4.4 Biến chứng :
- Không gặp các biến chứng tại mắt như đục hoặc lệch thủy tinh thể, bong võng mạc, co kéo võng mạc, di lệch hoàng điểm
- Không gặp các biến chứng toàn thân do tiêm thuốc
Kết quả trên phù hợp với các nhận xét của các tác giả khác.
18 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Kết quả điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng tiêm thuốc bevacizumab(avastin) nội nhãn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. Nguyễn Xuân Tịnh Khoa mắt trẻ em, BV mắt TW BSCKII. Nguyễn Thanh Hà BS. Nguyễn Quốc Anh Khoa Sơ sinh, BV phụ sản TW 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP) là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở trẻ em Điều trị laser rất hiệu quả với những trường hợp không quá nặng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tuy nhiên với rop hình thai nặng : ROP vùng 1, đặc biệt là AP-ROP vẫn là thách thức lớn đối với các thầy thuốc nhãn khoa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu của nghiên cứu : - Đánh giá kết quả điều trị ROP hình thái nặng bằng avastin. - Theo dõi các biến chứng trong quá tình điều trị. Từ năm 2006 trên thế giới bắt đầu sử dụng Avastin để điều trị ROP. Từ 4/2010,chúng tôi bắt đầu sử dụng avastin để điều trị ROP hình thái nặng tại khoa sơ sinh, Bv phụ sản TW. 2. TỔNG QUAN Avastin là chất chống tạo mạch do ức chế yếu tố phát triển nội mô mạch máu ( VEGF) Bản chất là một kháng thể IgG1 nhân tạo Kích thước phân tử lớn (149kD) Được FDA cho phép sử dụng tại Mỹ từ năm 2004 Được sử dụng tại châu âu từ tháng 1/2005 Đã được sử dụng rộng rãi ở người lớn để điều trị bệnh lý tân mạch ở mắt như : bệnh võng mạc tiểu đường, glôcôm tân mạch.. 2. TỔNG QUAN Trong những năm gần đây Avastin đã được nghiên cứu sử dụng để điều trị ROP Travasso và CS (2006), Bồ Đào Nha Chung và cs. (2007)- Hàn Quốc Quiroz-Mercado (2008) – Mexico Lalwani và CS. (2008), Florida, Mỹ Mintz- Hittner (2008),Texas, USA Các báo cáo cho thấy tất cả các mắt được tiêm đều đáp ứng tốt với điều trị. 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NC 3.1 Đối tượng : Trẻ đẻ non mắc ROP hình thái nặng : - Rop giai đoạn 2 hoặc 3 kèm theo bệnh cộng nặng - Tổn thương ở vùng 1 hoặc nửa sau vùng 2 Loại trừ những mắt có viêm kết mạc, viêm tắc lệ đạo Thời gian NC : từ tháng 4 đến tháng 9/2010 Thời gian theo dõi và đánh giá trên 3 tháng Địa điểm : khoa sơ sinh Bv phụ sản TW 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NC 3.2 Phương pháp nghiên cứu : Nc thử nghiệm lâm sàng, không có nhóm chứng Cỡ mẫu được xác định bằng công thức: n= sẽ có n = 68 khi ε = 0,06. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NC 3.3 Các bước tiến hành : Gia đình BN được cung cấp các thông tin về Avastin và ưu, nhược điểm của phương pháp điều trị. Gia đình bệnh nhân đồng ý và ký cam kết tự nguyện điều trị Trẻ bị ROP hình thái nặng được ít nhất 2 bác sĩ làm về ROP khám và thống nhất chẩn đoán. Mắt đảm bảo không viêm nhiễm trước điều trị. Bệnh nhân được nằm điều trị tại khoa sơ sinh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NC Liều thuốc sử dụng: Tiêm nội nhãn mỗi mắt 1 liều 0,625mg avastin trong 0,025ml. Bệnh nhân được tra thuốc tê tại mắt, Trước, sau khi tiêm tra betadine 5% Tiêm 01 mũi thuốc Avastin với liều lượng trên vào nội nhãn Bệnh nhân tiếp tục được tra thuốc kháng sinh vào mắt tiêm Bệnh nhân được khám lại 1, 3, 7 ngày sau tiêm, sau đó 2 tuần 1 lần cho tới khi mạch máu phát triển tới bờ trước võng mạc. 4. KẾT QUẢ NC VÀ BÀN LUẬN 4.1 Tình hình phân bố BN theo giới : - Có 35 bn : 21 nam (60%) và 14 nữ (40%) - Phải chăng là do sự mất cân bằng về giới, các bé nam được quan tâm và cứu sống nhiều hơn. 4. KẾT QUẢ NC VÀ BÀN LUẬN 4.2 Tuổi thai và cân nặng trung bình : - Cân nặng trung bình khi sinh là 1288 ± 231g Nhẹ nhất 700g, nặng nhất 1700g - Tuổi thai trung bình khi sinh 29,5 ±1,8 tuần Non nhất là 26 tuần, cao nhất 33 tuần ROP hình thái nặng vẫn gặp ở những trẻ có cân nặng và tuổi thai khi sinh khá cao. 4. KẾT QUẢ NC VÀ BÀN LUẬN 4.3 Kết quả theo dõi sau điều trị Nghiên cứu 70/70 mắt (35 bn) được điều trị bệnh đều thoái triển. 4. KẾT QUẢ NC VÀ BÀN LUẬN 4.4 Biến chứng : - Không gặp các biến chứng tại mắt như đục hoặc lệch thủy tinh thể, bong võng mạc, co kéo võng mạc, di lệch hoàng điểm … - Không gặp các biến chứng toàn thân do tiêm thuốc Kết quả trên phù hợp với các nhận xét của các tác giả khác. 5. KẾT LUẬN Tiêm Avastin nội nhãn điều trị ROP hình thái nặng là phương pháp điều trị hiệu quả, ít gặp biến chứng, giúp bệnh nhân tránh được mù loà. Cần có thời gian theo dõi đủ dài để khẳng định độ an toàn của thuốc tại mắt cũng như toàn thân. Trước khi tiêm Sau tiêm 3 ngày Sau tiêm 3 tháng Trước khi tiêm Trước khi tiêm Sau tiêm 6 tháng Sau 3 tháng Sau 15 tháng Trước khi tiêm Sau khi tiêm 2 tuần XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN