Chuyên đề Một số biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh ở Công ty Ứng dụng Phát triển Phát thanh truyền hình(BDC)

Công ty BDC là một doanh nghiệp nhà nước lớn trực thuộc Đài Truyền hình Việt nam. Với nhiệm vụ chính là kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư chuyên dụng và dân dụng thuộc lĩnh vực phát thanh truyền hình. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt việc giảm chi phí kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm là nhu cầu bức thiết của bất cứ đơn vị, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh nào. Các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, hộ gia đình kinh doanh, hợp tác xã, các doanh nghiệp nước ngoài hay liên doanh đều coi đó là nhiệm vụ chiến lược để tồn tại và phát triển cho dù mục đích của mỗi loại hình doanh nghiệp có khác nhau ngoài mục đích chung trên là lợi nhuận . Đối với doanh nghiệp nhà nước, trước đây trong thời kỳ bao cấp , hoàn toàn sản xuất theo mệnh lệnh, kế hoạch nhà nước rót xuống. Sau đại hội VI của đảng (1986) và tiếp tục hoàn thiện, phát triển đường lối đổi mới trong các đại hội VII và VIII, doanh nghiệp nhà nước ngày càng được tự chủ hơn. Do đó với các doanh nghiệp này việc giảm chi phí kinh doanh không ngoài mục đích tăng lợi nhuận ( với doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh), mang lại sản phẩm rẻ có chất lượng tốt cho mọi người (với doanh nghiệp nhà nước công ích) và tiết kiệm chống lãng phí và sử dụng hiệu quả nguồn lực cuả quốc gia. Một trong số những khó khăn chính đối với Công ty đó chính là chi phí kinh doanh. Thực tế đã chứng minh, chi phí kinh doanh là vấn đề mang tính chất sống còn đối với mọi Doanh nghiệp. Vì thế việc tìm ra giải pháp nhằm khắc phục, giảm được chi phí kinh doanh luôn được các cấp lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên của Công ty quan tâm. Là một sinh viên tham gia thực tập tại Công ty BDC. Với tất cả suy nghĩ của mình, cùng với thời gian thực tập tại Công ty, em thấy vấn đề hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm là vấn đề nổi bật cần được các nhà quản lý quan tâm. Trước mối quan tâm và nhận thức được sự cần thiết phải nghiên cứu chuyên đề trên, em chòn chuyên đề “ Một số biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh ở Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình(BDC)” . Phương pháp nghiên cứu chuyên đề: - kết hợp giữa lí luận với thực tiễn - Phương pháp thống kê - Phương pháp truyền thống - Một số phương pháp khác Chuyên đề gồm 3 phần chính: Phần 1: Quá trình nhình thành và phát triển của Công ty BDC Phần 2: Phân tích thực trạng chi phí kinh doanh ở Công ty BDC Phần 3: Một số biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh ở Công ty BDC

doc50 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh ở Công ty Ứng dụng Phát triển Phát thanh truyền hình(BDC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ********** CHUYÊN ĐỀ Một số biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh ở Công ty Ứng dụng Phát triển Phát thanh truyền hình(BDC). Sình viên: Nguyễn Đức Kiều Hưng Lớp: Công Nghiệp 42B Giáo viên hướng dẫn:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn - HÀ NỘI, THÁNG 5/2004- LỜI NÓI ĐẦU Công ty BDC là một doanh nghiệp nhà nước lớn trực thuộc Đài Truyền hình Việt nam. Với nhiệm vụ chính là kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư chuyên dụng và dân dụng thuộc lĩnh vực phát thanh truyền hình. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt việc giảm chi phí kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm là nhu cầu bức thiết của bất cứ đơn vị, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh nào. Các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, hộ gia đình kinh doanh, hợp tác xã, các doanh nghiệp nước ngoài hay liên doanh đều coi đó là nhiệm vụ chiến lược để tồn tại và phát triển cho dù mục đích của mỗi loại hình doanh nghiệp có khác nhau ngoài mục đích chung trên là lợi nhuận . Đối với doanh nghiệp nhà nước, trước đây trong thời kỳ bao cấp , hoàn toàn sản xuất theo mệnh lệnh, kế hoạch nhà nước rót xuống. Sau đại hội VI của đảng (1986) và tiếp tục hoàn thiện, phát triển đường lối đổi mới trong các đại hội VII và VIII, doanh nghiệp nhà nước ngày càng được tự chủ hơn. Do đó với các doanh nghiệp này việc giảm chi phí kinh doanh không ngoài mục đích tăng lợi nhuận ( với doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh), mang lại sản phẩm rẻ có chất lượng tốt cho mọi người (với doanh nghiệp nhà nước công ích) và tiết kiệm chống lãng phí và sử dụng hiệu quả nguồn lực cuả quốc gia. Một trong số những khó khăn chính đối với Công ty đó chính là chi phí kinh doanh. Thực tế đã chứng minh, chi phí kinh doanh là vấn đề mang tính chất sống còn đối với mọi Doanh nghiệp. Vì thế việc tìm ra giải pháp nhằm khắc phục, giảm được chi phí kinh doanh luôn được các cấp lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên của Công ty quan tâm. Là một sinh viên tham gia thực tập tại Công ty BDC. Với tất cả suy nghĩ của mình, cùng với thời gian thực tập tại Công ty, em thấy vấn đề hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm là vấn đề nổi bật cần được các nhà quản lý quan tâm. Trước mối quan tâm và nhận thức được sự cần thiết phải nghiên cứu chuyên đề trên, em chòn chuyên đề “ Một số biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh ở Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình(BDC)” . Phương pháp nghiên cứu chuyên đề: kết hợp giữa lí luận với thực tiễn Phương pháp thống kê Phương pháp truyền thống Một số phương pháp khác Chuyên đề gồm 3 phần chính: Phần 1: Quá trình nhình thành và phát triển của Công ty BDC Phần 2: Phân tích thực trạng chi phí kinh doanh ở Công ty BDC Phần 3: Một số biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh ở Công ty BDC PHẦN 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH (BDC) 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BDC: Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh Truyền hình (BDC), tên giao dịch quốc tế Broadcasting Development Company(BDC), có trụ sở chính tại 59 - 61 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam - là một trong những Công ty BDC chuyên ngành, đi đầu trong công tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật phát thanh truyền hình của Việt Nam. Tiền thân là Viện Nghiên cứu phát triển phát thanh truyền hình thuộc Uỷ Ban phát thanh truyền hình được thành lập năm 1979. Sau nhiều năm hoạt động đạt được nhiều thành tích tốt và có những kết quả đáng khích lệ, Viện nghiên cứu đã đổi tên thành Liên hiệp Truyền thanh Truyền hình Hà Nội thuộc Bộ Văn hoá Thông tin (năm 1988) và nay là Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh Truyền hình thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam (năm 1994), Công ty BDC đã có một bề dày về lịch sử và phát triển cùng với những bước tiến không ngừng của lĩnh vực phát thanh truyền hình trên cả nước. Các danh hiệu Công ty BDC đã được tặng thưởng: - Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì. - Tổ chức Bussines Initiative Directions - USA trao giải Ngôi sao vàng Quốc tế về chất lượng (International Gold Star for Quanlity). - Liên tiếp trong các năm hoạt đông, Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình (BDC) được Đài tiếng nói Việt nam tặng thưởng nhiều danh hiệu và bằng khen về sự phát triển vượt bậc cũng như những cống hiến to lớn trong công cuộc phát triển chung của toàn ngành. 1.2. NHIỆM VỤ BAN ĐẦU KHI MỚI THÀNH LẬP CỦA CÔNG TY BDC. Công ty BDC là Công ty BDC đầu tiên thiết kế và sản xuất máy phát hình và máy phát thanh FM Stereo tại Việt Nam. Ngoài ra, Công ty BDC còn thực hiện tư vấn, thiết kế, cung cấp, lắp đặt và bảo hành các hệ thống thiết bị phát thanh truyền hình cũng như các thiết bị làm chương trình cho nhiều Đài Phát thanh Truyền hình trong cả nước. Công ty BDC tự hào và vui mừng trước những thành công trong sản xuất kinh doanh, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đài Tiếng nói Việt Nam tin tưởng giao phó. Công ty BDC cũng nhận thấy vai trò và trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của các Đài Phát thanh Truyền hình địa phương nói riêng và cho công cuộc phát triển mạng lưới phát thanh truyền hình quốc gia nói chung, tất cả phục vụ mục tiêu chính trị của Đảng và Nhà nước. 1.3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY BDC: Theo Quyết định thành lập số 517 QĐ/ĐPT ngày 09/08/1994 của Đài Tiếng nói Việt Nam và Giấy đăng ký kinh doanh số 109775 ngày 24/08/1994 quy định chức năng và nhiệm vụ của Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh Truyền hình như sau: - Khảo sát, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các đài, trạm phát và các công trình chuyên ngành phát thanh truyền hình. - Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư chuyên ngành Phát thanh Truyền hình. - Dịch vụ tư vấn đầu tư, ứng dụng công nghệ mới trong ngành phát thanh truyền hình. - Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư hàng hoá phục vụ nhiệm vụ kinh doanh của Công ty BDC. - Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải, vật tư phục vụ sản xuất, vật liệu xây lắp, hàng tiêu dùng thiết yếu. - Sản xuất, lắp ráp máy phát sóng, tăng âm, anten và các phụ kiện chuyên dùng phục vụ truyền thanh truyền hình. (Các sản phẩm của Công ty BDC được bảo hộ về nhãn hiệu thương mại theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 31585 ngày 24/07/1999 của Cục Sở hữu Công nghiệp) - Sản xuất kinh doanh thiết bị thông tin viễn thông, thiết bị bảo vệ an toàn, các sản phẩm cơ khí, vật liệu điện, điện lạnh, điện tử phục vụ chuyên ngành và dân dụng. - Sản xuất, lắp dựng cột anten, các cột tự đứng, hệ thống anten trong lĩnh vực phát thanh truyền hình và thông tin đại chúng. Công ty BDC đã cung cấp và lắp đặt hơn 650 máy phát hình, máy phát thanh FM Stereo và các máy phát thanh sóng trung trên mọi miền đất nước. 1.4. CÁC SẢN PHẨM CHÍNH CỦA CÔNG TY BDC: - Máy phát FM Stereo công suất lên tới 50KW (hiện nay Công ty BDC đang là đại diện bán hàng độc quyền của các hãng sản xuất thiết bị phát thanh truyền hình nổi tiếng như Harris (Mỹ), CTE (Italy),... trên lãnh thổ Việt Nam). - Máy phát hình băng VHF/UHF công suất đến 50KW. - Hệ thống máy phát sóng trung công suất tới 2002KW. - Các hệ thống anten phát thanh, phát hình dải rộng và feeder. - Hệ thống thiết bị làm chương trình phát thanh, truyền hình sử dụng các thiết bị xử lý kỹ thuật số hiện đại. - Xe phát thanh truyền hình lưu động. - Hệ thống đèn chiếu sáng phim trường, điều hoà nhiệt độ, trang âm studio phát thanh truyền hình. - Các hệ thống truyền thanh không dây sử dụng kỹ thuật số. - Các hệ thống thu vệ tinh TVRO, RRO. - Linh kiện, phụ kiện cho các thiết bị phát thanh truyền hình. 1.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY BDC: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty BDC gồm các phòng ban, trung tâm sau đây: 1. Phòng Tổ chức - Hành chính. 2. Phòng Kinh doanh. 3. Phòng Kế toán thống kê. 4. Trung tâm Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật phát thanh truyền hình. 5. Trung tâm kỹ thuật. 6. Trung tâm Điện - Điện tử. 7. Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ. 8. Chi nhánh Công ty BDC tại TP Hồ Chí Minh. 9. Chi nhánh Công ty BDC tại Cần Thơ. 10. Xí nghiệp Cơ khí điện tử (trực thuộc Công ty BDC). Cơ chế điều hành của Công ty BDC theo chế độ một Thủ trưởng, các Phó giám đốc và các phòng ban là những người giúp Giám đốc trong từng công việc được phân công. Các Phó Giám đốc, Trưởng phòng và các Giám đốc trung tâm chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc Công ty BDC và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của đơn vị mình phụ trách. Mối quan hệ giữa các phòng ban, các trung tâm là quan hệ chức năng. Các bộ phận cùng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phối hợp đồng bộ, thống nhất với các bộ phận khác, tất cả vì mục tiêu phát triển của Công ty BDC. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty BDC: BAN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN – THỐNG KÊ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TƯ VẤN & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRUNG TÂM KỸ THUẬT TRUNG TÂM ĐIỆN - ĐIỆN TỬ XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ ĐIỆN TỬ TỔ TƯ VẤN KỸ THUẬT VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CÁC TỔ KỸ THUẬT THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH PHÒNG KINH DOANH CHI NHÁNH CÔNG TY BDC TẠI TP HCM VÀ CẦN THƠ 1.6. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY BDC: Dưới đây là bảng tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng cân đối cuối năm kế toán của Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh Truyền hình trên cơ sở các báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong vòng 4 năm tài chính (từ năm 1998 đến năm 2003): Bảng 1: Kết quả họat động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty BDC Đơn vị: Đồng TT Chỉ tiêu đánh giá Năm 2000 (VND) Năm 2001 (VND) Năm 2002 (VND) Năm 2003 (VND) I Kết quả SXKD: 1 Tổng doanh thu 34.040.239.728 35.511.263.395 31.671.436.320 47.870.774.815 2 Doanh thu thuần 33.052.708.419 35.207.037.561 31.671.436.320 47.659.528.111 3 Lợi nhuận trước thuế 995.991.822 2.188.258.630 1.445.233.291 514.586.812 4 Lợi nhuận sau thuế 614.542.827 1.488.015.869 982.758.638 349.919.032 II Cân đối kế toán: 1 Tổng tài sản, trong đó: 33.483.386.017 34.672.274.728 39.205.539.645 47.441.166.626 1.1 Tài sản lưu động 30.928.374.491 31.592.305.947 37.258.391.121 45.616.535.681 1.2 Tài sản cố định 2.555.011.526 3.079.968.781 2.736.922.955 2.559.120.748 2 Nguồn vốn 33.483.386.017 34.672.274.728 39.205.539.645 47.441.166.626 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) 1.7. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BDC. 1.7.1. Thuận lợi: Nước ta có một chế độ chính trị ổn định và một nền kinh tế mở, đây chính là hai yếu tố quan trọng giúp Việt Nam phát triển. Hiện tại, có rất nhiều Công ty BDC đầu tư vào Việt Nam cũng như việc đặt mối quan hệ làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, việc liên doanh liên kết đã được tạo điều kiện thuận lợi từ tầm quản lý vĩ mô. Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN đó là thuận lợi để khai thác tiềm năng cho sự ghiệp phát triển chung của đất nước. Phát thanh truyền hình là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Thị trường trong nước ngày càng mở rộng và phát triển, giúp cho Công ty BDC có thể mở rộng các chi nhánh của mình trên địa bàn cả nước. Năm 2003 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2003-2005, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt nam; Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta trong năm 2003 từ 7-7,5%; Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực tạo khả năng mở rộng, đa phương hoá thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài. 1.7.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì năm 2003 tình hình trong nước cũng như trên thế giới vẫn còn có nhiều thách thức đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đó là: Tình hình thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, nạn khủng bố đã và đang diễn ra rộng khắp thế giới, nguy cơ bất ổn từ Iraq ngày càng lớn, xung đột khu vực, chủng tộc, ... đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã có hiệu lực nhưng vẫn còn có nhiều cản trở nhất định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu dẫn đến sức cạnh tranh hàng hoá rất thấp, trong khi tiến trình hội nhập kinh tế khu vực cũng như thế giới đang đến gần. Tiến trình hội nhập WTO buộc các doanh nghiệp phải từ tìm chỗ đứng cho mình, tách khỏi sự bảo hộ của nhà nước vì khi hàng hoà của nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam, nếu sức cạnh tranh của hàng nội không cao thì sẽ bị “thua trên sân nhà” và doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải. Đó là tính quy luật rất khắt khe của kinh doanh. Tính không chặt chẽ trong các chính sách pháp luật của nước ta đã làm cho Công ty BDC nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung gặp phải những khó khăn lớn. Chẳng hạn như chính sách thuế, các văn bản hướng dẫn chính sách không nhất quán, dẫn đến hiểu sai vấn đề và là nguyên nhân của các điều phiền nhiễu, quan liêu trong thủ tục hành chính. Do khách hàng của Công ty BDC là những Đài Phát thanh Truyền hình địa phương, là những đơn vị hành chính sự nghiệp. Nguồn ngân sách hoạt động chủ yếu là ngân sách Nhà nước cho phép sử dụng để đầu tư trang thiết bị. Tốc độ giải ngân từ các dự án là rất chậm (có dự án kéo dài đến 3 năm) mà Công ty BDC hoàn toàn không được tính lãi cho các khoản chậm thanh toán đó. Tuy nhiên, Công ty BDC vẫn phải vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng để thực hiện dự án, đảm bảo tiến độ (một yếu tố rất quan trọng của lĩnh vực phát thanh truyền hình). Chính vì vậy, Công ty BDC luôn trong tình trạng thiếu vốn hoạt động, làm giảm sút tính cạnh tranh trong các gói thầu khác. PHẦN 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BDC 2.1. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BDC. 2.1.1. Nguyên vật liệu trực tiếp. Trong công tác khảo sát, thiết bị, lắp đặt bảo dưỡng, sửa chữa các trạm Đài phát thanh truyền hình, sản xuất lắp giáp, kinh doanh máy móc vật tư chuyên ngành PT-TH nguyên vật liệu thường chiếm 30 – 40% trong giá thành sản phẩm. do vậy việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm vật liệu là một yêu cầu cần thiết trong công tác quản lý nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Công ty BDC luôn luôn chú trọng đến việc quản lý nguyên vật liệu từ khâu mua vận chuyển đến khâu tiêu thụ. Vật liệu Công ty BDC mua ngoài chủ yếu theo gía thị trường và phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu chủ đầu tư. Việc mua nguyên vật liệu chủ yếu được xác định theo hợp đồng mua vật tư mà Công ty BDC đã ký với đơn vị cung ứng vật tư đó. Vật liệu được chuyển cho các Xí nghiệp Cơ khí- Điện tử yêu cầu trên cơ sở định lượng theo dự toán, các chứng từ xuất vật liệu phải được kiểm tra hợp lệ, phân loại chứng từ theo đối tượng tập hợp các chi phí. Đơn giá NVL Giá trị NVL tồn đầu kỳ + giá trị NVl nhập trong kỳ = xuất kho Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ 2.1.2 Công cụ dụng cụ. Công cụ dụng cụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong giá thành sản phẩm khoảng 4-5% được xác định dựa vào các bản báo cáo được gửi từ phòng kế toán. 2.1.3. Chi phí nhân công trực tiếp. Trong điều kiện hiện nay, Công ty BDC vẫn còn chịu sự quản lý của nhà nước, do đó việc kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nên chi phí nhân công thường chiếm 10-12 % trong giá thành. Việc xác định đúng đủ chi phí này quyết định rất lớn đến việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành . Mặt khác tiền lương nhân công là một công cụ để khuyến khích nâng cao năng suất lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm của Công ty BDC. Công ty BDC trả lương cho cán bộ cônh nhân gồm hai phần sau : Phần 1: Lương cơ bản theo quy định nhà nước Phần 2: Lương năng suất được tính theo hệ số, theo từng chức vụ và bộ phận. Thu nhập thực tế = lương cơ bản + lương năng suất. Thu nhập bình quân của các cán bộ công nhân viên Công ty BDC (theo báo cáo tổng kết năm 2003 ) là khoảng 1.400.000 đồng/người.tháng. *. Lương cơ bản: Lương cơ bản = Mức lương cơ bản (280.000 đồng/người.tháng) x Hệ số lương cấp bậc quy định (Tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/93 của Chính phủ). Công ty BDC luôn luôn đảm bảo mức lương cơ bản cho tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty BDC. *. Lương năng suất: Lương năng suất hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty BDC và được phân phối theo nguyên tắc: Năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của từng người, không phân phối bình quân, khuyến khích những người thực sự có tài năng, có trình độ chuyên môn cao. Lương năng suất = Lương cơ bản x Hệ số lương năng suất (quy định của Công ty BDC) x Hệ số điều chỉnh (quy định của Công ty BDC) Hệ số điều chỉnh: Được quy định như sau: - Giám đốc Công ty BDC 1 - Phó giám đốc Công ty BDC 0,95 - Giám đốc các Trung tâm và các Trưởng phòng nghiệp vụ 0,80 - Phó giám đốc các Trung tâm và Phó trưởng các phòng nghiệp vụ 0,75 - CBCNV lao động tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ 0,65 - CBCNV có thời gian đóng góp cho Công ty BDC dưới 2 năm 0,5 - Hệ số tài năng trẻ 1 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) - Hệ số phòng ban 0,05 nhằm tăng thêm thu nhập cho CBCNV của 3 bộ phận: (Trung tâm kỹ thuật, Trung tâm âm thị tần, Trung tâm ứng dụng công nghệ mới). Danh sách CBCNV hưởng hệ số điều chỉnh 0,5 và 1 sẽ do Giám đốc quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Trưởng các phòng ban. Những người vi phạm kỷ luật, quy chế làm việc của Công ty BDC sẽ bị trừ 10% -30% phần lương năng suất tuỳ theo mức độ vi phạm. - Hệ số điều chỉnh hàng quý sẽ được xem xét lại theo kết quả lao động của từng người. Hệ số lương năng suất: Hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty BDC. Căn cứ vào tình hình hoạt động SXKD, Giám đốc Công ty BDC sẽ công bố hệ số lương năng suất áp dụng cho từng quý. Nghỉ ốm, nghỉ thai sản được hưởng 75% lương năng suất. Việc thanh toán lương và phụ cấp cho nhân viên quản lý được tiến hành đồng thời với nhân viên quản lý toàn Công ty BDC. Tiền lương được lĩnh 1 kỳ vào ngày mồng 5 tháng sau. 2.1.4. Chi phí sản xuất chung: Ở Công ty BDC chi phí sản xuất chung gồm có: Chi phí nhân viên quản lý Chi phí bán hàng Chi phí trực tiếp khác *. Chi phí nhân viên quản lý Chi phí nhân viên quản lý như đã được trình bày ở trên. Việc tính lương, các khoản phụ cấp,BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện căn cứ vào chính sách chế độ hiện hành của nhà nước về tiền lương và phản ánh phân phối quỹ tiền lương của Công ty BDC. *. Chi phí bán hàng Khoản chi phí cho công tác bán hàng, cho các dịch vụ, các đại lý giúp cho hàng hoá được tiêu thụ nhanh hơn. *. Chi phí trực tiếp khác Bao gồm chi phí điện nước phục vụ sản xuất, lãi vay ngân hàng... Trong tháng 3-2003: Thanh toán tiền thuê công nhân ngoài : 1700000 đ Thanh toán tiền điện nước giành cho sản xuất: 1650000 đ Tổng cộng : 3350000 đ Hiện nay Công ty BDC đang sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn "Phương pháp trực tiếp” căn cứ vào chi phí của công trình chuyên ngành phát thanh Truyền hình, giá trị sản phẩm dở dang đầu kì, cuối kì để tính giá thành sản phẩm theo công thức: Giá thành sản phẩm=Giá trị sản phẩm làm dở đẩu kì+chi phí sản xuất trong kì-giá trị sản phẩm làm dở cuối kì. Giả sử với số liệu chi phí cho từng công trình như sau thì toàn bộ chi phí tập hợp được chính là giá thành của công trình. ta có bảng tính giá thành như sau:(3/2003). Bảng 2: Bảnh tính giá thành tháng 3/2003 SốTT Tên công trình xây lắp Khoản mục giá thành Đài phát thanh quốc gia VTV3 tại Thanh Hoá Đài phát thanh quốc gia VTV3 tại TT Huế Đài phát thanh Từ Liêm 1 CPNVL trực tiếp 59200200 63750000 62375000 Trong đó: 58500000 62850000 61875000 700 900000 500000 2 Chi phí nhân công trực tiếp 8775000 10764000 8541000 Trongđó: tiền lương công nhân sx chính 7500000 9200200 7300000 1275000 1564000 1241000 3 Chi phí sản xuất chung 12275430 17714968 10734602 Giá thành 80250430 89258968 81650602 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) 2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BDC NĂM 2002_ 2003. 2.2.1.Tình hình chi phí kinh doanh năm 2002 và 2003 củ
Tài liệu liên quan