Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cảng cửa lò

Sau gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đó có những bước chuyển rõ rệt. Việt Nam không chỉ chú trọng phát triển kinh tế trong nước mà còn có quan hệ song phương, đa phương, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế trên thế giới. Hoạt động ngoại thương cũng vì thế mà có những bước phát triển đáng kể. Lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều, một mặt đã có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển mặt khác làm cho công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước nói chung và cơ quan Hải quan nới riêng gặp nhiều khó khăn. Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò, một đơn vị trực thuộc Cục hải quan Nghệ An ra đời với chức năng quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua cảng và các vùng lân cận. Trong thời gian qua, Chi cục đó cú những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp một phần vào sự phát triển của tỉnh Nghệ An nói riêng và đất nước nói chung. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trong đó có công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của Chi cục trong thời gian qua còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu ngày càng tăng, thêm vào đó là các thủ đoạn trốn thuế và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp đã ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò, nhận thấy được những vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu nên em đã chọn “ Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về thuế xuất nhập khẩu và công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu Chương II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tai Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò Do thời gian nghiên cứu và trình độ thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong có được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để em có thể hoàn thiện bài viết của mình hơn.

doc72 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cảng cửa lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ -----˜&™----- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ Sinh viên thực hiện : BÙI NAM QUÝ Líp : QUẢN LÝ KINH TẾ 44A Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. LÊ THỊ ANH VÂN Hà nội - 04/2006 LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 6 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 6 1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu 6 2. Phân loại thuế xuất nhập khẩu 6 3. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu 9 4. Tác động của thuế xuất nhập khẩu 10 II. QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 14 1. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 14 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 16 III. NỘI DUNG CONG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 18 1. Quản lý đối tượng nộp thuế 19 2. Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế: 19 3. Tính thuế và thu thuế 20 4. Thanh tra thuế 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 22 I. VÀI NẫT KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 22 1.Khỏi quát lịch sử hình thành và phát triển 22 2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò 22 3. Cơ cấu tổ chức 25 4. Các nguồn lực: 27 5. Những nhiệm vụ của Chi cục trong giai đoạn tới 28 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 30 1. Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu 30 2. Công tác quản lý căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu 33 3. Tình hình quản lý thu thuế 40 4. Tình hình công tác quản lý xét miễn thuế 45 5. Tình hình công tác thanh tra, kiểm tra thuế xuất nhập khẩu 46 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 48 1. Những kết quả đạt được 48 2.Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cảng Cửa lò. 50 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 53 I. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 53 1. Quan điểm 53 2. Phương hướng 54 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 55 1. Kiến nghị vói Nhà nước và các ngành, các cấp có liên quan 55 2. Một số giải pháp kiến nghị với Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 60 2.1. Hoàn thiện công tác quản lý đối tượng nộp thuế. 60 2.2. Hoàn thiện công tác quản lý căn cứ tính thuế 61 2.3. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra 65 2.4. Hoàn thiện công tác thu thuế, hạn chế nợ đọng thuế 67 2.5. Kiện toàn bộ máy tổ chức, quy trình nghiệp vụ và đào tạo cán bộ tại Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò 68 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 LỜI MỞ ĐẦU Sau gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đó có những bước chuyển rõ rệt. Việt Nam không chỉ chú trọng phát triển kinh tế trong nước mà còn có quan hệ song phương, đa phương, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế trên thế giới. Hoạt động ngoại thương cũng vì thế mà có những bước phát triển đáng kể. Lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều, một mặt đã có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển mặt khác làm cho công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước nói chung và cơ quan Hải quan nới riêng gặp nhiều khó khăn. Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò, một đơn vị trực thuộc Cục hải quan Nghệ An ra đời với chức năng quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua cảng và các vùng lân cận. Trong thời gian qua, Chi cục đó cú những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp một phần vào sự phát triển của tỉnh Nghệ An nói riêng và đất nước nói chung. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trong đó có công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của Chi cục trong thời gian qua còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu ngày càng tăng, thêm vào đó là các thủ đoạn trốn thuế và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp đã ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò, nhận thấy được những vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu nên em đã chọn “ Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về thuế xuất nhập khẩu và công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu Chương II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tai Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò Do thời gian nghiên cứu và trình độ thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong có được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để em có thể hoàn thiện bài viết của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu: Thuế xuất nhập khẩu ( custom duty ) là một biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại thương. Thực chất đây là một loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới. 2. Phân loại thuế xuất nhập khẩu: Có nhiều tiêu thức phân loại thuế xuất nhập khẩu khác nhau, theo mỗi tiêu thức phân loại lại có nhiều loại thuế xuất nhập khẩu khác nhau. Thông thường có 4 tiêu thức phân loại thuế xuất nhập khẩu, đó là: theo xu hướng vận động của hàng hoá; theo mục đích đánh thuế; theo phạm vi tác dụng và theo cách thức đánh thuế. 2.1 Theo xu hướng vận động của hàng hoỏ, cú 3 loại: - Thuế xuất khẩu: đánh vào giá trị hàng hoá xuất khẩu nhằm mục đích hạn chế xuất những mặt hàng cần thiết và những loại vật tư, nguyên vật liệu quý hiếm để phát triển nền kinh tế quốc dân trong nước, thoả mãn nhu cầu thị trường hoặc bảo vệ môi trường sinh thái. Trong nhiều trường hợp, thuế này còn được sử dụng để điều chỉnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Ở những nước có nền kinh tế hướng ngoại, do chủ trương gia tăng mặt hàng xuất khẩu nên thường không đánh thuế xuất khẩu hoặc đánh thuế với mức rất thấp nhằm mục tiêu chủ yếu là quản lý. Tuy nhiên, ở một số nước đang phát triển, thuế xuất khẩu còn được sử dụng nhằm bổ sung thu nhập cho Ngân sách Nhà nước. - Thuế nhập khẩu: đánh vào giá trị của hàng nhập vào trong nước, thuế này có mục đích ngáng trở sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường trong nước, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nội địa. Hiện nay, với xu hướng hội nhập, mục tiêu bảo hộ ít được chú ý nên thuế nhập khẩu có chiều hướng giảm nhẹ. Song như vậy không có nghĩa là các quốc gia sẽ không sử dụng thuế nhập khẩu. Với nhiều lý do kinh tế, chính trị, xã hội khác, thuế nhập khẩu vẫn được sử dụng để làm hàng rào che chắn trong hoạt động ngoại thương và gia tăng các khoản thu nhập tài chính cho Chính phủ. - Thuế quá cảnh: đánh vào hàng nước ngoài đưa qua lãnh thổ quốc gia đến nước thứ ba, nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách. Nhưng loại thuế này hiện nay ít được áp dụng trong hoạt động ngoại thương do những quy định của thế giới. 2.2. Theo mục đích đánh thuế, gồm: - Thuế xuất nhập khẩu có mục đích thu ngân sách: đánh vào hàng nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất hoặc thế giới có nhu cầu tiêu dùng cao để tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. - Thuế xuất nhập khẩu bảo hộ: loại thuế này có tác dụng là bảo vệ thị trường nội địa khỏi sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài, tăng cường tính cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Hiện nay, trong quá trình hội nhập thì loại thuế này đang dần được loại bỏ. - Thuế chống bán phá giá: có tác dụng bảo vệ thị trường nội địa khỏi việc nhập hoặc xuất những mặt hàng hoá phá giá với mức giá thấp hơn rất nhiều lần so với giá thế giới. Thuế này đảm bảo nâng giá lên mức trung bình và đem lại nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. - Thuế bù trừ: mục đích của loại thuế này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi xuất bán cho nước ngoài nhằm chiếm lĩnh thị trường. Thuế bù trừ được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển nhằm mục địch thâu tóm thị trường nội địa và bành trướng ra thị trường thế giới. - Thuế đặc biệt, được áp dụng với tư cách: + Là biện pháp bảo vệ thị trường nội địa nếu nhập khẩu những hàng hoá với một số lượng nhất định mà gây thiệt hại cho sản xuất trong nước. + Là biện pháp trừng phạt đối với những nhà kinh doanh tham gia vào các mối quan hệ đối ngoại khi vi phạm lợi ích của nhau. + Là biện pháp thực hiện tác động phân biệt đối xử với những nước nhất định. + Là biện pháp ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh - Thuế ưu đãi: là những ưu đãi thuế áp dụng trong quan hệ với một hoặc một vài nước để khuyến khích nhập khẩu những hàng hoá nhất định. 2.3. Theo phạm vi tác dụng, gồm: - Thuế tư quản: là một loại thuế dựa trên chủ quyền quốc gia quy định, không phụ thuộc vào yếu tố chi phối của bên ngoài. Tuỳ theo quan hệ với đối tác mà người ta có sự phân biệt đối xử bằng hệ thống thuế suất cao thấp khác nhau (thuế suất tối đa, thuế suất tối thiểu). - Thuế theo hiệp định: trong đàm phán thương mại quốc tế, thuế là một yếu tố thường được đưa ra đàm phán; nội dung đàm phán về thuế ở nhiều khía cạnh song không thể không đề cập đến vấn đề thuế suất. Khi các hiệp định về thuế đã được thông qua, các nước tham gia hiệp định phải từ bỏ tính chất chủ quyền trong đánh thuế xuất nhập khẩu và phải tuân thủ theo hiệp định thuế đã ký kết. 2.4. Theo cách thức đánh thuế, gồm: - Thuế đơn vị: về mặt pháp lý quy định một khoản tiền nộp trên một đơn vị vật lý của hàng hoỏ, nú không phụ thuộc vào sự biến động giá cả của hàng hoá. - Thuế tỷ lệ: về mặt pháp lý được ấn định theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu, có thể bao gồm cả chi phí lưu thông tuỳ theo quy định của mỗi nước. - Thuế kết hợp: là một loại thuế đánh trên đầu hàng hoá xuất nhập khẩu vừa theo đơn vị vật lý, vừa theo tỷ lệ trên giá cả của hàng hoá. 3. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu: 3.1. Thuế xuất nhập khẩu là một công cụ của chính sách thương mại (chính sách bảo hộ mậu dịch): Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoỏ thỡ tự do hoá thương mại là xu hướng tất yếu, các nước đang phát triển phải đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt, không ngang sức. Đứng trên phương diện lý thuyết, cạnh tranh là nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhưng mặt tích cực đó của cạnh tranh chỉ có thể có được chung sản xuất, chất lượng thấp, trong giai đoạn đẩu tư ít có khả năng đương đầu trong cuộc cạnh tranh với nền kinh tế của các nước phát triển. Do đó yêu cầu bảo hộ là tất yếu. Chính phủ các nước này đều muốn sử dụng công cụ thuế xuất nhập khẩu trong hoạt động kinh tế đối ngoại để bảo hộ có giới hạn nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nếu quá trình nhấn mạnh đến tác dụng bảo hộ của thuế xuất nhập khẩu sẽ làm cho nền kinh tế đi đến xu hướng tự cung tự cấp, không có khả năng mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài, sớm muộn sẽ đưa đến nền kinh tế tụt hậu. 3.2. Thuế xuất nhập khẩu và việc làm: Thông qua điều chỉnh mức thu thuế xuất nhập khẩu mà gây nên áp lực tăng giá hàng nhập khẩu, từ đó gây nên phản ứng của người tiêu dùng trong nước, hướng cầu vào sản phẩm nội địa. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất, thu hút lao động, do đó làm giảm thất nghiệp. 3.3. Thuế xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài: Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ tiết kiệm nội địa không đáng kể, đồng tiền ít có khả năng chuyển đổi như nước ta thì nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài là hết sức cấp bách. Để đạt được mục tiêu đó, phương hướng chung của công cuộc cải cách, đổi mới chính sách thuế xuất khẩu là giảm nhẹ thuế suất, liên kết Chính phủ các nước để hạn chế việc đánh thuế trùng, tạo ra sự thông thoáng về chính sách, chế độ thuế với nhà đầu tư. Mức thuế nhập khẩu giảm sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng đầu tư vào trong nước từ đó thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển. 3.4. Thuế xuất nhập khẩu là một bộ phận của chính sách tài chính quốc gia Thuế xuất nhập khẩu là một nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Đặc biệt đối với những nước đang phát triển như nước ta thì đây là một nguồn thu quan trọng. Hiện nay, tuy đang trong quá trình hội nhập việc cắt giảm thuế quan là tất yếu để tham gia kinh tế khu vực và thế giới nhưng thuế xuất nhập khẩu vẫn là một nguồn thu đáng kể cho Ngân sách Nhà nước. 4. Tác động của thuế xuất nhập khẩu: 4.1. Ảnh hưởng cân bằng cục bộ của thuế xuất nhập khẩu: Theo đồ thị 1, ta có: Dx là đường cầu và Sx là đường cung bằng hoá X của quốc gia 1 (QG 1) ( là một nước nhỏ). Khi chưa có thương mại, cung cầu gặp nhau tại E. Tại đó, nhu cầu là 30 đơn vị hàng hoá X được bán với giá $3. Khi có thương mại tự do, giá cả thế giới của hàng hoá X là $1, ở mức này, QG 1 sẽ tiêu dùng 70 X ( đoạn AB),trong đó 10X ( đoạn AC) là sản xuất trong nước, còn lại 60X (đoạn CB) là nhập khẩu từ bên ngoài. Giả sử QG 1 đánh thuế 100% trên hàng hoá nhập X, giá cả trong nước của hàng hoá sẽ tăng lên $2. Tại mức giá cao hơn này, tiêu dùng sẽ chỉ còn là 50X ( đoạn GH), trong đó 20X ( đoạn GJ) được sản xuất trong nước và còn lại 30X ( đoạn JH) được nhập từ bên ngoài. Đường nằm ngang ( SF + T) là đường cung của thế giới về hàng hoá X đối với QG 1 khi có thuế quan. Lúc này, số tiền thuế Chính phủ thu được bằng $30 ($1 cho mỗi đơn vị hàng hoá nhập). Trên đồ thị 1, lợi ích mà nhà nước thu được do áp dụng thuế quan tương ứng diện tích hình chữ nhật MNHJ. Như vậy, ảnh hưởng tiêu dùng của thuế là (-)20X ( BN); ảnh hưởng sản xuất là 10X (CM); ảnh hưởng nhập khẩu là (-)30X (CM + BN); ảnh hưởng nhập là $30 (MNHJ). Đồ thị 1: Ảnh hưởng cân bằng cục bộ của thuế quan. Với cùng mức thuế nhất định (100%) tại QG 1, đường nhu cầu Dx càng co giãn (càng thoải) thì ảnh hưởng đến tiêu dùng của thuế càng lớn. Tương tự, nếu đường cung Sx càng co giãn (càng thoải) thì ảnh hưởng sản xuất của thuế càng lớn. Như vạy, cả hai đường cung và cầu càng co giãn thì ảnh hưởng của thuế đối với thương mại càng lớn. 4.2. Tác động của thuế xuất khẩu đối với thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất: a) Đối với thặng dư của người tiêu dùng (đồ thị 2): Thặng dư của người tiêu dùng chính là khoản chênh lệch giữa số tiền người tiêu dùng sẵn sàng trả cho mỗi đơn vị hàng hoá và số tiền mà họ đã trả trên thực tế. Khi không có thuế quan, người tiêu dùng sẵn sàng trả một khoản tiền là $192,5 (diện tích hình tứ giác ORBW) để mua 70X, nhưng trên thực tế họ chỉ trả có $70, nên thặng dư của người tiêu dùng sẽ là $122,5 ( = 192,5 - 70) hay chính bằng diện tích hình ARB. ( a ) ( b ) Đồ thị 2: Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đối với thặng dư người tiêu dùng Khi đánh thuế, giá tăng lên là $2/1 đơn vị hàng hoá X. Lúc này, vì giá cao nên tiêu dùng giảm từ 70X xuống còn 50X. Thặng dư của người tiêu dùng giảm từ ARB = $122,5 (với Px = $1 trước khi có thuế) xuống còn GRH = $62,5 (với Px = $2 khi có thuế) hay bằng AGHB = $60. Như vậy, sau khi có thuế quan thặng dư của người tiêu dùng đã giảm đi. b) Đối với thặng dư của người sản xuất (đồ thị 2): Trên bảng 2-b biểu diễn đường cung của QG 1 Khi không có thuế quan, với giá Px = $1, nhà sản xuất chỉ sản xuất 10X và hưởng thặng dư là diện tích tam giác AOC. Khi có thuế quan, giá tăng lên bằng $2, nhà sản xuất lúc này sản xuất 20X và thặng dư mà họ nhận được là diện tích tam giác OGJ. Như vậy, thặng dư của người sản xuất đã tăng từ $5 (diện tích AOC) lên $20 (diện tích GOJ), tức là thặng dư của người sản xuất tăng $15, chính bằng diện tích phần tứ giác ACJO. Rõ ràng, khi có thuế quan, lợi ích của người sản xuất thu được ít hơn thiệt hại mà người tiêu dùng bị mất đi. 4.3. Chi phí và lợi ích của thuế quan: Trên đồ thị 3 ta thấy: thặng dư của người tiêu dùng bị giảm bằng diện tích tứ giác AGHB = a + b + c + d = $60. Trong đó, diện tích hình chữ nhật MJHN = c = $30 là phần thu mà Chính phủ có được nhờ thuế quan; diện tích hình tứ giác AGJC = a = $15 là thặng dư của người sản xuất được tăng lên; còn b + d = $15 là phần tổn thất hay hậu quả do sự đánh thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước. Xét tam giác CJM, diện tích tam giác này chính bằng b = $5, thể hiện tổng số chi phí sản xuất thờm trờn hạn mức của người sản xuất trong nước. Sở dĩ phần này xuất hiện là do có thuế quan, Chính phủ đã bảo hộ cho những ngành sản xuất không hiệu quả. Trong trường hợp của QG 1, thay vì phải tập trung tiềm năng sản xuất cho hàng hoá Y- là hàng hoá có lợi thế so sánh ở QG 1, lại phải sử dụng một phần tiềm năng đó để duy trì sản xuất hàng hoá X- là hàng hoá mà OGI không có lợi thế so sánh. Tiếp theo, xét tam giác BHN, diện tích tam giác này chính bằng d = $10 tức là sự thiệt hại tiêu dùng do giá quá cao. Phần bị mất đi này xuất hiện vì thuế quan đã làm tăng lên một cách giả tạo Px trong mối quan hệ với Py và làm méo mô hình tiêu dùng ở QG 1, gây ra một sự thiệt hại trong thoả mãn người tiêu dùng do phải cắt giảm tiêu dùng vỡ giỏ quá cao. Đồ thị 3: Chi phí và lợi ích của thuế quan Như vây, rõ ràng thuế quan đã thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập từ những người tiêu dùng hàng hoá nội địa (người phải trả giá cao hơn) cho những người sản xuất trong nước (người được nhận giá cao hơn) và từ nhân tố dư thừa của quốc gia sang nhân tố khan hiếm của quốc gia đó. Tức là đã chuyển một phần tiềm năng sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao sang duy trì sản xuất một hàng hoá không có hiệu quả. II. QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế xuất nhập khẩu Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự đóng một vai trò lớn đối với mỗi quốc gia. Số thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày một tăng với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, số thu về thuế xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của Ngân sách Nhà nước. Đó là nguồn thu quan trọng cho Ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Thực tế đó đòi hỏi phải tăng cường quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với công tác thu thuế xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đất nước. Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay thì hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu. Hội nhập kinh tế quốc tế là một cuộc đấu tranh phức tạp để góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước, từ đó tạo điều kiện củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập về kinh tế và bản sắc dân tộc thông qua việc thiết lập các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện thông qua việc Chính phủ ký kết các Hiệp định thương mại song phương và đa phương tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế. Do đó, xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng thuận lợi hơn. Vì vậy, việc quản lý thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập là rất cần thiết, góp phần đảm bảo các cam kết được thực hiện, quản lý chặt chẽ hoạt động ngoại thương với các quốc gia khác. Công tác quản lý thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng luôn là vấn đề nóng bỏng và rất phức tạp ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Để phù hợp với xu thế hội nhập, Việt Nam đó có những cố gắng trong việc xây dựng và kiện toàn hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến kinh doanh xuất nhập khẩu. Công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng đã được cải tiến theo hướng ngày càng tốt hơn, vừa tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu, vừa tăng cường vai trò giám sát của Nhà nước đối với hoạt động này. Tuy nhiên, do mặt trái của kinh tế thị trường thể hiện rõ nét thông qua việc các tổ chức và cá nhân luôn chạy theo lợi nhuận và để thực hiện mục tiêu đó họ sẵn sàng làm mọi cách kể cả trốn thuế. Vì vậy, công tác quản lý thu thuế, chống thất thu thuế xuất nhập khẩu luôn được đặt ra như là một tất yếu khách
Tài liệu liên quan