Chuyên đề Môi trường và tác động của ô tô đến môi trường

Môi trường nói chung, chính là nền tảng cho sự tồn tại của loài người. Con người sử dụng chúng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa. Sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm. Sử dụng tài nguyên không khí, nước để phục vụ thiết yếu cho sự tồn tại trên trái đất này. Môi trường có trong lành thì con người mới khỏe mạnh. Đó là tất yếu.

doc113 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Môi trường và tác động của ô tô đến môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: MÔI TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA Ô TÔ ĐẾN MÔI TRƯỜNG 4/2010 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang CHƯƠNG 1 DẪN NHẬP Môi trường và cuộc sống con người: Môi trường là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn. Con người thừa hưởng từ môi trường: tài nguyên không khí, tài nguyên nước, tài nguyên đất,… đó là những nguồn tài nguyên vô giá. Môi trường nói chung, chính là nền tảng cho sự tồn tại của loài người. Con người sử dụng chúng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa. Sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm. Sử dụng tài nguyên không khí, nước… để phục vụ thiết yếu cho sự tồn tại trên trái đất này. Môi trường có trong lành thì con người mới khỏe mạnh. Đó là tất yếu. Môi trường hiện nay có trong lành không? Từ lúc con người xuất hiện trên trái đất, thiên nhiên đã từng bước bị chế ngự. Sự phát triển về trí tuệ của loài người đã làm cho trái đất đẹp hơn, kỳ vĩ hơn. Nhưng đi cùng với nhịp độ gia tăng dân số, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa chóng mặt như hiện nay thì hoạt động của con người đã làm mất cân đối giữa các nhân tố sinh thái, vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trên trái đất. Vì thế, môi trường sống của con người ngày càng tồi tệ. Trái đất ngày càng ô nhiễm. Thiên nhiên trong lành bây giờ trở thành niềm mơ ước của các nhà khoa học và những người hiểu biết có lương tri. Việt Nam thì sao? Cũng không ngoại lệ, môi sinh bị hủy hoại từng ngày, từng giờ. Chúng ta, các con người cùng sử dụng chung môi trường này, trái đất này hãy cùng nhau hành động trước khi quá muộn. Với mục đích đó, chuyên đề “Môi trường và tác động của ôtô đến môi trường” đã được thực hiện. Mong muốn của chuyên đề là “vạch mặt, chỉ tên” một tác nhân góp phần không nhỏ vào ô nhiễm, đồng thời cũng cung cấp một số giải pháp khắc phục khi mà ôtô vẫn còn là một phương tiện chính phục vụ cho con người. Đó cũng là một hành động chung tay bảo vệ trái đất này. 1.1 Cơ sở khoa học và tính thực tiễn của chuyên đề * Cơ sở khoa học: Thực hiện chuyên đề trên cơ sở của: - Khảo sát, thu thập thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay. - Các tiêu chuẩn hiện hành về môi trường. - Phân tích một số tài liệu về y học. - Phân tích quá trình cháy của động cơ đốt trong. - Phân tích một số vấn đề thuộc xã hội học. * Tính thực tiễn: - Góp phần bảo vệ môi trường sống của loài người. 1.2 Mục đích của chuyên đề - Khảo sát tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay, đối chiếu với các tiêu chuẩn hiện hành để để đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm. - Phân tích tác hại của ô nhiễm đối với sức khỏe của con người và hệ sinh thái. - Phân tích ô nhiễm ô nhiễm không khí do động cơ ôtô: nguyên nhân, tác hại, đề xuất hướng giải quyết. 1.3 Giới hạn chuyên đề Do phụ thuộc vào thời gian và trình độ nên phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong: Đánh giá thực trạng ô nhiễm hiện nay. Chỉ ra nguyên nhân, tác hại, đề xuất hướng giải quyết ô nhiễm không khí do ôtô đối với môi trường sống. Không nghiên cứu sâu đến ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước… bởi các yếu tố khác như: công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên thiên nhiên… Một đứa bé băng qua rừng chai nhựa của bãi rác (Ấn Độ). -------------------------------------------- Môi trường có trong lành không? CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG Nội dung: Cung cấp các kiến thức cơ bản về ô nhiễm môi trường, thực trạng ô nhiễm hiện nay. Ảnh hưởng của các chất từ môi trường ô nhiễm đến sức khỏe con người. (Trong chương này có đề cập sâu hơn về ô nhiễm môi trường không khí, đó là nghiên cứu trọng tâm của chuyên đề). 2.1. Môi trường 2.1.1 Khái niệm Môi trường là một tổ hợp các yếu tố bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó. Hay nói cách khác, môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. * Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước,... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khóang sản cần cho sản xuất, tiêu thụ,… Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội. Hay nói cách khác, môi trường tự nhiên là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường tự nhiên cung cấp. Tuy nhiên, khả năng cung cấp các nhu cầu đó cho con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kỳ. Đồng thời với đó, môi trường tự nhiên cũng là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên, chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. * Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỷnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh con người, cho con người cơ sở để sống và phát triển. Nếu xét theo khía cạnh tương tác giữa môi trường và con người (cùng các sinh vật sống trong môi trường đó), thì môi trường sống của con người bao gồm: - Môi trường không khí. - Môi trường đất. - Môi trường nước. - Môi trường xã hội: chỉ sự tương tác giữa người với người trong một môi trường sống nào đấy. (Ở chuyên đề này không đề cập đến môi trường xã hội, vốn dĩ rất phức tạp, và không thuộc lĩnh vực nghiên cứu. Chỉ quan tâm đến môi trường tự nhiên, và tác động qua lại của con người với môi trường tự nhiên ấy). 2.1.2. Hệ sinh thái Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó. Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi cả hệ. Sau một thời gian, hệ sẽ thiết lập được một cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác động. Bằng cách đó hệ biến đổi mà vẫn cân bằng. Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếu một thành phần nào đó của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp, làm cho toàn hệ mất cân bằng. Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. Cân bằng sinh thái được tạo ra bởi chính bản thân hệ và chỉ tồn tại được khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong hệ được đảm bảo và tương đối ổn định. 2.1.3. Môi trường “trong lành” Đây là một khái niệm hết sức rộng, nếu chỉ hiểu đơn giản như cách đặt vấn đề bên trên thì: Môi trường được gọi là trong lành khi quan hệ sinh thái của các hệ sinh vật, và cả con người trong môi trường ấy, không bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng với mức giới hạn cho phép mà không làm thay đổi hệ sinh thái ấy. Nói cách khác, con người và môi trường tự nhiên đã tạo thành một hệ sinh thái cân bằng. Một số chỉ tiêu về môi trường “trong lành:” 2.1.3.1. Môi trường nước Nước chiếm 70% diện tích quả đất. Trong lượng nước có mặt trên quả đất, nước đại dương chiếm khoảng 97%, nước đóng băng ở các cực quả đất chiếm khoảng 2%, còn lại khoảng 1% là “nước ngọt” (ao hồ, sông, nước ngầm…). Nước đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh học. Môi trường nước được gọi là “trong lành” hay không phụ thuộc vào tiêu chuẩn của từng quốc gia, ứng với từng mục đích sử dụng nước cụ thể. Một cách tổng quát, người ta đánh giá chất lượng nước qua một số chỉ tiêu: * Các chỉ tiêu vật lý: - Độ pH - Nhiệt độ - Màu sắc - Độ đục - Tổng hàm lượng chất rắn (TS) - Tổng hàm lượng chất rắn lơ lững (SS) - Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (DS) - Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS) * Các chỉ tiêu hóa học - Độ kiềm toàn phần - Độ cứng của nước - Hàm lượng oxigen hòa tan (DO) - Nhu cầu oxigen hóa học (COD) - Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD) - Một số chỉ tiêu hóa học khác * Các chỉ tiêu vi sinh của nước 2.1.3.2. Môi trường không khí Môi trường không khí “trong lành” khi thành phần của các khí khô như sau: STT Chất khí Tỷ lệ theo thể tích(%) 1 Nitơ (N2) 78.08 2 Oxygen (O2) 20.95 3 Argon (Ar) 0.93 4 Neon (Ne) 18.2 x 10-4 5 Helium (He) 5.2 x 10-4 6 Kripton (Kr) 1.1 x 10-4 7 Xenon (Xe) 0.1 x 10-4 Ngoài ra, tùy nơi, tùy lúc, tùy độ cao, trong không khí được coi là trong lành còn có: - Ozone (O3): 0 ~ 0.07 x 10-4 thể tích. - Vết Random (Rn). - Vết Iodine (Id). - Methane (CH4): 0 ~ 2 x 10-4 thể tích. - Hơi nước: vết 4% thể tích. 2.1.3.3. Môi trường đất Đất đai là nhân tố môi trường hết sức quan trọng, có vai trò và ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của con người. Những vấn đề suy thoái môi trường đất chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và ngược lại, cũng có tác động đến nhiều hoạt động trong phạm vi hệ sinh thái tự nhiên cũng như các nguồn tài nguyên khác. Quỹ đất đai có hạn về số lượng nhưng hiện lại đang giảm sút về chất lượng. Việc nắm chắc về số lượng, tình trạng chất lượng và môi trường đất sẽ là cơ sở cho việc đánh giá đúng tiềm năng, và tìm ra những mặt hạn chế, lợi thế, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất đai. Cùng điều kiện ngoại cảnh như nhau, có đất cây phát triển tốt và có năng suất cao, có vùng đất cây mọc cằn cỗi, năng suất thấp. Chất lượng đất là một chỉ số môi trường, qua đó chúng ta có thể biết được tình trạng chung về các tính chất cũng như quá trình trong đất. Một số chỉ tiêu về đất: Tính chất hóa học: độ chua, khả năng hấp thụ dinh dưỡng, hàm lượng muối. Tính chất vật lý: độ rổng giữa các hạt đất, hạt kết bền trong đất, khả năng giữ ẩm. Tính chất sinh học: lượng và loại chất hữu cơ, số lượng và loại hình, chức năng của các vi sinh vật; hoạt tính sinh học trong đất và hoạt động của enzym. Cây trồng: năng suất, tình hình sinh trưởng của cây, sự phát triển của bộ rễ. Nước: chất lượng nước mặt và nước ngầm. Bảng 1. Đặc tính một số loại đất xấu (Nguồn: Hội khoa học đất Việt Nam, 2002) Hình 2.1. Một số hình ảnh minh họa cho môi trường trong lành 2.2. Ô nhiễm môi trường Là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác và sinh vật khác trong hệ sinh thái. 2.2.1. Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Có các nguồn gây ô nhiễm không khí chính: 2.2.1.1. Nguồn tự nhiên - Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sulfur, methane và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. - Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. - Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. - Các quá trình phân hủy, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sulfur, nitrite, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. 2.2.1.2. Nguồn nhân tạo Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: - Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. - Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. - Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện, vật liệu xây dựng, hóa chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực phẩm, các xí nghiệp cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải,… bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm: - Các loại oxide như: NOx, SOx, CO, H2S và các loại khí halogen (Chlorine, Bromine, Iodine). - Các hợp chất Fluorine. - Các chất tổng hợp (Ether, benzene). - Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), Nitrate, Sulfate, các phân tử Carbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa, … - Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, Nickel, thiếc, Cadmium... - Khí quang hóa như ozone, Free Amino Nitrogen (FAN), NOx, aldehyde, Ethylene... - Chất thải phóng xạ. - Nhiệt độ. - Tiếng ồn. Các tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu và sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người. Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sulfur dioxide sinh ra do đốt cháy than đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với Oxygen và nước của không khí sạch để tạo thành acid sulfuric (H2SO4) rơi xuống đất cùng với nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thủy vực, tác động xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa acid là tác nhân ô nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO2 với nước. Cũng có những trường hợp, các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hóa với nhau để tạo thành tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỷ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm thải vào không khí: - 20 tỷ tấn Carbon dioxide (CO2). - 1,53 triệu tấn SiO2. - Hơn 1 triệu tấn Nickel (Ni) - 700 triệu tấn bụi. - 1,5 triệu tấn Arsenic. - 900 tấn Cobalt (Co). - 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thủy ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc khác. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa acid làm hủy diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOx, CH4, CFC (Chlorofluorocarbon) đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu, chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozone tầng đối lưu là 7%, Nitrogen 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m. Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (theo G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ozone. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ozone. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ozone sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ tia cực tím, làm cho lượng bức xạ tia cực tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất. (Nguồn: Cục quản trị thông tin năng lượng) Hình 2.2. Mức độ phát thải CO2 của từng quốc gia (từ năm 1990-2025) Hình 2.3. Một số hình ảnh minh họa ô nhiễm không khí 2.2.2. Ô nhiễm nguồn nước Hiến chương châu Âu về nguồn nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã". Nói theo cách khác, ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước: - Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. - Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Ở các đại dương thì nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hình 2.4. Một số hình ảnh minh họa ô nhiễm nguồn nước 2.2.3. Ô nhiễm đất Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày