Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện

Nền kinh tế nước ta từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường là thách thức lớn đối với mọi thành phần kinh tế. Khi Việt Nam ra nhập WTO đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp thương mại nói riêng.Vì vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trong giai đoạn hiện nay cần phải bán hàng sao cho doanh thu cao nhất, chi phí thấp nhất và tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều đó đòi hỏi các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát sát sao mọi hoạt động kinh doanh diễn ra trong đơn vị mình. Để thực hiện tốt các vấn đề này không gì thay thế ngoài việc hạch toán đầy đủ, chính xác, chi tiết và kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ bởi thông qua hạch toán các khoản doanh thu, chi phí đảm bảo tính chính xác, đúng, đầy đủ, kịp thời từ đó giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Với doanh nghiệp mang tính chất thương mại, tiêu thụ hàng hóa là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, nó có tính chất quyết định tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp bởi vì giải quyết tốt khâu tiêu thụ hàng hóa thì doanh nghiệp mới thực sự thực hiện được được chức năng là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Điều đó cho chúng ta thấy công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng là khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này doanh nghiệp phải thực hiện kinh doanh mặt hàng nào có lợi nhất, các phương thức tiêu thụ ra sao để bán được nhiều mặt hàng nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định nên tiếp tục đầu tư hay chuyển sang hướng khác. Do vậy phải tổ chức tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh như thế nào để có thể cung cấp thông tin chính xác, nhanh nhất kịp thời cho các nhà quản lý. Từ đó giúp các nhà quản trị phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng, từ đó lựa chọn phương thức kinh doanh thích hợp nhất. Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp “Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện” em nhận thấy để có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững doanh nghiệp phải tìm cho mình chiến lược cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh đặc biệt là công tác tiêu thụ hàng hóa nhằm tìm đầu ra (thị trường tiêu thụ) cho hàng hóa của doanh nghiệp mình. Đây là một trong những nhiệm vụ sống còn của mỗi doanh nghiệp hiện nay, bởi vìvậy thông qua việc tiêu thụ hàng hóathành phẩm thì doanh nghiệp mới có vốn (lấy từ lợi nhuận để lại) giúp doanh nghiệp tái mở rộng sản xuất, quá trình lưu chuyển tiền thuần nhanh diễn ra nhanh hơn. Xuất phát từ tầm quan trọng đó trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện”. Chuyên đề của em ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương sau: Chương 1: Đặc điểm tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện

doc162 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lời mở đầu Nền kinh tế nước ta từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường là thách thức lớn đối với mọi thành phần kinh tế. Khi Việt Nam ra nhập WTO đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp thương mại nói riêng.Vì vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trong giai đoạn hiện nay cần phải bán hàng sao cho doanh thu cao nhất, chi phí thấp nhất và tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều đó đòi hỏi các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát sát sao mọi hoạt động kinh doanh diễn ra trong đơn vị mình. Để thực hiện tốt các vấn đề này không gì thay thế ngoài việc hạch toán đầy đủ, chính xác, chi tiết và kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ bởi thông qua hạch toán các khoản doanh thu, chi phí đảm bảo tính chính xác, đúng, đầy đủ, kịp thời từ đó giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Với doanh nghiệp mang tính chất thương mại, tiêu thụ hàng hóa là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, nó có tính chất quyết định tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp bởi vì giải quyết tốt khâu tiêu thụ hàng hóa thì doanh nghiệp mới thực sự thực hiện được được chức năng là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Điều đó cho chúng ta thấy công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng là khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này doanh nghiệp phải thực hiện kinh doanh mặt hàng nào có lợi nhất, các phương thức tiêu thụ ra sao để bán được nhiều mặt hàng nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định nên tiếp tục đầu tư hay chuyển sang hướng khác. Do vậy phải tổ chức tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh như thế nào để có thể cung cấp thông tin chính xác, nhanh nhất kịp thời cho các nhà quản lý. Từ đó giúp các nhà quản trị phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng, từ đó lựa chọn phương thức kinh doanh thích hợp nhất. Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp “Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện” em nhận thấy để có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững doanh nghiệp phải tìm cho mình chiến lược cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh đặc biệt là công tác tiêu thụ hàng hóa nhằm tìm đầu ra (thị trường tiêu thụ) cho hàng hóa của doanh nghiệp mình. Đây là một trong những nhiệm vụ sống còn của mỗi doanh nghiệp hiện nay, bởi vìvậy thông qua việc tiêu thụ hàng hóathành phẩm thì doanh nghiệp mới có vốn (lấy từ lợi nhuận để lại) giúp doanh nghiệp tái mở rộng sản xuất, quá trình lưu chuyển tiền thuần nhanh diễn ra nhanh hơn. Xuất phát từ tầm quan trọng đó trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện”. Chuyên đề của em ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương sau: Chương 1: Đặc điểm tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIÊU THỤ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CƠ ĐIỆN Đặc điểm tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện. Danh mục các mặt hàng tiêu thụ của Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện Công ty là doanh nghiệp kinh doanh thương mại với các ngành nghề kinh doanh sau: - Kinh doanh xuất nhập khẩu, bán buôn bán lẻ vật tư, thiết bị phụ tùng cơ điện, xây dựng nông nghiệp, thủy lợi và công nghiệp thực phẩm. - Bán hàng đại lý, hàng ký gửi vật tư thiết bị phụ tùng cơ điện xây dựng NN & thủy lợi. - Kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản và thực phẩm chế biến, phân bón, nguyên vật liệu, hóa chất phục vụ nông nghiệp, thủy lợi và chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phương tiện vận tải đường bộ, hàng tiêu dùng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Dịch vụ vận tải và cho thuê kho bãi, văn phòng, trông giữ xe ô tô qua đêm, đại lý xăng dầu, xuất nhập khẩu ủy thác. - Sản xuất săm lốp, máy kéo máy nông nghiệp và các chế phẩm từ cao su. - Sản xuất lắp ráp nội địa hóa động cơ Dizen và liên hợp với máy nông nghiệp, máy chế biến, sửa chữa và gia công sản phẩm cơ khí. Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng cơ điện là đơn vị hạch toán độc lập, thuộc Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và thủy lợi. 1.1.2 Đặc điểm tiêu thụ của Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp không chỉ cung cấp thiết bị phụ tùng trong nước mà còn cả xuất khẩu sang nước ngoài chủ yếu là các nước ở Châu Phi. Khi đất nước đang trong giai đoạn mở cửa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp. Có một số doanh nghiệp đã phải phá sản vì hàng hóa không được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn ổn định, thị trường tiêu thụ không ngừng được mở rộng, do sản phẩm của doanh nghiệp 90% là hàng nhập khẩu. Do đó chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng tin dùng, cộng với sự tận tình, chu đáo trong công tác bán hàng đã tạo ra ưu thế lớn cho doanh nghiệp. Để phát huy được vai trò và sức mạnh của mình, không chỉ góp phần vào sự tăng trưởng của công ty mà còn góp phần vào sự tăng trưởng phát triển kinh tế nước nhà. Công ty không chỉ mở rộng về mặt quy mô hàng hóa mà cả thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ hàng hóa Là doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên phương châm của doanh nghiệp là “ luôn tạo niềm tin trong tâm trí khách hàng” và xem khách hàng là “thượng đế”. Vì vậy sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ ấn tượng đối với khách hàng về chất lượng sản phẩm mà còn để lại hình ảnh tốt về sự tận tình chu đáo của người bán hàng. Sau gần 30 năm hoạt động sản phẩm của doanh nghiệp đã là một thương hiệu trên thị trường và ngày càng được người tiêu dùng tin dùng. Hiện nay thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp không chỉ trong nước mà còn có cả thị trường nước ngoài nhưng chủ yếu là thị trường trong nước và tập trung ở thị trường Miền Nam. Vì đặc thù của sản phẩm là máy móc, phụ tùng nông nghiệp. Nó thích hợp nhất với những ngành nông nghhiệp có sự cơ giới hóa như Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay doanh nghiệp đang đa dạng hóa hàng hóa về mặt chủng loại cũng như mẫu mã, kích thước cho phù hợp với từng vùng, miền, với khu vực sản xuất. Về giá bán hàng hóa Về giá bán: Được sự cho phép của Ban giám đốc Phòng kinh doanh đưa ra giá bán một cách phù hợp trong mối tương quan giữa trị giá mua hàng, chi phí bán hàng…của phòng tài chính - kế toán đồng thời kết hợp với việc điều tra giá bán các hàng hóa cùng loại trên thị trường để định giá bán cho từng mặt hàng. Bên cạnh đó, để giá bán hàng hóa của Công ty đáp ứng phù hợp với điều kiện thực tế, cũng như những biến động của thị trường bộ phận bán hàng có thể linh hoạt điều chỉnh giá bán trên cơ sở quy định. Giá bán có thể giao động thay đổi từ 3% -5% so với giá bán đã được quy định đối với các mặt hàng là phụ tùng. Đối với các mặt hàng có giá lớn như máy móc có thể giao động thay đổi từ 0,3% - 0,7% so với giá bán quy định. Cần cụ thể thay đổi giá vốn như thế nào? Phương thức bán hàng Về phương thức bán hàng: Hiện nay doanh nghiệp áp dụng cả hai phương pháp bán hàng là bán buôn và bán lẻ. * Phương thức bán buôn hàng hóa: Bao gồm bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng.Lưu chuyển hàng hóa bán buôn được thực hiện theo hai phương thức: Bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng - Bán buôn qua kho: Là phương thức bán buôn hàng hóa đã nhập về kho của doanh nghiệp thương mại. + Bán buôn trực tiếp qua kho: Đây là phương thức bán hàng truyền thống và chiếm tỷ lệ lớn trong việc bán hàng của doanh nghiệp, thời điểm giao nhận hàng hóa không trùng với thời điểm nhập hàng. Theo hình thức này doanh nghiệp xuất hàng từ kho giao bán trực tiếp cho người mua do người được ủy nhiệm đến nhận hàng hóa. Trong trường hợp này chứng từ là hóa đơn hoặc phiếu xuất kho do doanh nghiệp lập. Khi đó việ bán hàng chỉ thực sự kết thúc khi người được ủy nhiệm mua ký nhận hàng và ký xác nhận trên chứng từ bán hàng. Đối với việc thanh toán tiền hàng giữa công ty và bên mua tùy thuộc vào hợp đồng mà hai bên đã ký kết. + Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Đối với phương thức bán hàng này thì doanh nghiệp xuất hàng từ kho chuyển đi cho người mua theo hợp đồng bằng phương tiện vận tải tự có hoặc thuê ngoài. Hàng hóa mà doanh nghiệp chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa khi đó mới được xem là tiêu thụ. Chi phí vận chuyển có thể do doanh nghiệp trả hoặc do bên mua trả tùy theo điều kiện hợp đồng mà hai bên đã ký kết và chứng từ là hóa đơn bán hàng và phiếu xuất kho.kiêm phiếu xuất kho do doanh nghiệp lập. - Bán buôn vận chuyển thẳng: Đây là trường hợp tiêu thụ hàng hóa không qua nhập kho của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mua hàng hóa của bên cung cấp để bán thẳng cho người mua và hưởng hoa hồng. . Phương thức này bao gồm: Bán buôn vận chuyển có tham gia thanh toán và bán buôn vận chuyển thẳng tham gia thanh toán. Phương thức bán buôn này được thực hiện tùy theo mỗi hình thức. Trường hợp bán thẳng có tham gia thanh toán thì doanh nghiệp phải tổ chức quá trình mua hàng, bán hàng, thanh toán tiền mua hàng, tiền hàng đã bán với nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp; bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán thực chất là hình thức môi giới trung gian trong quan hệ mua bán, doanh nghiệp chỉ phản ánh tiền hoa hồng môi giới cho việc mua hoặc bán, không được ghi nhận nghiệp vụ mua cũng như nghiệp vụ bán của mỗi thương vụ. * Phương thức bán lẻ hàng hóa: Trong khâu bán lẻ hàng hóa, chủ yếu là bán lẻ thu bằng tiền mặt thông thường hàng hóa xuất giao trực tiếp cho khách hàng và thu tiền trong cùng một thời điểm. Vì vậy thời điểm tiêu thụ đối với khâu bán lẻ được xác định ngay khi giao hàng hóa cho khách hàng. Dù bán theo phương thức nào, thì thời điểm để doanh nghiệp kết thúc nghiệp vụ bán và ghi sổ các chỉ tiêu liên quan của khối lượng hàng luân chuyển là: thời điểm để kết thúc việc giao nhận quyền sở hữu về hàng hóa và hoàn tất các thủ tục bán hàng, thay vì mất quyền sở hữu về hàng hóa bán, doanh nghiệp được quyền sở hữu về khoản tiền thu bán hàng hoặc khoản nợ phải thu với khách hàng mua của mình Hiện nay Công ty có 10 cửa hàng, tại trung tâm có 3 cửa hàng còn các xí nghiệp, chi nhánh đều có 1 cửa hàng ngoại trừ xí nghiệp ở Hải Phòng và trung tâm dịch vụ cơ điện tại Thanh Trì, Hà Nội. Với việc bán hàng qua các cửa hàng giúp việc tiêu thụ hàng hóa của Công ty diễn ra nhanh chóng hơn.. Phương thức thanh toán: Hiện nay doanh nghiệp áp dụng cả hai phương thức thanh toán sau:sau: Phương thức thanh toán ngay và phương thức thanh toán trả chậm. - Phương thức thanh toán ngay: + Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt: Trong trường hợp này người mua hàng sau khi nhận được hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp bằng tiền mặt. Thông thường phương thức này được sử dụng trong trường hợp người mua hàng với khối lượng không nhiều và chưa mở tài khoản tại ngân hàng. + Thanh toán qua ngân hàng: Khi đó vai trò của ngân hàng là trung gian giữa doanh nghiệp với khách hàng, làm nhiệm vụ chuyển tiền từ tài khoản của người mua sang tài khoản của doanh nghiệp và ngược lại. Với phương thức này cũng có nhiều hình thức thanh toán như: Thanh toán bằng séc, thư tín dụng, thanh toán bù trừ, ủy nhiệm chi… Nó được sử dụng trong trường hợp người mua hàng với số lượng nhiều, và có giá trị lớn đồng thời khách hàng đã mở tài khoản tại ngân hàng. - Phương thức thanh toán trả chậm: Chủ yếu áp dụng với các khách hàng truyền thống, là các đối tác tin cậy. 1.1.3 Đặc điểm xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện Là doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên không có các chi phí chế tạo sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thay vào đó là chi phí hàng mua bao gồm giá trị hàng mua và chi phí mua hàng. Mặt khác doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu là doanh thu bán hàng hóa. Vì vậy để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp thường giảm chi phí mua hàng và đẩy nhanh việc bán hàng hóa để doanh nghiệp thu hồi tiền nhanh chóng. Để làm được điều đó doanh nghiệp có chế độ khuyến khích với khách hàng. Nếu khách hàng mua hàng với số lượng lớn, giá trị lớn sẽ được doanh nghiệp chiết khấu thương mại, nếu khách hàng thanh toán tiền mua hàng sớm sẽ được doanh nghiệp chiết khấu thanh toán, còn nếu hàng hóa của doanh nghiệp kém phẩm chất thì khách hàng có thể không chấp nhận thanh toán và trả lại hàng hóa hoặc có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá. Do vậy kế toán hạch toán cả các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Các khoản này sẽ là các khoản giảm doanh thu. 1.2. Tổ chức quản lý tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa của Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện Chúng ta đã biết tiêu thụ giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, nên việc quản lý khâu tiêu thụ cần được thực hiện một cách hợp lý, chặt chẽ, đồng bộ với quá trình khác trong tổng thể mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong công ty đã kết hợp giữa các phòng ban, bộ phận với nhau giúp cho việc tiêu thụ diễn ra nhanh hơn, đồng thời kết quả tiêu thụ hàng hóa đạt hiệu quả cao hơn. 1.2.1 Quản lý khối lượng sản phẩm tiêu thụ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ như: phiếu xuất kho hoặc hóa đơn GTGT thủ kho kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ, hợp pháp trên các chứng từ này và ghi số lượng hàng hóa xuất ra vào thẻ kho. Thẻ kho được lập làm hai bản, một bản được lưu ở bộ phận thủ kho và một bản được chuyển lên phòng tài chính – kế toán. Tại bộ phận tài chính - kế toán sau khi nhận được các chứng từ về tiêu thụ hàng hóa, kế toán vật tư, hàng hóa sẽ kiểm tra các chứng từ này một lần nữa. Sau khi kiểm tra đã thấy chính xác, hợp lý, hợp lệ kế toán sẽ phân loại các chứng từ này và nhập các dữ liệu vào máy. Phần mềm máy tính sẽ tự động lập các sổ như sổ chi tiết thành phẩm, bảng tổng hợp nhập-xuất-tồnKế toán vật tư hàng hóa theo dõi tình hình Nhập - xuất - tồn của hàng hóa. Số liệu về khối lượng sản phẩm hàng hóa thực tế xuất kho trên cơ sở đối chiếu các hóa đơn bán hàng với phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Biểu số 1.1: Thẻ kho Công ty CP thiết bị phụ tùng cơ điện Thẻ kho Kho: Linh Anh Tên hàng hóa: Máy gặt đập Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/1/2009 ĐVT: Cái CT Diễn giải Ngày N - X Số lượng NT SH Nhập Xuất Tồn 01/01 Tồn đầu kỳ 50 03/01 HĐ 4853 Xuất bán hàng hóa 03/01 4 46 08/01 HĐ4862 Xuất bán hàng hóa 08/01 6 40 …… ………… ………………………. ……… ……………. ……….. ………… 15/01 PN 350 Nhập từ mua ngoài 15/01 23 63 …… ………… …………………… …….. …………… ………….. …………. Cộng PS 54 25 79 Ngày 31 tháng 01 năm 2009 Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 1.2: Sổ chi tiết hàng hóa SỔ CHI TIẾT HÀNG HÓA Tên hàng hóa: Máy gặt đập Tháng 01 năm 2009 ĐVT: 1000Đ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đơn giá SHTK đối ứng Nhập Xuất Tồn NT SH SL TT SL TT SL TT 1/1 1/1 Số dư đầu tháng 420.000 50 21.000.000 3/1 HĐ 4853 3/1 Xuất bán trong kỳ 420.000 632 4 1.680.000 46 19.320.000 8/1 HĐ 4862 8/1 Xuất bán trong kỳ 420.000 632 6 2.520.000 40 16.800.000 …. …. …. …. …. …. …. …. …. …. …. …. 15/1 PN 35 15/1 Nhập từ mua ngoài 420.000 112 23 9.660.000 63 26.460.000 … …. …. … …. …. … …. …. … … …. Cộng 54 22.680.000 25 10.500.000 Tồn cuối kỳ 79 33.180.000 Ngày 31 tháng 1 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện BÁO CÁO NHẬP – XUẤT- TỒN HÀNG HÓA Tháng 01 năm 2009 ĐVT: VNĐ ĐVT: VNĐ STT Mã hàng Tên hàng Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Phụ tùng 853.240.321 230.540.386 450.632.250 633.148.457 1 01-170 Thân hộp số 100.000 100.000 2 12-310 Bánh răng 180.000 180.000 ………. ……… ………. …….. ……. …… …… Thiết bị 45.638.527.432 5.364.527.981 40.372.467.398 10.630.588.015 45 89-534 Máy gặt đập 2.680.695.258 450.000.000 1.347.850.628 1.782.844.630 ……. ……… ……… ……… ……. ……. ……. Thiết bị khai hoang 987.589.265 850.342.597 1.369.540.289 468.391.573 ……. ……………. …………. …………… ……….. …………… Cộng 47.479.357.018 6.445.410.964 42.192.639.937 11.732.128.045 Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2009 Người lập biểu Thủ kho Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện BÁO CÁO NHẬP – XUẤT- TỒN HÀNG HÓA Tháng 01 năm 2009 ĐVT: VNĐ ĐVT: VNĐ STT Mã hàng Tên hàng Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Phụ tùng 853.240.321 230.540.386 450.632.250 633.148.457 1 01-170 Thân hộp số 100.000 100.000 2 12-310 Bánh răng 180.000 180.000 ………. ……… ………. …….. ……. …… …… Thiết bị 45.638.527.432 5.364.527.981 40.372.467.398 10.630.588.015 45 89-534 Máy gặt đập 2.680.695.258 450.000.000 1.347.850.628 1.782.844.630 ……. ……… ……… ……… ……. ……. ……. Thiết bị khai hoang 987.589.265 850.342.597 1.369.540.289 468.391.573 ……. ……………. …………. …………… ……….. …………… Cộng 47.479.357.018 6.445.410.964 42.192.639.937 11.732.128.045 Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2009 Người lập biểu Thủ kho Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 1.3: Bảng tổng hợpSổ tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn hàng hóa Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện BÁO CÁO NHẬP – XUẤT- TỒN HÀNG HÓA Tháng 01 năm 2009 ĐVT: VNĐ STT Mã hàng Tên hàng Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Phụ tùng 853.240.321 230.540.386 450.632.250 633.148.457 1 01-170 Thân hộp số 100.000 100.000 2 12-310 Bánh răng 180.000 180.000 … …… … …….. ……. …… …… Thiết bị 45.638.527.432 5.364.527.981 40.372.467.398 10.630.588.015 45 89-534 Máy gặt đập 2.680.695.258 450.000.000 1.347.850.628 1.782.844.630 … …… … ……… ……. ……. ……. Thiết bị khai hoang 987.589.265 850.342.597 1.369.540.289 468.391.573 ... ………… …………. …………… ……….. …………… Cộng 47.479.357.018 6.445.410.964 42.192.639.937 11.732.128.045 Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2009 Người lập biểu Thủ kho Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) \ 1.2.2 Quản lý giá bán: Được Phòng kinh doanh đưa ra giá bán một cách phù hợp trong mối tương quan giữa trị giá mua hàng, chi phí bán hàng…của phòng kế toán kết hợp với việc điều tra thị trường để định giá bán cho từng mặt hàng. Bên cạnh đó, để giá bán đáp ứng phù hợp với điều kiện thực tế, bộ phận bán hàng có thể linh hoạt đdiều chỉnh giá bán trên cơ sở quy định. Giá bán có thể giao động thay đổi từ 3% -5% so với giá bán đã được quy định đối với các mặt hàng là phụ tùng. Đối với các mặt hàng có giá lớn như máy móc có thể giao động thay đổi từ 0,3% - 0,7% so với giá bán quy định. (cụ thể như thế nào) 1.2.3 Quản lý quá trình giao dịch, vận chuyển hàng hóa cho khách hàng: Phòng kinh doanh có trách nhiệm, nhiệm vụ vừa giao dịch bán hàng hóa cho khách hàng vừa tìm hiểu, thu thập các thông tin phản hồi của khách hàng. Do đó việc giao dịch bán hàng hóa sản phẩm cho khách hàng cần được thực hiện không chỉ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà còn phải phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp để hai bên cùng có lợi. Mặt khác doanh nghiệp đã kết hợp bộ phận kinh doanh với bộ phận kế hoạch đầu tư và công nghệ để từ đó có kế hoạch tiêu thụ phù hợp nhất. 1.2.4. Quản lý phương thức bán hàng và phương thức thanh toán: Việc lựa chọn phương thức bán hàng và phương thức thanh toán đối với từng mặt hàng hóa và từng khách hàng có vai trò và ảnh hưởn
Tài liệu liên quan