Chuyên đề Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu ở công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I

Hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu là mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia nhằm khai thác được lợi thế của từng quốc gia, mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Đối với Việt Nam hoạt động xuất nhập khẩu có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, có như vậy Việt Nam mới có điều kiện mở rộng ra bên ngoài, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và ổn định đời sống nhân dân. Đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước hoạt độnh xuất nhập khẩu không ngừng vươn lên hoàn thiện mình. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I trực thuộc Bộ thương mại với bề dày thành tích 18 năm hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty nhiều năm liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch Bộ giao. Công ty đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Với vị thế quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế em đã chọn đề tài “Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu ở công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mặc dù trong quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tế để hoàn thành chuyên đề, em nhân được sự giúp đỡ tận tâm nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo Đỗ Văn Lư. Kết hợp với sự nỗ lực của bản thân, nhưng do nhận thức và trình độ còn hạn chế đặc biệt là vấn đề trong thực tế phat sinh, hơn nữa thời gian thực tế chưa nhiều nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy kính mong các thầy cô giáo đóng góp thêm ý kiến cho em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Cuối cùng em xin chân thành biết ơn các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo Đỗ Văn Lư , các anh, các chị trong Công ty đã nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

doc58 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu ở công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu là mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia nhằm khai thác được lợi thế của từng quốc gia, mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Đối với Việt Nam hoạt động xuất nhập khẩu có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, có như vậy Việt Nam mới có điều kiện mở rộng ra bên ngoài, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và ổn định đời sống nhân dân. Đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước hoạt độnh xuất nhập khẩu không ngừng vươn lên hoàn thiện mình. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I trực thuộc Bộ thương mại với bề dày thành tích 18 năm hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty nhiều năm liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch Bộ giao. Công ty đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Với vị thế quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế em đã chọn đề tài “Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu ở công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mặc dù trong quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tế để hoàn thành chuyên đề, em nhân được sự giúp đỡ tận tâm nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo Đỗ Văn Lư. Kết hợp với sự nỗ lực của bản thân, nhưng do nhận thức và trình độ còn hạn chế đặc biệt là vấn đề trong thực tế phat sinh, hơn nữa thời gian thực tế chưa nhiều nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy kính mong các thầy cô giáo đóng góp thêm ý kiến cho em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Cuối cùng em xin chân thành biết ơn các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo Đỗ Văn Lư , các anh, các chị trong Công ty đã nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này Kết cấu bài viết gồm ba phần: PHẦN I: NÂNG CAO HIÊU QUẢ XUẤT NHẬP KHẨU LÀ NHIỆM VỤ CƠ BẢN VÀ LÂU DÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG. PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I. PHẦN III: MÉT SỐ GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHẦN I NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT NHẬP KHẨU LÀ MỘT NHIỆM VỤ CƠ BẢN VÀ LÂU DÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 1.Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế. Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả có thể đứng trên góc độ khác nhau để xem xét. Nếu hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Trên góc độ này mà xem xét thì phạm trù hiệu quả có thể đồng nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cáo hay thấp là tuỳ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp. Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố riêng lẻ để xem xét thì hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt được hiệu quả cao hay thấp. Biểu hiện của hiệu quả là lợi Ých mà thước đo cơ bản của lợi Ých là “Tiền”. Vấn đề cơ bản trong lĩnh vực quản lý là phải biết kết hợp hài hoà giữa lợi Ých trước mắt và lợi Ých lâu dài, giữa lợi Ých trung ương và lợi Ých địa phương, giữa lợi Ých cá nhân, lợi Ých tập thể, lợi Ých nhà nước. Hiệu quả sản xuất kinh doanh, vừa là một phạm trù cụ thể, vừa là phạm trù trừu tượng, nếu là phạm trù cụ thể thì trong công tác quản lý phải định lượng thành các chỉ tiêu, con số để tính toán, so sánh, nếu là phạm trù trừu tượng phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng phạm trù hiệu quả là kiến thức thường trực của mọi cán bộ quản lý, được ứng dụng rộng rãi vào mọi khâu, mọi bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh.Trên các nội dung vừa phân tích ta có thể chia hiệu quả thành hai loại : * Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thì có phạm trù hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả kinh doanh. * Nếu đứng trên phạm vi xã hội và nền kinh tế quốc dân để xem xét thì có hiệu quả kinh tế xã hội. Cả hai hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới đủ điều kiện thực hiện được hai loại hiệu quả trên, còn các doanh nghiệp thuộc các loại thành phần kinh tế khác chỉ chạy theo loại hiệu quả kinh tế. Đứng trên góc độ này mà xem xét thì, sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay là một yếu tố khách quan. Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp dạt được trong các trường hợp sau : Kết quả tăng chi phí giảm Kết quả tăng chi phí tăng, nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh. Trường hợp thứ hai diễn ra chậm hơn và trong sản xuất kinh doanh có những lúc chúng ta phải chấp nhận: Thời gian đầu tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh, nếu không thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển. Trường hợp này diễn ra vào các thời điểm khi chóng ta đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng hoặc là phát triển thị trường mới… Đây chính là một bài toán cân nhắc giữa việc kết hợp lợi Ých trước mắt và lâu dài. Thông thường thì mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện tối thiểu nhất là các hoạt động sản xuất kinh doạnh của doanh nghiêp phải tạo ra lợi nhuận về tiêu thụ hàng hoá, đủ bù đắp chi phí đã chi ra để sản xuất hàng hoá. Còn mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi quả trình sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo bù đắp chi phí đã bỏ ra vùa có tích luỹ để tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế cơ bản biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doan. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dùa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh trong từng thời kỳ . 2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.1Nhân tố khách quan 2.1.1Môi trường kinh doanh : Mét doanh nghiệp không thể hoạt động một cách khép kín mà phải có môi trường tồn tại. Trong môi trương này doanh nghiệp thường trao đổi với các tổ chức và những người có liên quan đến sự tồn tại và phát triển cảu doanh nghiệp môi trường đó gọi là môi trường kinh doanh. Có thể nói môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài mà có tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. - Môi trường bên ngoài bao gồm : Môi trường tổng quát( môi trường vĩ mô ) và môi trường đặc thù ( môi trường vi mô ) - Môi trường tổng quát gồm tất cả các yếu tố tự nhiên yếu tố kỹ thuật, công nghệ của nền kinh tế, các yếu tố chính trị pháp luật. - Môi trường đặc thù gắn liền với từng loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp khác nhau thì môi trường kinh doanh cũng khác nhau như khách hàng nhà cung cấp và các sản phẩm thay thế . - Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố như văn hoá doanh nghiệp , truyền thống tập quán của doanh nghiệp, thãi quen, nghệ thuật ứng sử…Tất cả các yếu tố này tạo nên bầu không khí và bản săc tinh thần của một doanh nghiệp . 2.1.2 Điều kiện chính trị xã hội. - Điều kiện chính trị xã hội tác động mạnh mẽ đến tinh thần của người lao động. Một nhà nước có chủ trương chính sách tốt đối với người lao động chắc chắn sẽ dẫn đến việc tăng năng suất lao động đối với từng cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung . Điều kiện chính trị xã hội thể hiện ở các chính sách : + Chính sách xã hội con người chính sách tuyển dụng, xuất khẩu lao động .. + Chính sách chế độ đối với người lao động như bảo hiển y tế bảo hiểm xã hội... + Chính sách đãi ngộ, khen thưởng đích đáng những thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả và các biện pháp đẩy mạnh kiên quyết với đơn vị kinh tế làm ăn không hiệu quả. Ngoài những nhân tố ảnh hưởng ở tầm vĩ mô điều kiện chính trị xã hội còn có ảnh hưởng đến nghành như giá cả cá mặt hàng nhân tố sức mua cấu thành sức mua nhân tố thời vụ: 2.2 Nhân tố chủ quan 2.2.1 Trình độ quản lý của doanh nghiệp. Mét doanh nghiệp biết quản lý tốt sử dụng phù hợp số lượng cán bộ công nhân viên biết phát huy những mạnh của mỗi người lao động thì doanh nghiệp đó sẽ nâng cao được hiệu quả lao động bên cạnh đó những người chủ doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động đến tâm tư và nguyện vọng của họ đồng thời tạo mọi điều kiện để người lao động được học hỏi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề nâng cao năng suất lao động. đây là một nhân tố đáng kể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . 2.22 Doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thì phải có vốn ngoài việc được nhà nưíc cấp vón doanh nghiệp nước cần năng động hơn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn khác liên doanh vay ngắn hàng … Khi có vốn doanh nghiệp sử dụng đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật việc sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh nhanh quá trình sản xuất, giảm cường độ làm việc của người lao động hạn chế khai thác các chất độc hại tạo môi trường trong sachj từ đó nâng cao năng suất của người lao động, từ đó làm tăng hiệu quả lao động dẫn đến hiệu quả kinh doanh. 2.2.3 Uy tín doanh nghiệp và văn minh thương mại. Uy tín doanh nghiệp là một trong những tài sản vô hình của doanh nghiệp trong thời đại hiện nay. Giá trị nguồn tà sản này cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập thị trường, sản lượng tiêu thụ lớn, doanh thu tăng và hiệu quả kinh doanh được nâng cao. Văn minh thương mại làm tăng hiệu quả kinh doanh vì nó là một trong hiai yếu tố thu hót khách hàng đến với doanh nghiệp. Giá cả chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vô. 3. Các mối quan hệ và quan điểm cần đảm bảo khi nâng cao hiệu quả. 3.1 Về mặt thời gian. Sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn không được làm giảm hiệu quả trong từng thời kỳ dài, hoặc hiệu quả của kỳ sản xuất trước không được làm hạ thấp hiệu quả của chu kỳ sau.Trong thực tế không Ýt những trường hợp chỉ thấy lợi Ých trước mắt, thiếu xem xét toàn diện và lâu dài, những phạm vi này dễ xảy ra trong việc nhập về một số thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu…Hặc xuất ồ ạt các loại tài nguyên thiên nhiên… Việc giảm một cách tuỳ tiện, thiếu cân nhắc toàn diện và lâu dài các chi phí cải tạo môi trường tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo dưỡng hiện đại hoá và đổi mới tài sản cố định, nâng cao toàn diện trình độ chất lượng người lao động… Nhờ đó làm mối tương quan thu chi giảm đi .cho rằng như thế là có hiệu quả, không thể coi là hiệu quả chính đáng và toàn diện được. 3.2. Về mặt không gian. Có hiệu quả kinh tế hay không còn tuỳ thuộc vào chỗ hiệu quả của hoạt động kinh tế cụ thể nào đó, có ảnh hưởng tăng hay giảm như thế nào đến hiệu quẩ kinh tế của cả hệ thống mà nó liên quan tức là giữa các ngành kinh tế với nền kinh tế khác, giữa các bộ phận với toàn bộ hệ thống, giữa hiẹu quả kinh tế với việc thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài kinh tế. Như vậy, với nỗ lực được tính từ giải pháp kinh tế – tổ chức – kỹ thuật nào đó dự định áp dụng vào thực tiễn đều phải đặt vào sự xem xét toàn diện. Khi hiệu quả Êy không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân thì nó mới đuực coi là hiệu quả kinh tế 3.3 Về mặt định lượng. Hiệu quả kinh tế phải được thể hiện qua mối tương quan giữa thu và chi. Điều đó có ý nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa chi phí sản xuất kinh doanh mà thực chất là hao phí lao động(lao động sống và lao động vật hoá )để tạo ra một đơn vị sản phẩm có Ých nhất . Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. Giành được hiệu quả cao cho doanh nghiệp chưa phải là đủ mà còn đòi hỏi mang lại hiệu quả cho xã hội. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả toàn xã hội lại mặt có tính quyết định khi lùa chọn một giải pháp kinh tế, dù xét về mặt kinh tế nó chưa hoàn toàn được thoả mãn. Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, khi đánh giá hiệu quả của hoạt động Êy không chỉ dừng lại ở mặt đánh giá kết quả đạt được mà còn đánh giá chất lượng của kết quả đạt được có như vậy thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mới được đánh giá một cách toàn diện. Kết quả đạt được trong sản xuất mới bảo đảm được yêu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nhưng kết quả tạo ra ở mức độ nào, với giá trị nào, đó chính là vấn đề cần xem xét, vì nó là chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả. Vì thế, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra được kết quả đó, tức là đánh giá xem xét người sản xuất tạo ra kết quả bằng phương tiện gì, bằng cách nào và với chi phí là bao nhiêu. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng của con người bao giê cũng lớn hơn khả năng tạo ra sản phẩm của họ. Do đó, vấn đề mà con người quan tâm là làm sao với khả năng hiện có tạo ra được nhiều sản phẩm nhất chinh ở đây nảy sinh vấn đề phải xem xét lùa chọn cách nào để đạt được kết quả lớn nhất. Vì vậy nhầm lẫn giữa các quả và hiệu quả là không thấy hết xuất xứ của phạm trù, của yêu cầu tiết kiệm. Bản chất của hiệu quả kinh, được biểu hiện ở mức độ khái quá là kết quả của hiệu quả kinh tế được biểu hiện bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa kết quả sản xuất với chi phí lao động xã hội. Như vậy đứng trên góc độ của nền kinh tế quốc dân việc nâng cao hiệu quả kinh tế của một doanh nghiệp phải luôn gắn chặt với hiệu quả toàn xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị phải đảm bảo hiệu quả kinh của nghành của địa phương .Cụ thể khi đánh giá hiệu quả cần quán triệt các quan điểm cơ bản sau 3.4.Bảo đảm sự kết hợp hài hoà lợi Ých xã hội lợi Ých tập thể và lợi Ých của người lao động: Quan điểm này đài hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát và thảo mãn những mối quan hệ lợi Ých trên, trong đó những lợi Ých của người lao động được xêm là động lực trực tiếp, bởi lẽ lao động là yếu tố quyết định việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.4.2 Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh: Quan điểm này đòi hái việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát và bảo đảm yêu cầu nâng cao hiệu của nền sản xuất xã hội, của ngành, của địa phương và cơ sở . 3.4.3 Bảo đảm tính thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh : Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế – xã hội của ngành, địa phương của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. 4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp . - Chỉ tiêu năng suất lao động - Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương. - Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho mét lao động… Nhómchỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: Sức sản xuất của vốn cố định Sức sinh lợi của vốn cố định Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị .. 4.3 Nhóm chi tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động : - Sức sản xuất của vốn lưu động. - Sức sinh lợi của vốn lưu động Số vòng quay luân chuyển của vốn lưu động Sè ngày của một vòng luân chuyển Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động .. 4.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. chỉ tiêu trên một đồng chi phí. Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất. Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí . Chỉ tiêu doanh lợu theo vốn sản xuất. Chỉ tiêu danh lợi doanh thu thuần.. Công thức xác điịnh các chỉ tiêu này được hệ thống theo biểu sau đây: CHỈ TIÊU CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH 4.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Năng suất lao động Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Tổng sè lao động bình quân trong kỳ Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Tổng sè lao động bình quân trong kỳ Lợi nhuận bình quân tính cho mét lao động Lợi nhuận trong kỳ Tổng sè lao động bình quân trong kỳ 4.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Sức sản xuất vốn cố định Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ Sức sinh lợi của vốn cố định Lợi nhuận trong kỳ Vốn cố bình quân trong kỳ Hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị Thời gian thực tế làm việc của máy móc thiết bị Thời gian làm việc theo thiết kế. 4.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Sức sản xuất của vốn lưu động Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Sức sinh lợi của vốn lưu động Lợi nhuận trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay 365ngày Số vòng quay vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu tiêu thô ( Trừ thuế) 4.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp Doanh thu trên một đồng vốn sản xuất Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Doanh thu trên một đồng vốn sản xuất Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Vồn kinh doanh bình quân trong kỳ. Doanh lợi theo chi phí Lợi nhuận trong kỳ Doanh thu tiêu thụ thuần Doanh lợi theo vốn sản xuất Lợi nhuận trong kỳ, Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ. Doanh lợi doanh thu thuần Lợi nhuận trong kỳ. Doanh thu tiêu thụ thuần. 5. Một số phương pháp và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Thực hiện chủ trương mà đảng nhà nước đề ra: hướng mạnh về xuất khẩu, giảm nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng tiêu dùng, Công ty xuất nhập khâu tổng hợp I đã đề ra những chiến lược kinh tế thương mại của công ty trong năm sắp tới. Công ty tiếp tục định hướng theo hướng đa dạng hoá kinh doanh sản xuất như sau: 5.1 Về kinh doanh xuất nhập khẩu: Công ty dự tính tốc độ tăng trưởng bình quân là 5% năm. Công ty trú trọng vào một số mặt hàng lớn có kim ngạch cao ( Tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực của Công ty đeer tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường ) Hàng dệt may mặc 51% Lạc, cà phê, nông sản 30% Thiếc 5% Hàng khác 4% Công ty đã có hướng phát triển và ổn định thị trường xuất nhập khẩu tập trung ổn định các thị trường EU( hàng dệt may ) ASEAN ( vật liệu xây dựng, thiếc…) Đài Loan, Nhật Bản. Có kế hoặch phát triển thị trường Trung Quốc, Đông Âu. 5.2 Về sản xuất : Công ty luôn có xu hướng chủ động sản xuất xây dựng và mở rộng thêm mét số xưởng, xí nghiệp để phục vụ tốt cho việc xuất khẩu như việc mở rộng xí nghiệp may, xưởng lắp giáp hàng điện tử dân dụng khi có thị trường tiêu thụ bên ngoài 5.3 Về dịch vụ các loại: Công ty trực tiếp quản lý và liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước như kinh doanh du lịch, khách sạn và dịch vụ, cho thuê văn phòng và dịch vụ có liên quan, mở rộng thêm mạng lưới bán lẻ tổng hợp và làm đại lý cho nước ngoài và trong nước. Công ty sẽ tìm cách đa dạng hoá dịch vụ trên cơ sở khai thác năng lực sẵn có tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Liên doanh với nước ngoài và đầu tư vào một số lĩnh vực, nghiên cứu tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính. 5.4 Về tổ chức và đào tạo cán bộ: Các phòng nên xây dựng các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của mình để đứng vững trên thị trường. Chú trọng việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ, kết hợp nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Cơ cấu cán bộ thay đổi theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Nâng cao trình độ của cán bộđể đáp ứng nhu cầu mới. Chăm lo đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên. B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU: 5.1.B: Tăng cường công tác giáo dục