Là một người lao động, làm thuê cho doanh nghiệp, ngoài mong muốn doanh nghiệp phát triển đều, ổn định, kinh doanh đúng đắn, tăng trưởng đều đặn, có lẽ điều mọi người quan tâm nhất vẫn là tiền lương.
Là một chủ doanh nghiệp, ngoài các biện pháp giúp cho doanh nghiệp ổn định, phát triển có uy tín. Bạn phải tìm các biện pháp tính toán đưa ra cách trả lương hữu hiệu nhất cho người lao động sao cho vừa không phải tăng chi phí tạo sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ mà vẫn đảm bảo cho người lao động cảm thấy đúng với sức lao động của họ bỏ ra, đồng thời khuyến khích họ làm việc năng suất, hiệu quả, có trách nhiệm với doanh nghiệp hơn.
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá các doanh nghiệp đều phải nỗ lực tìm các biện pháp để cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Có rất nhiều yếu tố, biện pháp quyết định sự sống còn của doanh nghiệp: tiền lương là một trong những yếu tố đó. Tiền lương luôn được mọi người quan tâm bởi ý nghĩa to lớn của nó. Tiền lương là một nguồn thu đáng kể của người lao động, giúp họ đảm bảo cuộc sống bản thân, gia đình.
Tiền lương đối với doanh nghiệp là một phần chi phí không nhỏ. ở phạm vi vĩ mô, trong một quốc gia người lao động có thu nhập cao dẫn đến sự phát triển của các nghành sản xuất, dịch vụ khác, đóng góp không ít vào sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế tiền lương là một phần kết quả của quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội làm ra.
70 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương của người lao động tại Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Là một người lao động, làm thuê cho doanh nghiệp, ngoài mong muốn doanh nghiệp phát triển đều, ổn định, kinh doanh đúng đắn, tăng trưởng đều đặn, có lẽ điều mọi người quan tâm nhất vẫn là tiền lương.
Là một chủ doanh nghiệp, ngoài các biện pháp giúp cho doanh nghiệp ổn định, phát triển có uy tín. Bạn phải tìm các biện pháp tính toán đưa ra cách trả lương hữu hiệu nhất cho người lao động sao cho vừa không phải tăng chi phí tạo sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ mà vẫn đảm bảo cho người lao động cảm thấy đúng với sức lao động của họ bỏ ra, đồng thời khuyến khích họ làm việc năng suất, hiệu quả, có trách nhiệm với doanh nghiệp hơn.
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá các doanh nghiệp đều phải nỗ lực tìm các biện pháp để cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Có rất nhiều yếu tố, biện pháp quyết định sự sống còn của doanh nghiệp: tiền lương là một trong những yếu tố đó. Tiền lương luôn được mọi người quan tâm bởi ý nghĩa to lớn của nó. Tiền lương là một nguồn thu đáng kể của người lao động, giúp họ đảm bảo cuộc sống bản thân, gia đình.
Tiền lương đối với doanh nghiệp là một phần chi phí không nhỏ. ở phạm vi vĩ mô, trong một quốc gia người lao động có thu nhập cao dẫn đến sự phát triển của các nghành sản xuất, dịch vụ khác, đóng góp không ít vào sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế tiền lương là một phần kết quả của quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội làm ra.
Tiền lương, nếu được trả hợp lý nó sẽ làm tăng xuất lao động, ngược lại sẽ làm giảm năng suất lao động khi không được trả hợp lý. Chính vì thế, việc xây dựng thang lương, bảng lương hạch toán lựa chọn hình thức trả lương hợp để cho tiền lương vừa là khoản thu nhập của người lao động đảm bảo một phần về nhu cầu tinh thần vật chất, vừa làm cho tiền lương thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn là hết sức quan trọng, đồng thời phải tiết kiệm chi phí. Chính vì thế việc tính toán, lựa chọn hình thức trả lương là một công việc hết sức khó khăn, nó vừa là phương pháp khoa học đồng thời là nghệ thuật.
Gắn với tiền lương là bảo hiểm xã hội và các khoản khác như Bảo hiểm y tế, Kinh phí Công Đoàn gọi chung theo qui định hiện hành nhằm đảm bảo cho người lao động có một khoản quỹ trợ giúp về già khó khăn cho cuộc sống.
Sau ba năm học tập, tại khoa kế toán trường cao đẳng CN Bắc Hà, với sự giúp đỡ của thầy, cô đăc biệt là cô Nguyễn Như Nguyệt người hướng dẫn, cùng với các Bác, các Anh, các Chị công tác tại Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh.
Tôi chọn đề tài: ”Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương” của người lao động tại Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh
Chuyên đề được chia làm 5 phần lớn:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương
Phần 3: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh.
Phần 5: Kết luận và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán lương và các khoản trích theo lương của Chi nhánh.
Phần 1
Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
-Nền kinh tế phát triển ngày càng năng động hơn, đây là tính tất yếu của xu thế toàn cầu hoá khu vực hoá và hiện đại hoá đang phát triển mạnh mẽ có tác động đến toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thì tiền lương là một trong những yếu tố quan trọng để Công ty có thể đối xử công bằng với tất cả các công nhân viên trong công ty của mình. Vì thế một câu hỏi đặt ra là làm sao Công ty có thể giữ được nhân viên của mình đến giây phút cuối cùng.
Khi đáp ứng được nhu cầu của công nhân viên trong Công ty của mình, vấn đề đặt ra cho những người làm lãnh đạo trong công ty là làm sao cho nhân viên của mình làm việc có trách nhiệm?
Việc tính lương cho các nhân viên trong Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh nói riêng và cho các Doanh nghiệp nói chung còn nhiều tồn tại.
2.Mục đích nghiên cứu
- Khái quát về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại các doanh nghiệp hiện nay.
-Nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm về việc trả lương và các khoản trích theo lương tại Chi nhánh.
-Góp phần hệ thống cơ sở lý luận qua sách vở và thực tiễn qua quá trình thực tập tại Chi nhánh.
3.Giới hạn thời gian và địa điểm nghiên cứu.
Thời gian tôi thực tập tại Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh từ ngày 23 tháng 2 đến 23 tháng 5 năm 2009.
Địa chỉ của chi nhánh là: Số 29 đường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh.
Nội dung nghiên cứu chính là xác định kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
PHẦN 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG
2. 1. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh
2.1.1. Khái niệm về lao động
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động) trong đó lao động với tư cách là hoạt động chân tay và chí óc của con người sử dụng các các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình.
Vậy lao động là sự hao phí có mục đích thể lực và trí lực của người nhằm tác động vào các vật tự nhiên để tạo thành vật phẩm đáp ứng nhu cầu của con người hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Để bù đắp hao phí về sức lao động nhằm tái sản xuất sức lao động thì người chủ sử dụng lao động phải tính và trả cho người lao động các khoản thuộc thu nhập của họ, trong đó tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài ra trong thu nhập của người lao động còn gồm các koản khác như: trợ cấp BHXH , tiền thưởng, tiền ăn ca..
2.1.2. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh
Lao động là một trong những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Quản lý lao động là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý toàn diện các đơn vị sản xuất kinh doanh. Sử dụng hợp lý lao động là tiết kiệm chi phí về lao động sống , góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống người lao động trong doanh nghiệp
Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau, để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại lao động. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định
Lao động được chia theo các tiêu thức sau:
Phân loại lao động theo thời gian lao động:
Lao động thường xuyên trong danh sách: là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm: công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động khác (gồm cả số hợp đồng dài hạn và ngắn hạn).
Lao động tạm thời mang tính thời vụ: là lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp do các nghành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh, sinh viên thực tập.
Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất, gồm có:
Lao động trưc tiếp sản xuất
Lao động gián tiếp sản xuất
Lao động trực tiếp sản xuất: là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thưc hiện các công việc nhiệm vụ nhất định.
Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau:
Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện thì lao động trực tiếp được chia thành: lao động sản xuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ, lao động phụ trợ khác.
Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động trực tiếp được chia thành các loại sau:
Lao động có tay nghề cao:bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao.
Lao động có tay nghề trung bình:bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc chưa được đào tạo qua lớp chuyên môn nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối dài, được trưởng thành do học hỏi từ kinh nghiệm thưc tế.
Lao động phổ thông: lao động không phải qua đào tạo vẫn làm được.
Lao động gián tiếp sản xuất: là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lao động gián tiếp gồm: những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp .
Lao động gián tiếp được phân loại như sau:
Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn loại lao động này được phân chia thành: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế , nhân viên quản lý hành chính.
Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động gián tiếp được chia thành như sau:
Chuyên viên chính: là những người có trình độ từ đại học trở lên, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp , phức tạp.
Chuyên viên: là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác dài, trình độ chuyên môn cao.
Cán sự: là những người lao động mới tốt nghiệp đại học có thời gian công tác chưa nhiều.
Nhân viên: là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp
có thể đã qua đào tạo các trường lớp chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chư qua đào tạo.
Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh, cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác phân định được chi phí và chi phí thời kỳ, bao gồm:
Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: bao gồm những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ như: công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng.
Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ , nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường
Lao động thưc hiện chưc năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt đôngj quản trị kinh doanh và quản lý hành chính, các nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính.
2.3. Ý nghĩa, tác dụng của công tác quản lý lao động, tổ chức lao động:
Lao động là một trong những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lao dộng là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh ngiệp sản xuất ra.
Quản lý lao động là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý toàn diện các đơn vị sản xuất kinh doanh. Sử dụng hợp lý lao động là tiết kiệm chi phí về lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống người lao động trong doanh nghiệp.
Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động đóng góp để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài tiền lương (tiền công) công
nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo BHXH, KPCĐ mà theo chế độ tài chính hiện hành, các khoản này doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp: người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản: tiền khám, chữa bệnh, viện phí cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Còn KPCĐ phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động. Tổ chức công tác hạch toán lao động, giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp.
Muốn tổ chức tốt công tác hạch toán lao động các doanh nghiệp phải biết bố trí hợp lý sức lao động tạo điều kiện cải tiến lề lối làm việc, bảo đảm an toàn lao động, xây dựng các định mức lao động và đơn giá trả công đúng đắn. Các điều kiện đó thực hiện được sẽ làm tăng năng xuất lao động, thu nhập của doanh nghiệp được nâng cao và từ đó thu nhập của công nhân viên cũng được nâng cao. Huy động sử dụng lao động hợp lý, phát huy được đầy đủ trình độ chuyên môn tay nghề lao động là một trong các vấn đề cơ bản thường xuyên cần được quan tâm thích đáng của doanh nghiệp.
2.4 . Các khái niệm và ý nghĩa của tiền lương, các khoản trích theo tiền luơng.
2.4.1 Các khái niệm
Khái niệm tiền lương: trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá mà giá cả của nó được biểu hiện dưới hình thức tiền lương (tiền công) là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà người chủ sử dụng lao động phải trả cho người lao động tương ứng với thời gian lao động, chất lượng lao động và kết quả lao động của người lao động.
Chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm cuả doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động từ đó tính thù lao lao động và thanh toán kịp thời cho người lao động, sẽ khuyến khích tinh thần hăng hái lao động và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ, góp phần tăng năng suất lao động dẫn đến tiết kiệm chi phí về lao động sống tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và nâng cao đời sống của người lao động.
Khái niệm và nội dung của các khoản trích theo lương
Trích BHXH.
BHXH là một chính sách kinh tế _xã hội quan trọng của nhà nước. Nó không chỉ là xác định khía cạnh kinh tế mà còn phản ánh khía cạnh xã hội của vấn đề tiền lương và quyền lợi của người lao động
Quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp BHXH trong trường hợp họ mất khả năng lao động
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu nhập của người lao động.
Nội dung chi quỹ BHXH gồm:
Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ ốm đau, sinh đẻ, mất sức lao động.
Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ mất sức
Trợ cấp tử tuất
Chi công tác quản lý quỹ BHXH.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH nộp lên cơ quan quản lý bảo hiểm để chi BHXH.
Hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên đang làm việc bị ốm đau, thai sản…trên cơ sở chứng từ ghi hưởng BHXH (phiếu ghi hưởng BHXH, các chứng từ khác có liên quan).
Cuối tháng (quý) doanh nghiệp quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH số thực chi BHXH tại doanh nghiệp.
Trích BHYT
Bảo hiểm y tế là sự bảo trợ về y tế cho người tham gia bảo hiểm, giúp họ phần nào trang trải tiền khám, chữa bệnh.
Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định định trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên.
Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động đóng góp 1% thu nhập, doanh nghiệp tính trừ vào lương của người lao động. Toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan quản lý chuyên trách để mua thẻ BHYT.
Trích KPCĐ
Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
KPCĐ được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó 1% số đã trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại chi tại công đoàn cơ sở.
2.4.2. Ý nghĩa của tiền lương
Là một bộ phận của chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm vì vậy sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động trên cơ sở đó tính chính xác thù lao cho người lao động, thanh toán lương kịp thời từ đó sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian khách quan và chất lượng lao động từ đó tăng lao động, tiết kiệm vật tư, tiết kiệm lao động sống dẫn tới hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận sẽ tạo điều kiện nâng cao đời ssống vật chất tinh thần cho người lao động.
2.4.3. Quỹ tiền lương
Khái niệm: quỹ tiền lương của doanh nghiệplà toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý.
Nội dung quỹ tiền lương: quỹ tiền lương của doanh nghiệp gồm:
Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm).
Các khoản phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương) như: phụ học nghề, phụ cấp tham niên, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động phụ cấp cho những người làm công tác khoa học có tài năng
Tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian ngừng sản xuất vì các nguyên nhân khách quan, thời gian hội họp, nghỉ phép.
Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định.
Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán.
Để thuận tiện cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung, quỹ tiền lương được chia làm hai loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.
Trong đó:
Tiền lương chính: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ)
Tiền lương phụ: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của thời gian lao động như: nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ lễ, hội họp, học tập và nghỉ ngừng sản xuất vì nguyên nhân khách quan được hưởng lương theo chế độ.
Xét về mặt hạch toán kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ.
Xét về mặt phân tích hoạt động kinh tế, tiền lương chính thường liên quan trực tiếp đến sản lượng sản xuất và năng suất lao động, còn tiền lương phụ không liên quan trực tiếp đến sản lượng sản suất và NSLĐ và thường là những khoản chi theo chế độ quy định.
2.5. Các chế độ về tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT, tiền ăn giũa ca của nhà nước quy định.
2.5.1. Chế độ của nhà nước quy định về tiền lương.
Các doanh nghiệp hiên nay thực hiện tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động. Người lao động phải tuân thủ những điểu cam kết trong hợp đồng lao đồng, còn doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong đó có tiền lương và các khoản theo quy định trong hợp đồng.
Hiện nay thang bậc lương cơ bản được nhà nước quy định, nhà nước khống chế mức lương tối thiểu, không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết bằng thuế thu nhập của người lao động.
2.5.2 Chế độ của nhà nước quy định về các khoản tính trích theo tiền lương:
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ là 20% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% trừ vào thu nhập của người lao động.
Nội dung chi quỹ BHXH gồm:
Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ ốm đau, sinh đẻ, mất sức lao động
Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trợ cấp cho công nhân nghỉ mất sức
Chi công tác quản lý quỹ BHXH
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích nộp lên cơ quan quản lý bảo hiểm để chi BHXH.
Hàng tháng, doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên đang làm việc bị ốm đau, thai sản trên cơ sở chứng từ nghỉ hưởng BHXH( phiếu nghỉ hưởng BHXH, các chứng từ khác có liên qu