Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động cho vay là hướng đi đúng đắn của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
Xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết. Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống của người dân cũng được nâng cao, Giờ dây, tâm lý của người dân coi việc đi vay là muốn sử dụng hàng hóa trước khi có khả năng thanh toán. Đáp ứng lòng mong mỏi của người dân, các ngân hàng đã phát triển một hoạt động cho vay , đó là cho vay tiêu dùng, một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho chính ngân hàng, mặt khác giúp đỡ cho các cá nhân có được nguồn vốn để cải thiện cuộc sống của mình.
Trong các hoạt động của Ngân hàng thương mại, tín dụng là một hoạt động chủ yếu nhất, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng nhiều nhất trong đó tập trung cho vay.
Bản thân là một sinh viên thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô. Qua quá trình thực tập tại chi nhánh em nhận thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đang ngày một tăng lên và mạnh mẽ góp phần không nhỏ vào tổng cho vay cũng như lợi nhuận của chi nhánh. Đặc điểm này phù hợp với chi nhánh. Do đó, việc cân đối giữa sử dụng vốn và huy động vốn sẽ đem lại hiệu quả cho Ngân hàng.
Với mục đích tìm hiểu rõ hơn hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng và bước đầu vận dụng vào thực tiễn em đã chọn đề tài : “Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Do trình độ có hạn, nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô giáo và bạn bè.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần chính:
CHƯƠNG I. Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM.
CHƯƠNG II. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô .
CHƯƠNG III. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô .
66 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.
Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động cho vay là hướng đi đúng đắn của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
Xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết. Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống của người dân cũng được nâng cao, Giờ dây, tâm lý của người dân coi việc đi vay là muốn sử dụng hàng hóa trước khi có khả năng thanh toán. Đáp ứng lòng mong mỏi của người dân, các ngân hàng đã phát triển một hoạt động cho vay , đó là cho vay tiêu dùng, một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho chính ngân hàng, mặt khác giúp đỡ cho các cá nhân có được nguồn vốn để cải thiện cuộc sống của mình.
Trong các hoạt động của Ngân hàng thương mại, tín dụng là một hoạt động chủ yếu nhất, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng nhiều nhất trong đó tập trung cho vay.
Bản thân là một sinh viên thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô. Qua quá trình thực tập tại chi nhánh em nhận thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đang ngày một tăng lên và mạnh mẽ góp phần không nhỏ vào tổng cho vay cũng như lợi nhuận của chi nhánh. Đặc điểm này phù hợp với chi nhánh. Do đó, việc cân đối giữa sử dụng vốn và huy động vốn sẽ đem lại hiệu quả cho Ngân hàng.
Với mục đích tìm hiểu rõ hơn hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng và bước đầu vận dụng vào thực tiễn em đã chọn đề tài : “Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Do trình độ có hạn, nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô giáo và bạn bè.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần chính:
CHƯƠNG I. Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM.
CHƯƠNG II. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô .
CHƯƠNG III. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô .
CHƯƠNG I : Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM.
1.1. Sự hình thành cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.
1.1.1. Khái quát hoạt động cho vay tại NHTM.
Sau 22 năm đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, từng bước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Từ những kết quả đó làm cho cuộc sống người lao động được cải thiện vượt bậc, trước đây người dân chỉ ăn no mặc ấm thì nay là ăn ngon mặc đẹp, nhu cầu về nhà ở được quan tâm rất nhiều. Nhất là những bạn trẻ mới ra trường muốn tiêu dùng nhưng lại không có đủ số tiền ngay lúc này được vì vậy cầu tiêu dùng là rất lớn.
Hiện nay chỉ cần có đầy đủ giấy tờ pháp lý chứng minh được rằng bạn đang làm việc chính thức cho một doanh nghiệp, một cơ quan, một tổ chức nào đó được hưởng lương là có thể dễ ràng vay tiền cho mua xe hơi, nhà đất…
Trước những nhu cầu này các tổ chức tín dụng mà chủ yếu là NHTM đã thực hiện các khoản cho vay tiêu dùng dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau.Trong đó nổi bật nhất phải kể đến Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long với các loại cung ứng cho vay về xây dựng, sửa chữa nhà, các Ngân hàng thương mại khác như Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng xong chưa nhiều trong khi đó các Ngân hàng thương mại cổ phần đã rất quan tâm đến mảng khách hàng cá nhân, do đó đã thực hiện cho vay tiêu dùng khá lớn, nổi bật nhất là Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội, ACB… các sản phẩm như cho vay mua nhà, mua ô tô. Đây là tín hiệu tốt cho việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt nam.
Chính vì vậy dịch vụ cho vay tiêu dùng là hoàn toàn phù hợp xu thế của thị trường, khi xã hội phát triển mạnh thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu mua sắm đồ dùng là hiển nhiên.
Ngân hàng Sài Gòn Thương tín là Ngân hàng bắt đầu triển khai dịch vụ cho vay tiêu dùng, doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng này chiếm khoảng 20% tỷ trọng doanh số của các Ngân hàng.
Eximbank dự định đến năm 2020 và tiến xa hơn nữa chính là mảng dịch vụ tài chính giành cho cá nhân, bên cạnh việc phân khúc cho vay tiêu dùng cá nhân, Ngân hàng còn hướng tới dịch vụ khác như thẻ, cho vay qua thẻ với phương châm bán sản phẩm thị trường đang cần không bán sản phẩm mà Eximbank đang có.
Năng động nhất là khối NHTM cổ phần, liên tục đưa ra các sản phẩm tiện ích như cho vay siêu tốc, đăng ký vay qua mạng internet, lãi suất cho vay hấp dẫn, kỳ hạn cho vay dài, cho vay đến 80% giá trị ngôi nhà hay xe ô tô…Đồng thời các NHTM cổ phần chủ động tiếp thị qua nhiều kênh khác nhau, thậm chí phối hợp với công đoàn, với doanh nghiệp tổ chức giới thiệu ngay tại nơi nhân viên làm việc, cùng đại lý ô tô hay chủ dự án nhà ở đi làm thủ tục thay cho khách hàng.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.
Thực ra tín dụng tiêu dùng đã phát triển gần 10 năm qua ở nước ta, hoạt động cho vay tiêu dùng ra đời xuất phát từ đòi hỏi khách quan của người tiêu dùng và từ chính nhu cầu của Ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh mới, nhu cầu của con người là vô hạn, khi thỏa mãn được nhu cầu này nhu cầu mới sẽ lại nảy sinh.Tuy nhiên việc thỏa mãn những nhu cầu bịi giới hạn bởi khả năng thanh toán, chỉ có các nhu cầu có khả năng thanh toán mới có thể thỏa mãn.Vì vậy để thỏa mãn những nhu cầu mua nhà,mua ô tô,mua sắm các phương tiện phục vụ cuọcc sống…Người tiêu dùng phải trải qua một quá trình tích lũy lâu dài để có tiền thanh toán thì mức độ thỏa mãn nhu cầu bị giảm đi rất nhiều.Ví dụ sinh viên mới ra trường lương chưa cao trong khi đã đến tuổi lấy chồng, lấy vợ để có một nơi ở một chút tiện nghi nếu để dành đồng lương có thể rất nhiều năm sau bạn mới có được chúng, bằng dịch vụ của Ngân hàng đã giúp cho các sinh viên này thỏa mãn ở hiện tại và sẽ trả dần vào tương lai.Với số lượng người tiêu dùng đông đảo nên thị trường để sản phẩm này phát triển là vô cùng rộng lớn.Không chỉ người tiêu dùng có nhu cầu mà các nhà sản xuất cũng mong muốn tiêu thụ nhiều hàng hóa một cách nhanh chóng vì vậy Ngân hàng thương mại tài trợ cho người tiêu dùng sẽ giúp họ thực hiện được mong muốn này.
Nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ, sự phát triển kinh tế góp phần cải tạo con người, thu nhập của người dân ngày càng cao và ổn định, sự gia tăng thu nhập không chỉ làm gia tangư tiêu dùng mà còn tạo ra một nguồn trả chắc chắn điều này tạo niềm tin cho Ngân hàng vì không quá lo ngừoi vay không trả được nợ.
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay trong xu thế hội nhập, sự cạnh tranh không chỉ ở các Ngân hàng mà còn từ thị trường chứng khoán, việc thị trường chứng khoán và công ty tài chính phát triển mạnh sẽ làm cho thị phần của Ngân hàng thương mại bị thu hẹp đi, chính vì điều này đòi hởi các Ngân hàng thương mại nên tích cực công tác thẩm đinh cho vay tiêu dùng nhằm làm cho lợi nhuận được ra tăng.
Xuất phát từ những nhu cầu tất yếu không thể thiếu đã dẫn tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai cho vay tiêu dùng ra đời và trở thành loại hình tín dụng phát triển nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển. Khi thu nhập ra tăng làm cầu về tiêu dùng tăng.Nhiều ngân hàng phát triển thành ngân hàng chuyên cho vay tiêu dùng ở các nước phát triển dư nợ cho vay tiêu dùng thường chiếm 40 đến 50% trên tổng dư nợ.
1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM.
1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng NH, thông qua hoạt động cho vay NH thực hiện điều hoà vốn trong nền kinh tế dưới hình thức phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được từ trong xã hội để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống.
Cho vay là quyền của NHTM với tư cách là người cho vay (chủ nợ) yêu cầu khách hàng của mình (người đi vay) muốn vay được vốn phải tuân thủ những điều kiện nhất định, những điều kiện này là cơ sở ràng buộc về mặt pháp lý đảm bảo cho người cho vay có thể thu hồi được vốn (gốc + lãi) sau một thời gian nhât định. Để thu hồi được vồn, các ngân hàng có quyền yêu cầu người đi vay đáp ứng những điều kiện vay cụ thể dựa trên cơ sở mức độ tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau giữa NH và khách hàng.
Cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể (NHTM và người vay), trong đó một bên (NHTM) chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia (người vay) sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết trả vốn (gốc và lãi) cho bên cho vay vô điều kiện với thời hạn đã thoả thuận
Qua các khái niệm trên cho thấy, bản chất của cho vay là một giao dịch về tiền hoặc tài sản trên cơ sở có hoàn trả mà thực chất là sự vay mượn dựa trên cơ sở tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Trong đó sự hoàn trả là đặc trưng thuộc về bản chất của cho vay, là nguyên tắc để phân biệt phạm trù cho vay với cấp phát của Ngân sách Nhà nước.
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng.
- Mục đích vay nhằm thực hiện nhu cầu của cá nhân, họ gia đình không phải xuất phát từ kinh doanh. Ngân hàng cho vay để giải quyết, hỗ trợ một phần vốn cho các cá nhân như đầu tư mới phương tiện đi lại , chỗ ở, du học. Do mục đích đi vay phụ thuộc vào nhu cầu, tính cách của từng đối tượng khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay.
- Quy mô của từng hợp đồng cho vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp.
- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phải phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế thịnh vượng, đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng lại càng cao. Vào các dịp lễ tết, nhu cầu mua sắm nhiều thì các số lượng các khoản vay cũng tăng lên.
- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu nhập và trình độ học vấn. Những người có thu nhập khá và tương đối đều sẽ tìm tới cho vay tiêu dùng bởi họ có khả năng trả được nợ.
- Khách hàng vay tiêu dùng thường là các cá nhân nên việc chứng minh tài chính thường khó. Nếu như các doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh để chứng minh nguồn thu nhập và chi tiêu của mình thì các cá nhân vay tiêu dùng muốn chứng minh tài chính cùa mình thường phải dựa vào tiền lương, sự suy đoán chứ không có bằng chứng rõ ràng.
- Cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao, theo nghiên cứu loại hình này có độ rủi ro cao nhất bởi nguồn trả nợ của người vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, tài năng và sức khỏe của người vay… Nếu người vay bị chết, ốm hoặc mất việc làm ngân hàng sẽ rất kho thu lại được nợ. Do đó, các ngân hàng thường yêu cầu lãi suất cao, yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa đã mua…
- Tư cách, phẩm chất của khách hàng vay thường rất khó xác định, chủ yếu dựa vào cách đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Đây là điểu rất quan trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay. Nếu người đi vay mà đạo đức không tốt có nghĩa là họ không chịu trả nợ cho ngân hàng điều nay là tổn hại rất lớn đến ngân hàng.
1.2.3. Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng
1.2.3.1. Đối với khách hàng
Ngân hàng chính là trung gian tài chính cung cấp vốn chủ yếu cho các cá nhân và doanh nghiệp. Thông qua hoạt động cho vay, các khách hàng được sử dụng các sản phẩm đa dạng và phong phú, đáp ứng được nhu cầu của mình với một mức lãi suất hợp lý. Các khách hàng có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như quỹ tín dụng, thị trường chứng khoán, công ty tài chính, NHTM….nhưng ở nước ta các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ nên nguồn vốn từ các NHTM vẫn là nguồn quan trọng bởi vay vốn từ ngân hàng tương đối thuận lợi, rẻ và linh hoạt so với việc huy động vốn qua TTCK hay thông qua các tổ chức tài chính khác.
Các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vay vốn ngân hàng nhằm 2 mục đích là để bổ sung vốn lưu động và đầu tư, đổi mới mua sắm máy móc thiết bị. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc các doanh nghiệp mua bán hàng chịu của nhau là không thể tránh được và để việc sản xuất kinh doanh của DN được tiến hành liên tục, ổn định và hiệu quả thì đòi hỏi nguồn vốn của NH để bổ sung vốn lưu động cho các DN. Mặt khác, các DN dù lớn hay nhỏ đều cần đến nguồn vốn tín dụng để bổ sung vốn lưu động cho mình.
Ngoài ra các DN còn vay vốn để đầu tư chiều sâu, mua sắm đổi mới thiết bị. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, máy móc của DN rất nhanh lạc hậu và lỗi thời dẫn tới sản phẩm sản xuất ra giá thành cao, mẫu mã hạn chế, chất lượng thấp, năng suất không cao làm giảm sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập cũng như hàng của các DN khác. Đặc điểm của các DN nước ta là DN vừa và nhỏ, máy móc lạc hậu so với các nước phát triển. Đứng trước sự hội nhập và cạnh tranh rất lớn của các DN nước ngoài thì nhu cầu đổi mới công nghệ là rất lớn và cần thiết. Để có thể tìm được nguồn vốn lớn, thời gian dài và lãi suất hợp lý thì nguồn vốn tín dụng Ngân hàng vẫn là khả thi nhất và được các Ngân hàng chọn lựa
Thông qua hoạt động cho vay của mình NH giúp các khách hàng cá nhân và DN sử dụng vốn có hiệu quả hơn bởi vì với bất kỳ khoản vay nào NH cũng phải luôn giám sát chặt chẽ để xem khách hàng sử dụng có đúng mục đích và có hiệu quả hay không. Nếu ngân hàng phát hiện thấy khách hàng sử dụng sai mục đích thì ngân hàng có thể thu hồi lại vốn hoặc ngừng giải ngân. Ngoài ra, việc vay vốn đòi hỏi khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi làm cho dự án làm ăn có hiệu quả hơn.
1.2.3.2. Đối với NHTM
Với NHTM khoản mục cho vay là khoản mục quan trọng nhất trong tài sản của NH, nó luôn chiếm một nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của NH nhưng đồng thời khoản mục cho vay cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho NH. NHTM là một trung gian tài chính nên để có nguồn vốn cho khách hàng vay thì NH cũng phải huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội. Để kinh doanh có lãi đòi hỏi NH phải cố gắng và tích cực để thực hiện tốt việc cho vay, làm sao để hoạt động cho vay diễn ra nhanh chóng, an toàn và có hiệu quả cao. Thông qua hoạt động cho vay đã giúp ngân hàng thu được lợi từ chi phí và thu nhập.
Cùng với xu hướng phát triển hiện nay việc mở rộng cho vay với khách hàng cá nhân và DN giúp ngân hàng tận dụng được nguồn vốn huy động, vừa mở rộng khách hàng vừa đa dạng hoá được các sản phẩm dịch vụ của mình. Qua đó, giúp ngân hàng phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay đồng thời nâng cao thu nhập cho ngân hàng.
1.2.3.3. Đối với kinh tế xã hội
Mặc dù hoạt động cho vay của ngân hàng không trực tiếp thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng nó lại tác động gián tiếp thông qua việc cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và DN. Từ đó, góp phần làm cho hoạt động của DN được liên tục và ổn định qua đó tạo ra sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.
Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân góp phần đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hoá và tiêu dùng cũng như đầu tư sản xuất kinh doanh qua đó góp phần kích cầu. Việc kích cầu sẽ góp phần khuyến khích cho các ngành sản xuất, tăng sức mua trong nền kinh tế từ đó tạo ra sự sôi động cho thị trường hàng hoá.
1.2.4. Phân loại hoạt động cho vay tiêu dùng.
1.2.4.1. Căn cứ vào phương thức hoàn trả
+ Cho vay tiêu dùng trả góp
Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định có giá trị lớn hoặc và thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Đối với loại cho vay tiêu dùng này, ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc sau:
* Loại tài sản được tài trợ
Ngân hàng thường chỉ muốn tài trợ cho những khoản vay mua sắm các đồ dùng có giá trị và tính sử dụng lâu bền, với những tài sản như vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng những tiện ích từ chúng trong một thời gian dài.
* Số tiền phải trả trước
Thông thường ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm, số còn lại ngân hàng sẽ cho vay. Điều này một phần giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, mặt khác tạo cho người đi vay có trách nhiệm hơn với tài sản mình định mua bởi họ cũng đã đóng góp một phần số tiền của mình vào trong đó. Khi khách hàng không trả được nợ, trong nhiều trường hợp ngân hàng sẽ phải phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều bị giảm giá trị cho nên số tiền trả trước có vai trò vô cùng quan trọng giúp ngân hàng hạn chế rủi ro.
Số tiền trả trước nhiều hay ít phụ thuộc:
Loại tài sản: Đối với các loại tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại, đối với các loại tài sản có mức độ giảm giá chậm thì số tiền trả trước ít hơn.
Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi sử dụng: yếu tố này rất quan trọng. Nếu đó là tài sản thuộc loại dễ bán thì số tiền trả trước sẽ ít hơn loại tài sản khó bán sau khi sử dụng.
Môi trường kinh tế
Năng lực tài chính của người đi vay
* Chi phí tài trợ
Chi phí tài trợ là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn. Chi phí tài trợ chủ yếu là tiền lãi và một số khoản chi phí khác. Chi phí tài trợ phải trang trải được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro và mang lại một phần lợi nhuận thỏa đáng cho ngân hàng.
Điều khoản thanh toán
Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phù hợp về khả năng thu nhập, chi tiêu của khách hàng.
Giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi.
Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng nhưng không nên quá dài vì nếu quá dài, giá trị của tài sản tài trợ sẽ bị giảm mạnh và việc thu hồi nợ có thể gặp rắc rối.
+ Cho vay tiêu dùng phi trả góp
Theo phương thức này, tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn, áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn ngắn.
+ Cho vay tiêu dùng tuần hoàn.
Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại sec được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được Ngân hàng cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.
Sơ đồ cho vay trả góp:
Ngân hàng
(4’) (1’) (1) (3) (4)
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
(2)
4 (4)
(1) Ngân hàng ký hợp đồng với doanh nghiệp bán lẻ về việc tài trợ (toàn bộ hoặc một phần) cho người mua hàng trả góp. Ngân hàng sẽ phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp và khả năng thực hiện bán trả góp cũng như khả năng thu tiền.
(1’) Ngân hàng cũng có thể ký hợp đồng trực tiếp với người mua về cho vay để trả tiền cho doanh nghiệp bán lẻ. Trường hợp Ngân hàng cho vay mua nhà, ngân hàng thường yêu cầu người mua phải thế chấp ngôi nhà vừa mua cho ngân hàng.
(2) Doanh nghiệp bán hàng cho khách và ký hợp đồng trả góp với khách.
(3) Doanh nghiệp tập trung hóa đơn bán hàng đưa nên Ngân hàng để Ngân hàng thanh toán.
(4) Doanh nghiệp thu tiền trả góp của người mua và nộp cho Ngân hàng .
(4’) Người mua trực tiếp trả tiền cho Ngân hàng nếu Ngân hàng cho vay trực tiếp đối với người mua.
1.2.4.2. Căn cứ vào mục đích cho vay có thể phân loại tín dụng tiêu dùng có 2 loại.
+ Cho vay tiêu dùng cư trú: các khoản cho vay này nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm nhà cửa, cải tạo nhà của hộ gia đình cá nhân. Những khoản cho vay này có đặc điểm là thời gian dài và quy mô lớn, mức lãi suất trong trường hợp này là lớn và thường áp dụng là lãi suất thả nổi.
+ Cho vay tiêu dùng không cư trú:Đây là các khoản cho vay phục vụ nhu cầu mua sắm thiết bị nội thất, đò dùng, dụng cụ, du học…Những khoản vay này thường có quy mô nhỏ bé chính vì vậy độ rủi ro của nó là thấp.các khoản vay này thường áp dụng lãi suất cố định.
1.2.4.3 Căn cứ vào hình thức cho vay tiêu dùng có 2 loại:
+ Cho vay tiêu dùng gián tiếp.
Là hình thức cho vay, trong đó ngân hàn