lí nitrite sau 10 tuần bảo quản ở 5°C và trong không khí (Howard et al. 1973). Không may, N,N-diethylnicotinamide và vài dẫn xuất của nicotinic acid và nicotinamide được biết đến là có những tính chất gây giãn mạch máu, dù rất nhỏ. Smith và Burge (1987) đã thử mô phỏng màu thịt chế biến bằng cách sử dụng protoporphyrin-IX, nhưng giá trị Hunter L,a,b và quang phổ của những chất màu chiết tách từ hệ xử lí protoporphyrin-IX khá khác biệt với những mẫu xử lí nitrite. Dymicky et al. (1975) kiểm tra hơn 300 hợp chất hóa học về khả năng của chúng trong việc hình thành hemochrome trong dung dịch huyền phù và nhũ tương của thịt tại 70°C. Hầu hết những hợp chất được nghiên cứu đều là những hợp chất dị vòng chứa Ni tơ và làm cho thịt chế biến chuyển từ màu be sang hồng đến tía. Đa số chất tạo màu hiệu quả được thay thế là pyridine và isoquinoline. Việc cố định màu có liên quan đến sự tự nhiên của nhóm thế và vị trí của của nó trên vòng. Màu tốt nhất và hemochrome ổn định nhiệt nhất được tạo ra từ dẫn xuất của pyridine chứa những nửa nhóm carbonyl tại vị trí 3. Vì thế, 3- và 4-acyl dẫn xuất pyridine được dùng kiểm tra khả năng hình thành màu trong xúc xích không có nitrite. Bảng 1 liệt kê vài hợp chất sử dụng, màu tạo ra, sự đánh giá sơ bộ độ ổn định của những chất màu đạt được. Bảng 1: Các hợp chất ni tơ dị vòng có thể thay thế khả năng tạo màu của nitrite trong xúc xích a (theo Dymicky et al. 1975) a mức độ mờ dần sau 20 phút trong không khí. Mức độ hơi mờ (slight fading) là mức độ so với màu của xúc xích có dùng nitrite (Dymicky ef a!. 1975). Trong những hợp chất được nghiên cứu, 3-butyroylpyridine tạo ra màu hồng tốt và ổn định tương tự như màu của mẫu có nitrite. Fox et al. (1975) báo cáo rằng những chất khử đã tăng độ ổn định của pyridine hemochrome trong xúc xích. Dù vậy, những nghiên cứu này của Fox và cộng sự (Dymicky et al. 1975; Fox et al. 1975) được thực hiện cho mục đích thiết lập cấu trúc của những hợp chất sẽ phản ứng với những thành phần của thịt để tạo ra một màu phù hợp. Ảnh hưởng trên mùi vị và độc tố của nhóm thay thế trong nghiên cứu chưa được xem xét. Betalaine: Vì số lượng của những chất màu nhân tạo thì giới hạn, và độ an toàn của một số chất còn là câu hỏi, von Elbe and Maing (1973) và von Elbe et al. (1974a,b) đã nghiên cứu sử dụng những chất màu tự nhiên từ củ cải đỏ (Beta vulgaris). Loại củ này chứa cả những hợp chất màu đỏ và vàng thuộc một lớp được biết đến là betalaine (Pasch er al. 1975). Betalaine là những ammonium amino aicd bậc bốn có độ hòa tan cao và vì thế được chiết xuất từ mô thực vật bằng nước. Chúng được chia thành hai subclass là betacyanin (đỏ) và betaxanthine (vàng). Chất màu betacyanin chính trong củ cải đỏ là betanine (chiếm 75 – 95%) Hình 1: Cấu trúc hóa học của chất tạo màu đỏ: betanine Vì bột củ cải được phép sử dụng như chất màu thực phẩm và nó cũng là nguồn cung cấp dồi dào chất màu đỏ, von Elbe et al. (1974) đã sử dụng nó để giả màu thịt chế biến trong những sản phẩm xúc xích lên men bán khô, hun khói và nấu. Màu của những sản phẩm trên được đo bằng cách sử dụng những giá trị Hunter L, a, b. Những giá trị Hunter a và b được ghi chú trong xúc xích chứa nitritehitrate và những cái khác chứa chất màu củ cải. Màu của xúc xích chứa betalain ổn định với ánh sáng suốt quá trình bảo quản hơn màu của những mẫu xử lí với nitritehitrate, nhưng những chuyên gia cảm quan có thể phát hiện ra sự khác biệt chút ít về mùi vị và màu sắc giữa những mẫu chứa betalain và chứa nitrite. Những kết quả tương tự cũng được báo cáo trong Dhillon and Maurer (1975), họ đã sử dụng chất màu betalain trong trong những sản phẩm xúc xích không có nitrite với nguyên liệu là thịt gà tây. Việc thêm chất màu betalain ở mức 25 mg/kg đã tạo ra màu tương tự màu sản phẩm xử lí nitrite. Dù điểm cảm quan chỉ ra sự ưa thích hơn đối với xúc xích có bổ sung betalain vì màu sắc đẹp trong xúc xích nhưng không có việc kiểm tra mùi vị. Guerra er al. (1994) sử dụng bột của cải đỏ như tác nhân tạo màu trong sản phẩm thịt đùi chế biến. Những mẫu được đo về màu sắc sau 0, 30 và 90 ngày bảo quản và so sánh với mẫu chuẩn chứa erythrosine. Kết quả xác định màu của thịt đùi ổn định đến trên 60 ngày bảo quản, nhưng sau 90 ngày , có sự tăng lên màu vàng và sự giảm màu đỏ trong sản phẩm. Ngoài bột củ cải và những chiết xuất từ nó, nhiều chất màu tự nhiên khác cũng được ứng dụng làm chất tạo màu đỏ cho thịt và sản phẩm từ thịt. Ví dụ gồm Ankak, chất màu từ bánh gạo lên men (Fink-Gremmels er al. 1990; Shehata et al. 1998), chiết xuất vỏ củ cải (Sugita ef al. 1993), bột ớt, b - carotene và curcumin. Bloukas et al. (1999) đã kiểm tra ảnh hưởng của những chất màu tự nhiên được cho phép trong tổ chức châu Âu lên màu sắc của xúc xích. Ngoài màu tự nhiên, xúc xích được chuẩn bị có và không có natri nitrite. Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng cho thấy việc thêm betanin kết hợp với natri nitrite (với liều lượng thấp hơn) đã đạt điểm đánh giá cao nhất cho khả năng chấp nhận sản phẩm xúc xích, dù những mẫu không có nitrite cũng cho kết quả khá tốt. Cánh kiến đỏ: Trong một nghiên cứu tương tự, Madsen et al. (1993) đã báo cáo rằng trong thịt heo chế biến, việc thêm 40mg/kg màu cánh kiến đỏ tạo ra màu sắc tương tự với màu sản phẩm chuẩn chứa 5.4 mg/kg erythrosine, được đo bằng phương pháp so màu và đánh giá bởi một hội đồng cảm quan. Cánh kiến đỏ được lấy từ côn trùng Dactylopius coccus Costa và chế phẩm thương mại chứa 20 – 50% thành phần tạo màu carminic acid. Không may, cánh kiến đỏ phải được kết hợp với lượng nitrite thấp mới tạo ra vẻ ngoài độc đáo và bền cho sản phẩm thịt , nó không thể sử dụng độc lập như là chất thay thế cho nitrite. Hơn nữa, sản xuất lượng lớn chất màu này để ứng dụng cho thịt và các sản phẩm từ thịt nghe có vẻ như không kinh tế. Năm 1975 một nghiên cứu ở Mỹ đề xuất việc sử dụng hỗn hợp chế biến không có nitrite cho việc mô phỏng hoạt động của nitrite. Hệ đa cấu tử bao gồm chất màu đỏ (erythrosine; hình 2), chất chống oxi hóa, tác nhân chống khuẩn và tất cả những phụ gia chế biến khác ngoại trừ nitrite. Hình 2: Cấu trúc hóa học của chất tạo màu đỏ: Erythrosine Những nỗ lực hướng đến sự phát triển của hệ thống chế biến không có nitrite, đạt được những thuộc tính như mong muốn cho sản phẩm thịt chế biến mà không sợ việc hình thành N – nitrosamine và có thể ứng dụng trong công nghiệp đã thành công. Sử dụng chất màu thịt chế biến (CCMP) trong sản xuất các sản phẩm thịt chế biến: Chất màu được sản xuất từ hồng cầu (RBC) của động vật (cừu, ngựa,…), phụ phẩm của công nghiệp giết mổ, và một tác nhân nitroso hóa (R – NO) có sự hiện diện của một chất khử. Chất màu này có thể được chuẩn bị trực tiếp, quá trình một giai đoạn hay bằng phương pháp gián tiếp thông qua trung gian hemin (Shahidi et af. 1984; 1985; 1994; Shahidi và Pegg 1991). Hemin CCMP Hình 3: Sự hình thành CCMP từ Hemin Hình 4 cung cấp một sơ đồ một quá trình chuẩn bị CCMP từ hemin, chiết xuất từ hồng cầu bò và nitric oxide (NO). Hemin có thể được chiết xuất từ tế bào hồng cầu bằng phương pháp acetic acid của Schalfejew (1885) hay phương pháp acetic acid-acetone của Labbe và Nishida (1957). Những tinh thể tạo ra được hòa tan vào dung dịch natri carbonate và được bổ sung “cocktail” chứa natri tripolyphosphate (STPP), natri ascorbate và natri acetate (Pegg [1993] hay Shahidi et af. [1994]). Nitric oxide được đưa vào dung dịch sản xuất CCMP, làm giảm pH giúp CCMP kết tủa. Những kết tủa này được rửa với lượng nhỏ dung dịch natri ascorbate để loại bỏ hoàn toàn dấu vết của nitrite và nitrous acid trước khi sử dụng trong sản phẩm thịt. Hình 4: Sơ đồ chuẩn bị CCMP từ hemin Tế bào hồng cầu (bò, ngựa…) Phối trộn Tách protein Hình thành Hemin Acid acetic, NaCl Nước Tạo tinh thể Hemin [NO] Tách nước Nước CCMP Ứng dụng của CCMP trong công nghệ chế biến thịt Hiệu quả tạo màu của CCMP và những chất kết hợp được kiểm tra trong thịt heo nghiền. Tính chất màu của hệ thịt heo này, sau khi nấu, được kiểm tra và so sánh với màu trong những mẫu chưa chế biến và những mẫu xử lí với nitrite (Shahidi and Pegg 1990; xem hình 5). Việc thêm natri nitrite vào thịt heo nghiền đã oxi hóa sắt heme thành dạng Fe3+ và tạo ra màu nâu của nitrosylmetmyoglobin. Qua xử lí nhiệt, màu hồng nhạt của nitrosylmyochromogen hay CCMP, được tạo ra. Không có sự khác nhau có ý nghĩa (P>0.05) trong những giá trị Hunter L và b của thịt heo chế biến có bổ sung lượng natri nitrite từ 25 đến 156 mg/kg, nhưng có sự tăng lên có nghĩa (P<0.05) của giá trị Hunter a khi lượng nitrite cho vào tăng lên. Hình 5: Giá trị L,a,b của sản phẩm thịt heo nấu được xử lý với CCMP (●) và với Nitrite(▲) (theo Pegg 1993) Việc bổ sung CCMP vào thịt bò nghiền ở 3 – 30 mg/kg tạo ra màu hồng sau quá trình xử lí nhiệt trong mọi trường hợp nhưng với cường độ khác nhau, tương tự với những mẫu thịt sử dụng nitrite. Dù nhiều mức độ của CCMP được thêm vào, các số liệu về màu đã chứng minh rằng giá trị Hunter a và góc màu (artan b/a) (biểu thị màu đỏ) của những mẫu thịt xử lí màu ở nồng độ 12 – 18mg/kg thì không khác nhau có nghĩa với những mẫu xử lí nitrite (bảng 2). Như trường hợp thịt xử lí nitrite, giá trị Hunter b không khác nhau có nghĩa với những mẫu khác. Khi nồng độ bổ sung CCMP tăng lên, có một sự sụt giảm tương đương ở giá trị Hunter L không giống với mẫu xử lí nitrite, chứng tỏ những sản phẩm thịt có màu hơi sẫm hơn. Hơn nữa, khi nồng độ CCMP tăng lên, có sự tăng lên có nghĩa (P<0.05) giá trị Hunter a và sự giảm xuống giá trị góc đo màu, điều đó cho thấy cường độ mày hồng mạnh hơn trong các sản phẩm. Điều này có lẽ là kết quả của sự tăng nồng độ nitrosylprotoporphyrin trong thịt. Bảng 2: Ảnh hưởng của các nồng độ CCMP khác nhau lên giá trị màu Hunter của thịt1 (theo Shahidi and Pegg 1990) [1] Các mẫu được chuẩn bị với 20% nước cất và 550 mg/kg acid ascorbic Để minh họa cho sự quan trọng của sắt trong mạng lưới porphyrin cho sự phát triển của màu trong thịt chế biến không sử dụng nitrite, protoporphyrin-IX (PP-IX) được thêm vào thịt heo nghiền. Smith và Burge (1987) đã đề nghị sử dụng PP – IX như chất màu tự nhiên trong thịt không sử dụng nitrite. Việc bổ sung PP – IX vào thịt tươi ở các mức 60, 100, 150 và 250 mg/kg, đã cho sản phẩm có màu đỏ hồng trước khi gia nhiệt. Tuy nhiên, sau khi nấu, thịt xử lí PP – IX chuyển thành màu nâu đen ngược với màu hồng của thịt dùng nitrite. Dù mức ý nghĩa tăng lên ở giá trị Hunter a của thịt xử lí PP – IX, những mẫu này lại tương tự với thịt chế biến không qua xử lí hơn là thịt xử lí nitrite hay CCMP. Thịt heo xử lí PP – IX với nồng độ tăng dần cũng có vẻ ngoài tối hơn được chỉ rõ qua sự tăng lên giá trị L (bảng 3) Sử dụng PP – IX trong hệ thịt nghiền không mô phỏng được màu hồng như thịt xử lí với nitrite hay CCMP sau quá trình nhiệt. Vậy sự vắng mặt của sắt trong liên kết PP – IX đã loại trừ sự phát triển của màu thịt chế biến trong sản phẩm cuối cùng (Giddings 1977). Những nghiên cứu cho thấy cường độ màu của thịt xử lí nitrite hay CCMP phụ thuộc hàm lượng Mb trong thịt nguyên liệu (Shahidi and Pegg 1991; Pegg 1993; Stevanovid et al. 1997). Hàm lượng hemoprotein ban đầu trong những mẫu cơ thịt heo rất nhạt, đặc trưng và màu sẫm được xác định lần lượt là 0.76, 1.22 và 1.76 mg myoglobin đương lượng/ gam mô khô (mg Mb eq/g mô). Trong 3 loại thịt heo này, loại chứa 1.76 mg Mb eq/g mô sau khi xử lí với nitrite, giá trị Hunter a xấp xỉ 1 đến 3.5 đơn vị cao hơn thịt heo chứa 1.22 và 0.76 mg Mb eq/g mô (bảng 3). Hơn nữa, giá trị góc đo màu tăng lên khi nồng độ Mb giảm. Việc bổ sung CCMP với những nồng độ khác nhau vào thịt dẫn đến sự tăng lên ở giá trị Hunter a, nhưng màu cuối cùng của thịt xử lí CCMP phụ thuộc vào hàm lượng Mb ban đầu (Pegg and Shahidi 1990). Bảng 3: Ảnh hưởng của hàm lượng Mb lên giá trị màu Hunter của thịt heo nghiền1(theo Pegg and Shahidi 1990) [1]Các mẫu được chuẩn bị với 20% nước cất và 550 mg/kg acid ascorbic Vì phần thịt ăn được của động vật có thể chứa từ hàm lượng rất thấp (được nhận thấy trong một số loại cá) đến khá cao hemoprotein (trong thịt cá voi), chất lượng CCMP được thêm vào sẽ phải điều chỉnh để đạt được màu chế biến hấp dẫn trong sản phẩm cuối cùng. Nói chung, để tạo được màu sắc tối ưu cho thịt, nồng độ CCMP sử dụng càng cao khi hàm lượng Mb trong thịt càng cao. So sánh ảnh hưởng của natrinitrite và CCMP được tiến hành trên các mẫu thịt heo, thịt bò, thịt cừu, thịt hải cẩu và cá tuyết surimi. Dùng máy đo màu tiến hành đo các mẫu trên thu được các giá trị: L ( độ sáng) a (độ đỏ) b (độ vàng) Từ các giá trị này ta xác định được các thông số màu: giá trị cường độ màu, góc màu và độ lệch màu so với mẫu ban đầu ΔE. Sau khi khảo sát thu được kết quả sau: Dùng muối nitrite: các mẫu thịt có màu đỏ tăng đáng kể (P < 0,05), độ màu cũng tăng nhưng góc màu giảm. Dùng CCMP: tăng giá trị a, giảm giá trị L so với mẫu đối chứng. Độ màu tăng tương ứng với giảm góc màu Theo dõi sự thay đổi của của các giá trị L, a, độ màu và góc màu phụ thuộc vào nồng độ của CCMP. Nếu tăng nồng độ CCMP thì tăng giá trị a và góc màu, giảm giá trị L và độ màu. Giá trị tính toán ΔE phụ thuộc vào lượng CCMP cho vào và loại thịt sử dụng. Giá trị ΔE tăng khi tăng nồng độ CCMP. Sử dụng nitrite làm tăng giá trị a và màu đỏ của thịt do hình thành các chất nitrosylhemochromogen, mức độ hình thành phụ thuộc vào hàm lượng Mb có chứa trong thịt. Cá surimi có sử dụng nitrite sau khi đem xử lý nhiệt thì không có màu hồng. Điều này do thiếu các chuỗi Mb trong thịt cá. Tăng giá trị a có thể đạt đến mức độ nào đó khi sử dụng CCMP ở những liều lượng khác nhau cho thịt có chứa dư hemoprotein. Lượng CCMP sử dụng cho các mẫu để tạo màu giống như sử dụng nitrite phụ thuộc vào số Mb có trong mẫu thịt. Kết quả thu được tương tự như báo cáo của Stevanovid ( 1997). Thịt có chứa nhiều Mb thì cần bổ sung thêm lượng lớn CCMP để đạt được màu sắc đặc trưng của thịt. Giá trị L của thịt khi sử dụng CCMP thấp hơn so với thịt dùng nitrite. Điều này thể hiện rõ hơn khi tăng lượng CCMP. Đây là kết quả không mong đợi, khi thêm CCMP sẽ làm tăng lượng hem tổng vì thế nên tạo ra màu tối hơn. Không giống như nitrite, CCMP không chuyển đổi Mb thành dẫn xuất nitrosyl. Ảnh hưởng của CCMP và nitrite lên độ kết tủa màu và góc màu đã đạt được theo hướng mong đợi và phụ thuộc vào góc màu và cường độ màu. Các ΔE phụ thuộc vào loài và loại thịt. Thịt dùng CCMP thì giá trị ΔE có sự khác biệt tương ứng với a. Một kết luận tương tự cũng có thể được rút ra bằng cách tính độ giảm góc màu. Sự khác nhau về góc màu bắt nguồn chủ yếu từ những biến đổi của a và giá trị b tương ứng thì không bị ảnh hưởng. Màu không thể hiện rõ ở thịt cá surimi khi đã sử dụng nitrite là do sự thiếu các hemoprotein trong thịt cá (Pegg 1993