Trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong những lĩnh vực có vị trí hết sức quan trong là lĩnh vực tiền tệ- ngân hàng. Bởi vì, tiền tệ - ngân hàng là hệ thống thần kinh của nền kinh tế. Nó có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) là kết quả minh chứng cho những nổ lực cải cách không ngừng trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua theo hướng mở cửa thị trường, trong đó có những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng; Việc mở cửa thị trường đã thúc đẩy các ngân hàng thương mại (NHTM) phát triển theo hướng áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích, an toàn và hiệu quả. Các NHTM đã tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, cũng không ít những thách thức và khó khăn mà NHTM Việt Nam phải đối mặt, như ảnh hưởng từ sự bất ổn của nền kinh tế thế giới. Những thách thức này sẽ còn gia tăng rất nhiều trong thời gian tới khi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đòi hỏi toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam phải nỗ lực và cố găng hết mình, chủ động nhận thức và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, kiên trì tham gia quá trình hội nhập.
Vì vậy em chọn đề tài HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” nhằm đề ra những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động của ngân hàng phát triển.
24 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong những lĩnh vực có vị trí hết sức quan trong là lĩnh vực tiền tệ- ngân hàng. Bởi vì, tiền tệ - ngân hàng là hệ thống thần kinh của nền kinh tế. Nó có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) là kết quả minh chứng cho những nổ lực cải cách không ngừng trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua theo hướng mở cửa thị trường, trong đó có những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng; Việc mở cửa thị trường đã thúc đẩy các ngân hàng thương mại (NHTM) phát triển theo hướng áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích, an toàn và hiệu quả. Các NHTM đã tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, cũng không ít những thách thức và khó khăn mà NHTM Việt Nam phải đối mặt, như ảnh hưởng từ sự bất ổn của nền kinh tế thế giới. Những thách thức này sẽ còn gia tăng rất nhiều trong thời gian tới khi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đòi hỏi toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam phải nỗ lực và cố găng hết mình, chủ động nhận thức và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, kiên trì tham gia quá trình hội nhập.
Vì vậy em chọn đề tài HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” nhằm đề ra những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động của ngân hàng phát triển.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam sau khi gia nhập WTO, từ đó đề ra những giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động của NHTM Việt Nam phát triển ngày càng bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam qua 2 năm 2007-2008.
- Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động của NHTM Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của NHTM Việt Nam phát triển bền vững.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các dữ liệu thứ cấp từ sách, báo, Internet, tạp chí Ngân hàng…
- Phương pháp xử lý số liệu: dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích và so sánh các số liệu đã thu thập được.
Dựa vào các tài liệu thu thập và các số liệu phân tích để nhận xét, đánh giá thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam và đề ra một số giải pháp.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM.
- Không gian nghiên cứu: Việt Nam.
- Thời gian thu thập số liệu: năm 2007-2008.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02/2009 đến tháng 04/2009.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
Khái quát về ngân hàng thương mại Việt Nam
1.1. Thế nào là NHTM
Ngân hàng thương mại (ngân hàng trung gian ) là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gởi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
1.2. Chức năng của NHTM
1.2.1. NHTM là trung gian tín dụng
Đây là chức năng chủ yếu của NHTM. NHTM đã huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư,… và sử dụng cho vay nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
1.2.2. NHTM là trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
Khi gửi tiền vào trong ngân hàng, khách hàng sẽ được ngân hàng đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi. 1.2.3. NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng
Các dịch vụ như: tư vấn tài chính, đầu tư, giữ giấy tờ, chứng khoán, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp,… để được hưởng hoa hồng, sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đạt hiệu quả cao.
1.2.4. NHTM tạo ra “tiền”
Tiền ở đây chính là bút tệ, được tạo ra thông qua hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng.
1.3. Nghiệp vụ kinh doanh của NHTM
1.3.1. Nghiệp vụ tạo vốn
Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Các nguồn vốn của ngân hàng bao gồm:
+ Vốn tự có và quỹ ngân hàng
+ Tiền gởi của khách hàng
+ Nguồn vốn đi vay
+ Nguồn vốn tiếp nhận
+ Các nguồn khác
Nghiệp vụ sử dụng vốn
Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn đã hình thành của ngân hàng, chúng thuộc bên Tài sản của bảng Tổng kết tài sản của NHTM. Bao gồm:
● Thiết lập dự trữ:
+ Tiền mặt tại quỹ
+ Tiền gởi tại NHNN
+ Tiền gởi của NHTM tại các tổ chức tín dụng và các NHTM khác
+ Tiền đầu tư vào các chứng phiếu có giá.
● Nghiệp vụ tín dụng: nghiệp vụ này của NHTM sử dụng phần lớn nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng bao gồm:
+ Chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá khác.
+ Nghiệp vụ tín dụng thế chấp.
+ Nghiệp vụ tín dụng ứng trước vào tài khoản.
+ Nghiệp vụ thuê mua và tín dụng đầu tư
● Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng: là hình thức cho vay để mua hàng tiêu dùng.
● Nghiệp vụ đầu tư: ngân hàng thực hiện kinh doanh để kiếm lãi như: đầu tư chứng khoán, hùn vốn liên doanh…
Nghiệp vụ trung gian – nghiệp vụ kinh doanh
Là những nghiệp vụ mà NHTM thực hiện theo sự ủy nhiệm của khách hàng được hưởng hoa hồng như: chuyển tiền; thu hộ; ủy thác; mua bán hộ; kinh doanh vàng, bạc, đá quý để kiếm lời; làm tư vấn về tiền tệ, tài chính…
Chương 2
Thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam
sau khi gia nhập WTO
2.1. Thực trạng họat động của NHTM năm 2007 so với năm 2006
Năm 2007, sau một năm gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng nước ta có 5 NHTM quốc doanh và Ngân hàng chính sách xã hội, 37 NHTM cổ phần, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10 công ty cho thuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài. Các NHTM đã tận dụng tốt những cơ hội trong quá trình hội nhập để khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh “trên sân nhà”, đó là có mạng lưới rộng lớn, có khách hàng truyền thống, hiểu biết sâu rộng hơn về các điều kiện kinh doanh; tăng kinh nghiệm nghiệp vụ tích lũy. Do vậy, các NHTM trong nước đã chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay. Cuối năm 2007, thị phần huy động vốn của các NHTM trong nước chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 90%.
Với hệ thống NHTM rộng khắp cả nước, với số lượng lao động đông đảo khoảng trăm ngàn cán bộ, nhân viên với nhiều loại hình dịch vụ, có thể nói hệ thống ngân hàng đã lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.
2.1.1. Nghiệp vụ kinh doanh của NHTM
2.1.1.1. Hoạt động huy động vốn và cho vay
● Tình hình huy động vốn
Cuối năm 2007, huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng tăng trưởng mạnh, góp phần mở rộng hoạt động đầu tư và cho vay, tốc độ tăng trưởng đạt 47,64%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 36,53% của năm 2006 và 32,08% của năm 2005. Trong đó huy động vốn bằng VND tăng 53,99%, tăng mạnh so với mức 41,15% của năm 2006; huy động ngoại tệ đạt 29,66%, tăng so với mức 25,31% của năm 2006. Tăng trưởng huy động của khối ngân hàng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng mạnh nhất, đạt 101,85%, huy động vốn của khối NHTM nhà nước cũng đạt tốc độ tăng 24,45%. Trước áp lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các NHTM trong nước đã có nhiều giải pháp tăng cường huy động vốn như đa dạng hóa các hình thức huy động thông qua việc tăng lãi suất, mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ, khuyến mãi hấp dẫn…
Bảng 1: Tốc độ tăng dư nợ và tốc độ tăng huy động vốn qua các năm
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tốc độ tăng dư nợ
22,8
27,6
30,9
26,2
19
22,8
37,8
Tốc độ tăng huy động vốn
23,5
22,5
24,7
20,9
32,08
36,53
47,64
(Nguồn: báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước)
Hình 1: Tốc độ tăng huy động vốn qua các năm
(Nguồn: báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước)
● Tình hình dư nợ cho vay
Tính đến hết tháng 12/2007, tổng dư nợ cho vay và đầu tư đối với nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 53,89% so với cuối năm 2006, cao hơn nhiều so với mức tăng 25,44% của năm 2006. Tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn (gồm ngành- nông- lâm- thủy sản) chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo ngành của hệ thống ngân hàng, khoảng 28,92%. Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp và thương nghiệp được cải thiện hơn so với năm 2006, chiếm 26,02% và 18,24%: tỷ trọng cho vay ngành xây dựng được duy trì ở mức như năm 2006, chiếm 14,15% trong tổng dư nợ. Đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu đến hết năm 2007 giảm 0,65% so với năm 2006, nhưng số tuyệt đối thì không tăng. Tổng dư nợ tăng cao chứng tỏ nhu cầu về vốn đầu tư cũng như sức hấp thụ vốn của nền kinh tế là rất lớn trong bối cảnh năm đầu tiên gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Điều đáng mừng là dư nợ tín dụng tăng cao được dựa trên cơ sở vốn huy động trong xã hội. Hay nói cách khác vốn tín dụng tăng cao không phải từ nguồn cho vay tái cấp vốn, cho vay tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bởi vì trong năm 2007 vốn huy động trong xã hội vào hệ thống ngân hàng còn có tốc độ tăng trưởng lớn hơn dư nợ cho vay. Như vậy, tốc độ dư nợ cho vay tương ứng với tốc độ tăng trưởng vốn huy động. Điều đó cho thấy, vai trò trung gian tài chính của các NHTM trong nền kinh tế càng được thể hiện rõ. Đây là tốc độ tăng trưởng lớn nhất từ gần 20 năm đổi mới hoạt động ngân hàng cho đến nay. Tốc độ tăng trưởng đó cũng cho thấy tiềm lực về vốn trong dân, trong xã hội rất lớn, hoạt động ngân hàng đổi mới mạnh mẽ tạo lòng tin cho khách hàng, cho người gửi tiền, dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng. Đồng thời cũng cho thấy, người dân ngày càng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng vừa hưởng lãi, vừa an toàn.
Hình 2: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng qua các năm
(Nguồn: báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước)
Hình 3: Cơ cấu dư nợ cho vay năm 2007
(Nguồn: báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước)
2.1.1.2. Hoạt động thanh toán thẻ
Năm 2007 là năm thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ. Hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻ hiện chiếm 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông những năm gần đây năm khoảng 150-300%/năm. Tính đến hết năm 2007 lượng thẻ phát hành ra lưu thông là 8.282.793 thẻ, so với 234.677 thẻ của năm 2003 và 3.500.000 thẻ của năm 2006.
Trong tổng các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành, hầu hết là thẻ ghi nợ nội địa (chiếm 93,87%), tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế (3,65%), thẻ tín dụng quốc tế (2,22%), thẻ tín dụng nội địa (0,31%). Điều này phản ánh đặc điểm tiêu dùng của người Việt Nam nói chung, đồng thời cho thấy dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và một số dư tiền gửi nhất định trong đó.
Trong hệ thống ngân hàng năm 2007 đã có 30 ngân hàng triển khai phát hành thẻ, với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó 54% là thương hiệu thẻ nội địa. Theo nguồn tài chính sử dụng thẻ thì 59% là các thương hiệu thẻ ghi nợ, 39% là các thương hiệu thẻ tín dụng và 2% là thương hiệu thẻ trả trước. Các dịch vụ tiện ích đi kèm thẻ bao gồm: rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh toán hoá đơn hàng hóa dịch vụ; mua hàng hoá trực tuyến, thấu chi tài khoản, hưởng các ưu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, vấn tin tài khoản và in sao kê, chi lương qua tài khoản, nhận tiền kiều hối, bảo hiểm tai nạn, giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác.
Các ngân hàng không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thẻ, năm 2007 bao gồm 4.280 ATM, 22.959 POS, so với 2.500 ATM và 14.000 POS của năm 2006. Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho người sử dụng, các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời nhằm đón đầu xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau. Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm:
Bảng 2: Các liên minh thẻ
Liên minh thẻ
Thành viên
Máy ATM
Máy POS/ EDC
Thẻ phát hành
Công ty Smartlink
25
2056
(48%)
17.502
(57%)
4.721.946
(57%)
Liên minh thẻ Đông Á
5
783
(18%)
1682
(57%)
1.766.053
(21%)
Banknetvn
14
2654
(62%)
10.548
(46%)
5.170.229
(62%)
(Nguồn:
Tuy nhiên thị trường thẻ Việt Nam năm 2007 vẫn còn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng, giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, cán bộ, công chức làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2.1.2. Hoạt động của một số NHTM
Trong năm 2007, tất cả các khối NHTM đều có sự phát triển bền vững và hiệu quả, kinh doanh có lãi. Trong đó, khối NHTM cổ phần có tốc độ phát triển nhanh nhất. Vốn điều lệ, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ cho vay và đầu tư, lợi nhuận trước thuế, mạng lưới giao dịch,…của khối này có tốc độ tăng bình quân khoảng 70% so với năm trước, nhiều chỉ tiêu tăng gấp 2 lần. Nhiều NHTM cổ phần mới chuyển từ nông thôn lên thành thị có tốc độ tăng quy mô kinh doanh từ 200% đến hơn 700%, hay cao hơn nữa.
NHTM cổ phần An Bình (ABBank) là một ví dụ, mặc dù chưa phải là có mức độ tăng cao nhất. Tính đến ngày 26/12/2007, ABBank đã đạt tổng tài sản trên 17.000 tỷ đồng, tăng tới 538% so với cuối năm 2006; vốn điều lệ đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 103%; tổng dư nợ đạt trên 6.300 tỷ đồng, tăng 557%; huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và dân cư đạt 6.700 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 226 tỷ đồng, tăng 280% so với cuối năm trước. ABBank có 54 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng gấp 5 lần cuối năm 2006.
Một ví dụ khác đó là NHTM cổ phần Đông Nam Á (Sea Bank). Tính đến hết năm 2007, Sea Bank đạt tổng nguồn vốn hơn 20.249 tỷ đồng, tăng 243%; tổng dư nợ cho vay đạt 11.041 tỷ đồng, tăng 329%; tăng 410 tỷ đồng, tăng 300% so với cuối năm 2006. Trong năm 2007, Sea Bank tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, đứng thứ ba trong khối NHTM cổ phần. Sea Bank đã phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi.
Đứng đầu trong khối NHTM cổ phần về tất cả các chi tiêu quy mô kinh doanh chủ yếu đó là NHTM cổ phần Á Châu (ACB). Tính đến hết năm 2007, ACB đạt quy mô tổng tài sản hơn 87.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay hơn 31.600 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tới 2.100 tỷ đồng, cổ tức dự kiến 55%.
Khối NHTM Nhà nước có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%; riêng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có tốc độ tăng dư nợ cho vay và đầu tư lên tới trên 39% so với năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt khoảng trên 3.000 tỷ đồng, cao nhất trong khối. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh lớn nhất vẫn thuộc về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, nguồn vốn huy động đạt 295.000 tỷ đồng, ước tính chiếm khoảng trên 1/4 thị phần cho vay của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam.
Sự hợp tác, liên kết với các công ty, tổng công ty, doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau trong và ngoài nước với tư cách là đối tác cung ứng dịch vụ hay cổ đông chiến lược,…cũng là xu hướng rất tích cực góp phần đem lại sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của nhiều NHTM trong nước cần được ghi nhận. Sự liên kết, hợp tác khác cũng rất đáng được ghi nhận, đó là một số NHTM cùng với các đối tác khác thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực khác nhau. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã công bố ngân hàng này cùng với 6 tập đoàn, tổng công ty lớn khác trong nước thành lập một Công ty quản lý quỹ công nghiệp và năng lượng lớn nhất Việt Nam, với số vốn lên tới 10.000 tỷ đồng, tương đương với 625 triệu USD. Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng cùng với một số đối tác trong nước thành lập Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam…
Tiếp tục xu hướng diễn ra trong 2 năm 2005-2006, trong năm 2007, nhiều tập đoàn ngân hàng và định chế tài chính lớn trên thế giới tiếp tục tìm kiếm cơ hội trở thành cổ đông chiến lược của các NHTM Việt Nam, mà phần lớn là NHTM cổ phần. Eximbank bán 15% vốn cổ phần cho đối tác Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản, với số tiền 225 triệu USD, với giá phát hành cao gấp khoảng 6,42 lần mệnh giá. Bên cạnh đó, Eximbank cũng đã hoàn tất và ký kết thỏa thuận bán 10% vốn điều lệ cho 2 Quỹ đầu tư nước ngoài, đó là, Quỹ VOF do VinaCapital quản lý cùng với quỹ Marie Asset của Hàn Quốc, trở thành đối tác chiến lược Eximbank.
OCBC của Singapore mua tiếp 5% vốn điều lệ tại VP Bank nâng tỷ lệ sở hữu lên 15% vốn cổ phần tại đối tác này. Một đối tác khác cũng của Singapore, đó là UOB mua 10% vốn điều lệ của NHTM cổ phần Phương Nam. Deutsche Bank của Đức mua 10% vốn điều lệ tại Habubank.
Việc tiếp tục bán cổ phần cho các tập đoàn ngân hàng lớn của nước ngoài không chỉ giúp nâng cao năng lực tài chính, nâng cao uy tín quốc tế, thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị phần mà các đối tác nước ngoài còn trợ giúp các ngân hàng trong nước về mặt kỹ thuật, công nghệ, quản trị ngân hàng.
2.2. Tổng quan hoạt động của NHTM năm 2008
2.2.1. Các sự kiện nổi bật trong năm 2008
Ngược lại với những thành công rực rỡ, những cơ hội đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của hệ thống ngân hàng năm 2007, thì năm 2008 khép lại với biết bao sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới, hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới.
● Những khó khăn hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt:
Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà tại Mỹ lan rộng thành khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sự gia tăng mạnh của giá dầu, giá lương thực, sự giảm giá của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, cùng với những bất ổn chính trị đã gây áp lực lạm phát mang tính toàn cầu và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia gặp khó khăn trong 6 tháng đầu năm. Trong 6 tháng cuối năm, giá dầu giảm mạnh từ mức kỷ lục 147USD/thùng vào giữa tháng 7 và xuống mức thấp xung quanh dưới 40 USD/thùng vào trung tuần tháng 12, giá lương thực cũng giảm mạnh cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao gây ra áp lực giảm phát.
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng từ những khó khăn nội tại: lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm. Tháng 11/2008, Chính phủ đã đưa ra 5 nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhóm giải pháp về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả để vừa duy trì tốc độ tăng trưởng, vừa ổn định kinh tế vĩ mô.
● Những chính sách của Ngân hàng nhà nước:
Trước bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước, trong 6 tháng đầu năm, NHNN đã có những phản ứng chính sách kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường:
- Một trong những chính sách thắt chặt tiền tệ được Ngân hàng nhà nước áp dụng là tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm tăng lên: 8,75%/năm; 10%/năm; 12%/năm và 14%/năm.
- Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc: nâng lãi suất trả cho tiền gửi dự trữ bắt buộc (3,6% lên 5%; 10%), để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng