Trong xu thế hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá hiện nay. Các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp sản xuất bao bì nói riêng muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt một mặt phải kết hợp và sử dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào sao cho đảm bảo chất lượng đầu ra, tức là lấy thu bù chi, một mặt phải tạo ra lợi nhuận để tích luỹ tái sản xuất mở rộng. Muốn thực hiện được điều đó doanh nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một trong những công cụ giúp cho công tác quản lý mang lại hiệu quả cao là việc hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí xản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất chi phí sản xuất là tiền đề cho việc hạ giá thành sản phẩm do đó đảm bảo tính chất đầy đủ và chính xác của giá thành sản xuất đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ chi phí bỏ ra theo đúng chế độ nhà nước quy định.
Việc bỏ ra chi phí sản xuất nhiều hay ít, giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vật tư, lao động, tiền vốn. Nói cách khác, giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh việc sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn ,. tốt hay xấu. Đây chính là con đường quan trọng nhất để doanh nghiệp tăng doanh lợi và cũng là biện pháp chủ yếu để doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH JPC Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH JPC VIỆT NAM 3
Đặc điểm hoat động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH JPC Việt Nam. 3
Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
Đặc điểm hoạt động kinh doanh 4
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 4
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 6
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 7
Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH JPC Việt Nam 8
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 8
Đặc điểm hình thức ghi sổ kế toán. 11
Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung 11
Đặc điểm chứng từ, sổ sách kế toán tại công ty. 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH JPC VIỆT NAM. 15
2.1. Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH JPC Việt Nam 15
2.1.1. Đặc điểm phân loại chi phí sản xuất ở công ty TNHH JPC Việt Nam.15
2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 16
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH JPC Việt Nam 16
2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16
2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 22
2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 28
2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 34
2.4. Tính giá thành sản phẩm tại công ty 39
2.4.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm 39
2.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 40
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH JPC VIỆT NAM 42
3.1. Nhận xét về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH JPC Việt Nam 42
3.1.1. Những ưu điểm trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 42
3.1.2. Những hạn chế trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 43
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 44
3.2.1. Về hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 44
3.2.2. Về hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. 45
3.2.3. Về hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung 46
3.2.4. Về hạch toán chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. 46
3.2.5. Về công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty 46
3.2.6. Về hệ thống sổ sách kế toán của công ty 50
KẾT LUẬN 51
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá hiện nay. Các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp sản xuất bao bì nói riêng muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt một mặt phải kết hợp và sử dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào sao cho đảm bảo chất lượng đầu ra, tức là lấy thu bù chi, một mặt phải tạo ra lợi nhuận để tích luỹ tái sản xuất mở rộng. Muốn thực hiện được điều đó doanh nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một trong những công cụ giúp cho công tác quản lý mang lại hiệu quả cao là việc hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí xản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất chi phí sản xuất là tiền đề cho việc hạ giá thành sản phẩm do đó đảm bảo tính chất đầy đủ và chính xác của giá thành sản xuất đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ chi phí bỏ ra theo đúng chế độ nhà nước quy định.
Việc bỏ ra chi phí sản xuất nhiều hay ít, giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vật tư, lao động, tiền vốn. Nói cách khác, giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh việc sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn ,... tốt hay xấu. Đây chính là con đường quan trọng nhất để doanh nghiệp tăng doanh lợi và cũng là biện pháp chủ yếu để doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Nhận thức rõ đựơc tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý kinh tế nói chung và đặc biệt là trong các DNSX nói riêng. Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH JPC Việt Nam, được sự tận tịnh giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng toàn thể các anh chị phòng tài chính –kế toán của công ty, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH JPC Việt Nam”.
Ngoài lời mở đầu và kết luận chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH JPC Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH JPC Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH JPC Việt Nam.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH JPC Việt Nam em đã thấy được những vấn đề từ thực tế kết hợp với kiến thức đã học trong nhà trường em sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Do thời gian thực tập không dài, trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Bởi vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo và các anh chị phòng tài chính –kế toán của công ty
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trương Anh Dũng đã tận tình hướng dẫn em trong kỳ thực tập này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, các chị trong phòng kế toán của công ty TNHH JPC Việt Nam đã tạo điều kiện tốt cho em trong thời gian thực tập vừa qua.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH JPC VIỆT NAM
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH JPC Việt Nam.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
- Tên công ty: Công ty TNHH JPC Việt Nam (Tiếng Việt Nam), tên giao dịch (bằng tiếng nước ngoài thông dụng) của doanh nghiệp là JPC Việt Nam Company Limited.
- Trụ sở chính để giao dịch: Trong cụm công nghiệp Tây Nam Xá, Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Nhà máy xưởng sản xuất chính: Cùng địa chỉ của trụ sở chính.
- Điện thoại: 84-351-846410
Fax: 84-351-846 410
- Tên tài khoản giao dịch: 4821000037737
- Hình thức hoạt động: Sản xuất kinh doanh
- Tổng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp là: 2.300.000 USD
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty TNHH có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp dùng đồng Việt Nam là đơn vị tiền tệ trong hạch toán, việc chuyển đổi giữa đồng tiền khác và đồng tiền hạch toán được thực hiện theo tỉ giá, hối đoái do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển đổi tại thời điểm.
Thành lập từ năm 2001 đến nay công ty TNHH JPC Việt Nam đã đang phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đã không ngừng vươn lên vị thế vững chắc trong ngành sản xuất bao bì. Công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động, cung cấp những sản phẩm che phủ, bao gói cho nhiều tập đoàn và các công ty lớn. Hiện nay đóng góp vào ngân sách nhà nước của công ty ngày càng tăng và được đánh giá là một trong những doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH JPC Việt Nam
1.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty.
Là một doanh nghiệp sản xuất tư nhân, Công ty TNHH JPC Việt Nam tổ chức quản lý theo một cấp: Đứng đầu là Ban Giám đốc Công ty THNN JPC Việt Nam chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban. Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban chức năng, mỗi phòng thực hiện các chức năng khác nhau. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về hoạt động của phòng, dưới các trưởng phòng thành lập ra các tổ, nhóm công tác, cụ thể được thể hiện dưới dạng sơ đồ sau:
Ban giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán – tài chính
Phòng nhân sự
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật
Phòng xuất nhập khẩu
Phân xưởng sản xuất
Phân xưởng 1
Quản đốc
Phân xưởng 2
Phân xưởng 3
Phòng thiết kế
Các tổ sản xuất
* Nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thiết lập các mối quan hệ với khách hàng và đối tác gia công, kiểm tra và kiểm soát các hoạt động tài chính, định hướng các đường lối chính sách của công ty ngắn hạn và dài hạn.
- Phó giám đốc điều hành: có chức năng tham mưu cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng. Chịu trách nhiệm về việc thương lượng giá cả, các vấn đề kỹ thuật… để ký kết hợp đồng. Quản lý chi tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng kinh doanh: Liên lạc trực tiếp với khách hàng, chuẩn bị các công đoạn cho việc ký kết các hợp đồng kinh tế, đặt hàng mua các nguyên phụ liệu cho sản xuất, may mẫu và tính định mức giá thành cho một sản phẩm.
- Phòng kế toán - tài chính: Là phòng quản lý về tài chính, kế toán theo các chính sách, chế độ chính sách tài chính hiện hành của nhà nước, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện tất cả các công tác kế toán trong phạm vi công ty, giúp lãnh đạo tổ chức quản lý và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ kinh tế tài chính,… phòng kế toán có vai trò giúp Giám đốc trong các lĩnh vực có liên quan đến tài chính kế toán.
- Phòng nhân sự: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc, có trách nhiệm về việc xắp xếp các công việc của Công ty, điều hành công tác lao động tiền lương, các chế độ tiền lương, bảo hiểm, tuyển dụng lao động, đào tạo lạ cán bộ.
- Phòng kế hoạch – Sản xuất - XNK: Có chức năng lập các kế hoạch sản xuất và tiến hành điều độ sản xuất sao cho linh hoạt, kịp thời phối hợp các đơn vị, các nguồn lực trong Công ty sao cho có hiệu quả nhất, đảm bảo ngày giao hàng theo hợp đồng, thực hiện các nghiệp vụ phục vụ cho việc xuất nhập khẩu.
Tham mưu giúp Giám đốc các lĩnh vực có liên quan đến:
+ Kế hoạch, xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, tổng hợp, báo cáo, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh.
+ Cung cấp nhu cầu và cung ứng nguyên liệu phụ mua trong nước phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Xây dựng kế hoạch đầu tư và tổ chức thực hiện các công trình đầu tư xây dựng cơ bản.
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về triển khai mẫu mã, triển khai sản xuất đơn hàng, tính định mức lao động cho từng sản phẩm, thời gian và công đoạn sản xuất.
- Phòng thiết kế: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác thiết kế mẫu mã các sản phẩm theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường.
Phân xưởng sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm và chiếm đa số nguồn nhân lực sản xuất của công ty.
1.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty TNHH JPC Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm vật liệu nhựa che phủ đóng gói và vận chuyển:
- Sản phẩm hoá dầu (PP, PE, PCV, ABS, PTA, v.v…)
- Khoáng sản nông nghiệp (xi măng)
- Vải địa chất trong xây dựng đường xá.
Màng phủ nhà kính (dùng trong nông nghiệp)
Công ty TNHH JPC Việt Nam đã áp dụng những công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại mới nhất như máy kéo sỏi, mắt cắt, máy dệt, máy may v.v… chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao trên thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Hiện nay công ty sử dụng nguyên vật liệu chủ yếu là sản phẩm hoá dầu từ những hạt nhựa PP, PE, …. Và trong tương lai công ty sẽ sử dụng các nguyên vật liệu từ khoáng sản nông nghiệp, vải địa chất trong xây dựng đường xá, màng phủ nhà kính.
Quy trình sản xuất là một quy trình công nghệ liên tục, khép kín. Với mục đích hiện nay là sản xuất tạo ra các vỏ bao xi măng và sắp tới công ty sẽ sản xuất ra các vỏ bao với kích cỡ lớn chứa từ 500-1000kg hàng hoá trên cơ sở sử dụng nguyên vật liệu chính là các hạt nhựa PP, PE,…
1.1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí ,đối tượng giá thành và phương pháp tính giá thành.Nói cách khác ,đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty.
Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo vỏ bao xi măng
Nguyên vật liệu
(hạt nhựa PP, PE)
Kéo sợi
Dệt bao ống
Phức
Phế liệu thu hồi
Cắt gấp
In
Xeo, lồng gấp
May
Thành phẩm
Như vậy quy trình công nghệ sản xuất vỏ bao của công ty vừa trải qua các công đoạn chính như sau:
- Kéo sợi (sử dụng máy): Cả 3 phân xưởng đều có chức năng chế tạo ra bán thành pẩhm là sợi PP từ hạt nhựa PP để dùng cho máy dệt bao, ở công đoạn này có nhiều phế liệu thu hồi do rơi vãi, do hỏng….
- Công đoạn dệt (sử dụng máy): Công đoạn này tiếp theo công đoạn kéo sợi, ở đây sợi PP sẽ được đưa vào dệt thành bao ống. Hoạt động này diễn ra ở cả 3 phân xưởng.
- Phức (sử dụng máy): Tất cả bao ống sau khi kiểm tra đạt chất lượng thì mới chuyển đến phân xưởng I. Vỏ bao sẽ được in ấn theo mẫu thiết kế của từng loại vỏ bao theo đơn đặt hàng của khách hàng.
- Xeo (sử dụng máy): Công đoạn xeo (hay cắt) các ruột bao bằng giấy sẽ được lồng bằng máy theo đúng kích cỡ quy định của từng loại vỏ bao.
- Lồng gấp: Đây là công đoạn thủ công, người công nhân sẽ dùng tay lồng một bao đã được cắt ở công đoạn trên với vỏ bao đã in ấn và gấp quy định.
1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH JPC Việt Nam.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện tất cả các công tác kế toán trong phạm vi công ty, giúp lãnh đạo tổ chức quản lý và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ kinh tế tài chính,….
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu tập trung. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm nhiều phần hành kế toán có mối quan hệ mật thiết với nhau và thực hiện chức năng, nhiệm vụ dưới sự phân công của Kế toán trưởng.
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tiền lương
Thủ quỹ
Kế toán
Tài
sản cố định
Kế toán thanh toán
Kế toán nguyên phụ liệu
Kế toán chi phí giá thành
* Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của mỗi vị trí như sau:
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm cao nhất về kế toán của công ty. Kiểm tra, giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, đôn đốc các bộ phận kế toán chấp hành đúng quy chế, chế độ kế toán nhà nước ban hành. Báo cáo vớI các cơ quan chức năng cấp trên về tình hình hoạt động tài chính của công ty như: Báo cáo với cơ quan thuế về tình hình làm nghĩa vụ với Nhà nước.
- Nắm bắt và phân tích tình hình tài chính của công ty về vốn và nguồn vốn để tham mưu cho lãnh đạo công ty biết tình hình tài chính của công ty để ra quyết định quản lý kịp thời, chính xác, cùng giám đốc công ty chịu trách nhiệm về tài chính của công ty bao gồm: phê duyệt các văn bản, giấy tờ sổ sách liên quan đến tài chính.
- Kế toán thanh toán: thực hiện các giao dịch với ngân hàng để thanh toán với khách hàng và các nhà cung cấp. Khi nhận được chứng từ ngân hàng kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo nếu đúng ghi chép nghiệp vụ phát sinh. Ngoài ra, kế toán thanh toán còn theo dõi tình hình biến động của các khoản tiền vay, tiền gửi, các chứng khoán, cổ phiếu của công ty.
- Kế toán nguyên phụ liệu: Phân loại nguyên phụ liệu theo đúng phương pháp phân loại đã được quy định trong các báo cáo kế toán. Theo dõi việc tăng giảm nguyên phụ liệu, cập nhật chứng từ phát sinh hàng ngày liên quan đến việc nhận và cấp phát nguyên phụ liệu. Đồng thời, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ có liên quan đến nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu. Định kỳ, tiến hành kiểm kê kho cùng vớI thủ kho để đốI chiếu số liệu trên sổ sách và thực tế tại kho.
- Kế toán tiền mặt: Chịu trách nhiệm ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm. Theo dõi hạch toán, cập nhật các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày. Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm viết phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lệ để thủ quỹ có căn cứ nhập, xuất quỹ sau đó tập hợp vào bảng kê quỹ tiền mặt, hàng tháng đối chiếu với thủ quỹ, thanh toán với người mua người bán cũng như các khoản thanh toán nội bộ.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ hàng tháng trên cơ sở các bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, … tính ra số tiền lương phải trả công nhân viên, các khoản phải trích theo lương, tính toán BHXH công nhân viên được hưởng theo chế độ quy định.
- Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định trong công ty, đồng thời định kỳ trích lập khấu hao và lên sổ sách liên quan. Hạch toán quá trình đầu trư xây dựng cơ bản, tham gia vào công tác quyết toán xây dựng và mọi nghiệp vụ liên quan đến đầu tư mới như sửa chữa lớn, nhỏ TSCĐ.
- Kế toán giá thành: Căn cứ vào bảng phân bổ, các chứng từ liên quan để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm.
- Thủ quỹ: Thực hiện các khoản thu, chi tiền mặt tại quỹ của công ty dựa trên phiếu thu phiếu chi hàng ngày do kế toán tiền mặt lập, ghi chép kịp thời, phản ánh chính xác thu chi và quản lý tiền mặt hiện có, thường xuyên báo cáo tình hình tiền mặt tồn quỹ của công ty.
Trên đây là sự phân công lao động trong bộ máy kế toán của công ty. Tuy nhiên, phân công lao động kế toán là vậy nhưng trên thực tế sự phân công lao động kế toán của công ty có linh hoạt hơn.
1.2.2. Đặc điểm hình thức ghi sổ kế toán.
1.2.2.1. Sơ đồ hình thức nhật ký chung
Công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty, công ty đã lựa chọn hình thức sổ Nhật ký chung và sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting, nhờ đó công tác kế toán tại công ty luôn chính xác và nhanh chóng.
Mô hình tổ chức sổ kế toán theo hình thức Sổ nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu: Sổ Nhật ký chung; sổ cái; các sổ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ: Hàng ngày các chứng từ gốc được cập nhật vào máy tính dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung và các sổ kế toán chi tiết. Sau đó từ Nhật ký chung chuyển từ số liệu để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán tổng hợp. Cuối kỳ cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính.
Có thể khái quát trình tự này qua sơ đồ dưới đây:
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp số liệu chi iết
Sổ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Sổ nhật ký đặc biệt
: Ghi cuối tháng.
: Ghi hàng ngày.
: Đối chiếu.
1.2.2.2. Đặc điểm chứng từ, sổ sách kế toán tại công ty.
Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức “Nhật ký chung” với hệ thống chứng từ, tài khoản, hệ thống sổ sách và việc ghi chép theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành:
Niên độ kế toán của công ty từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm
- Kỳ kế toán: Năm
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác:
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngọai tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Cuối kỳ, tài sản là tiền và công nợ có gốc bằng