Chuyên đề Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ở Lạng Sơn
Sau hơn mười năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đã có những bước chuyển biến rõ dệt. Nền kinh tế thị trường với đặc trưng là một nền kinh tế mở đã thu hút được sự chú ý hợp tác kinh doanh của nhiều nước trên thế giới. Nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng bước đầu đi vào ổn định, sự tăng trưởng liên tục, hàng hoá tràn ngập thị trường với nhiều loại và giá cả ổn định phục vụ người tiêu dùng. Đó là một định hướng đúng và cũng là một thành tựu của Đảng và Nhà nước ta. Đổi mới nền kinh tế cùng với sự quan tâm của Nhà nước tạo ra hàng loạt các cơ hội sản xuất, kinh doanh, hợp tác trao đổi làm ăn giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hoạt động xuất nhập khẩu từ đó mà phát triển làm cầu nối các loại hàng hoá giữa các nước thâm nhập lẫn nhau, phát huy lợi thế riêng của mỗi nước, rút ngắn khoảng cách và tăng cường giao lưu, là hoạt động đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Các doanh nghiệp ở nước ta tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, ngoài các đặc điểm riêng của mình về mặt hàng hoặc lĩnh vực thì đều phải cạnh tranh công bằng, khốc liệt trên thị trường để đứng vững và xuất khẩu cũng nhằm mục đích tạo lợi ích cho quốc gia và cho sự phát triển của doanh nghiệp mình. Bằng những kiến thức được tích luỹ trong quá trình học tập trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, trong thời gian thực tập tại Sở thương mại và du lịch Lạng Sơn được sự giúp đỡ của các cô chú phòng kinh tế tổng hợp và các phòng ban khác cùng với sự mong muốn bản thân là nâng cao sự hiểu biết thực tiễn cũng như góp phần nâng cao hiệu quả ở trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của sở thương mại và du lịch. Em xin mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở LẠNG SƠN. Nội dung của đề tài này gồm ba phần chính: ChươngI: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG, XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HIỆN NAY Ở LẠNG SƠN Chương III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở LẠNG SƠN Do thời gian, kinh nghiệm hạn chế cho nên trong suốt quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi sai sót. Em xin được sự chỉ bảo các thầy cô và các bạn đọc. Em xin được bày tỏ sự cảm ơn trân thành đến PGS.TS. Đặng Đình Đào đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này!