Trong năm 2006 vừa qua, Việt Nam vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh với mức tăng GDP là 8,2% cùng với tình hình chính trị ổn định , đặc biệt là với việc gia nhập WTO đã khiến cho vai trò và vị thế của VIệt Nam tăng lên trên trường quốc tế.
Đóng góp vào thành công chung đó, các ngân hàng thương mại cổ phần(NHTMCP) đã rất nỗ lực trong việc đầu tư ứng dụng công nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm để nhằm nâng sức cạnh tranh. Trong hệ thống các NHTM, Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp( DN ) ngoài quốc doanh( Viết tắt là VPBank) là một trong những ngân hàng có mức tài trợ vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ( DNVVN), và hoạt động này đã trở thành mảng kinh doanh chính của VPBank trong hơn 13 năm tồn tại và phát triển. Với số lượng DNVVN chiếm đa số như ở nước ta hiên nay (chiếm gần 90%), thì vấn đề vốn cho các doanh nghiệp này là một vấn đề mang tính thời sự. Còn đối với VPBank thì việc cho vay đối với các DNVVN là sự quan tâm hàng đầu , vì nó chiếm phần lớn công cuộc hoạt động của ngân hàng. Đề tài “ Mở rộng cho vay đối với các DNVVN tại NHTMCP VPBank” được thực hiện nhằm trước hết tìm hiểu về cơ sỏ lý thuyết cùng như thực tế cho vay đối với các DNVVN tại VPBank. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp cũng như kiến nghị đối với các bên liên quan.Kết cấu đề tài gồm ba phần:
Chương 1: Hoạt động cho vay của NHTM đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 2: Thực trang cho vay của VPBank đối với các DNVVN.
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với đối với các DNVVN tại VPbank.
70 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với các DNVVN tại NHTMCP VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤCLỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1.Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong năm 2004-2006
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn những năm 2004-2006.
Bảng 2.3.Tình hình hoạt động tín dụng nhưng năm 2004-2006.
Bảng 2.4. Doanh số cho vay theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2004- 2006.
Bảng 2.5. Doanh số cho vay DNVVN theo đối tượng DN 2004-2006.
Bảng 2.6. Dư nợ cho vay theo quy mô DN giai đoạn 2004-2006.
Bảng 2.7. Doanh thu cho vay DN tại VPBank giai đoạn 2004-2006.
Bảng 3.1.Mục tiêu hoạt động của VPBank năm 2007
Danh mục các từ viết tắt
DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
NHTMCP: ngân hàng thương mại cổ phần.
XK: xuất khẩu
NK: nhập khẩu.
NHNN: ngân hàng nhà nước.
DN: doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong năm 2006 vừa qua, Việt Nam vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh với mức tăng GDP là 8,2% cùng với tình hình chính trị ổn định , đặc biệt là với việc gia nhập WTO đã khiến cho vai trò và vị thế của VIệt Nam tăng lên trên trường quốc tế.
Đóng góp vào thành công chung đó, các ngân hàng thương mại cổ phần(NHTMCP) đã rất nỗ lực trong việc đầu tư ứng dụng công nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm để nhằm nâng sức cạnh tranh. Trong hệ thống các NHTM, Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp( DN ) ngoài quốc doanh( Viết tắt là VPBank) là một trong những ngân hàng có mức tài trợ vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ( DNVVN), và hoạt động này đã trở thành mảng kinh doanh chính của VPBank trong hơn 13 năm tồn tại và phát triển. Với số lượng DNVVN chiếm đa số như ở nước ta hiên nay (chiếm gần 90%), thì vấn đề vốn cho các doanh nghiệp này là một vấn đề mang tính thời sự. Còn đối với VPBank thì việc cho vay đối với các DNVVN là sự quan tâm hàng đầu , vì nó chiếm phần lớn công cuộc hoạt động của ngân hàng. Đề tài “ Mở rộng cho vay đối với các DNVVN tại NHTMCP VPBank” được thực hiện nhằm trước hết tìm hiểu về cơ sỏ lý thuyết cùng như thực tế cho vay đối với các DNVVN tại VPBank. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp cũng như kiến nghị đối với các bên liên quan.Kết cấu đề tài gồm ba phần:
Chương 1: Hoạt động cho vay của NHTM đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 2: Thực trang cho vay của VPBank đối với các DNVVN.
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với đối với các DNVVN tại VPbank.
Trong quá trình viết đề tài này, em vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn cũng như các cán bộ nhân viên tại chi nhánh VPBank Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên ,trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, do trình độ và nhận thức còn hạn chế nên em không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong sự góp ý của thầy để hoàn thành tốt chuyên đề này.
CHƯƠNG 1:
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN).
1.1.1.Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN).
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Với mục tiêu phát triển ổn định và bền vững kinh tế-xã hội,các nước đều đưa ra cho mình những khái niệm và tiêu thức phân loại các DNVVN riêng dùng làm căn cứ thiết lập những chính sách phát triển và hỗ trợ các DNVVN.
Như vậy,việc xác định rõ khái niệm các DNVVN là cơ sở để xác định cơ chế quản lý mới với những chính sách ưu tiên thích hợp để xây dựng cơ cấu tổ chức,quản lý có hiệu quả đối với hệ thống các doanh nghiệp này.
Theo luật DN Việt Nam năm 2005 thì “ Doang nghiệp vừa và nhỏ là cơ sơ sản xuất ,kinh doanh độc lập,đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động hằng năm không quá 300 người”
Tiêu chuẩn để xac định và phân loại DNVVN không cố định mà có xu hướng thay đổi, bao gồm: tổng vốn đầu tư được huy động vào sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định, số lao động, vốn bình quân cho một lao đọng…Tiêu chuẩn xác định DNVVN ở một số nước trên thế giới như sau:
Ở Hàn Quốc, đã có những đạo luật cơ bản về DNVVN, trong đó xác định những tiêu chuẩn để được công nhận là DNVVN như sau:
_Trong lĩnh vực chế tạo, khai thác, xây dựng: DN có dưới 300 lao động và tổng vốn đầu tư dưới 600.000 USD được coi là DNVVN.
_Trong lĩnh vực thương mại: DNVVN là doanh nghiệp có dưới 20 lao động và doanh thu dưới 500.000 USD/năm (nếu là bán lẻ) và dưới 250.000USD/năm ( nếu là bán buôn).
Ở Nhật Bản, từ những năm 60, Nhật Bản đã có đạo luật cơ bản về DN trong đó xác định DNVVN nhứ sau:
Tiêu chí
Công nghiệp
Thương mại, dịch vụ
DNVVN
Trong đó:DN nhỏ
DNVVN
Trong đó:DN nhỏ
Vốn sản xuất( đồng)
Dưới 5 tỷ
Dưới 1 tỷ
Dưới 2 tỷ
Dưới 1 tỷ
Lao động thường xuyên( người)
Dưới 300
Dưới 50
Dưới 200
Dưới 30
( Nguồn: Đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ DNVVN- Nguyễn Cúc)
Ở Thái Lan: họ quan niệm DN quy mô vừa có 50-200 lao động, DN quy mô nhỏ có dưới 50 lao động.
1.1.2. Đặc điểm của các DNVVN
*Khả năng linh hoạt cao,năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Các DNVVN không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn cho thấy tính linh hoạt và năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao. DNVVN có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên dễ thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Điều này được thể hiện qua khả năng chuyển đổi mặt hàng nhanh, phù hợp với xu hướng thay đổi nhanh chóng của nhu cầu trên thị trường. Trước những biến động của thị trường, đứng trước nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của khách hàng, các DNVVN rất linh động và mạnh dạn đầu tư sản xuất, cải tiến và trang bị công nghệ với chi phí bổ sung không cao. Hơn nữa, các DNVVN cần ít diện tích sản xuất tập trung, có khả năng sản xuất phân tán. Khả năng này phát huy được lợi thế về giảm đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất, tận dụng được các nguồn lực phân tán, đồng thời cũng tạo ra tính linh hoạt cao trong tổ chức sản xuất.
Môi trường cạnh tranh do có sự tham gia của số lượng đông đảo DNVVN khiến cho số lượng và chủng loại hàng hoá sản xuất tăng lên rất nhanh. Kết quả là tạo ra sức ép lớn buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới mặt hàng, giảm chi phí, tăng chất lượng để thích ứng với môi trường mới. Những yếu tố đó tạo ra sự năng động cho chính bản thân các DNVVN. Năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển.
*DNVVN tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng và kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực
Các DNVVN phong phú với đủ mọi loại hình doanh nghiệp như hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau .Việc tồn tại dưới nhiều hình thức cho phép các DNVVN phát huy được tối đa mọi nguồn lực trong xã hội, làm tăng thêm tính linh hoạt cho nền kinh tế.Với việc tham gia vào mọi ngành nghề,các DNVVN đã tạo ra một khối lương sản phẩm lớn dựa trên sự chuyên môn hóa sâu, tận dụng được nguồn nhân lực rẻ ở chính địa phương để đáp ứng nhu cầu cơ bản cho xã hội
*Trình độ quản lý và công nghệ chưa cao
Trình độ quản lý của chủ DNVVN bị hạn chế, thiếu thông tin trong khi đó lại khó có khả năng thu hút các nhà quản lý và lao động giỏi. Do khả năng tài chính có hạn, DNVVN thường gặp thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý tiên tiến cũng như ít có khả năng mua sắm những thiết bị hiện đại. Mặt khác phần lớn các DNVVN được thành lập do sự góp vốn của những người có vốn, khả năng quản lý của họ có hạn nên thường gặp lúng túng khi có biến động lớn trên thị trường. Các nhà quản lý doanh nghiệp chưa được đào tạo, thiếu sự hiểu biết đầy đủ về quản lý doanh nghiệp trong khi điều kiện hội nhập và cạnh tranh. Hơn nữa do quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm tiêu thụ không nhiều, các DNVVN khó có thể trả lương cao cho người lao động nên khó có khả năng thu hút được những người lao động có trình độ cao trong sản xuất kinh doanh và quản lý điều hành doanh nghiệp.
1.1.3.Vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế thị trường
DNVVN có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, là nền tảng của nền kinh tế. Chính vì lẽ đó mà chính phủ các nước luôn dành những chính sách lâu dài để phát triển loại DN này.
Vì DNVVN có quy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh hoạt động. Các doanh nghiệp này thường hoạt động rất năng động và linh hoạt trong nền kinh tế nên kéo theo nền kinh tế năng động theo.
1.1.3.1. Góp phần tăng trưởng và ổn đinh kinh tế - xã hội.
Trước hết, các DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh của các DNVVN cả về số lượng và chất lượng đã đóng góp quan trọng vào GDP. Ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, DNVVN đóng góp lớn vào GDP cũng như thu hút một lượng lao động đông đảo( như ở VNcác DNVVN huy động gần 30 tỷ USD và sủ dụng 2,6 triệu lao động,đóng góp gần 40%GDP cả nước - Theo báo thông tin tài chính số49(360)thang3-2007)
DNVN có quy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh hoạt động. Các doanh nghiệp này thường hoạt động rất năng động và linh hoạt trong nền kinh tế nên kéo theo nền kinh tế năng động theo. Sự góp mặt đáng kể của các doanh nghiệp này khiến cho các doanh nghiệp lớn cũng phải điều chỉnh theo, tạo đà cho nền kinh tế ngày càng phát triển.
Hoạt động đa năng và bao trùm hầu hết các lĩnh vực kinh tế, DNVVN đã và đang cung cấp một khối lượng lớn hàng hoá, dịch vụ đáng kể cho nền kinh tế. Với những ưu thế về ngành nghề, tính nhạy cảm thị trường cao, các DNVVN có nhiều lợi thế trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và ngoài nước. Các DNVVN cũng đóng góp một phần vào kim ngạch xuất nhập khẩu. Ở các nước đang phát triển, một số ngành nghề có lợi thế xuất khẩu như: nông sản, thủ công mỹ nghệ, chế biến thủy hải sản, dệt may…thì đều do các DNVVN sản xuất. Từ đó, tạo nguồn thu nhập ổn định cho dân cư.
1.1.3.2. Phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Về tiềm lực vốn: Các DNVVN có thể thành lập và hoạt động mà không cần quá nhiều vốn. Điều này đã thu hút được đông đảo người dân tham gia đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Hơn nữa, lợi thế của các DNVVN là có thể dễ dàng huy động được vốn từ người thân, bạn bè…và biến các khoản tiền này thành các khoản đầu tư có hiệu quả.
Về nguồn lao động: Chiếm ưu thế về số lượng, DNVVN đã và đang thu hút một lượng lớn lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh .Các DNVVN chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực thương mại- dịch vụ nên nhu cầu lao động nhiều. Một đặc điểm là lao động trong khu vực này thường là lao động đơn giản, không mất nhiều thời gian đào tạo, chỉ cần bồi dưỡng ngắn ngày là họ có thể tham gia sản xuất được. Đặc biệt, đối với những nước đang phát triển, nguồn lao động tay nghề và trình độ thấp nhiều. Chính các DNVVN là nơi vừa tạo công ăn việc làm cho họ, vừa tận dụng nguồn lao động sẵn có mà chi phí nhân công lại rẻ. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, việc giảm biên chế là không thể tránh khỏi nhằm giảm bớt chi phí hoạt động. Do vậy, lượng lao động dư thừa từ các doanh nghiệp lớn lại chính là nguồn cung lao động cho các DNVVN.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với xu thế chung, các DNVVN cũng xuất hiện nhiều hơn. Mà đứng đầu là các chủ doanh nghiệp. Đây là lực lượng rất cần thiết để góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Ngày nay, nhiều gương mặt trẻ tài năng đã tự mình thành lập và vận hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Chính từ đây mà đội ngũ cán bộ, nhà kinh doanh có trình độ, kỹ năng đã ra đời. Với khả năng am hiểu thị trường, trình độ quản lý chyên nghiệp, cùng với sự năng động và linh hoạt, họ đã và đang khẳng định vai trò to lớn của DNVVN trong nền kinh tế thị trường.
Về tài nguyên thiên nhiên: Các DNVVN khai thác, phát huy các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của địa phương hiệu quả. Phân bố phân tán giúp cho DNVVN có thể tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương.
1.1.3.3. Phân phối thu nhập có hiệu quả trong nền kinh tế.
Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có nguồn lao động. Sự phát triển vượt bậc của các DNVVN cả về số lượng và chất lượng đã góp phần không nhỏ vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Nếu như các doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở tại các trung tâm kinh tế lớn của đất nước thì các DNVVN lại có mặt ở các địa phương. Khả năng sản xuất phân tán, sử dụng lao động tại chỗ đã góp phần làm giảm thất nghiệp, một bài toán xã hội nan giải (theo báo kinh tế điện tử)
DNVVN tạo nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên cho dân cư, góp phần giảm bớt chênh lệch về thu nhập cho các bộ phận dân cư. Từ đó, tạo ra sự phát triển tương đối đồng đều giữa các vùng miền khác nhau và cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau.
1.1.3.4. DNVVN có mối liên hệ chặt chẽ với các chủ thể khác trong nền kinh tế.
DNVVN có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại tất yếu khách quan trong nền kinh tế của mỗi nước. Nó là một bộ phận hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp lớn thường tập trung vào những đoạn thị trường có quy mô lớn và không thể bao quát được toàn bộ thị trường. Trong khi đó thị trường mục tiêu của các DNVVN lại tập trung vào những “ thị trường ngách” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp lớn trong việc tiếp cận thị trường, cân đối cung cầu trong xã hội. Với vai trò là một kênh phân phối có hiệu quả, các DNVVN vừa cung cấp các yếu tố đầu vào vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói với số vốn hoạt động không nhiều, một số DNVVN hoạt động trên thị trường nguyên vật liệu trở thành những vệ tinh cung cấp các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp lớn. Một số DNVVN khác lại trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn ví dụ như mua máy móc, thiết bị, vật tư cần thiết… phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Sự tham gia của các DNVVN trên thị trường làm cho số lượng và chủng loại hàng hóa, dịch vụ không ngừng tăng lên. Với khả năng tiếp cận và đổi mới công nghệ, cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, các DNVVN buộc phải đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành… Điều này dẫn đến tính chất cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Đứng trước thách thức này, các doanh nghiệp lớn cũng phải thường xuyên đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động nhằm tạo ra những lợi thế nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các DNVVN. Những yếu tố đó có tác động lớn làm nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn.
1.1.4. Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của các DNVVN
Vốn là điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của DN vì vốn duy trì hoạt động và đảm bảo cho sản xuất được liên tục.
DNVVN có tiềm lực tài chính rất hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tư vào đổi mới các thiết bị, công nghệ. Bản thân các DNVVN hoạt động theo hướng tự huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, từ các mối quan hệ họ hàng, thân quen… là chủ yếu. Tuy nhiên, vốn từ nguồn này rất ít, thông thường là vốn ban đầu để hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, DNVVN có thể huy động vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, đây lại là khó khăn nhất đối với các DNVVN hiện nay khi mà các DNVVN chưa tiếp cận được với nguồn tín dụng ngân hàng, hoặc sự tiếp cận còn rất mỏng manh. Doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện tín dụng cũng như phải chịu sự giám sát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn. Hơn nữa, năng lực nội tại của DNVVN thấp, các chỉ tiêu tài chính không đảm bảo yêu cầu của ngân hàng, các DNVVN lại không có tài sản có giá trị để đảm bảo cho khoản vay.Có thể nói ,vần đề vốn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay tại các DNVVN,nếu điều này không được giải quyết triệt để thì vô hình chung nó trở thành một rào cản phát triển đối với các DNVVN
1.2. Hoạt động cho vay đối với các DNVVN của ngân hàng thương mại(NHTM)
1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM
Cho vay là hình thức khách hàng sử dụng vốn của NH với cam kết là phải trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định ( giáo trình NHTM_trường ĐH KTQD).
Theo định nghĩa trên ,cho vay là một trong những hoạt động tín dụng của NH nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên về thời gian vay và thời gian trả cả gốc lẫn lãi. Xét trên khía cạnh của NHTM thì cho vay là một trong nhũng hoạt động quan trọng bậc nhất, nó làm tăng doanh thu của NHTM. Còn xét trên khía cạnh các DNVVN thì việc huy động vốn từ phía NH dường như là điều bắt buộc nếu muốn duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hoạt động cho vay của các NHTM là một kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế ,thông qua hoạt động này nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư sẽ được huy động và sử dụng một cách có hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hộicủa mỗi quốc gia
1.2.2. Các hình thức cho vay đối với DNVVN của NHTM.
1.2.2.1. Phân loại theo phương thức cho vay:
Thấu chi.
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội ( vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Giới hạn này gọi là mức thấu chi.Đây là hình thức ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn không có đảm bảo. Hình thức này có thể cấp cho doanh nghiệp và cá nhân trong vài ngày hoặc vài tháng trong năm nhưng chỉ sử dụng cho khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.
Cho vay trực tiếp từng lần
Cho vay trực tiếp từng lần được sử dụng tương đối phổ biến khi ngân hàng cho vay khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Khách hàng khi mở rộng sản xuất kinh doanh, nếu số vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại không đủ tài trợ thì khách hàng sẽ vay thêm ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản. Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt và đảm bảo khả năng tương đối an toàn do tiền vay dựa vào tài sản đảm bảo, ngân hàng luôn kiểm tra mục đích và hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng.
Cho vay theo hạn mức.
Ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Hình thức này áp dụng cho khách hàng có quan hệ vay mượn thường xuyên, vốn vay thường tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, hình thức này thuận lợi cho khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Nhưng lại gây khó khăn cho ngân hàng vì các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng của từng lần vay.
Cho vay luân chuyển.
Đây là hình thức cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa. Ngân hàng sẽ cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi khách hàng bán được hàng hóa. Cho vay luân chuyển dựa trên luân chuyển hàng hóa nên cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hóa để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới. Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng.
Cho vay trả góp.
Theo hình thức này, khách hàng được phép trả gốc làm nhiều lần trong thời gian cho vay đã thỏa thuận. Cho vay trả góp mang tính chất là khoản tín dụng trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ. Hình thức này thường được áp dụng đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Hình thức này gặp rủi ro cao vì tài sản thế chấp lại chính là hàng hóa mua trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Do vậy, lãi suất cho vay trả góp thường cao nhất trong các loại cho vay của ngân hàng.
Cho vay gián tiếp.
Nhằm đa dạng hóa các hình thức cho vay, ngân hàng phát triển hình thức cho vay gián tiếp. Đây là hình thức cho