Trong những năm vừa qua đất nước ta ổn định về chính tri và xã hội, kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng, giao lưu kinh tế được mở rộng, công cuộc cải cách hành chính phát triển nổi bật, đặc biệt là những định hướng phát triển kinh tế và xã hội đưa ra trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng đề ra, như đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ, Viêt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới, đồng thời đảy mạnh các hoat động kinh tế đối ngoại, đây chính là bước tiến quan trọng cho hoat động XNK trên địa bàn thủ đô.
Ngoài ra, chúng ta còn phải nhắc tới những bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hoá ngành Hải quan như quy chế hoá, quy trình hoá, thống nhất hoá hoạt động nghiệp vụ chuyên môn và xây dựng lực lượng Hải quan vững mạnh .Bên cạnh đó, viêc thực thi những hiệp đinh quốc tế song phương và đa phương như hiệp định thương mại Viêt-Mĩ, việc gia nhập AFTA, thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo hiệp định CEPT đã góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại với các nước trên thế giới đăc biệt là Châu Mĩ và Châu Âu là những thị trương còn rất xa lạ với chúng ta trong thời kỳ trước đây.
Thủ đô Hà Nội là đầu não kinh tế-văn hoá-chính trị, khoa học-kĩ thuật và là một trung tâm giao dịch thương mại quốc tế lớn của cả nước. Vị trí quan trọng nay một mặt thúc đẩy hoạt động giao lưu buôn bán với nước ngoài tạo điều kiện cho thủ đô phát triển nhanh chóng nhưng mặt khác nó cũng là môi trường thuận lợi cho hành vi buôn lậu và gian lận thương mại sinh sôi, nảy nở đây là một thách thức không nhỏ đối với thành phố.
Trong những năm gần đây tình hình buôn lậu và gian lân thương mại trên địa bàn thành phố phát triển hết sức nhanh chóng đáng chú ý là những mặt hàng như: hàng chuyển tiếp, hàng đầu tư nước ngoài, hàng chế độ riêng, hàng tạm nhập-tái xuất. Để có những biện pháp khắc phục kịp thời, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ các hàng hoá, hành lí, ngoại hối, bưu phẩm, bưu kiện xuất nhập khẩu qua Chi cục Hải quan Gia Lâm, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan Ga đường sắt quốc tế Yên Viên, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công, Chi cục Hải quan Hà Tây, Chi cục Hải quan Gia Thuỵ, Chi cục Hải quan Bắc ninh, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc, Chi cục Hải quan Phú Thọ.
Cục Hải quan Hà nội có phạm vi quản lý rộng, phức tạp, không có cửa khẩu biên giới, không có cửa khẩu trực tiếp với biển nhưng Hà nội lại có hệ thống giao thông toả đi các miền trong cả nước và có sân bay quốc tế Nội Bài là cửa khẩu lớn đón nhận hầu hết sự giao lưu quốc tế với Viêt nam qua đường hàng không .
Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà nội diễn ra rất sội động, đa dạng và phức tạp đối với đủ các loại hình của hơn 4000 doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước. Nhưng cùng với sự phát triển về hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá cũng phát sinh không ít những hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và những hành vi vi phạm pháp luật Hải quan.
Chính vì những đặc điểm nêu trên, nên kết quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan Thành phố Hà nội trong thời gian qua tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp , chỉ mới phát hiện được những vụ nhỏ với những phương thức giản đơn và phổ biến. Những vụ buôn lậu quy mô lớn ít được phát hiện và xử lý, nhất là những vụ xuất nhập hàng cấm qua cửa khẩu và những vụ gian lận trốn lậu thuế có thủ đoạn tinh vi và có tính chất nước ngoài. Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại không những không giảm mà ngày càng gia tăng với những tình tiết ngay càng phức tạp.
Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài:”Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Nội” không những mang tính cấp thiết về mặt lý luận mà còn là đòi hỏi thực tiễn cấp thiết nhằm góp phần năng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.
97 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong những năm vừa qua đất nước ta ổn định về chính tri và xã hội, kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng, giao lưu kinh tế được mở rộng, công cuộc cải cách hành chính phát triển nổi bật, đặc biệt là những định hướng phát triển kinh tế và xã hội đưa ra trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng đề ra, như đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ, Viêt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới, đồng thời đảy mạnh các hoat động kinh tế đối ngoại, đây chính là bước tiến quan trọng cho hoat động XNK trên địa bàn thủ đô.
Ngoài ra, chúng ta còn phải nhắc tới những bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hoá ngành Hải quan như quy chế hoá, quy trình hoá, thống nhất hoá hoạt động nghiệp vụ chuyên môn và xây dựng lực lượng Hải quan vững mạnh .Bên cạnh đó, viêc thực thi những hiệp đinh quốc tế song phương và đa phương như hiệp định thương mại Viêt-Mĩ, việc gia nhập AFTA, thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo hiệp định CEPT đã góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại với các nước trên thế giới đăc biệt là Châu Mĩ và Châu Âu là những thị trương còn rất xa lạ với chúng ta trong thời kỳ trước đây.
Thủ đô Hà Nội là đầu não kinh tế-văn hoá-chính trị, khoa học-kĩ thuật và là một trung tâm giao dịch thương mại quốc tế lớn của cả nước. Vị trí quan trọng nay một mặt thúc đẩy hoạt động giao lưu buôn bán với nước ngoài tạo điều kiện cho thủ đô phát triển nhanh chóng nhưng mặt khác nó cũng là môi trường thuận lợi cho hành vi buôn lậu và gian lận thương mại sinh sôi, nảy nở đây là một thách thức không nhỏ đối với thành phố.
Trong những năm gần đây tình hình buôn lậu và gian lân thương mại trên địa bàn thành phố phát triển hết sức nhanh chóng đáng chú ý là những mặt hàng như: hàng chuyển tiếp, hàng đầu tư nước ngoài, hàng chế độ riêng, hàng tạm nhập-tái xuất. Để có những biện pháp khắc phục kịp thời, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ các hàng hoá, hành lí, ngoại hối, bưu phẩm, bưu kiện xuất nhập khẩu qua Chi cục Hải quan Gia Lâm, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan Ga đường sắt quốc tế Yên Viên, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công, Chi cục Hải quan Hà Tây, Chi cục Hải quan Gia Thuỵ, Chi cục Hải quan Bắc ninh, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc, Chi cục Hải quan Phú Thọ.
Cục Hải quan Hà nội có phạm vi quản lý rộng, phức tạp, không có cửa khẩu biên giới, không có cửa khẩu trực tiếp với biển nhưng Hà nội lại có hệ thống giao thông toả đi các miền trong cả nước và có sân bay quốc tế Nội Bài là cửa khẩu lớn đón nhận hầu hết sự giao lưu quốc tế với Viêt nam qua đường hàng không .
Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà nội diễn ra rất sội động, đa dạng và phức tạp đối với đủ các loại hình của hơn 4000 doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước. Nhưng cùng với sự phát triển về hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá cũng phát sinh không ít những hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và những hành vi vi phạm pháp luật Hải quan.
Chính vì những đặc điểm nêu trên, nên kết quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan Thành phố Hà nội trong thời gian qua tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp , chỉ mới phát hiện được những vụ nhỏ với những phương thức giản đơn và phổ biến. Những vụ buôn lậu quy mô lớn ít được phát hiện và xử lý, nhất là những vụ xuất nhập hàng cấm qua cửa khẩu và những vụ gian lận trốn lậu thuế có thủ đoạn tinh vi và có tính chất nước ngoài. Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại không những không giảm mà ngày càng gia tăng với những tình tiết ngay càng phức tạp.
Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài:”Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Nội” không những mang tính cấp thiết về mặt lý luận mà còn là đòi hỏi thực tiễn cấp thiết nhằm góp phần năng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan TP Hà nội. Chuyên đề làm rõ các nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự xuất hiện và phát triển của buôn lậu và gian lận thương mại trong hoạt động XNK do Cục Hải quan TP Hà nội quản lý để từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế và từng bước đẩy lùi tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Buôn lậu và gian lận thương mại là một đề tài có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên để việc nghiên cứu được tập trung và có trọng điểm chuyên đề chỉ đề cập đến Buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan , qua công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại , công tác kiểm tra ,giám sát của Cục Hải quan TP Hà nội
4.Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề được nghiên cứu dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp khảo sát thực tế ,thống kê, phân tích ,tổng hợp...
5.Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục , nội dung chuyên đề bao gồm 03 chương.
Chương I: Tổng quan về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trong thương mại quốc tế
Chương II: Thực trạng các hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục hải quan TP Hà nội
Chương III : Định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Hải quan Hà Nội trong thời gian tới
Chương I:
Tổng quan về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trong thương mại quốc tế
1.Khái niệm buôn lậu và gian lận thương mại trong Thương mậi quốc tế (TMQT)
1.1Khái niệm
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, sự gian lận trong buôn bán hàng giữa các nước cũng phát triển không ngừng cả về quy mô lẫn tính chất, thủ đoạn. Để hiểu rõ thế nào là Buôn lậu và gian lận thương mại, chúng ta lần lượt nghiên cứu từng nội dung của khái niệm:
1.1.1 Buôn lâu và vận chuyển hàng hoá trái phép :
-Buôn lậu: theo Luật hình sự Việt Nam, được định nghĩa là " buôn bán hàng trốn thuế hoặc hàng quốc cấm". Đó là định nghĩa buôn lậu nói chung. Còn trong ngữ cảnh quốc tế, buôn lậu được hiểu là buôn bán hàng hoá, tiền tệ và các phương tiện thanh toán khác qua biên giới trốn tránh sự kiểm soát nhà nước nhằm mục đích kiếm lời.
Buôn lậu là hành vi mang hàng hoá một cách bí mật và không hợp pháp vào và ra khỏi một nước mà không chịu trả thuế.
Công ước NAIROBI - Công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau, ngăn ngừa ,điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan- cũng đưa ra khái niệm buôn lậu là gian lận thương mại nhằm che dấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hoá lén lút qua biên giới.
Về tội danh buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới nhiều nước quy định tội danh buôn lậu vận chuyển đồ cấm (thuốc phiện, vũ khí, thuốc nổ...) là tội hình sự, còn các tội buôn lậu hàng hoá khác nằm trong tội danh gian lận thương mại thì bị truy thu thuế và phạt rất nặng (gia tăng theo số lần vi phạm) tức là có xu hướng không hình sự hóa các mối quan hệ dân sự trong hoạt động kiểm tra thương mại.
Đối với Việt nam, hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới là một tội danh được quy định tại điều 97 của Bộ luật hình sự. Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện qua các hành vi:
- Buôn lậu trái phép hàng hoá tiền tệ hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới trái với quy định của pháp luật với mục đích kiếm lợi nhuận bất hợp pháp.
- Không khai báo hoặc khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ, dấu giếm hàng hoá, tiền tệ trái phép không có giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền đã được Nhà nước quy định.
- Không đi qua các cửa khẩu, cố tình trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của Cơ quan Hải quan và cơ quan quản lý cửa khẩu.
Hành vi mang hàng hóa trái phép qua biên giới rõ ràng có mục đích buôn bán thì cấu thành tội buôn lậu .... Nếu không có mục đích buôn bán thì cấu thành tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.
Dấu hiệu bắt buộc của tội phạm qua biên giới là tội phạm được hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi mang hàng hoá trái phép qua biên giới. Hành vi nhập khẩu trái phép trót lọt hàng hoá hay tiền tệ qua biên giới vào trong nội địa mới bị phát hiện vẫn cấu thành tội buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.
Tất cả các đối tượng có hành vi vi phạm điều 97 Bộ luật hình sự đều là đối tượng đấu tranh của Hải quan và công tác đấu tranh chống buôn lậu là một trong nhiệm vụ quan trọng của Cục Hải quan Thành phố Hà Nội. Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quan trọng này Cục Hải quan Hà Nội phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất, có sự phân công rõ ràng giữa các phòng nghiệp vụ. Chúng ta cần phân biệt rõ giữa gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan và buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Đây là hai khái niệm khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế ở Việt Nam nói chung, Cục Hải quan Hà Nội nói riêng khái niệm này chưa được phân định rõ ràng, thậm chí còn được gộp vào một. Chính sự lẫn lộn này dẫn đến khó khăn cho việc phân biệt tội danh để đấu tranh và xử lý các tội phạm và hình vi vi phạm pháp luật Hải quan.
1.1.2 Gian lận thương mại :
- Gian lận: là hành vi dối trá, lừa đảo, mánh khoé của con người nhằm lừa người khác để đạt được mục đích nào đó.
- Gian lận thương mại: là những hành vi dối trá, mánh khoé lừa lọc trong thương mại nhằm mục đích thu được một khoản lợi bất chính nào đó mà lẽ ra những khoản lợi thu được này họ không được hưởng.
Ví dụ: Chủ hàng để lẫn lộn nhiều loại hàng hoá với nhau và khi Hải quan kiểm tra thì xuất trình những mạt hàng có thuế suất thấp. Hàng là sản phẩm hoàn chỉnh được khai là linh kiện, là nguyên phụ liệu để gia công, lắp ráp để trốn thuế. Hàng có xuất xứ từ nước này này lại khai báo là hàng có xuất xứ từ nước khác để được hưởng ưu đãi thuế...
Chủ thể của hành vi gian lận thương mại có thể là người bán hoặc người mua hoặc cả người bán lẫn người mua. Họ sử dụng các thủ đoạn khác nhau để lừa dối cơ quan Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hàng hoá. Ngoài ra đối với hàng cấm, do Nhà nước quản lý và hạn chế nhập khẩu, các chủ hàng cũng dùng các thủ đoạn gian lận thương mại để trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng.
1.1.3 Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan :
Vấn đề xác định rõ khái niệm gian lận thương mại cũng được Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế ( nay là tổ chức Hải quan thế giới WCO) đề cập, thảo luận nhiều lần. Ngày 09/06/1977 các nước thành viên đã ký kết công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính giữa các nước nhằm ngăn ngừa, điều tra, trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan (gọi tắt là công ước NAIROBI ) đã đưa ra định nghĩa: " Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, để thu được một khoản lợi nhuận nào đó do việc vi phạm này".
Về cơ bản, định nghĩa này đã khái quát được hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan. Hành vi đó được thể hiện bằng sự lừa dối thông qua hành động lẩn tránh việc nộp thuế và việc tuân thủ pháp luật Hải quan nhằm thu một khoản lợi nào đó. Tuy nhiên, đinh nghĩa nêu trên lại chưa đưa ra một cách đày đủ, chính xác các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan . Do đó, tại Hội nghị quốc tế lần thứ năm về chống gian lận thưong mại do WCO tổ chức ngày 09/10 đến ngày 13/10/1995 đã đưa ra định nghĩa mới như sau : :
" Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan và các quy định liên quan khác, nhằm đạt được mục đích:
- Trốn tránh hoặc có ý định trốn tránh việc nộp thuế Hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hoá trong thương mại.
- Tiếp nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá không thuộc đối tượng đó.
- Cố ý đoạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chính đáng.
Như vậy, định nghĩa gian lận thương mại rất rộng và liên quan đến nhiều khâu nghiệp vụ của ngành Hải quan. Qua đó cũng có thể thấy rằng định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan mà Hội nghị quốc tế lần thứ V đưa ra là cụ thể, chính xác và có tính khái quát cao, thể hiện ở tính chất vi phạm và mục đích của hành vi gian lận thương mại.
Hội nghị còn tổng kết và phân chia thành 16 loại hành vi gian lận thương mại chủ yếu hiện nay trong lĩnh vực Hải quan như sau:
1. Buôn lậu hàng hoá (kể cả hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu và đặc biệt hàng thuộc công ước WASHINGTON về bảo vệ động thực vật quý hiếm và các quy định quốc gia về bảo vệ môi trường) qua biên giới hoặc ra khỏi kho ngoại quan.
2. Khai báo sai tên hàng so với thực tế hàng hoá.
3. Khai tăng giá trị hoặc giảm giá trị hàng hoá.
4. Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ hay những quy định về chế độ ưu tiên đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, kể cả chế độ hạn ngạch.
5. Lợi dụng chế độ ưu đãi về thuế đối với hàng gia công.
6. Lợi dụng chế độ tạm nhập (kể cả dùng thẻ ATA; Agreement on Temporary Admission).
7. Lợi dụng các quy định về giấy phép xuất nhập khẩu.
8. Lợi dụng các quy định về hàng chuyển khẩu, chuyển tiếp, quá cảnh, mượn đường để thay đổi hành trình đến đích của hàng hoá.
9. Khai báo sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hoá.
10. Lợi dụng các quy định về mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép nhằm giảm thuế hàng hoá được cung cấp cho người tiêu dùng cụ thể.
11. Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ người tiêu dùng.
12. Kinh doanh hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã.
13. Thực hiện các giao dịch buôn bán không có sổ sách.
14. Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan (kể cả chứng từ giả về hàng hoá đã xuất khẩu).
15. Doanh nghiệp " ma" tức doanh nghiệp kinh doanh chỉ trên giấy tờ hoặc đăng ký kinh doanh bất hợp pháp để hưởng ưu đãi thuế.
16. Phá sản có tính toán, tức công ty kinh doanh trong một thời gian ngắn để nợ đọng thuế rồi tuyên bố phá sản để trốn tránh việc nộp thuế, sau đó giám đốc công ty lại thành lập công ty mới với cùng ý định và mục đích như ban đầu. Loại gian lận này còn được gọi là " hội chứng phượng hoàng".
Ngoài ra Hội nghị cũng đề cập đến các biện pháp chống gian lận thương mại trong việc sử dụng máy tính, đồng thời đã chú ý đến hoạt động gian lận thương mại trong các sản phẩm sơ chế có trình độ cao.
1.2. Phân biệt giữa buôn lậu và gian lận thương mại.
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu khái niệm của Buôn lậu và khái niệm của gian lận thương mại. Từ định nghĩa về Buôn lậu và gian lận thương mại và sự phân chia các hành vi gian lận thương mại của Tổ chức Hải quan thế giới, có thể thấy rằng gian lận thương mại là một khái niệm có phạm vi rất rộng, bao hàm cả hành vi buôn lậu. Sự khác nhau cơ bản giữa buôn lậu và gian lận thương mại là ở chỗ buôn lậu trước hết là hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp nghiêm trọng hơn. Nó bao hàm các hành vi giấu giếm để trốn tránh hoàn toàn hoặc một phần việc kiểm tra của Hải quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện. Còn gian lận thương mại được định nghĩa là việc cố ý làm trái các quy định của pháp luật, chính sách hoặc lợi dụng sự sơ hở, không rõ ràng, không chính xác, không đầy đủ khoa học của pháp luật, sự chưa hoàn thiện và hành vi gian dối, lừa gạt qua cửa khẩu một cách công khai ngay nơi kiểm tra, kiểm soát của Hải quan nhăm thu lợi bất chính. Buôn lậu hoạt động không công khai, còn các loại hình gian lận thương mại khác bằng những thủ đoạn tinh vi đã “ qua mặt” các cơ quan quản lý nhà nước một cách công khai. Trên thực tế, cả hai hành vi trên đều là sự vi phạm pháp luật nhà nước trong lĩnh vực hải quan nhưng hành vi buôn lậu dễ nhận dạng hơn, hình thức xử lý cũng rõ ràng hơn và nghiêm khắc hơn.
Tuy nhiên, ở nước ta lại có quan điểm khác về buôn lậu và gian lận thương mại. Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1990 ( đã sửa đổi bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989, ngày 22/12/1990 có hiệu lực ) đã bao hàm cả các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan như: Không khai báo, khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng hoá... Từ đó có thể hiểu rằng gian lận thương mại là một nội dung, một bộ phận trong tội danh buôn lậu.Việc quy định như vậy không phù hợp với thực tế bởi vì xét về góc độ áp dụng pháp luật không thể khởi tố tất cả các chủ thể có hành vi thoả mãn cấu thành tội “ buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá hoặc tiền tệ qua biên giới” như đã nêu trên. Mặt khác xu hướng của các nước trên thế giới cũng như ở nước ta trong thời gian gần đây là không hình sự hoá các sai phạm trên lĩnh vực kinh tế ,việc xác định này cũng trái hẳn với quan điểm của Hải quan các nước và Tổ chức Hải quan thế giới, do đó sẽ gây khó khăn lớn trong việc giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế và trong việc xử lý vi phạm pháp luật Hải quan giữa nước ta với các nước khác trong quá trình hội nhập quốc tế.
1.3 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thương mại
1.3.1 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thương mại đối với nền kinh tế quốc dân
Thu nhập từ thuế, trong đó có thuế xuất nhập khẩu là một trong những nguồn thu quan trọng của nhà nước. Một trong các mục đích của các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại là nhằm trốn thuế, do đó tác hại của buôn lậu và gian lận thương mại đối với nền kinh tế trước hết ở chỗ nó gây thất thu cho ngân sách nhà nước dẫn đến tình trạng Nhà nước mất cân đối về thu chi ngân sách, làm ảnh hưởng tới các kế hoạch kinh tế, tài chính của đất nước, đặc biệt là tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước đang phát triển.
Mặt khác, thuế quan là thuế đánh trên hàng hoá nhập khẩu nhằm mục đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu để giảm sự cạnh tranh với hàng hoá trong nước, kích thích sản xuất trong nước. Nhờ trốn thuế mà giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Với mức giá thấp và chất lượng cao hơn do có công nghệ sản xuất tiến tiến, hiện đại, hàng ngoại dễ dàng lấn át hàng nội, phá thế bình ổn giá cả làm cho một số ngành sản xuất trong nước trở nên đình trệ.
Hoạt động Buôn lậu và gian lận thương mại còn làm phương hại tới lợi ích đất nước, tới quyền lợi của người tiêu dùng. Hàng hoá nhập lậu không được giám định, kiểm tra chất lượng. Có nhiều trường hợp vì mục tiêu lợi nhuận mà người nhập khẩu về cả những hàng hoá kém chất lượng, máy móc công nghệ cũ kỹ lạc hậu, làm phương hại tới lợi ích đất nước và quyền lợi của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Buôn lậu và gian lận thương mại còn là một trong những nguyên nhân gây chảy máu vàng, chảy máu các tài nguyên, đặc sản quý của đất nước, làm cho đất nước kiệt quệ về nguồn lực. Hàng bị xuất lậu chủ yếu là hàng thuộc dạng nguyên liệu, khoáng sản, nhiên liệu thô, có mặt hàng chiến lược, hàng quốc cấm... Có thời kỳ từng rộ lên nạn xuất lậu đồng, xuất lậu gỗ quý, đá ruby, nạn bắt trộm hải sản v.v...
1.3.2 Hậu quả của Buôn lậu gian lận thương mại đối với văn hoá xã hội
Thực tế cho thấy Buôn lậu và gian lận thương mại gây nên những hậu quả nặng nề và phức tạp về mặt văn hoá xã hội.Trong số hàng hoá được đưa vào trong nước bằng con đường phi pháp có không ít văn hoá phẩm đồi trụy, tuyên truyền bạo lực hay kiểu sống thác loạn, bệnh hoạn đã ảnh hưởng tới nhân cách của nhiều người, nhất là tầng lớp thanh thiếu nhi, làm suy đồi nếp sống lành mạnh của xã hội và truyền thống văn hoá dân tộc. Đặc biệt, tình hình nhập lậu ma tuý và các chất gây nghiện khác đang ngày càng trở nên nghiêm trọng đã và đang huỷ hoại một bộ phận thế hệ trẻ của đất nước, làm suy kiệt giống nòi.
Hơn thé nữa, buôn lậu và gian lận thương mại cũng là một nhân tố làm tăng chênh lệch giữa kẻ giàu và người nghèo, tạo đà cho việc thê mướn và bóc lột sức lao động. Một số lớn lực lượng lao động bị tiền thuê mướn cám dỗ bỏ cả công việc sản xuất đi làm " cửu vạn" cho bọn buôn lậu, trong số đó có cả trẻ em đang tuổi đến trường cũng bỏ học tham gia vào đường dây buôn