Khi Việt Nam gia nhập WTO ngày 7/11/2006 giảm hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng, đặc biệt là ôtô được nhập khẩu vào nước ta ngày càng nhiều. Qua quá trình tìm hiểu em thấy nhu cầu mua ôtô ngày càng tăng và Ngân hàng tham gia vào lĩnh vực này để hỗ trợ các khách hàng khi họ có nhu cầu vay mua ôtô mà chưa đủ vốn, hoạt động này làm tăng tiện ích cho khách hàng và mang lại cho nền kinh tế một sự phát triển nhất định. Vì vậy em chọn đề tài: “Mở rộng cho vay mua ôtô đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô”. Đây là một trong những sản phẩm của hoạt động tín dụng tiêu dùng nên nghiên cứu vấn đề này giúp em hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng.
Chuyên đề này bố cục gồm 3 chương:
Chương I: Lý Thuyết Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân hàng Thương Mại
ChươngII: Thực Trạng Về Hoạt Động Cho Vay Mua Ôtô Đối Với
Khách Hàng Cá Nhân Tại BIDV Đông Đô
Chương III: Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Mua Ôtô Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại BIDV Đông Đô
Phạm vi nghiên cứu bài viết: Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại nói chung, thực trạng cho vay mua ôtô đối với khách hàng cá nhân của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và những giải pháp mở rộng cho vay mua ôtô.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp biện chứng và lôgic khái quát tổng quan, phân tích luận giải vấn đề, đồng thời sử dụng phương pháp phân tích thống kê hoạt động kinh tế để phân tích lý luận và luận giải thực tiễn. Đặc biệt sử dụng phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh khái quát và tổng hợp, sử dụng chỉ số thống kê để phân tích.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ của các anh chị phòng tín dụng 1 - chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô để em có thể xây dựng và hoàn thiện chuyên đề này.
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay mua ôtô đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Khi Việt Nam gia nhập WTO ngày 7/11/2006 giảm hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng, đặc biệt là ôtô được nhập khẩu vào nước ta ngày càng nhiều. Qua quá trình tìm hiểu em thấy nhu cầu mua ôtô ngày càng tăng và Ngân hàng tham gia vào lĩnh vực này để hỗ trợ các khách hàng khi họ có nhu cầu vay mua ôtô mà chưa đủ vốn, hoạt động này làm tăng tiện ích cho khách hàng và mang lại cho nền kinh tế một sự phát triển nhất định. Vì vậy em chọn đề tài: “Mở rộng cho vay mua ôtô đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô”. Đây là một trong những sản phẩm của hoạt động tín dụng tiêu dùng nên nghiên cứu vấn đề này giúp em hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng.
Chuyên đề này bố cục gồm 3 chương:
Chương I: Lý Thuyết Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân hàng Thương Mại
ChươngII: Thực Trạng Về Hoạt Động Cho Vay Mua Ôtô Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại BIDV Đông Đô
Chương III: Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Mua Ôtô Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại BIDV Đông Đô
Phạm vi nghiên cứu bài viết: Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại nói chung, thực trạng cho vay mua ôtô đối với khách hàng cá nhân của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và những giải pháp mở rộng cho vay mua ôtô.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp biện chứng và lôgic khái quát tổng quan, phân tích luận giải vấn đề, đồng thời sử dụng phương pháp phân tích thống kê hoạt động kinh tế để phân tích lý luận và luận giải thực tiễn. Đặc biệt sử dụng phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh khái quát và tổng hợp, sử dụng chỉ số thống kê để phân tích.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ của các anh chị phòng tín dụng 1 - chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô để em có thể xây dựng và hoàn thiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUAÔTÔ ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại và phân loại Ngân hàng
1.1.1. Khái niệm NHTM
Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế. Tuỳ thuộc vào từng cách tiếp cận mà có những quan điểm khác nhau về Ngân hàng. Ngân hàng có thể được định nghĩa thông qua chức năng, các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp hay vai trò của nó trong nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại là: “ Một trung gian tài chính thực hiện nhiệm vụ lưu chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn để tìm kiếm lợi nhuận”.
1.1.2 Các loại hình Ngân hàng
Có thể phân chia Ngân hàng theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu của người quản lý:
- Các loại Ngân hàng thương mại chia theo hình thức sở hữu:
+ Ngân hàng sở hữu tư nhân: Là Ngân hàng do cá nhân thành lập bằng vốn của cá nhân. Loại Ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động trong từng địa phương. Các Ngân hàng thường gắn liền với các doanh nghiệp và cá nhân ở địa phương. Chủ Ngân hàng thường rất am hiểu tình hình của người này, vì vậy hạn chế được sự lừa đảo của khách. Tuy nhiên do sự kém đa dạng, nên khi địa phương đó gặp rủi ro (ví dụ thiên tai, mất mùa…) Ngân hàng thường không tránh được tổn thất.
+Ngân hàng sở hữu của các cổ đông (Ngân hàng cổ phần): Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hành (bán) các cổ phiếu. Việc nắm giữ cổ phiếu cho phép người sở hữu cổ phiếu có quyền tham gia quyết định các hoạt động của Ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của Ngân hàng đồng thời phải gánh chịu các tổn thất có thể xảy ra. Do vốn sở hữu được hình thành thông qua tập trung, các Ngân hàng cổ phần hoá có khả năng tăng vốn nhanh chóng, vì vậy thường là các Ngân hàng lớn. Các tổ hợp Ngân hàng lớn nhất hiện nay thường là các Ngân hàng cổ phần. Các Ngân hàng cổ phần thường có phạm vi hoạt động rộng, hoạt động đa năng, có nhiều chi nhánh hoặc công ty con. Khả năng đa dạng hoá cao nên các Ngân hàng cổ phần có thể giảm rủi ro gây nên bởi tính chuyên môn hoá (thiên tai của một vùng, sự suy thoái của một ngành hoặc một quốc gia…), song chúng thường phải gánh chịu rủi ro từ cơ chế quản lý phân quyền (nhiều chi nhánh được phân quyền lớn và hoạt động tương đối độc lập với trụ sở của Ngân hàng mẹ, giám đốc chi nhánh này có thể có hành vi lạm dụng hoặc bất cẩn gây tổn thất cho Ngân hàng).
+ Ngân hàng sở hữu Nhà nước: đây là loại hình Ngân hàng mà vốn sở hữu do Nhà nước cấp, có thể là Nhà nước Trung ương hoặc Tỉnh, Thành phố. Các Ngân hàng này được thành lập nhằm thực hiện một số mục tiêu nhất định thường là do chính sách của chính quyền Trung ương hoặc địa phương qui định. Tại các nước đi theo con đường phát triển Xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thường quốc hữu hoá các Ngân hàng tư nhân hoặc cổ phần lớn, hoặc tự xây dựng nên các Ngân hàng. Những Ngân hàng sở hữu Nhà nước thường được Nhà nước hỗ trợ về tài chính và bảo lãnh phát hành giấy nợ, do vậy rất ít khi bị phá sản. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các Ngân hàng này phải thực hiện các chính sách của Nhà nước có thể gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh.
+ Ngân hàng liên doanh: Ngân hàng này được hình thành dựa trên góp vốn của hai hoặc nhiều bên, thường là giữa Ngân hàng trong nước với Ngân hàng nước ngoài để tận dụng các ưu thế của nhau.
- Các loại hình Ngân hàng thương mại chia theo tính chất hoạt động:
+ Hoạt động chuyên doanh và đa năng
Ngân hàng hoạt động theo xu hướng chuyên doanh: Loại Ngân hàng này chỉ tập trung cung cấp một số dịch vụ Ngân hàng ví dụ như chỉ cho vay đối với xây dựng cơ bản, hoặc đối với nông nghiệp, hoặc chỉ cho vay (không bảo lãnh hoặc cho thuê)…Tính chuyên môn hoá cao cho phép Ngân hàng có được đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, tinh thông nghiệp vụ. Tuy nhiên loại Ngân hàng này thường gặp rủi ro lớn khi ngành hoặc lĩnh vực hoạt động mà Ngân hàng phục vụ sa sút. Ngân hàng đơn năng có thể là Ngân hàng nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, trình độ cán bộ không đa dạng, hoặc là những Ngân hàng sở hữu của công ty (nhiều tập đoàn công nghiệp tổ chức Ngân hàng để phục vụ cho các thành viên của tập đoàn).
Ngân hàng đa năng: Là Ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ Ngân hàng cho mọi đối tượng. Đây là xu hướng hoạt động chủ yếu hiện nay của các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng đa năng thường là Ngân hàng lớn (hoặc sở hữu công ty). Tính đa dạng sẽ giúp Ngân hàng tăng thu nhập và hạn chế rủi ro.
+ Hoạt động Ngân hàng bán buôn và Ngân hàng bán lẻ:
*Hoạt động Ngân hàng bán buôn: Cung cấp các dịch vụ cho các Ngân hàng, các công ty tài chính, cho Nhà nước, cho các doanh nghiệp vốn. Những Ngân hàng có hoạt động bán buôn phát triển thường là Ngân hàng lớn hoạt động tài chính tại các trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp các khoản tín dụng lớn.
*Hoạt động Ngân hàng bán lẻ: Cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân, với các khoản tín dụng nhỏ. Dịch vụ bán lẻ thường kết hợp đa tiện ích, được xây dựng trên cơ sở công nghệ hiện đại. Ví dụ thẻ tín dụng vừa là phương tiện cung cấp các khoản vay vừa là phương tiện để thanh toán, truy vấn trên tài khoản…cung cấp dịch vụ Ngân hàng 24h/ngày.
Xu hướng hiện nay là các Ngân hàng cung cấp kết hợp cả dịch vụ bán lẻ và bán buôn.
- Các loại hình Ngân hàng thương mại chia theo cơ cấu tổ chức:
+Ngân hàng sở hữu công ty: Các tập đoàn kinh tế (công nghiệp, thương mại, dịch vụ) thường tổ chức thành lập Ngân hàng nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cho các đơn vị thành viên của tập đoàn hoặc ngoài tập đoàn.
+Ngân hàng đơn nhất và Ngân hàng có chi nhánh: Ngân hàng đơn nhất được hiểu là Ngân hàng không có chi nhánh, tức là các dịch vụ Ngân hàng chỉ do 1 hội sở Ngân hàng cung cấp. Ngân hàng có chi nhánh thường là Ngân hàng có vốn tương đối lớn, cung cấp dịch vụ Ngân hàng thông qua nhiều đơn vị Ngân hàng. Việc thành lập chi nhánh thường bị kiểm soát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước thông qua các quy định về mức vốn sở hữu, về chuyên môn của đội ngũ cán bộ, về sự cần thiết của dịch vụ Ngân hàng trong vùng.Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó Ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các Ngân hàng.
1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng
1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình.Các nguồn cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người vay có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để hưởng thụ: Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người vay này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ…Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch…cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng
Nhu cầu của con người hết sức đa dạng và phong phú, uôn muốn nhu cầu đó được thoả mãn một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Tuy nhiên để thoả mãn nhu cầu đó đặc biệt là những tài sản có giá trị lớn thì họ phải tích luỹ một khoảng tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán và thời gian tích luỹ tương đối dài. Chính vì mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán mà hình thành nên nhu cầu vay vốn từ Ngân hàng.
Bên cạnh đó, hầu hết các nhà sản xuất đều mong muốn vừa tiêu thụ được hàng hoá một cách nhanh chóng vừa đảm bảo được thu nhập. Vậy nên khi các Ngân hàng tài trợ cho người tiêu dùng không chỉ thoả mãn nhu cầu chi tiêu cho chính khách hàng mà còn thoả mãn cả những nhà sản xuất điều này kích thích nền kinh tế phát triển hơn. Nền kinh tế phát triển thì thu nhập của người dân ngày càng tăng, một bộ phận trong số họ có thu nhập cao và ổn định điều này tạo nên một nguồn trả nợ chắc chắn nếu Ngân hàng triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, cho vay tiêu dùng được hình thành và phát triển mạnh ở một số quốc gia trên thế giới trong những năm 1920-1930. Một số phòng tín dụng tiêu dùng lớn mạnh đã được thành lập. Còn ở Việt Nam cách đây khoảng 20 năm trở về trước, khái niệm “cho vay tiêu dùng” còn khá mới mẻ nhưng trong một vài năm trở lại đây hoạt động cho vay tiêu dùng đã phát triển mạnh mẽ và trở thành mục tiêu của nhiều tổ chức tín dụng.
1.2.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng chính là một hoạt động tài trợ của Ngân hàng thương mại vì vậy cũng giống như hoạt động tín dụng khác cho vay tiêu dùng cũng có những đặc trưng cơ bản của như: Đối tượng khách hàng, mục đích cho vay, lãi suất, nguồn trả nợ…Bên cạnh đó, có những đặc điểm không giống với những hình thức tín dụng khác.
1.2.2.1. Đặc điểm về đối tượng cho vay tiêu dùng
Trong cho vay tiêu dùng đối tượng chính là các cá nhân và hộ gia đình, hầu hết các cá nhân khi tiến hành vay vốn của Ngân hàng để đáp ứng cho mục đích tiêu dùng đều có thu nhập cao và ổn định. Hơn thế, họ có nhu cầu chi tiêu vượt quá thu nhập của mình đây cũng chính là những điểm khác biệt so với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp. Đối với các khách hàng cá nhân, vay vốn Ngân hàng sẽ giúp họ nhận được cuộc sống đầy đủ ở hiện tại mà chỉ khả năng thanh toán trong tương lai mới đáp ứng được. Các cá nhân nói đến ở đây là những người có đầy đủ năng lực pháp lý, thuộc nhiều thành phần khác nhau (các cán bộ công chức nhà nước, các lao động tự do…) và hơn hết là phải đáp ứng được điều kiện vay vốn của Ngân hàng.
1.2.2.2. Đặc điểm về mục đích cho vay tiêu dùng
Mục đích của cho vay tiêu dùng là nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình chứ không phải từ mục đích kinh doanh như một số hình thức tín dụng khác. Nhu cầu đó chủ yếu phục vụ cho những mục đích như: mua sắm, sửa chữa nhà ở, mua xe hơi…
1.2.2.3. Đặc điểm về nhu cầu và quy mô cho vay tiêu dùng
Thông thường quy mô của khỏan vay tiêu dùng không lớn do đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Khi nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu chi tiêu của người dân tăng cao, số lượng khách hàng vay tiêu dùng càng nhiều do đó dư nợ cho vay tiêu dùng tăng. Hơn thế, tâm lý của mỗi người là muốn thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trước khi có đủ khả năng tài chính vì vậy ngày càng nhiều khách hàng vay vốn Ngân hàng.
1.2.2.4. Đặc điểm về rủi ro của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng thường có mức độ rủi ro thấp do các khách hàng vay là những người có thu nhập cao, ổn định và các khoản vay thường nhỏ. Khi khách hàng vay Ngân hàng họ chứng minh khả năng tài chính cũng như thu nhập của mình. Vì vậy rủi ro khi khách hàng mất việc làm gặp rắc rối về vấn đề tài chính thì khả năng trả nợ là rất khó khăn.
1.2.2.5. Đặc điểm về lãi suất cho vay tiêu dùng
Lãi suất cho vay tiêu dùng cao do chi phí thẩm định cao để đủ bù đắp những chi phí lớn trong việc thẩm định khách hàng. Thông thường trước đây, lãi suất cho vay tiêu dùng thường được giữ cố định chứ không thả nổi như các hình thức tín dụng khác. Còn hiện nay, trong môi trường cạnh tranh đã buộc các Ngân hàng thay đổi, lãi suất cho vay tiêu dùng đã có sự thả nổi nhưng đấy là sự thả nổi chưa hoàn toàn. Nhìn chung lãi suất vẫn được xác định dựa trên lãi suất dựa trên lãi suất cơ bản.
1.2.2.6. Đặc điểm về nguồn trả nợ của các khoản cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của khách hàng chưa có khả năng thanh toán tại thời điểm hiện tại, hoàn toàn không tài trợ nhằm mục đích kinh doanh. Vậy nên nguồn trả nợ của khách hàng cũng không lấy từ lợi nhuận do khoản vay mang lại như một số hình thức cho vay khác. Mặt khác, khách hàng thường trả nợ cho Ngân hàng bằng một phần hay toàn bộ thu nhập hàng tháng của mình. Do vậy, từ việc Ngân hàng thương mại tài trợ cho các cá nhân, hộ gia đình trong việc chi tiêu qua đó thúc đẩy những khách hàng về tâm lý tích luỹ, tiết kiệm, động lực làm việc dẫn tới năng suất lao tăng. Vì vậy mà Ngân hàng thường đưa ra những chỉ tiêu như: Thu nhập ổn định, có trình độ học vấn…làm tiêu chí quan trọng để quyết định trong việc cho khách hàng vay hay không.
1.2.3. Lợi ích của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng mang lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng thương mại và bên cạnh đó nó còn mang lại lợi ích cho khách hàng , cho cả sự phát triển chung của toàn xã hội.
1.2.3.1. Lợi ích đối với Ngân hàng
Cho vay tiêu dùng mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng bởi vì lãi suất của cho vay tiêu dùng cao. Hơn thế nữa, hiện nay nhu cầu vay tiêu dùng tăng mạnh nên nguồn thu từ hoạt động tín dụng tiêu dùng ngày càng lớn.
Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng Ngân hàng càng tăng cường thêm mối quan hệ với khách hàng- khách hàng cá nhân. Khi Ngân hàng tài trợ cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình thoả mãn nhu cầu chi tiêu của mình khi họ chưa đủ khả năng về tài chính sẽ giúp Ngân hàng củng cố và tăng cường thêm về hình ảnh của mình trong mắt khách hàng đặc biệt là khách hàng cá nhân. Qua đó vị trí của Ngân hàng dần dần được khẳng định trong tâm trí của đông đảo khách hàng. Thêm vào đó bên cạnh hoạt động cho vay, Ngân hàng cũng phải tiến hành huy động vốn mà nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp là nguồn vốn huy động từ dân cư. Vậy nên hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ giúp Ngân hàng dễ dàng hơn trong việc huy động tiền gửi từ dân cư và quan hệ của Ngân hàng với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, các hãng bán lẻ cũng được củng cố và tăng cường. Từ đó, Ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng và lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng tăng.
Hoạt động cho vay tiêu dùng còn góp phần đa dạng danh mục sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp. Điều này là rất cần thiết đối với Ngân hàng để trở thành một Ngân hàng đa năng, nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay và hoạt động này còn giúp Ngân hàng phân tán rủi ro, mở rộng thị trường. Qua đó, Ngân hàng có nhiều sự lựa chọn cho việc sử dụng đồng vốn của mình, thu nhập tăng lên: Ví dụ như hiện nay thị trường chứng khoán đang sụt giảm thì hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán không phải là một vấn đề hấp dẫn nữa thì Ngân hàng chuyển sang cho vay tiêu dùng với lãi suất cao hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn so vay cầm cố chứng khoán trong giai đoạn này. Thêm vào đó thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng Ngân hàng sẽ giới thiệu cho nhiều khách hàng hơn các sản phẩm dịch vụ của mình: Cho vay mua ôtô, cho vay mua nhà, cho vay đi du học…
1.2.3.2. Lợi ích đối với khách hàng
Ngay khi hoạt động cho vay tiêu dùng ra đời thì họat động cho vay tiêu dùng ra đời nó đã mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng: Nhờ các khoản cho vay tiêu dùng mà cuộc sống của các khách hàng cá nhân, hộ gia đình được cải thiện và nâng cao khi mà khả năng tài chính hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu của họ. Quan trọng hơn, các khoản cho vay tiêu dùng có thể giúp khách hàng trong những trường hợp cấp bách như viện phí, chi phí học hành…
Nhờ có hoạt động cho vay tiêu dùng mà khách hàng có thể kết hợp khả năng tài chính hiện tại với tương lai và họ được hưởng cuộc sống tốt hơn, có điều kiện tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, có cơ hội nâng cao trình độ học vấn…
1.2.3.3. Lợi ích đối với kinh tế-xã hội
Cho vay tiêu dùng thúc đẩy nền sản xuất phát triển vì ngoài tác động kích cầu làm tăng cầu về hàng hoá, dịch vụ thì cho vay tiêu dùng hướng tới thoả mãn nhu cầu thiết yếu của cá nhân, hộ gia đình. Như vậy hàng hoá được tiêu thụ một cách nhanh chóng, khả năng thanh toán của người tiêu dùng được đảm bảo vì thế người sản xuất sẽ tăng sản lượng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, một khi người lao động có được những điều kiện vật chất tốt sẽ tạo nên tâm lý thoải mái trong làm việc, trình độ của họ được nâng, hiệu quả làm việc tăng dẫn đến năng suất lao động tăng lên, cho vay tiêu dùng là một đòn bẩy kinh tế quan trọng. Ngoài ra, cho vay tiêu dùng đã làm giảm được tình trạng cho vay nặng lãi, lành mạnh hoá quan hệ tài chính.
Như chúng ta đã biết không phải nhu cầu nào cũng đủ khả năng thanh toán tại thời điểm hiện tại, mà nhiều lúc con người ta còn phải chờ 5 năm đến 10 năm hay lâu hơn thế mới có khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Vì vậy cho vay tiêu dùng là một giải pháp đáp ứng nhu cầu đó ở hiện tại. Từ đó đời sống của cá nhân, hộ gia đình được nâng cao và cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi nhu cầu của con người được cải thiện thì hiệu quả làm việc cao dẫn đến nền kinh tế phát triển là tất yếu.
1.2.4. Các loại cho vay tiêu dùng
*Căn cứ vào mục đích vay: Cho vay tiêu dùng được chia ra làm hai loại:
- Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng và cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình.
- Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch…
*Căn cứ vào phương thức hoàn trả: Cho vay tiêu dùng chia làm ba loại:
- Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho Ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay.
Đối với loại cho vay tiêu dùng này, các Ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề cơ bản, có tính nguyên tắc sau:
- Loại tài sản được tài trợ
Thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với họ lâu dài trong tương lai. Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, Ngân hàng thường chú ý đến điều này nên thường chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn. Vì với những loại tài sản này người tiêu dùng sẽ hưởng những tiện ích từ chúng trong một thời gian dài.
- Số tiền phải trả trước
Thông thường, Ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm-số tiền này được gọi là số tiền trả trước -Phần còn lại, Ngân hàng sẽ cho vay. Số tiền trả trước cần phải đủ lớn để một mặt làm cho người đi vay nghĩ rằng chính họ là chủ sở hữu của tài