Trong qúa trình đổi mới nền kinh tế, thực hiện công nghịêp hoá hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về vốn trung và dài hạn để đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng cơ sở sản xuất xây dựng mới là rất lớn. Trong khi đó khả năng về vốn tự có của các doanh nghiệp còn hạn chế, việc huy động vốn trong dân cư của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động của thị trường chứng khoán nước ta còn rất nhỏ bé, người dân mới bắt đầu làm quen với loại hình đầu tư này. Do đó hệ thống ngân hàng thưong mại vẫn là nơi cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế.
Trên thực tế hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động còn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh còn yếu, kém linh hoạt, có nhiều vấn đề bất cập trong đó phải kể đến việc một số lượng vốn khổng lồ lên hàng ngàn tỷ đồng không thu hồi được vốn ở nhiều ngân hàng. Ở một số ngân hàng còn tình trạng ứ đọng vốn trong khi các doanh nghiệp lại thiếu vốn để sản xuất. Nợ quá hạn còn ở mức cao, độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng còn thấp. Mặc dù đã có nhiều kiến nghị giải pháp đưa ra song tình trạng đó vẫn chưa được khắc phục. Có thể nói có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng đó là công tác thẩm định dự án đầu tư của các ngân hàng còn nhiều bất cập, nhiều trường hợp cho vay những dự án không hiệu quả dẫn đến mất vốn hoặc bỏ qua dự án có tính khả thi cao.
Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, em đi sâu vào tìm hiểu công tác thẩm định dự án đầu và quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm ” làm chuyên đề thực tập.
Chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của thầy giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Th.S Vũ Kim Toản, các cô chú, anh chị công tác tại phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn– Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
75 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong qúa trình đổi mới nền kinh tế, thực hiện công nghịêp hoá hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về vốn trung và dài hạn để đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng cơ sở sản xuất xây dựng mới là rất lớn. Trong khi đó khả năng về vốn tự có của các doanh nghiệp còn hạn chế, việc huy động vốn trong dân cư của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động của thị trường chứng khoán nước ta còn rất nhỏ bé, người dân mới bắt đầu làm quen với loại hình đầu tư này. Do đó hệ thống ngân hàng thưong mại vẫn là nơi cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế.
Trên thực tế hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động còn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh còn yếu, kém linh hoạt, có nhiều vấn đề bất cập trong đó phải kể đến việc một số lượng vốn khổng lồ lên hàng ngàn tỷ đồng không thu hồi được vốn ở nhiều ngân hàng. Ở một số ngân hàng còn tình trạng ứ đọng vốn trong khi các doanh nghiệp lại thiếu vốn để sản xuất. Nợ quá hạn còn ở mức cao, độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng còn thấp. Mặc dù đã có nhiều kiến nghị giải pháp đưa ra song tình trạng đó vẫn chưa được khắc phục. Có thể nói có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng đó là công tác thẩm định dự án đầu tư của các ngân hàng còn nhiều bất cập, nhiều trường hợp cho vay những dự án không hiệu quả dẫn đến mất vốn hoặc bỏ qua dự án có tính khả thi cao.
Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, em đi sâu vào tìm hiểu công tác thẩm định dự án đầu và quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm ” làm chuyên đề thực tập.
Chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của thầy giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Th.S Vũ Kim Toản, các cô chú, anh chị công tác tại phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn– Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM
I. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong thời gian qua.
1. Qúa trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (NHCT HK) là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng Công Thương Việt Nam. Trước tháng 3/1988, NHCT HK thuộc về NHCT thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa đảm bảo nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Nhưng kể từ khi có chỉ thị số 218/CT ban hành ngày 13/07/1987 của HĐBT, thực hiện điều lệ của NHCT Việt Nam, ngày 26/03/1988, NGCT HK chính thức tách ra khỏi NHCT thành phố Hà Nội để trở thành NHCT HK như ngày nay. Cùng với sự thay đổi đó, NHCT HK từ 1 quỹ tiết kiệm chuyển từ số 10 Lê Lai về 37 Hàng Bồ quận Hoàn Kiếm. Và đây cũng là trụ sở chính của NHCT HK cho đến tận bây giờ.
Cho đến ngày 27/3/1993 dưới sự thành lập của Ngân Hàng Nhà Nước đã xóa bỏ Ngân hàng Công Thương Hà Nội, từ đó Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm trở thành trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Như vậy Ngân hàng Công Thương HK không thành lậi riêng mà được thành lập ở quyết định 67. Ngân hàng Công Thương HK thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán thẻ, chi trả lương, chuyển tiền, chi trả kiều hối.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam có trụ sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo - Hà Nội. Với vốn điều lệ tính đến cuối năm 2006 là gần 5.000 tỷ được thành lập theo quyết định 402/CT ngày 14/11/1990 của chủ tịch HĐBT và được thành lập lại theo quyết định số 285/QĐ- NH5 ngày 21/9/1996 của thống đốc ngân hàng Nhà Nước, được tách ra từ ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Trong đó Ngân hàng Công Thương HK là chi nhánh cấp 1 trực thuộc hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam.Tháng 11/2003, NHCTHK là một trong bốn chi nhánh thí điểm thực hiện dự án chuyển đổi mô hình tổ chức và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Là 1 chi nhánh hoạt động hiệu quả, năng nổ, liên tục trong các năm qua Ngân hàng Công Thương HK là lá cờ đầu trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Khối hỗ trợ kinh doanh
P.điện toán
P. thanh toán XNK
P.kiểm tra nội bộ
P.tiền tệ kho quỹ
P.tài chính-kế toán
P.tổ chức hành chính
P.kế toán giao dịch
P.dịch vụ khách hàng
P. quản lý rủi ro
P.quản lý nợ có vấn đề
P. khách hàng cá nhân
Khối nội bộ
Ban giám đốc
Khối kinh doanh
P. tổng hợp
P. khách hàng DN lớn
P. khách hàng DN vừa và nhỏ
2.2. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
- Tiến hành huy động vốn dưới mọi hình thức: tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn...
- Tiến hành cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tuêu dùng của cá nhân hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, các dịch vụ ngân quỹ.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
- Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn cho các dự án, tư vấn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong thời gian qua:
3.1. Công tác huy động vốn:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng nguồn vốn huy động
triệu đ
4.437.501
4.970.000
5.467.000
5.522.000
6.326.200
1
TG doanh nghiệp
triệu đ
1.647.200
1.690.000
1.922.600
1.826.000
2.259.000
2
TG dân cư
triệu đ
571.550
795.000
810.900
935.000
953.700
3
TG không kỳ hạn
triệu đ
510.313
521.850
820.050
423.000
836.700
4
TG có kỳ hạn
triệu đ
1.708.438
1.963.150
1.913.450
2,338,000
2.276.800
II
Mức độ tăng liên hoàn
triệu đ
532.499
497.000
55.000
804.200
III
Tốc độ tăng liên hoàn
%
12
10
1,01
14,56
( Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.)
Bảng trên cho ta thấy được tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Công Thương HK trong những năm gần đây. Nhìn chung từ năm 2002 đến 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt hiệu quả cao, đặc biệt là năm 2003 và 2006. Năm 2003 tốc độ tăng liên hoàn đạt 12% tương ứng với 532.499 triệu đồng, năm 2006 tốc độ tăng liên hoàn đạt 14,56% tương ứng với 804.200 triệu đồng. Đạt được kết qủa trên là do trong các năm qua chi nhánh đã thực hiện tốt chính sách khách hàng nhằm khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi của các TCKT đồng thời mở rộng thêm mạng lưới, lập thêm quỹ tiết kiệm tại khu vực có tiềm năng để khai thác các nguồn vốn nhàn rỗI trong dân cư.Tuy nhiên năm 2005 thì tốc độ tăng liên hoàn chậm lại, nguyên nhân là do công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn về cả điểm giao dịch lẫn lãi suất huy động vốn và các hình thức khuếch trương khuyêns mại…sự biến động bất ổn của lãi suất và những khó khăn trên đã đặt công tác huy động vốn của chi nhánh đứng trước nhiều thách thức.
3.2. Công tác tín dụng:
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Việt Nam trong công tác tín dụng đồng thời tiếp tục quán triệt phương châm " phát triển, an toàn và hiệu quả " chi nhánh đã chú trọng tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ vốn vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần số dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn huy động, nâng cao chất lượng thẩm định dựa án, coi trọng hiệu quả kinh tế, thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng hiện hành. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương HK đã đạt được một số thành tựu sau:
Bảng 2: Kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương HK
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng dư nợ
858000
900000
930000
1100000
1070000
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
4,90
3,33
18,28
-2,73
Phân loại theo thời gian
Ngắn hạn
300300
360000
232500
220000
220000
Trung và dài hạn
557700
540000
697500
880000
850000
Phân loại theo thành phần KT
DN quốc doanh
643500
630000
725400
880000
778000
DN ngoài quốc doanh
214500
270000
204600
220000
292000
Phân theo loại tiền tệ
Cho vay VNĐ
617760
657000
651000
890000
779000
Cho vay ngoại tệ
240240
243000
279000
210000
291000
Nợ quá hạn
17160
9000
63
63
0
(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.)
Theo số liệu trong bảng 2, ta có thể thấy rằng dư nợ tín dụng ngày càng tăng thêm, trong đó cơ cấu dư nợ dịch chuyển theo hướng cho vay trung và dài hạn. Xét về cơ cấu dư nợ cho vay đối với loại hình doanh nghiệp thì cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng chiếm tỷ trọng đáng kể, như năm 2002 dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 25%, năm 2003 là 30%, và năm 2004 là 22%, năm 2005 là 20%... tập trung chủ yếu vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Công tác thu hồi nợ đọng tiếp tục được chú trọng, năm 2004 chi nhánh đã xử lý được 14.391 triệu đồng nợ đọng, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ đã giảm từ 1,1% đầu năm xuống còn 0,3%, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ từ 3,5% xuống còn 1,3%, năm 2005 đã xử lý tài sản thu hồi nợ đựơc 402 triệu đồng, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro ngoại bảng được 383 triệu đồng, xử lý rủi ro các khoản nợ tồn đọng cũ được 13.040 triệu đồng, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
3.3. Các hoạt động dịch vụ khác:
Mở cửa và hội nhập đang tạo ra cơ hội và thách thức mới cho các tổ chức kinh tế, mức độ cạnh tranh ngày càng cao, nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ cũng càng chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của các ngân hàng. Trong thời gian qua chi nhánh đã luôn chú trọng và nâng cao chất lượng các dịch vụ nhằm mang lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng. Nhờ vậy thu nhập từ dịch vụ ngày càng tăng thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3: Kết quả của các hoạt động dịch vụ khác
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Doanh số thanh toán XNK(tr USD)
80
66
70
50
70
2
Doanh số dịch vụ ngoại tệ(tr USD)
75
80
108
100
195
3
Doanh số dịch vụ ngoại hối(tr USD)
1
1,6
1,7
6
5
4
Doanh số thanh toán trong nước(tr USD)
19.132
24.283
27.360
32.600
31.500
5
Thu dịch vụ(tỷ đồng)
2.910
3.200
3.000
3.000
3.
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
3.4. Hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng được đo bằng lợi nhuận hàng năm của Ngân hàng đó, chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm với những kết quả có thể coi như một niềm tự hào. Theo báo cáo tài chính năm 2002 lợi nhuận hạch toán đạt 43.218 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần lợi nhuận năm 2001, năm 2003 do phải dự phòng rủi ro 31 tỷ đồng nên lợi nhuận hạch toán nội bộ chỉ đạt 16,5 tỷ đồng trên thực tế nếu không phải dự phòng thì lợi nhuận là 47,5 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh của năm 2004 là tổng hợp sự phát triển vững chắc trong các mặt hoạt động kinh doanh, lợi nhuận hạch toán sau khi trích dự phòng rủi ro đạt 54,5 tỷ đồng tăng gâp 3,2 lần so với năm trước. Và đến cuối năm 2005 lợi nhuận hạch toán nội bộ đạt gần 71,5 tỷ đồng, tăng 31,19% so với năm 2004, vượt 18,5% kế hoạch Ngân Hàng Công Thương Việt Nam giao. Chỉ từ những con số được thống kê trong những năm gần đây ta có thể thấy được đà phát triển và sự nổ lực của chi nhánh để xứng đáng là một chi nhánh xuất sắc trong hệ thống Ngân Hàng Công thương Việt Nam.
II. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
1. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm
1.1. Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh:
Trước đây tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, công tác thẩm định và quyết định cho vay do phòng khách hàng thực hiện. Đối với các món vay lớn, kết quả thẩm định được thông qua Hội đồng tín dụng chi nhánh quyết định trong mức uỷ quyền hoặc quyết định trình Ngân hàng Công thương Việt Nam . Hình thức này có ưu điểm là gắn quá trình thẩm định với quá trình cho vay, giám sát món vay, quy trách nhiệm về một người phụ trách cụ thể. Song cũng có một hạn chế cơ bản đó là một cán bộ tín dụng thì không thể kiêm quá nhiều chức năng, điều này sẽ dẫn tới sự sơ sài ở nhiều bước trong quá trình thực hiện món vay.
Từ tháng 10/2006, được sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam, Chi nhánh Hoàn Kiếm đã thành lập Phòng quản lý rủi ro với chức năng thẩm định rủi ro đối với hoạt động tín dụng trong đấy có chức năng thẩm định rủi ro của dự án để cùng với phòng khách hàng thẩm định độc lập với nhau . Phòng khách hàng thẩm định tổng thể tín dụng và đưa ra đề xuất cấp tín dụng hay không cấp tín dụng, Phòng QLRR thẩm định về mặt rủi ro tín dụng để đưa ra mức độ rủi ro và các biện pháp để quản lý rủi ro cùng đề xuất lên ban lãnh đạo. Trên cơ sở này người có thẩm quyền đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay một cách khách quan hơn.
1.2. Kết quả thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh:
Có thể nói rằng thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm. Do đó yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng tại ngân hàng ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta biết rằng, trên nguyên tắc, tất cả các dự án xin vay đều phải qua bước thẩm định kỹ càng trước khi duyệt cho vay. Tuy nhiên, đối với các món vay ngắn hạn thì việc thẩm định sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với các dự án cho vay trung và dài hạn. Sở dĩ như vậy là vì các dự án đầu tư trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu, do vậy khó xác định các yếu tố liên quan quyết định đến hiệu quả của vốn vay trong tương lai. Trong những năm gần đây, công tác thẩm định dự án đầu tư được các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm nói riêng đặc biệt được coi trọng. Sự coi trọng ấy đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Nỗ lực của cán bộ thẩm định đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng một cách đáng kể, nhằm loại bỏ những dự án không hiệu quả và ra quyết định đầu tư đối với những dự án được đánh giá là khả thi.
Chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn về nguồn vốn của ngân hàng. Điều này có nghĩa là, khi chất lượng của công tác thẩm định dự án tăng lên thì việc phòng ngừa rủi ro của ngân hàng có cơ sở vững chắc và có hiệu quả cao hơn.
Một yếu tố nữa giúp Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm thành công trong thời gian qua, đó là nhờ cung cách làm ăn mới thực sự mang lại hiệu quả. Trong khi nhiều ngân hàng coi trọng khả năng sinh lợi, tức là khả năng trả nợ của dự án, như là yếu tố quyết định thì bên cạnh đó Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm còn chú trọng đến cả khía cạnh phi tài chính. Đó là những gì doanh nghiệp xin vay không phải trình bày hoặc ít phải đề cập đến trong dự án. Ngoài các giấy tờ thủ tục liên quan về mặt pháp lý cần phải kể đến tư cách người vay, chẳng hạn như trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo, nhân cách đạo đức. Trên thực tế, việc thẩm định những vấn đề này vô cùng khó khăn và đòi hỏi ở người cán bộ thẩm định phải có nghệ thuật ứng xử và óc nhạy bén, càng không thể thiếu chuyên môn nghiệp vụ sâu. Nhờ đó mà ngân hàng đã tránh được những dự án có nguy cơ rủi ro mặc dù theo dự án thì có khả năng sinh lời lớn. Bước đi của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm là hoàn toàn đúng hướng và thực sự cần thiết, nhất là trong bối cảnh kinh tế nước ta còn nhiều tiêu cực, tình trạng tham nhũng chưa được loại bỏ hết.
Đối với các doanh nghiệp xin vay vốn trung và dài hạn, công tác thẩm định dự án đầu tư cũng có vai trò hết sức to lớn. Quá trình thẩm định thực chất là việc các cán bộ tín dụng đánh giá, phân tích lại mức độ hợp lý của dự án về các khía cạnh như tổng vốn đầu tư, thời điểm rót vốn, tiến độ rót vốn và hiệu quả sử dụng vốn… Nhờ đó cán bộ thẩm định giúp các doanh nghiệp tăng cơ hội tiết kiệm được phần vốn có thể bị sử dụng lãng phí trong dự án hay lựa chọn được phương án
+ Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn đầu tư tối ưu nhất.
Các chỉ tiêu mà ngân hàng đặt ra trong quy trình thẩm định bao gồm : doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, nguồn trả nợ.... rất cụ thể, tạo điều kiện cho người lập dự án có thể dễ dàng đối chứng với sự chênh lệch, điều chỉnh so với dự án mà họ đã lập, những chỉ tiêu này cũng phản ánh được tương đối chính xác tình hình của dự án. Các chỉ tiêu mà ngân hàng đang dùng cho thấy sự lựa chọn tương đối kỹ lưỡng, có sự kết hợp, áp dụng những chỉ tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường vào Việt Nam một cách hợp lý. So với các ngân hàng khác trong hệ thống NHTM Việt Nam thì đây là một lợi thế cuả Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm
Các dự án cũng bắt đầu được xem xét trong cả trạng thái tĩnh và trạng thái động ( bằng cách dùng chỉ tiêu độ nhạy của dự án ) để có một quyết định đúng đắn, hỗ trợ cho quyết định đầu tư. Việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu này đã giúp cho ngân hàng có những giải pháp, tính toán tiết kiệm vốn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn. Dựa trên kinh nghiệm được tích luỹ ngày càng nhiều, ngân hàng cũng có thể định ra mức vốn cũng như chi phí cho một số ngành, dự án đầu tư vào một số lĩnh vực nhất định.
Về khía cạnh thẩm định tài chính dự án đầu tư, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã xây dựng được cơ chế hoạt động phân cấp tương đối hợp lý. Cơ chế làm việc trực tiếp giữa cán bộ thẩm định, trưởng phòng dịch vụ khách hàng, trưởng phòng quản lý rủi ro và Ban lãnh đạo ngân hàng đã thúc đẩy nhanh tiến độ thẩm định tài chính dự án. Phương thức hoạt động phân cấp như vậy cũng ngăn ngừa được rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được coi là công việc bắt buộc khi thẩm định tài chính dự án. Từ việc phân tích khách hàng vay vốn, ngân hàng có thể nắm được những điểm mạnh, thuận lợi về năng lực tài chính, vị thế, uy tín, trình độ quản lý điều hành trong sản xuất kinh doanh, chấp hành chính sách pháp luật cũng như những điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những giải pháp, phương hướng cho doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ tích cực cho quyết định đầu tư.
Ngoài ra cán bộ tín dụng thường xuyên đi thực tế doanh nghiệp, địa bàn nơi dự án sẽ được đầu tư nhằm nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn, thăm dò thị trường, tìm hiểu hiện trường nơi dự án sẽ được đầu tư để kết hợp giữa nhận định thực tế đối với dự án và khả năng trả nợ của khách hàng.
Khi trình Ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm xem xét các dự án, ngoài việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng, các cán bộ phòng tín dụng đã đưa ra nhiều giải pháp để Ban lãnh đạo có thể tiện theo dõi, xử lý trước khi ký quyết định.
Ban lãnh đạo ngân hàng đã phối hợp với các cán bộ phụ trách phòng dịch vụ khách hàng để phân công cán thẩm định quản lý khách hàng theo qui mô doanh nghiệp phương pháp này vừa tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng trong thẩm định, vừa tạo điều kiện cho cấp trên quản lý dễ dàng.
Bên cạnh đó sử dụng công nghệ hiện đạI hoá Ngân hàng trong thờI gian qua của Ngân hàng Công Thương Việt Nam tương đối có hiệu quả. Ngân hàng đã tiến hành nối mạng trong toàn hệ thống để các cán bộ tín dụng tiện theo dõi thông tin về khách hàng của mình, quan hệ vớI các chi nhánh khác trong hệ thống cũng như lịch trình thu nợ, nhận nợ, dễ dàng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng tiền vay nhằm có c