Kinh tế Việt Nam đóng vai trò là một bộ phận của nền kinh tế thế giới và của các mối quan hệ kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta chủ yếu phải chịu những tác động của mọi sự biến đổi trong nền kinh tế thế giới và cũng như các mối quan hệ kinh tế quốc tế đó. Điều này cũng có nghĩa là việc tham gia vào các quan hệ kinh tế đó là điều kiện cần thiết và mang tính tất yếu khách quan có lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế tham gia, trong đó có Việt Nam.
Nghị định số 57/1998/NĐ- CP mà Chính phủ ban hành ngày 31/7/1998 đã tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành hoạt động nhập khẩu.Thủ tục để được phép nhập khẩu rất đơn giản, các doanh nghiệp chỉ phải đăng ký mã số doanh nghiệp nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan tỉnh (Thành phố) và tiến hành nhập khẩu các mặt hàng phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp vì nhiều lý do không muốn thực hiện hoạt động nhập khẩu mà uỷ thác cho một doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác. Điều này dẫn đến tình trạng số lượng các hợp đồng nhập khẩu uỷ thác cũng không ngừng tăng lên cùng nhu cầu về các loại hàng hoá có giá trị lớn như máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ hiện đại.
Tổng công ty Thành An là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Trong hoạt động nhập khẩu của mình Tổng công ty thực hiện kinh doanh nhập khẩu uỷ thác. Với lý luận kinh tế đã được học ở trường kết hợp với thực tế quan sát tại phòng kinh tế đối ngoại, em nhận thấy nếu đi sâu vào nghiên cứu hoạt động uỷ thác có thể đem lại những kiến thức quý giá cho bản thân, ngoài ra dựa trên tình hình thực tế để đạt được những giải pháp thích hợp góp phần thúc đẩy và hoàn thiện phương thức nhập khẩu uỷ thác của Tổng công ty do đó em đã lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện phương thức nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty Thành An” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu và phần kết luật gồm 3 chương.
Chương 1. Lý luận chung về nhập khẩu uỷ thác.
Chương 2. Thực trạng hoạt động sản xuất- kinh doanh và việc thực hiện phương thức nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty Thành An .
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện phương thức nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty Thành An.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: TS. Nguyễn Anh Tuấn cùng các cán bộ nhân viên trong Tổng công ty đặc biệt là các anh chị trong Phòng kinh tế đối ngoại đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
106 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phương thức nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty Thành An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam đóng vai trò là một bộ phận của nền kinh tế thế giới và của các mối quan hệ kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta chủ yếu phải chịu những tác động của mọi sự biến đổi trong nền kinh tế thế giới và cũng như các mối quan hệ kinh tế quốc tế đó. Điều này cũng có nghĩa là việc tham gia vào các quan hệ kinh tế đó là điều kiện cần thiết và mang tính tất yếu khách quan có lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế tham gia, trong đó có Việt Nam.
Nghị định số 57/1998/NĐ- CP mà Chính phủ ban hành ngày 31/7/1998 đã tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành hoạt động nhập khẩu.Thủ tục để được phép nhập khẩu rất đơn giản, các doanh nghiệp chỉ phải đăng ký mã số doanh nghiệp nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan tỉnh (Thành phố) và tiến hành nhập khẩu các mặt hàng phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp vì nhiều lý do không muốn thực hiện hoạt động nhập khẩu mà uỷ thác cho một doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác. Điều này dẫn đến tình trạng số lượng các hợp đồng nhập khẩu uỷ thác cũng không ngừng tăng lên cùng nhu cầu về các loại hàng hoá có giá trị lớn như máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ hiện đại.
Tổng công ty Thành An là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Trong hoạt động nhập khẩu của mình Tổng công ty thực hiện kinh doanh nhập khẩu uỷ thác. Với lý luận kinh tế đã được học ở trường kết hợp với thực tế quan sát tại phòng kinh tế đối ngoại, em nhận thấy nếu đi sâu vào nghiên cứu hoạt động uỷ thác có thể đem lại những kiến thức quý giá cho bản thân, ngoài ra dựa trên tình hình thực tế để đạt được những giải pháp thích hợp góp phần thúc đẩy và hoàn thiện phương thức nhập khẩu uỷ thác của Tổng công ty do đó em đã lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện phương thức nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty Thành An” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu và phần kết luật gồm 3 chương.
Chương 1. Lý luận chung về nhập khẩu uỷ thác.
Chương 2. Thực trạng hoạt động sản xuất- kinh doanh và việc thực hiện phương thức nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty Thành An .
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện phương thức nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty Thành An.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: TS. Nguyễn Anh Tuấn cùng các cán bộ nhân viên trong Tổng công ty đặc biệt là các anh chị trong Phòng kinh tế đối ngoại đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU UỶ THÁC
I .NGUỒN GỐC, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC NHẬP KHẨU UỶ THÁC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.
Nhập khẩu hàng hoá và sự phát hiện của phương thức Nhập khẩu uỷ thác trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
. Khái niệm về nhập khẩu và nhập khẩu uỷ thác
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng là hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá. Đối tượng của hoạt động nhập khẩu là các loại hàng hoá phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ những mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá cần xuất nhập và những mặt hàng tạm ngừng xuất nhập khẩu.
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tiến hành theo phương thức trực tiếp (trực tiếp quan hệ, giao dịch, ký kết hợp đồng, thanh toán ...) hay phương thức uỷ thác. nhưng thông thường phương thức trực tiếp được tiến hành khi doanh nghiệp có đủ khả năng tổ chức, đàm phán, ký kết hợp đồng, am hiểu đối tác và am hiểu thị trường cũng như mặt hàng nhập khẩu. Ngược lại nếu chưa thật sự am hiểu thị trường hay bạn hàng mới hoặc chưa đủ khả năng tổ chức, đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo phương thức uỷ thác .
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hinh thức thuê và nhận làm dịch vụ nhập khẩu. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác nhập khẩu giữa các doanh nghiệp phù hợp với những quy đinh của pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Cũng theo đó
Chủ thể :
Chủ thể uỷ thác nhập khẩu : Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh trong nước và (hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được uỷ thác nhập khẩu )
Chủ thể nhận uỷ thác nhập khẩu : Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được phép nhận uỷ thác nhập khẩu.
1.2. Sự xuất hiện của phương thức nhập khẩu uỷ thác trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
* Giai đoạn trước năm 1985: Hoạt động xuất nhập khẩu do nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý với cơ chế quản lý tập chung, quan liêu, bao cấp. Việc hoạt động xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế đều thông qua các tổ chức xuất nhập khẩu Trung Ương. Thực chất của hoạt động xuất nhập khẩu chỉ là ném hàng qua các cơ sở sản xuất, giao lại theo kế hoạch nhà nước và các cơ quan các cấp giao cho để thu gom lại xuất khẩu trên cơ sở nghi định thư với các chính phủ nước ngoài, chủ yếu là các nước xã hội củ nghĩa cũ trước đây. Tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu thời kỳ này do nhà nước độc quyền quản lý thông qua các tổng công ty Trung Ương. Nhập khẩu gì đều do kế hoạch định trước và các giao cho các tổ chức chuyên ngành thực hiện là chính. Do vậy trước đây những đơn vị sản xuất và kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu chỉ được nhập hàng hoá vật tư theo phương thức uỷ thác -tức là phải thông qua các tổ chức chuyên ngành được nhà nước giao.
* Tại đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đến nay với đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng, nhà nước đã đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, theo quan điểm mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu, cho phép tất cả các đơn vị và các tổ chức kinh tế các tỉnh thành phố được trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu nếu đảm bảo được một số yêu cầu cần thiết về vốn, cơ sở vật chất, chất lượng hàng hoá, và trình độ cán bộ quản lý kinh doanh. Do vậy các đơn vị nhập khẩu có thể tiến hành nhập khẩu trực tiếp hay nhập khẩu uỷ thác là do sự lựa chọn của họ trên cơ sở “tính kinh tế ” trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Kinh tế thị trường tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp phát triển với những mối quan hệ kinh tế đa dạng, kéo theo nhiều loại hình kinh doanh ra đời. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế, sự quan hệ qua lại giữa các thành phần kinh tế, giữa tất cả các doanh nghiệp hoạt đông trong mọi ngành, lĩnh vực là cần thiết, nó mang tính khách quan thể hiện sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp đều phải biết sử dụng tối đa và triệt để lợi thế cũng như tiềm năng nội lực của mình nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của doanh nghiệp, thông qua việc phân tích đánh giá chi phí cơ hội của mình. Với lợi thế sẵn có của mình các doanh nghiệp thương mại đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu đứng ra đảm nhiệm hoạt động xuất nhập khẩu cho các đơn vị không có chuyên môn về lĩnh vực xuất nhâp khẩu nhưng lại có nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ muốn nhập khẩu . Do đó muốn nhập khẩu hàng theo đúng nhu cầu để đạt được mục tiêu lợi nhuận thì doanh nghiệp cần nhập khẩu sẽ uỷ thác cho một doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế có tư cách pháp lý nhập khẩu thông qua hợp đồng uỷ thác giữa hai bên. Bên uỷ thác nhập khẩu và bên nhận uỷ thác nhập khẩu.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, các loại hình dịch vụ này ngày càng phát triển, các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế nhận thức được điều này và khai thác triệt để lợi thế của mình.
Từ những nhân tố chủ quan và khách quan của từng thời kỳ, nhu cầu về loại hình dịch vụ này luôn diễn ra và theo xu hướng tăng dần. Do đó xuất hiện loại hình uỷ thác và tính thiết yếu của loại hình này ngày càng được nhận thức rõ.
2.Vai trò của phương thức nhập khẩu uỷ thác trong hoạt động kinh tế.
2.1.Vai trò đối với hoạt động trong nền kinh tế quốc dân.
Nhập khẩu uỷ thác là một hình thức của hoạt động nhập khẩu, do vậy mà vai trò của nhập khẩu cũng chính là vai trò của nhập khẩu uỷ thác, cụ thể như sau:
-Nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá
-Xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, chế độ tự cung tự cấp, đồng thời bổ xung kịp thời mặt hàng thiếu ở trong nước chưa sản xuất được trong khi đó nhu cầu thị trường rất cần thiết .
- Cải thiện mức sống, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước: Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hoá nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước đồng thời hàng hoá cũng đựợc đa dạng về chủng loại, quy cách cho phép thoả mãn tốt hơn nhu cầu trong nước tạo sự cạnh tranh giữa hàng ngoại và hàng nội.
- Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường trong ngoài nước khác nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá.
Bên cạnh vai trò trên thì nhập khẩu uỷ thác còn có vai trò quan trọng, trực tiếp đối với các đơn vị uỷ thác nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu.
2.2 Đối với các đơn vị tham gia nhập khẩu uỷ thác:
2.2.1 Đối với đơn vị uỷ thác:
-Tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức dù không đủ điều kiện vẫn có thể tiến hành họat động của mình thông qua hình thức uỷ thác nhập khẩu. đây là vai trò quan trọng, khắc phục được tình trạng một số đơn vị không đủ tư cách pháp nhân, thiéu kinh nghịêm trên thị trường tìm hiểu bạn hàng, mặt hàng nhập khẩu hay đội ngũ cán bộ chưa đủ kinh nghiệm tham gia nhập khẩu trực tiếp, mà vẫn đáp ứng được nhu cầu trong nước, tiếp tục duy trì sản xuất
-Hạn chế rủ ro cho các doanh nghiệp khi mà họ chưa thực sự có kinh nghiệm trong họat động nhập khẩu trực tiếp. Với những mặt hàng phức tạp, yêu cầu cao về kỹ thuật như máy móc, thiết bị, đồ ding cao cấp, để đảm bảo được mặt hàng tốt, phù hợp với yêu cầu đề ra thì tốt nhất là các đơn vị nên uỷ thác công việc này cho doanh nghiệp, đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu có kinh nghiệm và hiểu biết
-Đáp ứng nhu cầu không thường xuyên về mặt hàng xuất nhập của một số đơn vị. Một số đơn vị kinh doanh rộng, xuất nhập khẩu không phải là khâu chính trong toàn bộ họat động kinh doanh của họ. Xong để phục vụ cho sản xuất đôi khi cần phải nhập khẩu một số mặt hàng nhưng với khối lượng và số lượng không lớn lắm. Để giảm bớt các khâu liên quan đến nhập khẩu trực tiếp như :Chuyển hàng về nước, phân loại chủng loại làm thủ tục hải quan thanh toán chọ đã uỷ thác cho đơn vị xuất nhập khẩu chuyên nghiệp mà chỉ cần thanh toán một khoản nhỏ phí uỷ thác
-Giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn trên cơ sở tính toán chi phí cơ hội. Trong kinh doanh doanh nghiệp nào biết phân tích đánh giá tận dụng cơ hội thời cơ chi phí hợp lí khai thác đúng đắn yếu tố thị trường thì doanh nghiệp ấy sẽ tồn tại và phát triển.Như vậy trên cơ sở so sánh giữ chi phí mà doanh nghiệp trực tiếp tham gia nhập khẩu với chi phí cho nhập khẩu uỷ thác nếu lớn hơn thì doanh nghiệp nên tiến hành nhập khẩu theo phương thức uỷ thác
2.2.2 Đối với đơn vị nhận uỷ thác
-Tăng doanh thu tạo công ăn việc làm cho người lao động. Họat động nhập khẩu uỷ thác là một trong những hình thức kinh doanh của doanh nghiệp nó mang lại thu nhập cho doanh nghiệp Nhập khẩu uỷ thác là cách tốt nhất tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành họat động kinh doanh trong điều kiện thiếu vốn
-Đa dạng hoá họat động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trong họat động kinh doanh nhập khẩu vì đây cũng là loại hình dịch vụ ngoài ra việc kinh doanh nhập khẩu uỷ thác kết hợp với loại hình kinh doanh doanh khác còn đóng vai trò quảng cáo khuyếch trương tăng uy tín cho doanh nghiệp. Đó cũng là cách để cho doanh nghiệp giữ mối làm ăn lâu dài với đối tác nước ngoài duy trì và phát triển hơn nữa họat động kinh doanh của doanh nghiệp
2.3 Đối với nhà nước
Họat động nhập khẩu uỷ thác là một trong những phương pháp để nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lí nhập khẩu thông qua việc quản lí các đơn vị đầu ngành các đơn vị chuyên kinh doanh nhập khẩu uỷ thác đồng thời góp phần đa dạng các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu theo hướng chuyên môn hoá cao giảm bớt khó khăn bất cập kếm hiệu quả trong công tác kinh doanh thực hiện thêo phương thức nhà nước đề ra
3. Đặc điểm của phương thức nhập khẩu uỷ thác
-Nhập khẩu uỷ thác kinh doanh là hình thức kinh doanh dịch vụ tại các đơn vị xuất- nhập khẩu thực chất là hình thức nhập khẩu qua trung gian thương mại là doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập khẩu đây là hoạt động dịch vụ do thương mại do doanh nghiệp trung gian tiến hành để hưởng một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác
-Trong họat động nhập khẩu này doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ vốn không phải xin hạn ngạch không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ cũng như tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu mà chỉ đứng ra làm đại diện cho bên uỷ thác để tìm kiếm và giao dịch với bạn hàng nước ngoài kí kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu lại bồi thường nếu có tổn thất xảy ra
-Sau khi đã thực hiện xong mọi công việc doanh nghiệp nhận uỷ thác sẽ nhận được thù lao gọi là lệ phí uỷ thác. Phí uỷ thác đưopực tính theo tỷ lệ thoả thuận trên tổng gía trị hợp đồng giữ hai bên
-Khi tiến hành nhập uỷ thác các doanh nghiệp chỉ được tính phí uỷ thác vào doanh thu chứ không được tính giá trị nhập khẩu uỷ thác vào doanh thu đồng thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp do phần phí uỷ thác nhận được
-Khi nhập khẩu uỷ thác các doanh nghiệp nhận uỷ thác phải lập hai hợp đồng là: Hợp đồng nội ( hợp đồng giữa bên uỷ thác nhập khẩu và bên nhận uỷ thác ..) gọi là hợp đồng uỷ thác nhập khẩu
Hợp đồng ngoại ( kí kết giữa nước ngoài và bên nhận uỷ thác) gọi là hợp đồng thương mại quốc tế, hợp đồng xuất nhập khẩu
*Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu có đặc điểm sau
-Chủ thể: Bên nhận uỷ thác nhập khẩu phải có giấy phép đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu và chỉ với tư cách là trung gian thương mại thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu của bên kia
-Mục đích: qua hợp đồng uỷ thác chủ thể doanh nghiệp sẽ uỷ quyền cho một doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu thay đơn vị mình nhập khẩu một số mặt hàng nào đó phải không thuộc hàng hoá nhà nưóc cấm nhập khẩu và phải phù hợp với mặt hàng mà doanh nghiệp đó đang kinh doanh
-Về nội dung: Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu có nội dung liên quan đến hợp đồng nhập khẩu và việc thực hiện hợp đồng uỷ thác nhập khẩu phải gắn liền với hợp đồng nhập khẩu
-Về luật áp dụng:Ngoài luật áp dụng chung với các hợp đồng kinh tế khác, hợp đồng uỷ thác nhập khẩu cần phải chịu sự điều chỉnh của một số văn bản pháp luật riêng về lĩnh vực uỷ thác
-Trách nhiệm và nghĩa vụ bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường giá cả khách hàng có liên quan đến đơn hàng uỷ thác nhập khẩu. Bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác thương lượng và kí kết hợp đồng ủy thác. Quyền và nghĩa vụ của các bên do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng
*Hợp đồng nhập khẩu có các đặc điểm sau
-Chủ thể: Kí kết giữa chủ thể có trụ sở kinh doanh tại các nước khác nhau
-Đối tượng: Hàng hoá mà luật quốc gia và tập quán quốc tế cho phép và hàng hoá phải chuyển qua biên giới quốc gia
-Về cơ sở pháp lí: Luật điều chỉnh hợp đồng này là luật của nước xuất khẩu và nhập khẩu và điều ước quốc tế mà các nước đã thoả thuận hoặc cam kết thực hiện
-Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ hoặc có nguồn gốc ngoại tệ đói với ít nhất một bên hoặc cả hai bên kí kết hợp đồng
-Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ của hợp đồng phải là ngôn ngữ thống nhất giữa hai bên và thống nhất với ngôn ngữ của các tài liệu khác
4 .Các văn bản pháp lí liên quan đến phương thức nhập khẩu uỷ thác.
Nhập khẩu uỷ thác gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, do vậy hoạt động xuất nhập khẩu được khuyến khích phát triển thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của họat động nhập khẩu uỷ thác. Do vậy khi đề cập đến các văn bản pháp lí liên quan đến phát triển nhập khẩu uỷ thác không thể không đề cập đến các văn bản quy định hoạt động xuất nhập khẩu.
Từ sau năm 1986 đến nay thì các đường nối đổi mới do đảng đề xướng họat động xuất nhập khẩu dã dưọc đẩy mạnh theo đó cho phép tất cả các đơn vị tổ chức kinh tế có thể tham gia xuất nhập khẩu nêú đảm bảo được một số các yêu cầu cần thiết về tính pháp lí vốn. Trên cơ sở này nhà nước đã ban hành một lọat các lọai văn bản như:
-Quyết địinh 177- HĐBT ngày 16/6/1985 quy định về chính sách biện pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu, về tăng cường XNK.
-Quyết định 305-CT 30/09/1988 về cấp hạn ngạch và giấy phép XNK hàng hoá.
-Nghị định 64-HĐBT 10/06/1989 của hội đồng bộ trưởng nói về chấn chỉnh và đổi mới cơ chế quản lý XNK.
-Chỉ thị số 131-CT ngày 03/05/1990 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về tiếp tục đổi mới chính sách và cơ chế quản lý hoạt động XNK.
Với nội dung cơ bản là cần xắp xếp lại các tổ chức kinh doanh XNK để tạo sức cạnh tranh có lợi với thị trường bên ngoài, khuyến khích các cơ sở sản xuất trực tiếp và chế biến hàng xuất khẩu liên doanh với các đơn vị hoạt động xuất nhập khẩu thông qua hợp đồng kinh tế, hạn chế xuất nhập nguyên liệu thô do đó nhiều chủ thể tổ chức kinh tế tham gia hoạt động XNK làm cho kim ngạch XNK chung trong cả nước tăng nhanh, hiệu quả cũng tăng, tính năng động trong hoạt động khai thác, tổ chức sản xuất và mở rộng thị trường cũng được đẩy mạnh. Đó là điều tích cực, khích lệ các tổ chức tham gia xuất nhập khẩu thời kỳ này cũng phát triển, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng hoạt động.
Nhà nước bỏ dần cơ chế quản lý bằng hạn ngạch, chuyển sang cơ chế quản lý và điều tiết thông qua luật thuế quan, một số mặt hàng thì dùng lệ phí hạn ngạch. Đặc biệt là nghị định 114/HĐBT 07/04/1992 quy định toàn diện các mặt hàng xuất nhập khẩu . Tiếp theo đó là nghị định 33/CP ngày 19/04/1994 bên cạnh quy định chung đối với hoạt động XNK còn quy định về vấn đề uỷ thác XNK trong nước với Campuchia.Ngày 10/05/1997 luật thương mại Việt Nam ra đời trong đó quy định rất cụ thể và chi tiết về hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá.
*Về tổ chức hoạt động nhập khẩu uỷ thác:
Trước đây những đơn vị sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu chỉ được bán và nhập hàng hoá vật tư theo phương thức uỷ thác. Thông qua các đơn vị xuất nhập khẩu chuyên ngành. Nhưng hiện nay đối với các doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu thì điều kiện để cấp giấy phép không khắt khe như trước đây. Quyết định 114/HĐBT chỉ yêu cầu các doanh nghiệp có vốn lưu động bằng tiền Việt Nam tương đương 200.000 USD tại thời điểm đăng ký.
-Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 và thông tư 18/1998TT-BTM ngày 28/08/1998 mở rộng khả năng hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp đã tác động mạnh mẽ tới doanh nghiệp xuất nhập khẩu uỷ thác.
Theo nghị định số 57/1998/NĐ-CP và thông tư 18/1998/TT-BTM thì:
*Điều kiện :
+Đối với bên uỷ thác :
- Có giấý phép kinh doanh trong nước và hoặc có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
- Có hạn ngạch hoặc chỉ tiêu nhập khẩu, nếu uỷ thác nhập khẩu những hàng hoá thuộc hạn ngạch hoặc kế hoạch định hướng.
- Được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt hàng nhập khẩu chuyên ngành.
- Có khả năng thanh toán hàng hoá nhập khẩu
+ Đối với bên nhận uỷ thác :
- Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Có ngành hàng phù hợp với hàng hoá nhận nhập khẩu uỷ thác.
*Phạm vi :
- Uỷ thác và nhận uỷ thác nhập khẩu những mặt hàng không thuộc diện nhà nước cấm nhập khẩu
- Bên uỷ thác chỉ được uỷ thác những amặt hàng nằm trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong giấy phép kinh doanh trong nước hoặc trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Bên uỷ thác có quyền lựa chọn bên nhận uỷ thác theo quy định đã nói trên
*Nghĩa vụ và trách nhiệm :
+Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường giá cả, khách hàng có liên quan đến đơn hàng, uỷ thác nhập khẩu của bên nhập khẩu và bên nhận thương lượng và ký kết hợp đồng uỷ thác. Quyền lợi nghĩa vụ của hai bên do hai b