Thuế là nguồn thu chính của Ngân sách Nhà nước, thuế được sử dụng như là một công cụ quan trọng nhằm bảo đảm thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, khuyến khích đầu tư.Ngoài ra nó cũng góp phần đưa nền kinh tế phát triển theo một quỹ đạo thống nhất, nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Ở nước ta thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) trước đây được gọi là thuế doanh nghiệp. Từ khi cải cách thuế bước 1 vào năm 1990 thì nó được đổi tên thành thuế doanh thu. Thuế doanh thu có nhiều mức thuế suất, được phân biệt theo ngành và mặt hàng, nó có nhược điểm lớn nhất là thu thuế trùng lắp cho nên khi chuyên môn hoá càng sâu thì số thuế phải nộp lại càng nhiều. Do vậy, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, giá cà hàng hoá do cung - cầu trên thị trường quyết định thì thuế doanh thu với nhiều mức thuế suất đã không còn phù hợp nữa, nếu ta vẫn tiếp tục duy trì thì sẽ chỉ làm tăng lên khó khăn, phức tạp trong quản lý và tạo nhiều kẽ hở cho việc trốn lậu thuế.
Thực hiện chương trình cải cách thuế bước 2, Luật thuế GTGT đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 11 (từ ngày 2/4 đến ngày 10/5/1997); có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999 thay cho Luật thuế doanh thu. Thuế GTGT ra đời đã chứng tỏ được những ưu thế của nó, đặc biệt là vấn đề đảm bảo được số thu cho Ngân sách, khắc phục được tính trùng lặp của thuế doanh thu. Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành Luật thuế GTGT cũng nảy sinh nhiều khó khăn vướng mắc mà bằng chứng của nó la Bộ tài chính đã phải ban hành rất nhiều văn bản để hướng dẫn thi hành Luật. Trong số những vướng mắc ấy nổi cộm lên là công tác hoàn thuế GTGT. Công tác hoàn thuế GTGT là một nghiệp vụ của Luật thuế GTGT, nó bao hàm rất nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội và cũng là một cách để các đối tượng nộp thuế (ĐTNT) lợi dụng kẽ hở để lừa đảo, bòn rút tiền của Nhà nước.
Phòng quản lý doanh nghiệp Nhà nước số 2 thuộc Cục thuế Hà Nội (còn gọi là phòng quản lý các doanh nghiêp Nhà nước thuộc khối Công - nông - ngư nghiệp) là phòng quản lý thu tập trung nhiều đơn vị trọng điểm có số thu Ngân sách lớn và số thuế xin hoàn và được hoàn cao nhất toàn Cục thuế. Thực tế việc thực hiện công tác thu thuế GTGT và hoàn thuế GTGT không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, mà liên tục nảy sinh những vấn đề cần phải hoàn thiện: các doanh nghiệp liên tiếp kêu ca về việc hoàn thuế chậm, phiền phức; nhiều trường hợp lợi dụng hoàn thuế để lừa đảo hàng chục tỷ đồng cũng bị phanh phui.Thực tế đó đòi hỏi phải nghiên cứu để hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh Luật thuế, tránh làm thất thoát Ngân sách, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà em đã quyết định chọn đề tài:" Hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề gồm có ba phần chính sau đây:
Chương I: Lí luận chung về hoàn thuế và hoàn thuế GTGT
Chương II: Thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoàn thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
76 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là nguồn thu chính của Ngân sách Nhà nước, thuế được sử dụng như là một công cụ quan trọng nhằm bảo đảm thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, khuyến khích đầu tư..Ngoài ra nó cũng góp phần đưa nền kinh tế phát triển theo một quỹ đạo thống nhất, nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Ở nước ta thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) trước đây được gọi là thuế doanh nghiệp. Từ khi cải cách thuế bước 1 vào năm 1990 thì nó được đổi tên thành thuế doanh thu. Thuế doanh thu có nhiều mức thuế suất, được phân biệt theo ngành và mặt hàng, nó có nhược điểm lớn nhất là thu thuế trùng lắp cho nên khi chuyên môn hoá càng sâu thì số thuế phải nộp lại càng nhiều. Do vậy, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, giá cà hàng hoá do cung - cầu trên thị trường quyết định thì thuế doanh thu với nhiều mức thuế suất đã không còn phù hợp nữa, nếu ta vẫn tiếp tục duy trì thì sẽ chỉ làm tăng lên khó khăn, phức tạp trong quản lý và tạo nhiều kẽ hở cho việc trốn lậu thuế.
Thực hiện chương trình cải cách thuế bước 2, Luật thuế GTGT đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 11 (từ ngày 2/4 đến ngày 10/5/1997); có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999 thay cho Luật thuế doanh thu. Thuế GTGT ra đời đã chứng tỏ được những ưu thế của nó, đặc biệt là vấn đề đảm bảo được số thu cho Ngân sách, khắc phục được tính trùng lặp của thuế doanh thu. Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành Luật thuế GTGT cũng nảy sinh nhiều khó khăn vướng mắc mà bằng chứng của nó la Bộ tài chính đã phải ban hành rất nhiều văn bản để hướng dẫn thi hành Luật. Trong số những vướng mắc ấy nổi cộm lên là công tác hoàn thuế GTGT. Công tác hoàn thuế GTGT là một nghiệp vụ của Luật thuế GTGT, nó bao hàm rất nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội và cũng là một cách để các đối tượng nộp thuế (ĐTNT) lợi dụng kẽ hở để lừa đảo, bòn rút tiền của Nhà nước.
Phòng quản lý doanh nghiệp Nhà nước số 2 thuộc Cục thuế Hà Nội (còn gọi là phòng quản lý các doanh nghiêp Nhà nước thuộc khối Công - nông - ngư nghiệp) là phòng quản lý thu tập trung nhiều đơn vị trọng điểm có số thu Ngân sách lớn và số thuế xin hoàn và được hoàn cao nhất toàn Cục thuế. Thực tế việc thực hiện công tác thu thuế GTGT và hoàn thuế GTGT không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, mà liên tục nảy sinh những vấn đề cần phải hoàn thiện: các doanh nghiệp liên tiếp kêu ca về việc hoàn thuế chậm, phiền phức; nhiều trường hợp lợi dụng hoàn thuế để lừa đảo hàng chục tỷ đồng cũng bị phanh phui..Thực tế đó đòi hỏi phải nghiên cứu để hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh Luật thuế, tránh làm thất thoát Ngân sách, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà em đã quyết định chọn đề tài:" Hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề gồm có ba phần chính sau đây:
Chương I: Lí luận chung về hoàn thuế và hoàn thuế GTGT
Chương II: Thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoàn thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOÀN THUẾ VÀ HOÀN THUẾ GTGT
1. Lí luận chung về hoàn thuế:
1.1. Khái niệm:
Thuế tất yếu ra đời và tồn tại cùng với sự xuất hiện và phát triển của Nhà nước nhằm thực hiện hai mục đích chủ yếu là: đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để thực hiện tốt các mục đích này, việc thực thi các hệ thống thuế của mỗi quốc gia cần phải chú trọng tất cả các nội dung và phương diện của công tác quản lý thu nộp thuế. Hoàn thuế chính là một trong những nội dung của công tác này. Ta có thể khái niệm về hoàn thuế như sau:
Hoàn thuế là việc Ngân sách Nhà nước hoàn trả cho đối tượng nộp thuế (ĐTNT) khoản thuế đã nộp theo những điều kiện đã quy định trong các Luật thuế.
1.2. Mục đích của hoàn thuế:
- Giảm bớt khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp là ĐTNT trong kinh doanh: vốn luôn là vấn đề hết sức nóng bỏng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Để khuyến khích đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước thực hiện hoàn thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi được vốn đã ứng trước.
Ví dụ: trong Luật thuế GTGT có quy định đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mới đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên sẽ được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo từng quý.
- Trả lại số thuế do thay đổi tính chất của việc sử dụng hàng hoá: đối với loại hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam nhưng không được tiêu dùng trong nước mà đem xuất khẩu, về mặt nguyên tắc thuế gián thu không điều tiết, do vậy được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã trả nằm trong những hàng hoá đó.
Đối với những loại hàng hoá được mua bằng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài thì được hoàn số thuế nằm trong giá cả của hàng hoá đó, vì mục đích sử dụng những hàng hoá này mang tính nhân đạo như cứu giúp đồng bào bị thiên tai, lũ lụt,..
- Thực hiện phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
Ví dụ: nhằm khuyến khích phát triển lĩnh vực xuất khẩu, trong Luật thuế GTGT Nhà nước quy định thuế suất bằng 0% đối với loại hàng hoá này, có nghĩa là thuế đầu ra không những không phải đóng mà còn được hoàn lại toàn bộ số thuế đầu vào nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trong Luật thuế xuất nhập khẩu, Nhà nước cho phép hoàn thuế nhập khẩu cho nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công cho nước ngoài.
Trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện hoàn thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài dùng lợi nhuận để tái đầu tư…
1.3. Các yêu cầu cần thiết của công tác hoàn thuế:
Để thực hiện hoàn thuế đảm bảo cho các mục đích nói trên thì cả cơ quan thuế và ĐTNT phải chấp hành tốt các quy định trong công tác hoàn thuế. Nếu thực hiện không tốt, một mặt sẽ không đáp ứng được các mục đích của hoàn thuế, mặt khác sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế xã hội như:Nhà nước sẽ thất thoát nguồn thu khi phải chi ra nhiều hơn số tiền hoàn thuế, doanh nghiệp không được trả vốn kịp thời để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh tạo đà cho các hành vi gian dối của ĐTNT, hoặc là gây ra sự mất công bằng giữa các ĐTNT…Vì vậy, công tác hoàn thuế phải được thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu sau:
1.3.1. Yêu cầu đối với đối tượng nộp thuế (ĐTNT):
- Thực hiện đúng, đầy đủ nội dung quy định của các Luật thuế. Đối với các trường hợp thuộc diện được hoàn thuế thì phải lập hồ sơ xin hoàn thuế. Hồ sơ phải được lập một cách đầy đủ, đảm bảo phản ánh chính xác, trung thực tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp đúng như các căn cứ quy định. Các số liệu tự kê khai trong hồ sơ phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, mọi sai sót doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
- Chấp hành đầy đủ các yêu cầu của cơ quan thuế và các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện công tác hoàn thuế.
1.3.2. Yêu cầu đối với cơ quan thuế:
- Phải tiến hành kiểm tra, xem xét các trường hợp hoàn thuế một cách thận trọng, kỹ lưỡng để tránh tình trạng ĐTNT làm sai quy định.
- Xem xét, tính toán xác định số thuế được hoàn theo từng trường hợp hoàn thuế.
- Tiến hành hoàn thuế kịp thời, đảm bảo cho đối tượng nộp thuế khắc phục kịp thời tình trạng khó khăn, đồng thời tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế kinh doanh có hiệu quả hơn.
2. Thuế GTGT và hoàn thuế GTGT theo quy định hiện hành ở Việt Nam:
2.1. Một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT:
2.1.1. Khái niệm, bản chất:
Thuế GTGT ở trong tiếng Pháp được gọi là Taxe Sur la Valeur Ajoutéc (TVA), ở trong tiếng Anh thì được gọi là Value Added Tax (VAT). Nó có nguồn gốc từ thuế doanh thu và được một người Đức tên là CARL FRIEDRICH VON SIEMENS nghiên cứu đầu tiên và đưa ra vào năm 1918. Tuy nhiên trên thực tế thuế GTGT lại ra đời đầu tiên tại Pháp và đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành nguồn thu quan trọng của Chính Phủ nhiều nước. Nếu như vào giữa năm 1988 mới chỉ có 47 nước áp dụng thuế GTGT thì đến tháng 7/1991 đã có tới 56 nước, và cho đến hiện nay thì đã có trên 100 quốc gia đưa thuế GTGT vào hệ thống thuế khoá của nước mình. Tại Việt Nam, thuế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước 1 vào năm 1990, áp dụng thử nghiệm năm 1993 ở 11 đơn vị (trong các ngành đường, dệt, xi măng,..), ban hành Luật và được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá 9 (từ ngày 2/4 đến ngày 10/5/1997) và được áp dụng chính thức từ ngày 1/1/1999.
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ. Nó được tính theo từng giai đoạn sản xuất đối với phần chênh lệch doanh thu của một doanh nghiệp so với những gì mà doanh nghiệp đã mua của các doanh nghiệp khác, tức là đánh vào giá trị tăng lên tại doanh nghiệp. Về thực chất, thuế GTGT là một loại thuế đánh vào người tiêu dùng thông qua việc trả tiền mua hàng hoá, dịch vụ, người sản xuất kinh doanh chỉ là người nộp thuế thay cho người tiêu dùng.
Như khái niệm đã được ghi trong Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật VAT số 07/2003/QH11 ngày 17/6/2003 thì: " Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng".
Thuế GTGT ra đời đã khắc phục được việc đánh thuế trùng lắp của thuế doanh thu. Vì chỉ tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ ở từng khâu bàn hàng mà không đánh vào phần giá trị đã chịu thuế ở khâu trước cho nên cách tính thuế GTGT là rất khoa học, rất cần thiết đối với phát triển sản xuất theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.
2.1.2. Đặc điểm cơ bản của thuế GTGT:
- Thuế GTGT là loại thuế gián thu, người nộp thuế là những cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, còn người chịu thuế là người sử dụng cuối cùng của hàng hoá, dịch vụ đấy.
- Thuế GTGT là loại thuế đánh nhiều giai đoạn nhưng chỉ vào phần giá trị tăng thêm của từng giai đoạn đó, tổng số thu của các giai đoạn ngang bằng với số thuế đầu ra ở khâu cuối cùng (tiêu dùng).
- Thuế GTGT có tính trung lập cao bởi lẽ nó là khoản thu hộ cho Nhà nước ở người mua hàng hoá, dịch vụ bằng cách cộng thêm vào giá bán hàng. Vì vậy, nó thường được xây dựng với ít mức thuế suất, không có sự phân biệt phức tạp giữa các loại hàng hoá, dịch vụ nên việc tính thuế cũng đơn giản hơn so với thuế doanh thu.
- Thuế GTGT được thực hiện thống nhất và chặt chẽ theo nguyên tắc căn cứ vào hoá đơn mua, bán hàng để tính thuế. Vì vậy mà nó khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi mua hàng phài lấy hoá đơn và khi bán hàng thì phải xuất hoá đơn theo đúng quy định, đó chính là sự kỷ luật của hoá đơn chứng từ.
- Thuế GTGT có thể đem lại số thu thường xuyên, ổn định cho Ngân sách Nhà nước, nó có phạm vi rất rộng và thường được xây dựng căn cứ vào công dụng vật chất của sản phẩm không phân biệt người mua và dùng vào mục đích gì. Nó có đối tượng thu là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả gia công, chế biến và hoạt động dịch vụ có thu tiền, nó đánh vào các sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong nước kể cả hàng hoá nhập khẩu. Phần lớn các nước áp dụng thuế GTGT thường chiếm tỷ trọng lớn khoảng từ 20% đến 30% trong tổng số thu Ngân sách Nhà nước, xấp xỉ 5% - 10% GDP.
- Thuế GTGT còn có một ưu điểm nữa là: các đối tượng nộp thuế tự động kiểm soát lẫn nhau, mỗi đối tượng muốn khấu trừ số thuê GTGT trên số hàng mua, và số thuế trên số hàng bán thì phải chứng minh số mua và số liên hệ. Vì vậy, mỗi đối tượng nộp thuế phải cố kiểm soát xem những nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho mình có khai nộp đầy đủ thuế GTGT hay không bằng cách họ đòi cấp hoá đơn hoặc biên nhận thu tiền có ghi thu số thuế GTGT liên hệ.
- Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì thuế GTGT còn có những nhược điểm như: việc hạch toán và quản lý thuế tương đối phức tạp, nhất thiết phải có hoá đơn, chứng từ trong mua bán hàng hoá, dịch vụ, phải theo dõi thuế đầu ra, đầu vào, khấu trừ hoặc thoái trả thuế.
- Một nhược điểm nữa là thuế GTGT có ít mức thuế suất nên người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp vẫn phải nộp thuế giống nhau, thuế mang tính luỹ thoái so với thu nhập cho nên thường thiếu công bằng. Tính chất này xuất phát từ quy luật giảm dần của thiên hướng tiêu dùng. Khi thu nhập tăng lên thì tiêu dùng cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng của tiêu dùng sẽ chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập. Trong điều kiện đó tỉ suất thuế tiêu dùng trung bình so với thu nhập có xu hướng giảm đi khi thu nhập tăng lên. Người có thu nhập cao sẽ có tỉ suất thuế tiêu dùng trên tổng thu nhập càng nhỏ.
2.1.3. Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam:
2.1.3.1. Đối tượng nộp thuế:
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước và Luật hợp tác xã.
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
2.1.3.2. Đối tượng chịu thuế:
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế (có 29 đối tượng không chịu thuế GTGT được nêu tại mục II, phần A thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính).
2.1.3.3. Căn cứ tính thuế:
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
a) Giá tính thuế:
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng thuế TTĐB (nếu có). Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu.
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
- Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng hoặc để trả thay lương thì giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.
- Ngoài ra, giá tính thuế GTGT đối với một số trường hợp khác cũng được quy định cụ thể ở trong Luật thuế GTGT.
b) Thuế suất:
Có 3 mức thuế suất:
- Thuế suất 0% (nhóm khuyến khích cao nhất): áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình ở nước ngoài và công trình của doanh nghiệp chế xuất. Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng gia công xuất khẩu; hàng hoá bán cho cửa hàng miễn thuế; hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu (trừ dịch vụ du lịch lữ hành ra nước ngoài, dịch vụ tái bản hiểm ra nước ngoài, dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài và hàng hoá, dịch vụ quy định tại Điểm 23, Điểm 27, mục II phần A Thông tư số 120/2003/TT-BTC).
Hàng hoá xuất khẩu bao gồm xuất khẩu ra nước ngoài kể cả uỷ thác xuất khẩu, bán cho doanh nghiệp chế xuất và các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của Chính phủ.
Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ được cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu có đủ điều kiện: cơ sở cung cấp dịch vụ phải có hợp đồng ký với người mua ở nước ngoài theo quy định của Luật thương mại, người mua nước ngoài thanh toán tiền dịch vụ cho cơ sở cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
Hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% phải có các hồ sơ, chứng từ chứng minh là hàng thực tế đã xuất khẩu và thanh toán qua ngân hàng ( hợp đồng kinh tế, tờ khai hải quan, thanh toán qua ngân hàng, hoá đơn GTGT).
- Thuế suất 5% (nhóm khuyến khích thứ hai):
+ Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phân bón, thiết bị máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế, giáo cụ giảng dạy, đồ chơi trẻ em, thuốc chữa bệnh, in các loại sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, các loại sách (trừ sách không chịu thuế GTGT), băng từ và đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình, đường, đất, đá, cát, sỏi, than, đá mài, khuôn đúc, vật liệu nổ, giấy in báo, hoá chất cơ bản, sản phẩm cơ khí (trừ cơ khí tiêu dùng), sắt, thép, nhôm thanh, máy xử lý dữ liệu, mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, sản phẩm bê tông công nghiệp,..
+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa qua chế biến; thực phẩm tươi sống, lương thực, lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến ở khâu thương mại, sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, nứa..Bông sơ chế từ bông trồng trong nước (trừ bông nhập khẩu đã qua sơ chế), thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác bao gồm các loại đã hoặc chưa được chế biến tổng hợp…
+ Dịch vụ khoa học và công nghệ bao gồm các hoạt động ứng dụng, hướng dẫn về khoa học, kỹ thuật; dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ vận tải, bốc xếp, nạo vét cảng sông, biển; dịch vụ duy tu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng; dịch vụ phát hành và chiếu phim video…
- Thuế suất 10% (mức thuế tiêu chuẩn):
Bao gồm các loại hang hoá, dịch vụ khác không quy định ở nhóm thuế suất 0% và 5% hay trường hợp miễn thuế (từ 1/1/2004 bổ sung nhóm thuế suất 10%). Hàng hoá chịu thuế TTĐB, xây dựng, lắp đặt, cho thuê hạ tầng.
2.1.3.4. Phương pháp tính thuế GTGT:
a) Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng:
* Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT là:
- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế (nhà thầu nước ngoài nộp thuế theo thông tư 169 và thông tư 05 thuế nhà thầu nước ngoài)
* Xác định thuế GTGT phải nộp:
= x
= -
Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau:
Giá vốn hàng bán ra = Doanh số đầu kỳ + Doanh số tồn đầu kỳ + Doanh số mua trong kỳ - Doanh số tồn cuối kỳ
- Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình - Chi phí vật tư, nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt c