Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ

Như nhiều quốc gia khác trong giai đọan đầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ngành dệt may Việt Nam từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Bên cạnh việc cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu đa dạng cho thị trường trong nước, ngành dệtmay còn là ngành đi đầutrong việc sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. Ngành dệtmay vùa là ngành thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh cao lại vừa là ngành đi đầu khai phá những thị trường xuất khẩu mới, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra tiền đề để phát triển những ngành công nông nghiệp phụ trợ khác. Việt Nam là một trong số ít nước có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành dệt may, các sảnphẩm dệt may của Việt Nam có sức cạnh tranh khá cao trên thị trường thế giới. Vì thế, thị trường quốc tế luôn là đích nhắm tới của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trong những năm qua, dệt may Việt Nam đã khai thác khá thành công nhiều thị trường xuất khẩu lớn như EU, Nhật bản tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vào những thị trường này vẫn chưa tương xứng với tiềmnăng vốn có của ngành. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngày 13/7/2000, hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ được ký kết tạo điều kiện cho sản phẩm dệt may Việt Nam thâm nhập vào thị trường có dung lượng tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới này. Tuy vậy để đẩy mạnh xuấtkhẩu, mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ lại là vấn đề không đơn giản vì thị trường Mỹ là nơi hội tụ của tất cả các nước xuất khẩu dệt may mạnh nhất trên thế giới. Để làm được điều này, đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa, năng động hơn nữa và phải được sự trợ giúp hơn nữa từ phía Nhà nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Ngành dệtmay phải tự đánh giá, phân tích để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu củabản thân, những cơ hội, 5 thách thức để từ đó đưa ra những đối sách hợp lý để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh. Chính vì những lý do đó, tôichọn đề tài luận văn “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩuhàng dệt may vào thị trường Mỹ “ như là một sự đóng góp nhỏ vào nhiệm vụ chung của toàn ngành dệt may

pdf94 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC [z\ LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY TẠI MỸ VÀ VAI TRÒ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY TẠI MỸ ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY TẠI MỸ........................................ 1 1.1.1. Đặc điểm của thị trường dệt may Mỹ ............................................................... 1 1.1.1.1. Tổng quan về môi trường kinh doanh tại thị trường Mỹ ..................................... 1 1.1.1.2. Tình hình cung cầu hàng dệt may tại thị trường Mỹ ........................................... 5 1.1.1.3. Hệ thống cơ chế chính sách của Mỹ đối với hàng nhập khẩu .......................... 11 1.2. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM .................................................................. 15 1.3. TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM ................................................................................................................... 17 1.3.1. Ýù nghĩa của việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ ...............................................17 1.3.2. Triển vọng của thị trường Mỹ đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt nam .....17 Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY NÓI CHUNG VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ. 2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ......................................................................................................... 20 2.1.1. Tình hình hoạt động của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua .........20 2.1.1.1. Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua ........... 22 2.1.1.2. Về thị trường xuất khẩu ................................................................................... 22 2.1.1.3. Về đối thủ cạnh tranh ....................................................................................... 24 2.1.2. Tình hình sản xuất phục vụ cho xuất khẩu ........................................................25 2 2.1.2.1. Về năng lực sản xuất ........................................................................................ 26 2.1.2.2. Về tình hình đầu tư cho sản xuất ...................................................................... 27 2.1.2.3. Về tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm dệt may ........................................................... 28 2.1.2.4. Về chi phí nhân công ........................................................................................ 29 2.1.3. Cơ chế và chính sách của Nhà Nước đối với hàng dệt may xuất khẩu ...........30 2.1.3.1. Chính sách đối ngoại ......................................................................................... 30 2.1.3.2. Chính sách đối nội ............................................................................................ 31 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu ngành dệt may Việt nam trong thời gian qua ........................................................................................................................ 31 2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VÀO MỸ TRONG THỜI GIAN QUA ......................................................................................... 32 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng ................................................... 33 2.2.1.1. Về xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường Mỹ thời gian qua ......... 33 2.2.1.2. Về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ ........................................................................................ 34 2.2.1.3. Về tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may Việt Nam .............................................................. 35 2.2.2. Tình hình sản xuất phục vụ cho xuất khẩu của các doanh nghiệp ..................36 2.2.2.1. Về thương hiệu hàng dệt may .......................................................................... 36 2.2.2.2. Về quy mô đơn hàng ........................................................................................ 37 2.2.2.3. Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ....................................................................... 38 2.2.2.4. Về chất lượng và giá cả sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu ........................... 39 2.2.2.5. Về phương thức xuất khẩu ............................................................................... 40 2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ ....................................................................... 41 Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 3 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 ............................................................................ 44 3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ............................................. 46 3.2.1. Phân tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến ngành Dệt May Việt Nam ....................................................................... 46 3.2.2. Phân tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố môi trường bên trong tác động đến ngành dệt may Việt Nam ........................................................................ 48 3.2.3. Xác định các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ ........................................................................................ 50 3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ....................................................................... 53 3.3.1. Nhóm giải pháp 1 : Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu 53 3.3.2. Nhóm giải pháp 2 : Hỗ trợ phát triển thị trường ................................................. 58 3.3.3. Nhóm giải pháp 3 : Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................................. 62 3.4. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 63 Kết luận chương 3 KẾT LUẬN 4 LỜI MỞ ĐẦU [œ\ Như nhiều quốc gia khác trong giai đọan đầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ngành dệt may Việt Nam từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Bên cạnh việc cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu đa dạng cho thị trường trong nước, ngành dệt may còn là ngành đi đầu trong việc sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. Ngành dệt may vùa là ngành thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh cao lại vừa là ngành đi đầu khai phá những thị trường xuất khẩu mới, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra tiền đề để phát triển những ngành công nông nghiệp phụ trợ khác. Việt Nam là một trong số ít nước có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành dệt may, các sản phẩm dệt may của Việt Nam có sức cạnh tranh khá cao trên thị trường thế giới. Vì thế, thị trường quốc tế luôn là đích nhắm tới của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trong những năm qua, dệt may Việt Nam đã khai thác khá thành công nhiều thị trường xuất khẩu lớn như EU, Nhật bản … tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vào những thị trường này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của ngành. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngày 13/7/2000, hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ được ký kết tạo điều kiện cho sản phẩm dệt may Việt Nam thâm nhập vào thị trường có dung lượng tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới này. Tuy vậy để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ lại là vấn đề không đơn giản vì thị trường Mỹ là nơi hội tụ của tất cả các nước xuất khẩu dệt may mạnh nhất trên thế giới. Để làm được điều này, đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa, năng động hơn nữa và phải được sự trợ giúp hơn nữa từ phía Nhà nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Ngành dệt may phải tự đánh giá, phân tích để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, những cơ hội, 5 thách thức để từ đó đưa ra những đối sách hợp lý để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh. Chính vì những lý do đó, tôi chọn đề tài luận văn “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ “ như là một sự đóng góp nhỏ vào nhiệm vụ chung của toàn ngành dệt may. 1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Luận văn đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và đánh giá những vấn đề liên quan đấn thị trường dệt may Mỹ như đặc điểm của môi trường kinh doanh, tình hình cung cầu hàng dệt may, các cơ chế và chính sách của Mỹ liên quan đến dệt may nhập khẩu. Đây là những điều tổng quát cần thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may khi muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ. Đồng thời, luận văn đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may nói chung và vào thị trường Mỹ nói riêng trong thời gian qua của ngành dệt may Việt Nam. Qua đó, luận văn xác định các yếu tố tác động thuận lợi, tiêu cực cũng như các điểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng tới xuất khẩu của ngành Cuối cùng, qua việc tổng hợp những phân tích và đánh giá ở trên, luận văn dùng phương pháp sơ đồ xương cá để đưa ra những giải pháp nhằm giúp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thị trường dệt may Mỹ đối với xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Nghiên cứu những đặc trưng của thị trường này và sự thâm nhập, phát triển của xuất khẩu dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ. Phạm vi nghiên cứu : luận văn đứng trên góc độ của ngành dệt may để nghiên cứu khả năng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ Thời gian nghiên cứu của luận văn : từ năm 1990 trở về đây 6 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như : phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê. Bằng các phương pháp này, luận văn đã phân tích, so sánh và xem xét mối quan hệ giữa các vấn đề quan tâm để tìm ra những phương thức tác động hợp lý. Từ đó, khai thác tối đa các tác động tích cực, điểm mạnh, giảm thiểu các tác động tiêu cực, điểm yếu trên cơ sở đề xuất những giải pháp tối ưu phục vụ cho mục tiêu phát triển. 4. NỘI DUNG LUẬN VĂN Nội dung của luận văn được kết cấu theo 3 chương. Bao gồm : Chương 1 : Tổng quan về thị trường dệt may tại Mỹ và vai trò thị trường dệt may Mỹ đối với ngành dệt may Việt Nam. Chương 2 : Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói chung và tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ Tác giả dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này, tuy nhiên, do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, hơn nữa vấn đề luận văn đề cập tới là vấn đề lớn nên chắc chắn luận văn còn nhiều khiếm khuyết và sai sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến phản hồi của quý Thầy Cô và các bạn học viên để luận văn được hoàn chỉnh hơn. 7 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY MỸ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG DỆT MAY MỸ ĐỐI VỚI DỆT MAY VIÊT NAM 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY TẠI MỸ : Nước Mỹ là đất nước đa chủng tộc, đa văn hóa. Mỹ là quốc gia có lịch sử hình thành non trẻ. Diện tích nước Mỹ vào khoảng 9,3 triệu km2, là nước có diện tích lớn thứ 4 thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc. Dân số Mỹ vào khoảng 285 triệu người chiếm 5% dân số thế giới. Trong đó, người da trắng chiếm 80% dân số còn lại là người da màu. Mỹ là quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới với GDP năm 2003 là 10400 tỷ USD chiếm 20,8% GDP toàn thế giới, thu nhập bình quân đầu người khoảng 36.200 USD. Thị trường quốc nội của Mỹ là thị trường lớn nhất toàn cầu. Mỗi năm nguời dân Mỹ tiêu thụ lượng hàng hóa và dịch vụ lên tới 5500 tỷ USD, trong đó lượng hàng hóa phải nhập khẩu là 1.100 tỷ USD. Xã hội Mỹ là xã hội tiêu thụ và người dân Mỹ được xem là người dân có sức tiêu dùng lớn nhất trong tất cả các nước có nền kinh tế phát triển, theo tính toán của các chuyên gia Liên Hợp Quốc thì so với sức tiêu dùng của người dân các nước ở Nhật Bản và khối EU thì người dân Mỹ có sức tiêu thụ gấp 1,7 lần. Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều loại hàng hóa, đa dạng về chủng loại và đa dạng về cấp bậc chất lượng. 1.1.1. Đặc điểm của thị trường dệt may Mỹ 1.1.1.1. Tổng quan về môi trường kinh doanh tại thị trường Mỹ ª Môi trường kinh tế Về mặt kinh tế, sự phồn vinh kinh tế của Mỹ đã và đang là động lực của kinh tế thế giới. Mỹ giữ vai trò chi phối gần như tuyệt đối trong các tổ chức tài chính, 8 kinh tế thế giới như Ngân Hàng Thế Giới ( WB ), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ( IMF ), Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ( WTO )... Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nhiều ngành nghề đa dạng, có tính cạnh tranh cao, bao gồm nhiều lĩnh vựïc từ khu vực có giá trị gia tăng cao đến khu vực trung bình, và là nền kinh tế tự do nhất thế giới. Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu của Mỹ rất sôi động. Về xuất khẩu : Mỹ là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là 978,6 tỷ USD. Đáng chú ý là nếu trong thương mại hàng hóa hữu hình Mỹ là nước nhập siêu thì trong thương mại dịch vụ Mỹ xuất siêu 73,6 tỷ USD. Điều này phản ánh sức mạnh và tiềm năng rất lớn của Mỹ trong khu vực dịch vụ và công nghệ cao. Về xuất khẩu, Mỹ chủ trương sản xuất những mặt hàng và dịch vụ mà nước khác không thể sản xuất được, tập trung mạnh vào những ngành tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao cần nhiều công nghệ tinh vi phức tạp. Về nhập khẩu : Mỹ cũng đứng đầu thế giới với tổng mức nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2000 là 1.314,5 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng hóa hữu hình là 1.118 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu liên tục tăng hàng năm từ 10,7% đến 14,0%. Mỹ chủ trương nhập khẩu hàng hóa rẻ tốn nhiều sức lao động từ bên ngoài nhằm hạ giá thành đối với những sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của người nghèo và tầng lớp trung lưu. Từ đó làm giảm lạm phát, tăng sức mua của người dân. Đây là cơ hội rất lớn cho sản phẩm của ngành dệt may từ những nước đang phát triển như Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ vì đặc điểm thâm dụng lao động và chi phí sản xuất thấp. Tóm lại, về mặt kinh tế, địa vị siêu cường của Mỹ được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế khổng lồ. Về mặt thương mại, Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới với những phân đoạn thị trường rất đa dạng có thể thu hút và tiêu thụ rất nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau. Có thể nói Mỹ là thị trường lý tưởng cho các công ty và doanh nghiệp trên khắp thế giới trong đó có Việt nam. Đặc biệt đối với những sản phẩm vật chất tốn nhiều sức lao động như ngành dệt may. 9 ª Môi trường văn hóa – xã hội ° Về cấu trúc gia đình : Trong vài thập kỷ gần đây, cấu trúc gia đình Mỹ đã trải qua cuộc cách mạng với những thay đổi lớn để lại dấu ấn trong đời sống xã hội. Cuộc sống phát triển cao, cường độ lao động căng thẳng, vai trò cá nhân và sự cơ động đã làm cho người Mỹ thay đổi về căn bản quan điểm về mô hình gia đình truyền thống. Theo những số liệu của cuộc điều tra mới đây, số người trung bình trong gia đình Mỹ đã giảm xuống đáng kể . Tuy nhiên số phụ nữ làm mẹ tham gia lực lượng lao động tăng đáng kể. Trong số 3,7 triệu phụ nữ có con dưới 1 tuổi vào năm 1998 thì có tới 60% đi làm. Số người trong gia đình giảm, số phụ nữ tham gia lực lượng lao động tăng lên làm cho mức chi tiêu cho các sản phẩm dệt may tăng tương ứng. Các sản phẩm như quần áo thời trang, đồ thể thao, các sản phẩm trang trí nhà cửa như rèm, thảm … tiêu thụ rất mạnh. ° Về đặc điểm nhân khẩu học : thanh thiếu niên Mỹ ngày nay, thế hệ con cái của những người sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số những năm 1946 – 1964 đang nhanh chóng trở thành lớp người tiêu dùng mới. Lứa thanh thiếu niên ngày nay có thu nhập cao hơn và chi tiêu nhiều hơn so với lớp thanh thiếu niên của thế hệ trước. Họ chi tiêu cho mua sắm quần áo rất lớn. Lứa tuổi này rất chú ý tới thời trang và “hàng hiệu”. Đồng thời, thế hệ thanh thiếu niên mới có được nền giáo dục cao nên họ thích ứng rất nhanh với những phương thức mua bán hàng mới như mua hàng trực tuyến (qua internet) cũng như nhanh chóng hấp thụ những dòng thời trang mới. Điều đó tạo điều kiện cho những công ty buôn bán hàng dệt may mở rộng hình thức phân phối và giới thiệu sản phẩm mới. Điều đó đưa đến đời sống sản phẩm sẽ ngắn đi và mẫu mã sẽ phải thay đổi nhanh chóng hơn trước kia. Do đó đây là thách thức không nhỏ đối với ngành dệt may Việt Nam khi mà thiết kế thời trang và mẫu mã là khâu yếu nhất. Lứa tuổi từ 45 trở lên chiếm 34% dân số, dự đoán sẽ tăng lên 38% vào năm 2005 và năm 2010 là 41%. Những người tiêu dùng thuộc lứa tuổi này có xu hướng tiết kiệm hơn, dù họ kiếm ra nhiều tiền. Bởi vì, họ còn phải dành phần lớn nguồn 10 thu nhập lo cho con cái học đại học, trả tiền mua nhà và tiết kiệm khi về hưu. Tuy nhiên, những người thuộc lớp này là nhóm người chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng mức tiêu thụ quần áo. Họ thường quan tâm tìm kiếm những sản phẩm đáp ứng được những giá trị mà họ mong muốn với giá cả phù hợp. Số lượng người từ 65 tuổi trở lên ở Mỹ đang gia tăng, đây là tín hiệu tốt cho các nhà sản xuất hàng dệt may. Nhóm người này ít quan tâm đến thời trang mà chỉ chú ý nhiều đến sự thoải mái, tiện lợi và giá cả sản phẩm. Các sản phẩm như
Tài liệu liên quan