Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các nước trên thế giới đều thực hiện mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó hoạt động kinh tế đối ngoại đóng vai trò hết sức quan trọng, nó trở thành cầu nối giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng sử dụng thương mại như chiếc cầu nối để tiếp cận với thế giới. Thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại giúp Việt Nam không những khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nguồn tài nguyên, nguồn vốn sẵn có của mình mà cong tận dụng được các nguồn lực, vốn của các nước tiên tiến nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của mình. Do đó phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại là vấn đề thiết yếu đối với mỗi quốc gia trong giai đoạn phát triển này.
Để hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia phát triển thì vấn đề then chốt là phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế. Có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau, mỗi phương thức có những ưu việt riêng của nó, tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán sử dụng phổ biến nhất do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, trong thực tế tham gia quá trình thương mại quốc tế, có rất nhiều lý do khác nhau đã làm cho hiệu quả phương thức thanh toán này của chúng ta còn khá thấp và bọ hạn chế nhiều. Điều này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước cũng như quyền lợi chính của các ngân hàng đã và đang là nhiệm vụ chính đặt ra cho các ngân hàng.
Nắm bắt được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, NHĐT&PTVN Chi nhánh Hà Nội đã chú trọng vào nâng cao phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế mà trọng tâm là phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của BIDV Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành công nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định điều này đã làm hạn chế hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Vì lý do này mà em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội”
Chuyên đề nêu các hình thức thanh toán quốc tế phổ biến, quy trình và thực trang thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Nội. Trên cơ sở đó em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh.
Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau như tổng hợp, phân tích, liệt kê, so sánh kết hợp với tìm hiểu lý thuyết và phân tích thực tế tại BIDV Hà Nội làm cơ sở cho các kết luận.
Kết cấu chuyên đề:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức tín dụng chứng từ
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng ĐT&PTVN Chi nhánh Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NHĐT&PTVN Chi nhánh Hà Nội.
63 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các nước trên thế giới đều thực hiện mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó hoạt động kinh tế đối ngoại đóng vai trò hết sức quan trọng, nó trở thành cầu nối giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng sử dụng thương mại như chiếc cầu nối để tiếp cận với thế giới. Thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại giúp Việt Nam không những khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nguồn tài nguyên, nguồn vốn sẵn có của mình mà cong tận dụng được các nguồn lực, vốn của các nước tiên tiến nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của mình. Do đó phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại là vấn đề thiết yếu đối với mỗi quốc gia trong giai đoạn phát triển này.
Để hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia phát triển thì vấn đề then chốt là phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế. Có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau, mỗi phương thức có những ưu việt riêng của nó, tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán sử dụng phổ biến nhất do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, trong thực tế tham gia quá trình thương mại quốc tế, có rất nhiều lý do khác nhau đã làm cho hiệu quả phương thức thanh toán này của chúng ta còn khá thấp và bọ hạn chế nhiều. Điều này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước cũng như quyền lợi chính của các ngân hàng đã và đang là nhiệm vụ chính đặt ra cho các ngân hàng..
Nắm bắt được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, NHĐT&PTVN Chi nhánh Hà Nội đã chú trọng vào nâng cao phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế mà trọng tâm là phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của BIDV Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành công nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định điều này đã làm hạn chế hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Vì lý do này mà em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội”
Chuyên đề nêu các hình thức thanh toán quốc tế phổ biến, quy trình và thực trang thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Nội. Trên cơ sở đó em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh.
Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau như tổng hợp, phân tích, liệt kê, so sánh kết hợp với tìm hiểu lý thuyết và phân tích thực tế tại BIDV Hà Nội làm cơ sở cho các kết luận.
Kết cấu chuyên đề:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức tín dụng chứng từ
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng ĐT&PTVN Chi nhánh Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NHĐT&PTVN Chi nhánh Hà Nội.
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Khái quát về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế
Khái niệm Thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phái sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các quốc gia với nhau.
Hoạt động thanh toán quốc tế được phân chia thành hai lĩnh vực là: Thanh toán trong ngoại thương ( thanh toán mậu dịch) và Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch).
Thạnh toán quốc tế trong ngoại thương: Là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, tức là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại. Đó là việc chi trả các chi phí cho cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các cho phí đi lại ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân, các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức đoàn thể trong nước.
Vai trò của Thanh toán quốc tế
Vai trò của Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Thanh toán quốc tế trở thành chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và kinh tế thế giơí, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác.Trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế càng đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng.
Thanh toán quốc tế là khâu mua bán quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ giữa các cá nhân,tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó mà tồn tại và phát triển được. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa tiền tệ một cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán, người bán giao hàng, thể hiện chất lượng của một chu kì kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế tài chính trong hoạt động các doanh nghiệp.
Vai trò của TTQT đối với ngân hàng
Mối quan hệ giữa ngân hàng với TTQT
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua NHTM với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán.
Các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kĩ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong giao dịch mua bán với nước ngoài.
Trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, khách hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tích cực.
TTQT – hoạt động sinh lời của NHTM
Ngày nay, hoạt động TTQT là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các NHTM, nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng. TTQT còn là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thcus đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường vốn huy động, đặc biệt là vốn bằng ngoại tệ…
Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vai trò hết súc quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ là một hoạt động thanh toán thuần túy, mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Thông qua cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng, ngân hàng thu một khoản phí để bù đắp các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết. Tùy theo các phương thức thanh toán, môi trường cạnh tranh và độ tín nhiệm của khách hàng mà biểu phí mà mức phí dịch vụ áp dụng là khác nhau cho các khách hàng khác nhau. Biểu phí dịch vụ TTQT tạo nên doanh thu và lợi nhuận của NHTM.
Đối với NHTM hiện đại thì thu nhập từ phí dịch vụ có xu hướng tăng không những cả về số lượng mà cả về tỷ trọng. Hơn nữa, các NHTM ngày nay hoạt động là đa năng, tạo ra một dây chuyền kinh doanh khép kín, mỗi nghiệp vụ tạo ra một mắt xích không thể thiếu, trong đó hoạt động TTQT được xác định là hoạt động căn bản, làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác phát triển như kinh doanh ngoại tệ, tào trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương…
Các phương thức TTQT chủ yếu
1 ) Phương thức ứng trước – advanced payment
a. Khái niệm
Người mua chấp nhận giá hàng của người bán và chuyển tiền thanh toán cùng với đơn đặt hàng chắc chắn (không hủy ngang), nghĩa là việc thanh toán được thực hiện trước khi hàng hóa được bán, gửi đi.
Ưu điểm đối với các bên:
Đối với nhà nhập khẩu
- Khả năng chắc chắn nhận được hàng hóa ngay cả khi nhà xuất khẩu vì một lý do nào đó không muốn giao hàng
- Do thanh toán trước nên người nhập khẩu có thể thương lượng với nhà xuất khẩu để được giảm giá.
Đối với nhà xuất khẩu
- Do được thanh toán trước, nên nhà xuất khẩu tránh được rủi ro vỡ nợ từ phía nhà nhập khẩu.
- Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng.
- Do nhận được tiền thanh toán trước, nên trạng thái tiền tệ của nhà xuất khẩu được tăng cường.
Rủi ro và trách nhiệm đối với các bên:
Đối với nhà nhập khẩu:
Uy tín và khả năng của người bán: Sau khi nhận tiền, nhà xuất khẩu có thể chủ tâm không giao hàng, giao hàng thiếu, không có khả năng giao như thỏa thuận, hoặc thậm chí bị phá sản. Để tránh rủi ro này, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu một bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay một dạng bảo lãnh khác từ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
Hàng hóa có được bảo hiểm đầy đủ trong quá trình vận chuyển? Người hưởng lợi bảo hiểm là người nhập khẩu ngay ca trong trường hợp nhà xuất khẩu mua bảo hiểm hàng hóa.
Đối với nhà xuất khẩu:
Sau khi đặt hàng, nhà nhập khẩu không thực hiện chuyển tiền trước, trong khi đó hàng hóa đã được nhà xuất khẩu thực hiện thu mua, nên nhà xuất khẩu có thể phải chịu chi phí quản lý, chi phí lưu kho, tiền bảo hiểm, hoặc nếu như hàng hóa đã được gửi đi, thì phải chở hàng quay về và phải tìm khách hàng mua khác rất tốn kém hay phải giảm giá bán.
Người bán phải giao hàng khi nhận được xác nhận của ngân hang phục vụ mình là tiền thanh toán chuyển đến đã được ghi có vào tài khoản của người bán.
Khi đã nhận được tiền hàng thanh toán đầy đủ, người bán có nghĩa vụ bảo đảm giao hàng theo đúng đơn đặt hàng của người mua, đồng thời thu xếp vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người bán chịu trách nhiệm làm việc này.
2) Phương thức ghi sổ - Open account
a) Khái niệm:
Là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kì như đã thỏa thuận.
b) Đặc điểm:
- Không có sự tham gia của ngân hàng với với chức năng là mở tài khoản và thực hiện thanh toán.
- Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có hiệu lực thanh quyết toán.
- Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và NK.
- Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau.
- Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng hay cho một loạt các chuyến hàng thường xuyên, định kì trong một thời gian nhất định.
- Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hươn giá hàng bán trả tiền ngay.
3. Phương thức chuyển tiền – Remittance
a/ Khái niệm và đặc điểm
Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định.
Là phương thức đơn giản, người chuyển tiền và người nhận tiền thanh toán trực tiếp với nhau.
Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, và hưởng phí.
Trong thanh toán chuyển tiền, việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Người mua sau khi nhận hàng có thể không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán do đó làm cho quyền lợi của người bán không được đảm bảo.
Chỉ được áp dụng trong các trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau.
4. Phương thức nhờ thu – Payment Collection
a/ Khái niệm và đặc điểm:
Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, bên bán (nhà XK) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà NK) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
Trong phương thức nhờ thu, các ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán một cách sâu rộng và toàn diện hơn phương thức ứng trước hay ghi sổ. Mức độ tham gia của ngân hàng vào quá trình nhờ thu phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung các chỉ thị và những gì mà bán người ủy quyền cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ.
b/ Các bên tham gia:
Người ủy nhiệm thu (Principal): Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền. Người ủy nhiệm thường là người xuất khẩu, hoặc người kí phát hối phiếu.
Ngân hàng chuyển nhờ thu (Remitting bank), hay ngân hàng gửi chứng từ (Sending bank): Là ngân hàng theo yêu cầu của người ủy nhiệm, chấp nhận chuyển nhờ thu đến một ngân hàng ở gần và thuận tiện với người trả tiền.
Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): Là ngân hàng ở nước người mua nhận nhờ thu từ ngân hàng gửi nhờ thu và thực hiện thu tiền từ người mua theo các điều kiện ghi trong Lệnh nhờ thu.
Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ, thì ngân hàng thu hộ đồng thời là ngân hàng xuất trình.Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ, thì ngân hàng phục vụ người mua là ngân hàng xuất trình
Người trả tiền hay người thụ trái (Drawee): Là người mà nhờ thu được xuất trình để thanh toán và chấp nhận thanh toán. Nguời trả tiền thường là người nhập khẩu hay người mua.
Ưu điểm của nhờ thu:
Đối với người bán: Có ngân hàng phục vụ mình tham gia với vai trò là ngân hàng đại lý cho mình. NH phục vụ người bán có thể tùy chọn NHTH. Người bán có được các đại lý uy tín
Và được thừa nhận là các NH, ngay cả tại nước người mua. Hơn nữa, toàn bộ quy trình nhờ thu được xử lý theo một quy tắc và tập quán thực hành ngân hàng quốc tế thống nhất (URC). Chính vì thế mà người bán có được vị thế và điều kiện tốt hơn trong việc xử lý các tình huống khi mà người mua không thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Đối với người mua: Nếu không tính đến các điều kiện đặc biệt, thì người mua chỉ trả tiền khi sau khi hàng đã tới đích; hơn nữa việc nhận hàng thường diễn ra không muộn hơn thời điểm phải trả tiền.
1.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.2.1 Khái niệm:
Điều 2, UCP 600 định nghĩa về Tín dụng chứng từ như sau: Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hay gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang cua NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.
Tên gọi của Tín dụng chứng từ là không bắt buộc, và có thể là bất cứ tên gọi nào, miễn là nội dung của nó thể hiện một thỏa thuận, theo đó một ngân hàng hành động theo yêu cầu hoặc theo chỉ thị của một khách hàng hoặc trên danh nghĩa chính mình phải trả tiền hoặc trả tiền theo lệnh của một người khác hoặc chấp nhận và trả tiền hối phiếu do ngừời này kí phát, khi bộ chứng từ quy định được xuất trình và tuân thủ các điều kiện của Tín dụng.
Đặc điểm của giao dịch L/C:
1/ L/C là hợp đồng kinh tế hai bên:
L/C là hợp đồng kinh tế hai bên giữa NHPH và người thụ hưởng. Mọi yêu cầu và chỉ thị của người xin mở L/C đã do NHPH đại diện, do đó tiếng nói chính thức của người xin mở L/C không được thể hiện trong L/C.
2/L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa:
Về bản chất, L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đòng ngoại thương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịch L/C. Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan đến hoặc không bị ràng buộc vào hợp đồng như vậy.
Như vậy, L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C đã được mở và được các ben chấp nhận, thì cho dù L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không, cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến L/C.
3/ L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:
Các ngân hàng chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không. Như vậy, các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng chúng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao, chúng trở thành căn cứ để ngân hàng trả tiền, là căn cứ để nhà NK hoàn trả tiền cho NH, là chứng từ đi nhận hàng của nhà NK…Việc nhà XK có thu được tiền hay không, phụ thuộc duy nhất vào xuất trình chứng từ có phù hợp; đồng thời ngân hàng cũng chỉ trả tiền khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp, nghĩa là ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hóa mà bất kì chứng từ nào đại diện.
Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho nhà XK, mặc dù trên thực tế có thể hàng hóa không được giao, không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ.
4/ L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ:
Vì giao dịch chỉ bằng chứng từ và thanh toán cũng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ vì vậy yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C. Để được thanh toán, nhà XK phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều kiện và điều khoản của L/C, bao gồm số loại, số lượng mỗi loại và nội dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu.
5/ L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro hay là công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo?
Từ bản chất của L/C chỉ là giao dịch bằng chứng từ và kiểm tra chứng từ lại chỉ xem xét trên bề mặt chứng từ, chứ không xem xét tính chất bên trong của chứng từ, chính vì điều bày mà không ít các tranh chấp xảy ra về tính chất tuân thủ chặt chẽ của chứng từ. Trong thực tế lập được một bộ chứng từ hoàn hảo không có bất cứ sai sót nào là một việc làm không hề dễ chút nào, hơn nữa, giga phù hợp và sai sót lại có ranh giới thật mong manh, tùy thuộc vào tập quán, trình độ, quan điểm, động cơ của những người liên quan. Ngoài ra, do tính chất độc lập của L/C với hợp đồng cơ sở, nên bọn lừa đảo có thể lợi dụng không giao hàng hoặc giao hàng không đúng, nhưng vẫn lập bộ chứng từ để thanh toán.
1.2.2 Các bên tham gia:
1. Người yêu cầu, Người mở, Người xin mở (Applicant):
Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Người mở thường là người NK, yêu cầu NH phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền cho người thụ hưởng L/C.
2. Người thụ hưởng (Beneficiary): Là bên hưởng lợi L/C được phát hành, nghĩa là được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán của L/C. Người thụ hưởng có thể là người bán (seller), nhà XK (exporter), người kí phát hối phiếu (drawer)…
3. NHPH (Issuing bank): Là NH thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu của người mở, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho Người mở. NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng mua bán.
4. NHTB (Advising bank): Là NH thực hiện thông báo L/C cho NTH theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là Ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà XK.
5. NHXN (confiming bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH.
6. NHđCĐ (Nominated bank): Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu, hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C có giá trị tự do
Quy trình thanh toán TDCT
Bước 1: Hai bên mua bán kí kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.
Bước 2: Trên cơ sở các điều kiện và điều khoản của hợp đồng ngoại t