Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới, chúng ta đã không ngừng đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của mình, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu những công nghệ hiện đại, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên chúng ta cũng gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho thế giới sản phẩm vật chất thì nhiều hơn, nhưng giá cả thì lại thấp hơn, do lợi thế về qui mô, lợi thế từ chuyên môn hóa sản xuất đem lại. Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các vấn đề mang tính chất toàn cầu như khủng hoảng kinh tế , nền kinh tế chịu tác động từ rất nhiều yếu tố, việc nắm bắt thị trường, lên kế hoạch khó khăn hơn. Để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi công ty không ngừng cố gắng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Là công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu, việc tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến nhập khẩu là hoạt động thường xuyên của công ty chiếm một phần lớn nguồn lực cả về con người lẫn tài chính của công ty, việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu đối với công ty góp phần làm giảm chi phí, nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với nhân viên xuất nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh như hiện nay. Hơn nữa việc tổ chức hoạt động nhập khẩu giúp công ty thường xuyên đánh giá được tình hình về thị trường, sản phẩm đưa ra các phương án kinh doanh có hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế này, trong quá trình thực tập và tìm hiểu hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần Phượng Hoàng em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bánh kẹo ở công ty cổ phần Phượng Hoàng ” cho chuyên đề thực tập của mình.
55 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bánh kẹo ở công ty cổ phần Phượng Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục viết tắt
HĐQT Hội đồng quản trị
TGHĐ Tỷ giá hối đoái
CO Giấy chứng nhận xuất xứ
NCTT Nghiên cứu thị trường
TMĐT Thương mại điện tử
KNNK Kim ngạch nhập khẩu
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
DNNK Doanh nghiệp nhập khẩu
DT BH&CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
DTT BH&CCDV Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
GV Giá vốn
LNG BH&CCDV Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
CP BH&QLDN Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
LNT HĐKD Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
TNCN Thu nhập cá nhân
LN Lợi nhuận
GPNK Giấy phép nhập khẩu
DN Doanh nghiệp
XK Xuất khẩu
KN Kim ngạch
XNK Xuất nhập khẩu
NK Nhập khẩu
GTGT Giá trị gia tăng
Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh công ty CP Phượng Hoàng 2006-2009…………16
Bảng 1.2 Trình độ lao động Công Ty Cổ Phần Phượng Hoàng 2010………… 25
Bảng 2.1 Tổng Kim Ngạch Xuất Nhập khẩu………………………………….. 27
Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường 2006-2009.............................. 29
Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng 2006 – 2009…………………. 30
Danh mục hình
Hình 1.1: Mô hình quản lý công ty
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới, chúng ta đã không ngừng đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của mình, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu những công nghệ hiện đại, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên chúng ta cũng gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho thế giới sản phẩm vật chất thì nhiều hơn, nhưng giá cả thì lại thấp hơn, do lợi thế về qui mô, lợi thế từ chuyên môn hóa sản xuất đem lại. Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các vấn đề mang tính chất toàn cầu như khủng hoảng kinh tế , nền kinh tế chịu tác động từ rất nhiều yếu tố, việc nắm bắt thị trường, lên kế hoạch khó khăn hơn. Để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi công ty không ngừng cố gắng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Là công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu, việc tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến nhập khẩu là hoạt động thường xuyên của công ty chiếm một phần lớn nguồn lực cả về con người lẫn tài chính của công ty, việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu đối với công ty góp phần làm giảm chi phí, nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với nhân viên xuất nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh như hiện nay. Hơn nữa việc tổ chức hoạt động nhập khẩu giúp công ty thường xuyên đánh giá được tình hình về thị trường, sản phẩm đưa ra các phương án kinh doanh có hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế này, trong quá trình thực tập và tìm hiểu hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần Phượng Hoàng em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bánh kẹo ở công ty cổ phần Phượng Hoàng ” cho chuyên đề thực tập của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
Làm rõ tình hình nhập khẩu, qui trình nhập khẩu,… của công ty, từ đó rút ra nhận xét về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động nhập khẩu của công ty. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty trong những năm tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tuợng: Hoạt động nhập khẩu ở công ty cổ phần Phượng Hoàng
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nhập khẩu giai đoạn 2006-2009 và kiến nghị cho các năm tiếp theo.
4. Phuơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề có sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích vấn đề: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp điều tra thu thập thông tin, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh phân tích.
5. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về Công ty cổ phần Phượng Hoàng
Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần Phuợng Hoàng
Chương III : Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty cổ phần Phuợng Hoàng
Chương 1: Khái quát về Công ty cổ phần Phượng Hoàng
1.1 Khái quát chung về Công Ty
-Tên Công ty: Công ty cổ phần Phượng Hoàng
-Tên giao dịch: phoenix Joint Stock Company
-Địa chỉ: Số 15 lô 14A, Trung Yên II - Cầu Giấy - Hà Nội
-Email: pxcorp@hn.vnn.vn
-Website: phuonghoangjsc.com.vn
-Điện thoại: (84.4) 3783 0269 - 3783 0270
-Fax: (84.4) 3783 0061
-Mobile: (84) 912 391 148
1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty cổ phần Phượng Hoàng
Với kinh nghiệm từng làm đại lý chuyên phân phối sản phẩm Ajinomoto Monosodium Glutamate từ Indonesia, dầu ăn Neptune và cà phê Gold Kikki từ Singapore , Bia Asahi từ Nhật Bản. quyết định thành lập năm 1997, theo giấy phép số 056071 ngày 01/03/1997 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp với hai lĩnh vực hoạt động chính là : Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ : mây , tre , cói và các loại vải truyền thống sang thị trường các nước như : Nhật Bản , Anh , …Và nhập khẩu và phân phối các sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa, Chủ yếu phân phối tại hầu hết các tỉnh thành phía bắc với hai nhãn hiệu bánh kẹo chính là ARCOR và MEIJI.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh năm 2000 công ty quyết định thành lập riêng hai kho, đó là kho vận chuyển chuyên lo việc vận chuyển hàng hóa cho các đại lý, nhà phân phối ở các tỉnh thành phía bắc và hà nội bằng phương tiện xe tải, kho đóng gói chuyên lo việc đóng gói sản phẩm nhập khẩu. ghi nhãn phụ tiếng việt.
Năm 2003 công ty mở rộng lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu ủy thác các sản phẩm mây tre cho các doanh nghiệp ở Ninh Bình. Thái Bình, Hà Tây.
2009 Công ty liên kết mở rộng phân phối các sản phẩm bánh kẹo Arcor với công ty TNHH Thảo Điền Nam, tại thị trường phía nam.
Sau quá trình không ngừng phát triển công ty cổ phần Phượng Hoàng đã tăng số vốn điều lệ lên 12500 tr.đồng . Đầu tư mua mới 3 chiếc xe tải, dây chuyền đóng gói sản phẩm.
1.1.2Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ các phòng ban của Công ty cổ phần Phượng Hoàng
Là công ty cổ phần, công ty cổ phần Phượng Hoàng hoạt động dưới sự điều hành của HĐQT, đứng đầu là chủ tịch HĐQT do các thành viên trong HĐQT bầu ra theo nguyên tắc bỏ phiếu và tỷ lệ góp vốn. Để thuận lợi cho việc điều hành công ty, HĐQT cử ra một Giám Đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
Hội Đồng Quản Trị
HĐQT có nhiệm vụ là định hướng hoạt động kinh doanh; đề ra chiến lược kinh doanh cho công ty; bổ nhiệm các vị trí quan trọng trong công ty như giám đốc, phó giám đốc; giám sát và kiểm tra đánh giá hoạt động của giám đốc cũng như kết quả hoạt động của công ty.
Giám Đốc
Đứng đầu công ty là giám đốc, điều hành mọi hoạt động của công ty. Nhận các nhiệm vụ, kế hoạch từ HĐQT. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tài sản của công ty, chịu giám sát của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT và luật pháp về quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó Giám Đốc I
Quản lý điều hành lĩnh vực kinh doanh,hoàn thiện kế hoạch và phương án kinh doanh trong phạm vi được giao.
Phó Giám Đốc II
Thực hiện các công tác tài chính của công ty. Như vấn đề lao động, tiền lương, chính sách cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Kho vận chuyển
Vận chuyển hàng từ cảng nhập hàng về kho; thực hiện giao hàng cho siêu thị, đại lý trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.
Kho đóng gói
Tổ chức đóng gói bao bì theo mẫu mã có sẵn đối với hàng hóa nhập khẩu và đóng gói bao bì hàng hóa để xuất khẩu.
Phòng Kinh Doanh
Có chức năng mở rộng kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, tổ chức thực hiện công tác Marketing, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cho các siêu thị, đại lý.
P.Tổ chức nhân sự
Tổ chức cán bộ, đào tạo lao động. Nhiệm vụ: Nghiên cứu tổ chức đề xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý trong các đơn vị cho phù hợp với nhu cầu.
Phòng kế toán
Quản lý nguồn vốn, quản lý tài chính công ty, báo cáo giám đốc, phó giám đốc về tình hình tài chính công ty khi có yêu cầu. Đánh giá, phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo quý, thời kỳ … cung cấp cho Giám Đốc tình hình tài chính để đưa ra các kế hoạch, phương án phù hợp.
Phòng xuất nhập khẩu
Chức năng: Tìm kiếm khách hàng , thị trường trong và ngoài nước, tham mưu cho Giám Đốc.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá thị trường, bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu giúp lãnh đạo công ty có những thông tin cần thiết trong định hướng phát triển thị trường. Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị có nhu cầu.
Hình 1.1: Mô hình quản lý công ty
Phòng kinh doanh
Siêu thị
Kho đóng gói
PHÓ GIÁM ĐỐC I
Kho vận chuyển
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
P.Tổ chức nhân sự
Phòng kế toán
P.Xuất nhập khẩu
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC II
Bán buôn Đại lý, Nhà Phân Phối
Tiếp thị bán lẻ
Chú thích:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ qua lại
Quan hệ báo cáo
Nguồn : P.tổ chức nhân sự
1.2 Khái quát về thị trường kinh doanh của Công ty cổ phần Phượng Hoàng
1.2.1 Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh
1.2.1.1 Sản phẩm kinh doanh
Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường, sản phẩm công ty kinh doanh là các loại bánh kẹo cao cấp với thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới. Công ty đã không ngừng tìm kiếm các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh… nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm tốt nhất. Mục tiêu của công ty là trở thành nhà phân phối bánh kẹo lớn nhất trên cả nước.
Sản phẩm kinh doanh chiếm tỷ phần lớn của công ty là bánh, mứt, kẹo.
Các sản phẩm Bánh của công ty mang hương vị thơm ngon, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại mà các sản phẩm trong nước so về chất lượng còn chưa đạt được nên được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao. Các sản phẩm Bánh cung cấp nguồn năng lượng, với các hương vị đặc trưng tạo cảm giác ngon lành cho người tiêu dùng khi sử dụng, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Công ty được độc quyền phân phối trên thị trường miền Bắc các sản phẩm bánh mứt kẹo thuộc các hãng:
+ Hãng ARCOR:
Được thành lập từ năm 1951, ARCOR đã không ngừng đầu tư, mở rộng nhà máy sang các nước Nam Mỹ khác và trở thành một trong những công ty xuyên quốc gia ở Nam Mỹ, là một trong những nhà cung cấp bánh kẹo lớn nhất Argentina. Sản phẩm của công ty được bán trên nhiều quốc gia. Các sản phẩm gồm: kẹo cứng Butter toffees với vị sôcôla và vị kem sữa, kẹo mềm Rellnos với các hương vị hoa quả kẹo chewy mềm Belo với vị dâu, táo, kẹo cao su thổi Blowup, kẹo singum Mentho plus, kẹo mút Mister, kẹo sôcôla nguyên chất có nhân. Bánh các loại: bánh mặn Salvado chuyên cung cấp cho người tiểu đường, bánh kem.
+ Hãng Meiji:
Gồm các sản phẩm :bánh và sôcôla, các sản phẩm sôcôla nguyên chất hương vị đen, dâu, sôcôla trắng. Các loại bánh như bánh gấu Hello panda nhân kem vị sôcôla, vị dâu, bánh que Yan yan, bánh Sesame, Pucca, Meiji Sesame Stick ….
+ Hãng Châu Á thái biscuit:
Bánh qui có đường: Peanut butter, nga thong, Milky chocky
Các sản phẩm khác
Kế đến, sau khi đã phát triển các sản phẩm bánh kẹo, tạo dựng chỗ đứng, công ty cũng tiến hành nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị trường, mang tính chất tiêu dùng thông minh, an toàn như :
+ Sản phẩm Dầu Ngô(bolter corn oil):
Dầu Ngô có xuất xứ nhập khẩu nguyên chai từ hãng Arcor - Argentina. Dầu này không bị cháy nên có thể dùng để chiên lại rất tiết kiệm và trong dầu ngô có chứa thành phần phytosterol của khả năng ngăn ngừa sự hấp thu cholesterol ở ruột, nhờ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu. Rất tốt cho người máu bị nhiễm mỡ.
+ Sản phẩm nước tương Kikkoman Singapore:
Nước tương Kikkoman sản xuất tại singapore theo công nghệ nhật bản, tự hào là thương hiệu nước tương mang tâm hồn Nhật Bản. Đạt các tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000 và HACCP. Được làm từ đậu nành so với nước chấm truyền thống của nước ta là các sản phẩm từ cá, Kikkoman mang vị ngọt đặc trưng từ đậu nành, sánh góp phần phong phú cho lựa chọn nước chấm của người tiêu dùng. Tuy nhiên giá thành khá cao so với nước tương nội, nước chấm nội.
+ Sản phẩm Cà Chua đóng hộp ARCOR:
Cà chua nguyên quả đã bóc vỏ được đóng hộp của hãng Arcor - Argentina. thuận tiện khi sử dụng, sạch sẽ, không thuốc trừ sâu. Sản phẩm được công bố chất lượng, đóng hộp đảm bảo vệ sinh, vẫn giữ nguyên được tác dụng chữa bệnh của Cà Chua như cung cấp vitamin, giải nhiệt, thiếu máu, và một số phương pháp chữa bệnh …
1.2.1.2 Dịch vụ kinh doanh:
Xuất phát từ nhu cầu thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu mới tham gia vào lĩnh vực thương mại quốc tế, do còn chưa có kinh nghiệm thực hiện quy trình nghiệp vụ xuất khẩu, chưa có kinh nghiệm soản thảo hợp đồng ngoại. Hợp đồng trong buôn bán quốc tế chịu chi phối của luật pháp quốc tế, các yếu tố trong hợp đồng không đơn giản như buôn bán nội thương mà trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi cán bộ thực hiện phải hiểu rõ để thay đổi hoàn thiện các yếu tố đó cho phù hợp với hoàn cảnh hay môi trường kinh doanh mới nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít khó khăn. Chính vì vậy Công ty Cổ Phần Phượng Hoàng với kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ, giúp doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sản phẩm của họ ra thị trường thế giới. Hoạt động này mang lại lợi ích to không chỉ là lợi nhuận cho công ty Cổ Phần Phượng Hoàng, mà nó còn tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường. Trong hoạt động xuất khẩu ủy thác của mình, Công ty Cổ Phần Phượng Hoàng chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, những sản phẩm này chủ yếu được làm từ những vật liệu tự nhiên như: mây, tre,… đã khai thác được nguồn nguyên liệu và lao động sẵn có trong nước, ngành nghề thủ công này sử dụng khá nhiều lao động, góp phần giải quyết vấn đề việc làm mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ này được sản xuất tại các địa phương ở gần Hà Nội như: cỏ biển ở Ninh Bình, mây, tre tại Thái Bình, Hà Tây. Và được công ty Cổ Phần Phượng Hoàng tìm hiểu, khai thác chủ yếu xuất khẩu vào thị trường truyền thống như Nhật Bản, Vương quốc Anh.
1.2.2 Hệ thống phân phối
Công Ty Cổ Phần Phượng Hoàng được thành lập từ năm 1997, với kinh nghiệm đã từng làm đại lý phân phối cho các hãng Ajinomoto monosodium Glutamate từ Indonesia, dầu nấu ăn Neptune, bia Asahi từ Nhật Bản … Công ty có một hệ thống phân phối khá rộng, tạo được nhiều mối quan hệ làm ăn lâu dài truyền thống tốt. Hệ thống phân phối này do phòng kinh doanh thiết lập, gồm các kênh phân phối tại các siêu thị: các sản phẩm của công ty Cổ Phần Phượng Hoàng kinh doanh có mặt hầu hết trong các siêu thị tại Hà Nội, tuy nhiên việc đưa hàng vào siêu thị cũng gặp phải khó khăn đòi hỏi Phượng Hoàng có chính sách phù hợp. Trước hết Phượng Hoàng cần phải thiết lập được mối quan hệ uy tín với các siêu thị. Đó là thông qua việc cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, công ty phải chứng minh được nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu của mình. Hiện nay không ít doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận cao đã làm hàng giả những hàng hóa này thường không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Vì vậy công ty cần chứng minh nguồn gốc lô hàng đưa vào siêu thị, đó là cung cấp giấy tờ liên quan đến hợp đồng ngoại, hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển phù hợp với hàng hóa đó. Công Ty Cổ Phần Phượng Hoàng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của kênh phân phối bán hàng qua siêu thị, đây là kênh phân phối sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn hơn so với bên ngoài đối với người tiêu dùng, mặt khác do xu hướng người tiêu dùng ngày càng thích đi mua sắm tại các siêu thị hơn lượng hàng được phân phối qua hệ thông siêu thị là khá lớn, trong tương lai càng lớn hơn. Về phía siêu thị họ cũng luôn cam kết mang lại sản phẩm chất lượng an toàn , đảm bảo vệ sinh … khiến người tiêu dùng an tâm hơn khi mua và tiêu dùng sản phẩm. Đối với mỗi sản phẩm các siêu thị có chính sách đánh giá sự phù hợp với khách hàng của các mặt hàng được đưa vào siêu thị nên công ty cần nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng hơn. Công ty cũng có chính sách hỗ trợ, chia sẻ rủi ro đối với siêu thị, Công ty Phượng Hoàng nhận lại những hàng hóa đưa vào siêu thị không bán được, đổi hàng đối với những sản phẩm còn hạn sử dụng trong vòng sáu tháng. Đề cao mối quan hệ bán hàng đối với các siêu thị, coi đây là những nhà bán hàng chuyên nghiệp.
Thứ hai đó là phân phối qua hệ thống bán buôn, đại lý, nhà phân phối. Đại lý hay các nhà phân phối sẽ tiện dụng hơn rất nhiều khi tham gia phân phối không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành phố khác do quy mô nhỏ gọn hơn, không chiếm diện tích quá nhiều, phân bố ở nhiều nơi và các mặt hàng mà đại lý cung cấp cũng đa dạng, phong phú, số lượng lớn, chuyên bán buôn bán lẻ cho các cửa hàng tại các thị trường tiêu dùng nhỏ hơn. Ngay từ đầu Công Ty Cổ Phần Phượng Hoàng đẩy mạnh thiết lập hệ thông phân phối này, coi đây như những “chân rết” của công ty tại các địa bàn, đẩy mạnh bán hàng qua hệ thông này,Công ty tiến hành trở hàng trực tiếp giao cho các đại lý tại các tỉnh, Tổ chức các hoạt động thường niên, giao lưu gặp gỡ giữa công ty với các đại lý, nhà phân phối và các đại lý nhà phân phối với nhau cho mối quan hệ làm ăn ngày càng gắn bó.
Thứ ba đó là kênh phân phối, tiếp thị bán lẻ trực tiếp chủ yếu thông qua các website cung cấp thông tin đến người tiêu dùng như: ,thông qua các diễn đàn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, giới thiệu các sản phẩm đến khách hàng. Ngoài ra công ty cũng trực tiếp nhận đặt hàng tại website của mình là Kênh phân phối thứ ba này cũng khá hiệu quả do tốn kém ít chi phí, nhân lực tuy nhiên số lượng cũng không được nhiều.
1.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của công ty Cổ Phần Phượng Hoàng gồm các nhà sản xuất bánh kẹo trong nước, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty chuyên doanh nhập khẩu bánh kẹo phân phối tại thị trường Việt Nam. Do nền kinh tế nước ta phát triển chậm so với thế giới nên việc đầu tư cũng như công nghệ sản xuất có phần thua kém. Các sản phẩm bánh kẹo trong nước sản xuất chưa thật sự cao cấp, nên cũng có sự phân đoạn thị trường. Các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng. So sánh về giá thì các sản phẩm nhập ngoại cao hơn nhưng so về chất lượng thì trong nước chưa đáp ứng được. Nên xét về việc cạnh tranh của hàng nhập ngoại cao cấp đối với sản phẩm trong nước là không cao. Còn về các sản phẩm ngang bằng chất lượng với các sản phẩm trong nước thì công ty Phượng Hoàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Thị trường bánh kẹo nước ta vẫn chủ yếu là các mặt hàng chất lượng trung bình, có giá cả vừa phải . các nhà sản xuất trong nước đáp ứng được. Các công ty trong nước chiếm thị phần khá lớn trên khoảng 70% của cả nước do giá cả thấp hơn, phù hợp với thu nhập đại đa số dân cư.
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu đối với công ty cổ phần Phượng Hoàng là các doanh nghiệp chuyên doanh nhập khẩu bánh kẹo, việc cạnh tranh với các công ty này khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong mở rộng thị phần, trong phát triển các sản phẩm mới do Phượng Hoàng và những công ty này đều chịu ảnh hưởng như nhau của các nhân tố bên ngoài để có thể cạnh tranh công ty chỉ còn cách không ngừng hoàn thiện mình trong mọi quy trình, từ quy trình nhập khẩu đến chính sách bán hàng, marketing …
Một đối thủ cạnh tranh nữa mà công ty cũng phải quan tâm tới là các công ty gia nhập vào thị trường bánh kẹo tương lai. Để giữ được thị phần cung cấp của mình công ty cổ Phần Phượng Hoàng phải không ngừng duy trì và xây dựng thương hiệu của mình đối với người tiêu dùng.
1.2.4 Kết quả kinh doanh
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh công ty CP Phượng Hoàng 2006-2009
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2006
2007
2008
2009
Tăng (%)
Chênh lệch(tr.đồng)
07/06
08/07
09/08
07/06
08/07
09/08
DT BH&CCDV
19325
22878
26406
35896
18.4
15.4
35.9
3553
3528
9490
DTT BH&CCDV
17823
20465
24478
31124
14.8
19.6
27.1
2642
4013
6646
GV hàng bán
15421
17379
20583
26329
12.7
18.4
27.9
1958
3204
5746
LNG BH&CCDV
2402
3086
3895
4795
28.5
26.2
23.1
684
809
900
CP BH&QLDN
1142
1395
1656
1812
22.15
18.7
9.4
253
261
156
LNT HĐKD
987
1302
1575
2087
31.9
20.9
32.5
315
237
512
Thuế TNCN
235
315
381
473
34.0
20.9
24.1
80
66
92
LN sau thuế
706
945
1143
1421
33.8
20.9
24.3
2