Chuyên đề Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị văn hoá

Trong những năm gần đây, cùng với các nước trên khắp các châu lục, Việt Nam đã và đang ngày càng tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Điều đó mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ta nhưng cũng nảy sinh không ít khó khăn và thách thức. Trong bối cảnh đó, Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hàng năm, doanh thu xuất nhập khẩu có chiều hướng tăng nhanh góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập quốc dân. Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị Văn hoá là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các thiết bị phục vụ hoạt động văn hoá nghệ thuật, hội họp, thông tin cổ động, truyền thanh công cộng. Xuất phát từ vai trò của lĩnh vực kinh doanh của Công ty trong nền kinh tế quốc dân, em đã chọn Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị Văn hoá để thực tập và lựa chọn đề tài: “ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị văn hoá” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm hai phần : Phần 1: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị văn hoá Phần 2: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị văn hoá. Trong quá trình thực tập và viết chyên đề tốt nghiệp, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Phòng Kế toán tài chính của Công ty và sự hướng dẫn tận tình của ThS. Trần Văn Thuận. Tuy nhiên vì trình độ còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót và thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô.

doc69 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với các nước trên khắp các châu lục, Việt Nam đã và đang ngày càng tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Điều đó mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ta nhưng cũng nảy sinh không ít khó khăn và thách thức. Trong bối cảnh đó, Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hàng năm, doanh thu xuất nhập khẩu có chiều hướng tăng nhanh góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập quốc dân. Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị Văn hoá là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các thiết bị phục vụ hoạt động văn hoá nghệ thuật, hội họp, thông tin cổ động, truyền thanh công cộng. Xuất phát từ vai trò của lĩnh vực kinh doanh của Công ty trong nền kinh tế quốc dân, em đã chọn Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị Văn hoá để thực tập và lựa chọn đề tài: “ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị văn hoá” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm hai phần : Phần 1: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị văn hoá Phần 2: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị văn hoá. Trong quá trình thực tập và viết chyên đề tốt nghiệp, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Phòng Kế toán tài chính của Công ty và sự hướng dẫn tận tình của ThS. Trần Văn Thuận. Tuy nhiên vì trình độ còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót và thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô. Phần 1: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị văn hoá 1.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị văn hoá ảnh hưởng đến kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty XNK Vật tư thiết bị Văn hoá (CEMCO) là một doanh nghiệp nhà nước, thuộc Bộ Văn hoá – Thông tin, được thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ. - Tên tiếng Việt: Công ty XNK Vật tư thiết bị Văn hoá - Tên giao dịch: Company for the export-import of Cultural Equipment and Material - Tên viết tắt: CEMCO - Địa chỉ: 67 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Email: cemco@fpt.vn - Mã số thuế: 0100110630-1 do Cục thuế thành phố Hà Nội cấp ngày 23/6/1993 - Chi nhánh: 18, Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Được thành lập từ năm 1962 với tên gọi là “ Công ty Cung cấp vật tư ngành Văn hoá” theo Quyết định số 340 VH/QĐ ngày 15/6/1962 của Bộ Văn hoá thông tin- Thể thao (tiền thân của Bộ Văn hoá – Thông tin). Khi đó Công ty hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước cấp phát. Phương thức kinh doanh lúc này là phân phối theo địa chỉ đã được Bộ Văn hoá – Thông tin chỉ định. Cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, nhiệm vụ của Công ty cũng ngày càng nhiều hơn. Công ty đã có nhiều lần đổi tên như: - Công ty Sản xuất và cung ứng vật phẩm Văn hoá và Thông tin (từ 1979 đến 1985) - Tổng Công ty vật phẩm Văn hoá (từ 1985 đến 1993) - Và từ 1993 đến nay, Công ty đổi tên là Công ty XNK Vật tư thiết bị Văn hoá CEMCO. Ngày 07/02/1993 Trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội đã cấp đăng ký kinh doanh số 108890 cho Công ty. Ngày 28/03/1993 Công ty đã được cấp giấy chứng nhận hội viên phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam số 875/PTM.HN do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp. 1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CEMCO là một Công ty chuyên kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ hoạt động văn hoá nghệ thuật, hội họp, thông tin cổ động, truyền thanh công cộng cho các cơ quan đoàn thể và các nhu cầu của nhân dân. Công ty tập trung việc kinh doanh chủ yếu vào các lĩnh vực sau: - XNK các mặt hàng mà Công ty kinh doanh. - Nhập khẩu uỷ thác các mặt hàng theo yêu cầu uỷ thác của khách hàng. - Cung cấp trang thiết bị vật tư cho các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thông tin cổ động và những hoạt động của các cơ quan và tổ chức. - Nhận tư vấn thiết kế và thiết kế các hệ thống âm thanh, hệ thống điện nhẹ, hệ thống chiếu sáng sân khấu, hệ thống kiểm tra báo động, giám sát bằng màn hình. - Cung cấp lắp đặt, chuyển giao công nghệ các hệ thống âm thanh, ánh sáng cho sân khấu, nhà văn hoá, cho nhà thi đấu, sân vận động, khu thể thao; âm thanh cho hội trường, các phòng họp, hệ thống thông báo của nhà ga, sân bay, siêu thị và các nhà máy, xí nghiệp, phòng thu cho đài phát thanh, phòng thu làm chương trình cho băng đĩa, hệ thống camera giám sát, trang âm, báo cháy, an ninh, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp. CEMCO là doanh nghiệp kinh doanh XNK trải qua nhiều năm và có kinh nghiệm cao. CEMCO là đại lý phân phối sản phẩm âm thanh và ánh sáng chuyên dùng của nhiều hãng nổi tiếng trên Thế giới. Công ty còn có một lượng hàng hoá phong phú về chủng loại, đủ về số lượng, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu đồng bộ cũng như đột xuất của khách hàng. Đặc biệt CEMCO là đại lý phân phối chính của hãng TOA - một hãng sản xuất thiết bị âm thanh nổi tiếng trên thế giới của Nhật Bản. * Khách hàng của Công ty: CEMCO chiếm một thị phần lớn hàng chuyên dùng về văn hoá nghệ thuật trên thị trường cả nước. Khách hàng thường xuyên và truyền thống cảu CEMCO là những cơ quan Nhà nước sử dụng ngân sách, các nhà thầu trong và ngoài nước, các ban quản lý các dự án quốc gia. Khách hàng thường xuyên hiện nay của CEMCO là: - Các đơn vị văn hoá nghệ thuật của Trung ương, địa phương, các ngành quân đội, công an, liên đoàn lao động, các đơn vị hành chính sự nghiệp. - Cục văn hoá thông tin cơ sở, cục nghệ thuật biểu diễn, các sở văn hoá thông tin các tỉnh, các nhà văn hoá quận huyện. - Các đơn vị trong ngành giáo dục đào tạo, các trường Đại học, cao đẳng, và các trường phổ thông trên toàn quốc. - Ngành thể dục thể thao trang bị hệ thống truyền thanh cho các sân vận động, các nhà thi đấu, khu thể thao, các khu chế xuất, nhà máy, xí nghiệp. - Các ban quản lý dự án quốc gia đều coi CEMCO là một đơn vị cung ứng thiết bị có uy tín, nhiều tiềm năng và phong phú chủng loại để đáp ứng mọi loại dự án như: Chương trình Kế hoạch hoá gia đình, dự án trang bị cơ sở vật chất cho các xã nghèo và khó khăn ở các vùng xa, vùng sâu, những dự án trang bị dùng chung cho các trường trung học cơ sở trong cả nước… - Nhiều nhà thầu trong nước và quốc tế ký hợp đồng với CEMCO làm thầu phụ cho phần hệ thống trang âm, hoặc ký hợp đồng mua bán thiết bị phục vụ các công trình họ đã trúng thầu. * Các nhà cung cấp: Đối với mặt hàng thiết bị âm thanh, là mặt hàng nhập khẩu chủ đạo của Công ty, Công ty chọn nhập khẩu các sản phẩm của hãng TOA (Nhật Bản) là chính. Thiết bị dạy và học ngoại ngữ, thiết bị âm thanh phục vụ hoạt động biểu diễn…được Công ty nhập khẩu từ Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Hồng Kông… Để đánh giá khái quát tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây, ta xem xét một số chỉ tiêu thông qua bảng sau: Đơn vị : Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng doanh thu 48.905 53.329 58.615 2 Chi phí bán 5.313 5.662 6.001 3 Chi phí quản lý 3.353 3.671 4.001 4 Lợi nhuận thuần 1.623 1.849 2.089 5 Nộp ngân sách 640 703 766 6 Thu nhập bình quân (nghìn/người/tháng) 1.518 1.604 1.694 Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của Công ty năm 2004 - 2006 Ta thấy tổng doanh thu năm 2005 đạt 109,04% so với năm 2004, tăng 9,04%. Đến năm 2006, tổng doanh thu của Công ty đạt 58.615 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 9,9%. Như vậy mức tăng doanh thu bình quân vào khoảng 9%. Thu nhập bình quân /người/tháng năm 2005 tăng so với năm 2004 là 5,7%, năm 2006 đạt 1.694 nghìn/người/tháng tăng so với năm 2005 là 5,6%. Tuy Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh, tìm kiếm thị trường nhưng Công ty vẫn cố gắng tăng doanh thu một cách đều đặn, nộp ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước. Thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng ngày càng được nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ vào sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, sự đoàn kết, giúp đỡ nhau của mọi thành viên trong Công ty. Từ đó, Công ty luôn hoàn thành tốt, đúng kế hoạch các chỉ tiêu được Bộ Văn hoá Thông tin giao phó và đáp ứng được nhu cầu về vật tư thiết bị văn hoá. Hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu của Công ty là hoạt động kinh doanh chủ yếu. Hiện nay CEMCO là một doanh nghiệp giàu kinh nghiệm trong việc làm đại lý phân phối và kinh doanh vật tư thiết bị văn hoá của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Các sản phẩm của Công ty thường có giá trị cao, chất lượng đảm bảo và luôn được cung cấp kịp thời đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các mặt hàng kinh doanh chính của Công ty bao gồm: Đơn vị: USD Tên hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Thiết bị âm thanh chuyên dụng 906.666 1.102.348 1.751.549 Thiết bị ánh sáng chuyên dụng 96.662 101.749 111.924 Thiết bị nhạc cụ 40.000 43.000 46.440 Thiết bị viễn thông 68.160 71.000 76.680 Thiết bị bảo vệ 32.907 35.000 37.450 Vật tư thiết bị ngành in 83.675 99.613 105.586 Vật tư thiết bị ảnh 45.136 48.534 50.961 Bảng 1.2: Giá trị hàng nhập khẩu Như vậy, giá trị hàng nhập khẩu của Công ty qua các năm đều tăng ở tất cả các sản phẩm nhưng tăng nhiều hơn cả là vật tư thiết bị âm thanh chuyên dùng, năm 2003 giá trị nhập khẩu hàng âm thanh là 906.666 USD, đến năm 2005 đã tăng lên là 1.102.348 USD, tăng 21,6%. Đến năm 2006 giá trị nhập khẩu hàng âm thanh của Công ty đạt 159,9%, tăng 58,9% so với năm 2005. Như vậy cho thấy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm kinh doanh của Công ty trên thị trường rất có tiềm năng. Trong hoạt động kinh doanh của Công ty, hoạt động nhập khẩu giữ vai trò quan trọng. Để hoạt động nhập khẩu của Công ty đạt kết quả cao thì thị trường nhập khẩu cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện tại Công ty đang cố gắng tìm kiếm thêm các thị trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống của Công ty. Với mặt hàng kinh doanh như trên, khách hàng của Công ty không phải là những người tiêu dùng thông thường mà là các Bộ, Ngành, Sở, cơ quan đoàn thể…Công ty luôn phải cố gắng tìm kiếm các nhu cầu mới của khách hàng để có thể cung cấp có hiệu quả nhất cho họ. Đến nay Công ty đã xây dựng cho mình một vị trí tương đối vững chắc trên thị trường cung cấp vật tư thiết bị văn hoá chuyên dụng. 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Để thực hiện tốt chức năng trên, Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý một các khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trên cơ sở quán triệt các quy định và văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ, các cơ quan ban ngành. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm: Giám Đốc P.Kinh doanh P.Xuất nhập khẩu P.Kỹ thuật Phó Giám Đốc Kế Toán trưởng P.Kho vận P.Kế toán tài chính P.Hành chính Các kho hàng Các đại lý Các cửa hàng Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty XNK Vật tư thiết bị Văn hoá * Ban Giám Đốc điều hành Ban Giám đốc điều hành gồm một Giám đốc và một phó Giám đốc: Giám đốc là người quản lý cao nhất, Giám đốc đại diện cho Công ty chịu trách nhiệm trước Bộ Văn hoá – Thông tin về mọi hoạt động và là người toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp. Phó Giám đốc có chức năng giúp Giám đốc quản lý, điều hành các lĩnh vực hoạt động của Công ty mà Giám đốc giao phó, đồng thời thay mặt Giám đốc quản lý, điều hành công việc khi được uỷ quyền. * Phòng Kinh doanh: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ mở rộng thị trường trong nước, tìm kiếm khách hàng, thiết lập và duy trì mạng lưới đại lý bán buôn, bán lẻ, thực hiện các hợp đồng bán hàng trong nước. * Phòng Xuất nhập khẩu: Phòng Xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và thực hiện các đầu mối XNK, thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh của Công ty và các nghiệp vụ có liên quan, tiến hành nhập khẩu uỷ thác, tạm nhập tái xuất. Phòng Xuất nhập khẩu ví như bộ máy khởi động cho cỗ máy làm việc liên tục, giúp hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra đều đặn. * Phòng Kho vận: Nhiệm vụ của phòng này là đảm bảo dự trữ kho, bảo quản các loại vật tư, hàng hoá, thiết bị… Thực hiện tốt các nghiệp vụ tiếp nhận, giao xuất để ngăn chặn vật tư, thiết bị kém phẩm chất…Tiến hành vận chuyển một cách kịp thời, nhanh gọn tới các công trình theo yêu cầu của chủ hàng. * Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, quản lý cán bộ và chăm lo đời sống tinh thần của cán bộ, nhân viên toàn Công ty. * Phòng Kỹ thuật và Tư vấn thiết kế Phòng Kỹ thuật và Tư vấn thiết kế giúp hướng dẫn đào tạo các cán bộ kỹ thuật trong Công ty, tư vấn thiết kế các hệ thống âm thanh, ánh sáng cho khách hàng, thực hiện các hoạt động thiết kế, thi công, lắp ráp, lắp đặt trang thiết bị cho công trình theo thoả thuận. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và phù hợp với cơ chế thị trường, Công ty còn sắp xếp tổ chức các đơn vị trực thuộc gồm: - Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Các đại lý, cửa hàng của Công ty: thực hiện trực tiếp công tác bán hàng cho Công ty, chủ yếu là bán lẻ cho khách mua với số lượng nhỏ. Hệ thống này được coi là đầu mối tiêu thụ hàng hoá của Công ty. - Kho hàng: Công ty có một hệ thống kho luôn luôn dự trữ hàng hoá phục vụ cho kinh doanh. Các nhân viên làm việc tại kho luôn đảm bảo cho hàng hoá được bảo quản tốt, thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập hàng hoá, đảm bảo ghi sổ sách báo cáo chính xác để Công ty có thể nắm vững hàng dự trữ và còn tồn đọng trong kỳ báo cáo. Ngoài các chức năng đã tổ chức thành các phòng ban riêng, các chức năng khác của Công ty được phân bổ một cách hợp lý vào các phòng ban, đồng thời có sự phối hợp thực hiện các chức năng, những công việc quan trọng được Giám đốc trực tiếp quyết định hoặc uỷ quyền quyết định. Sự điều chỉnh này phù hợp với quy mô và đặc trưng của Công ty. Với cách tổ chức này bộ máy quản lý của Công ty đã đáp ứng được tối đa yêu cầu công việc. 1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Phòng Tài chính kế toán có vai trò rất quan trọng trong Công ty là theo dõi sự hình thành các nguồn tài sản và tài sản của Công ty. Nhiệm vụ của phòng là thực hiện các nghiệp vụ thanh toán kinh tế, thống kê tài chính, cung cấp thông tin kinh tế cho Công ty lập và thực hiện các kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính, cung cấp tài chính kịp thời và có hiệu quả cho mọi hoạt động kinh doanh của Công ty; tham mưu Giám đốc về các chế độ tài chính, thể lệ kế toán của Nhà nước. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ Thủ quỹ Kế toán thuế & ngân hàng Kế toán chi phí Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị Văn hoá Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành kế toán: - Kế toán trưởng: là người điều hành toàn bộ công tác kế toán của Công ty và là người chị trách nhiệm cuối cùng trước ban Giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính đồng thời thực hiện đầy đủ chức năng quản lý tài chính kế toán của Kế toán trưởng. Bên cạnh Kế toán trưởng còn có các kế toán viên và kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh vào các sổ sách kế toán có liên quan để trợ giúp cho kế toán trưởng hoàn thành nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán. - Kế toán Tài sản cố định: lập thẻ TSCĐ, vào sổ chi tiết tăng, giảm TSCĐ của Công ty, vào sổ cái của các tài khoản 211, 212, 213, 214. Hàng tháng, quý kế toán TSCĐ tiến hành tính và trích khấu hao TCSĐ của Công ty. - Kế toán thanh toán: Thực hiện thanh toán các công nợ phải thu, phải trả của Công ty với khách hàng, nhà cung cấp; giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu; ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày vào các sổ chi tiết, sổ cái và lập các báo cáo tổng kết, bảng cân đối số phát sinh… lên Công ty. - Kế toán thuế và ngân hàng: hàng tháng tổng hợp Bảng kê thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu để lập bảng kê với cơ quan thuế; lập báo cáo chi tiết tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước: kiểm tra chứng từ thu, chi với chứng từ của ngân hàng mà Công ty giao dịch. - Kế toán chi phí: Tập hợp và ghi chép đầy đủ các chi phí phát sinh trong kỳ kế toán của Công ty, nhờ đó có thể xác định kết quả kinh doanh của Công ty một cách chính xác và hợp lý. - Thủ quỹ: hàng ngày phản ánh thu, chi, tồn quỹ tiền mặt của Công ty; lập báo cáo quỹ, thu chi tiền mặt theo lệnh của Giám đốc và Kế toán trưởng. - Kế toán tổng hợp: Dựa vào các chứng từ sổ sách kế toán của các phần hành kế toán trong phòng Tài chính kế toán để ghi chép vào sổ kế toán tổng hợp, ngoài ra kế toán tổng hợp còn chịu trách nhiệm phản ánh và theo dõi về hệ số lương, bậc lương và bảng chấm công của từng người để tính ra số tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên của Công ty và các khoản trích theo lương mà người lao động được hưởng theo quy định hiện hành. Đồng thời phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương vào các chứng từ, sổ sách kế toán chi tiết, tổng hợp. Cuối tháng kế toán tổng hợp tính ra tổng số phát sinh, số dư cuối tháng, tổng hợp tình hình tài chính của Công ty lên kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập Báo cáo tài chính cuối kỳ. Tóm lại Phòng Kế toán tài chính của Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị Văn hoá là nơi theo dõi, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phân tích tình hình tài chính, sự biến động về tài sản và nghiệp vu của Công ty, để từ đó xác định kết quả kinh doanh của từng thời kỳ và là nơi đưa ra các quyết định về tài chính quan trọng để trình lên Ban Giám đốc của Công ty. 1.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 1.1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, vào yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của các nhân viên kế toán và các trang thiết bị phòng kế toán; đồng thời trên cơ sở nhận biết nội dung, đặc điểm, trình tự và phương pháp ghi chép của mỗi hình thức sổ kế toán, Công ty CEMCO đã áp dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức kế toán được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, đảm bảo các mặt kinh tế được tiến hành song song, việc kiểm tra, sử dụng số liệu nhanh chóng, dễ dàng. Do vậy. công việc kế toán tiến hành kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý, đảm bảo số liệu chính xác và đúng tiến độ công việc. - Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty là một năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng (VNĐ) là đơn vị tiền được sử dụng thống nhất trong hạch toán kế toán của Công ty. Công ty sử dụng các loại ngoại tệ mạnh như sau: + USD: Đô la Mỹ + EURO: đồng tiền chung Châu Âu + JPY: đồng yên Nhật + AUD: đô la Australia - Nguyên tắc quy đổi ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá: Nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ rất phổ biến với một Công ty xuất nhập khẩu như Công ty CEMCO. Khi hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, kế toán Công ty sử dụng tỷ giá để quy đổi ngoại tệ, đó là tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của Công ty được ghi sổ theo tỷ giá giao dịch thực tế khi nghiệp vụ phát sinh. Và tỷ giá ngoại tệ ghi sổ thanh toán cũng chính là tỷ giá giao dịch thực tế khi các khoản nợ đó phát sinh. - Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ được xác định theo đúng nguyên giá thực tế và khấu hao TSCĐ được xác định theo phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho là đánh giá theo giá thực tế. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là theo phương pháp đích danh. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được áp dụng là kê khai thường xuyê
Tài liệu liên quan