Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% hàng năm.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006 và kết quả của nó là dòng đầu tư nước ngoài chảy vào mạnh mẽ cùng với nó là sự tăng trưởng mọi mặt của nền kinh tế.Hoà cùng sự phát triển chung của kinh tế đất
nước một ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất là ngành tài chính,
70 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường hiệu quả Quản lý đầu tư ở PVFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
PVFC: Công ty tài chính Dầu khí
PTSC: Công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu khí
PVD: Công ty dịch vụ Khoan Dầu khí
PETROSETCO: Công ty dịch vụ Du lịch Dầu khí.
PVtranco: Công ty vận tải Dầu khí
PVI: Công ty bảo hiểm Dầu khí
DMC: Công ty dịch vụ khoan và hoá phẩm Dầu khí
NHNN: Ngân hàng nhà nước
QLRR: Quản lý rủi ro
QLVUT: Quản lý vốn uỷ thác
CTCG: Chứng từ có giá
HĐQT: Hội đồng quản trị
HTKD: Hợp tác kinh doanh
CTTC: Công ty tài chính
QLDT: Quản lý dòng tiền
TXV: Thu xếp vốn
TCNSTL: Tổ chức nhân sự tiền lương
TCT: Tổng công ty
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% hàng năm.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006 và kết quả của nó là dòng đầu tư nước ngoài chảy vào mạnh mẽ cùng với nó là sự tăng trưởng mọi mặt của nền kinh tế.Hoà cùng sự phát triển chung của kinh tế đất
nước một ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất là ngành tài chính, ngân hàng, hiện nay ở Việt Nam có hơn 50 ngân hàng và công ty tài chính với số vốn điều lệ mỗi đơn vị lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2006 có nhiều ngân hàng được thành lập mới.Các ngân hàng và công ty tài chính đã phát huy tích cực vai trò trung gian huy động vốn cho nền kinh tế,sự phát triển của các doanh nghiệp. Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) là một trong những công ty lớn mạnh nhất trong ngành tài chính; là một định chế tài chính của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong quá trình hoạt động đã được sự giúp đỡ tích cực của tổng công ty, tuy mới ra đời năm 2000 nhưng cho đến nay PVFC đã khẳng định được vị thế là một công ty tài chính mạnh của tập đoàn dầu khí và góp phần tích cực trong vai trò huy động vốn cho sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành Dầu khí nói riêng.Ngoài chức năng huy động vốn, hoạt động đầu tư của công ty cũng là một mảng lớn, có tầm quan trọng đặc biệt; PVFC đã tham gia đầu tư vào các dự án lớn với số vốn hàng nghìn tỷ đồng trong ngành Dầu khí, năng lượng đặc biệt là lĩnh vực sản xuất điện, xi măng. Vì vậy việc quản lý đầu tư dự án tại PVFC là việc hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả hoạt động của công ty. Đó cũng là đề tài mà tôi nghiên cứu và viết chuyên đề tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Hồng Minh đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Ở PVFC.
1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ.
1.1.1. Giới thiệu về công ty.
Công ty tài chính dầu khí (PVFC).
Trụ sở chính: 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Công ty tài chính Dầu khí thành viên 100% vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ra đời với phương châm hoạt động Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Thành lập Công ty Tài chính Dầu khí là một dấu mốc quan trọng, một tầm nhìn mới trong chiến lược phát triển của ngành năng lượng Dầu khí và hướng tăng trưởng vững bền nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21.
Ngay từ khi ra đời, Công ty đã nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam cũng như hội nhập vào cộng đồng các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Công ty xác định hợp tác chặt chẽ, chân thành với các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nguồn vốn cho các dự án của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam - Yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo sự thành công của Công ty.
"Tầm nhìn tăng trưởng - Cam kết vững chắc - Thành công tài chính" là tôn chỉ hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí. Tư tưởng của tôn chỉ thể hiện rõ nhiệm vụ chiến lược của Công ty là: đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của ngành Dầu khí Việt nam và vận hành sinh lời hiệu quả nhất mọi nguồn tài chính tiền tệ của ngành Dầu khí.
Hiện nay trụ sở chính của công ty tại Hà Nội và hơn 10 chi nhánh khắp các tỉnh thành trong cả nước trong đó chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Vũng Tàu, Đà Nẵng là những chi nhánh triển khai hiệu quả hoạt động kinh doanh nhất.Cho đến 1-1-2007 PVFC có vốn điều lệ là 3000 tỷ đồng và tổng tài sản gần 21000 tỷ đồng. Công ty có khoảng 1000 lao động và có tổng quỹ lương khoảng 66 tỷ đồng.
Mạng lưới hoạt động của PVFC đang được tích cực triển khai tại các địa phương có hoạt động kinh tế, đầu tư sôi động. Đến hết năm 2006, PVFC đã có chi nhánh tại Tp.HCM, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng. Trong kế hoạch năm 2007, PVFC sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống các chi nhánh tại Nam Định, Cần Thơ, Thanh Hoá, Nghệ An. Tại Hà nội, công ty sẽ mở thêm chi nhánh Thăng long, tại Tp.HCM mở thêm chi nhánh Sài Gòn.
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty.
1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ chính.
Công ty tài chính dầu khí được thành lập ngày 19/6/2000 bởi Tổng công ty Dầu khí Việt Nam(PetroVietnam) trong chiến lược xây dựng tập đoàn Dầu khí phát triển vững mạnh ,với 100% vốn của tổng công ty nhằm đảm đương vai trò là công cụ tài chính của tập đoàn, tạo lập và quản lý vốn đầu tư, thực hiện chức năng thu xếp vốn của tổng công ty Dầu khí Việt Nam một cách đa dạng và hiệu quả.
PVFC không chỉ đảm đương nhiệm vụ thu xếp vốn cho Tập đoàn Dầu khí và các đơn vị thành viên, thực hiện kinh doanh sinh lợi nguồn tài chính của PetroVietnam mà còn làm đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của PetroVietnam trong các liên doanh, công ty cổ phàn trực thuộc.
Trong quá trình hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế PVFC đang từng bước hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình nhằm đem lại cho các nhà đầu tư nước ngoài những sản phẩm dịch vụ an toàn, hiêu quả.
1.1.2.2 Các hoạt động trọng yếu của PVFC.
*. Thu xếp vốn:PVFC có mạng lưới các đối tác là các ngân hàng thương mại quốc doanh,các quỹ đầu tư có uy tín, PVFC đã thu xếp vốn thành công cho hơn 30 dự án dàu khí, điện… với tổng thu xếp đạt hơn 5.500 tỷ đồng. PVFC cũng là thành viên đồng tài trợ trực tiếp ký kết hợp đồng theo dõi việc giải ngân; quản lý khoản vay.
*. Tư vấn tài chính: gồm tư vấn tài chính dự án và tư vấn tài chính doanh nghiệp.
-Tư vấn tài chính Dự án: Thực hiện khảo sát, nghiên cứu phân tích và đánh giá tính kinh tế của dự án, đánh giá năng lực các nguồn tài trợ tiềm năng, từ đó xây dựng, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế-tài chính cho Dự án.
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Tư vấn cho doanh nghiệp xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tài chính, tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tài chính trong kinh doanh, lập đề án thu xếp vốn theo nhu cầu doanh nghiệp.
*. Đầu tư: PVFC là nhà đầu tư chuyên nghiệp trong hai lĩnh vực chính: Một là đầu tư dự án trong đó PVFC cùng khách hàng tìm kiếm các dự án chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, quản lý vận hành, khai thác dự án. Hai là đầu tư chứng khoán, chứng từ có giá và vào các công ty cổ phần.
*. Tư vấn đầu tư và nhận uỷ thác đầu tư: PVFC thực hiện cung cấp cho các khách hàng dịch vụ tư vấn đầu tư hoặc nhận uỷ thác quản lý vốn đầu tư vào dự án ,đầu tư chứng khoán,chứng từ có giá hoặc vào các công ty cổ phần.
Ngoài các sản phẩm dịch vụ chủ yếu trên PVFC còn thực hiện các hoạt động cho vay các tổ chức kinh tế, cho vay cá nhân, bảo lãnh,bao thanh toán trong nước;bảo lãnh và phát hành trái phiếu doanh nghiệp;tư vấn cổ phần hoá,tư vấn quản lý dòng tiền, tư vấn tài chính doanh nghiệp,thẩm định dự án; kinh doanh ngoại hối , vàng bạc; thực hiện các dịch vụ kiều hối và dịch vụ chuyển tiền nhanh…
1.1.3. Sơ đồ tổ chức của công ty.
BAN GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG
PHÒNG QUẢN LÝ VỐN UỶ THÁC ĐẦU TƯ
PHÒNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN
PHÒNG THU XẾP VỐN VÀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
PHÒNG DỊCH VỤ VÀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN
PHÒNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
PHÒNG ĐẦU TƯ
PHÒNG GIAO DỊCH TRUNG TÂM
PHÒNG THẨM ĐỊNH ĐỘC LẬP
PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ĐẦU TƯ
PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG
PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ THỊ TRƯỜNG
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ
KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ TIN HỌC
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO
BAN CHUẨN BỊ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRỤ SỞ
CÁC CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG GIAO DỊCH
Chức năng từng phòng ban:
VĂN PHÒNG
Văn phòng là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty trong việc chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động chung của Công ty bao gồm : công tác thư ký, trợ lý Ban Giám đốc, công tác giúp việc Hội đồng quản trị, công tác pháp chế, công tác đối ngoại công ty, quản trị văn phòng, văn thư lưu trữ, an ninh bảo vệ.
PHÒNG QUẢN LÝ UỶ THÁC ĐẦU TƯ VỐN
Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai huy động và quản lý nguồn vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
PHÒNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN
Phòng quản lý dòng tiền là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc cân đối, điều hoà, sử dụng và kinh doanh mọi nguồn vốn trong công ty nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời và hiệu quả vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty.
PHÒNG THU XẾP VỐN VÀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
Phòng Thu xếp vốn và Tín dụng doanh nghiệp là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong thu xếp vốn cho các dự án đầu tư trong và ngoài Tổng công ty; quản lý và tổ chức triển khai các hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp.
PHÒNG DỊCH VỤ VÀ TÍN DỤNG CÀ NHÂN
Phòng Dịch vụ và tín dụng cá nhân là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu và chỉ đạo triển khai chung trong toàn hệ thống công ty và trực tiếp tổ chức hoạt động các phòng giao dịch trực thuộc công ty về dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên ngành Dầu khí và các cá nhân khác.
PHÒNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
Phòng Dịch vụ Tài chính là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tổ chức, triển khai cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho Tổng công ty và các tổ chức kinh tế khác.
PHÒNG ĐẦU TƯ
Phòng đầu tư là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai và quản lý đầu tư vốn của Công ty vào các dự án và các doanh nghiệp; nghiên cứu và triển khai kinh doanh hiệu quả trên thị trường chứng khoán.
PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG
Phòng Tổ chức nhân sự và tiền lương là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành các công tác: Tổ chức nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động của Công ty.
PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ THỊ TRƯỜNG
Phòng Kế hoạch và thị trường là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác kế hoạch hoá, báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng.
PHÒNG KẾ TOÁN
Phòng Kế toán là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiền vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty.
PHÒNG KIỂM TRA VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác kiểm tra, kiểm toán các hoạt động của Công ty bảo đảm được thực hiện đúng các quy định của pháp luật và của công ty.
TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ TIN HỌC
Phòng Thông tin và công nghệ tin học là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích, lưu trữ và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của Công ty; quản lý hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ thông tin ứng dụng.
1.1.4. Chiến lược phát triển của PVFC.
1.1.4.1.Quan điểm chủ đạo.
Chiến lược phát triển của PVFC phải dựa trên cơ sở vị thế tài chính của ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển tập đoàn Dầu khí.
Xây dựng và phát triển PVFC dựa trên nền tảng tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt nam; Định chế tài chính của PV phải thực hiện được nhiệm vụ hòa trộn dòng tiền tệ của PV với dòng tiền tệ quốc gia từ đó tạo ra vị thế tài chính mới của PV trong việc thu xếp vốn cho đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu khí
Từng bước xây dựng PVFC thành trung tâm tài chính của Tập đoàn Dầu khí (hoạt động như một ngân hàng đầu tư phát triển dầu khí) với nhiệm vụ chính sau:
Thứ nhất, Tạo lập và quản trị vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu khí; là công cụ để thực hiện chức năng đầu tư tài chính của Tập đoàn Dầu khí.
Thứ hai, Là công cụ tài chính để hỗ trợ chính sách nhân viên của Tập đoàn
Thứ ba, Thực hiện chức năng kinh doanh trên thị trường tài chính, thị trường vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt nam.
1.1.4.2.Mục tiêu chiến lược.
Xây dựng PVFC trở thành định chế đầu tư tài chính mạnh của Tập đoàn Dầu khí - Định chế đầu tư tài chính hàng đầu ở Việt Nam.
1.1.4.3.Nội dung chiến lược.
Chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển PVFC là: Dựa vào vị thế, tiềm năng và nhu cầu tài chính của ngành Dầu khí để xây dựng PVFC thành một định chế đầu tư tài chính mạnh, hiện đại đáp ứng nhu cầu đầu tư, quản trị vốn đầu tư và hoạt động trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ của Tập đoàn Dầu khí.
Để thực hiện mục tiêu xuyên suốt và quan điểm chủ đạo, chiến lược phát triển PVFC về đầu tư và phát triển sản phẩm ,dịch vụ là:
Chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ
PVFC cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính của một định chế đầu tư tài chính hiện đại, chú trọng các sản phẩm dịch vụ tài chính để phục vụ nhu cầu đầu tư và quản trị vốn đầu tư của Tập đoàn Dầu khí. Tập trung mọi thế mạnh của Công ty và lợi thế của ngành Dầu khí để phát triển các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn với mục tiêu từ năm 2015 PVFC cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng ngang bằng với các CTTC hiện đại của các nước tiên tiến trong khu vực. Phát triển sản phẩm dịch vụ theo ba hướng:
-Thứ nhất: Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn:
Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn bao gồm thu xếp vốn và tài trợ các dự án, đầu tư tài chính và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác. Đến năm 2010, đưa hoạt động đầu tư tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ trở thành hoạt động mũi nhọn mang lại lợi nhuận chủ yếu của Công ty. Đến năm 2010, tỷ trọng doanh thu, tỷ trọng lợi nhuận mang từ hoạt động đầu tư tài chính chiếm 30% và các dịch vụ tài chính tiền tệ chiếm 30% trong tổng doanh thu và tổng lợi nhuận của PVFC.
-Thứ hai:Các sản phẩm dịch vụ nền tảng:
Duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nền tảng làm cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn của Công ty.
+ Huy động vốn:
Đảm bảo tạo dựng được nguồn vốn vững chắc, ổn định đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Các nguồn huy động vốn đa dạng, chú trọng tạo vốn từ nguồn tiền tệ của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên thông qua tài khoản trung tâm của Petrovietnam, các nguồn vốn từ hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
+ Hoạt động tín dụng: Thực hiện phương châm "sử dụng tổng hoà các loại nguồn vốn để hình thành lãi suất hoà đồng, có tính cạnh tranh cao". Đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, quan tâm phát triển tín dụng uỷ thác. Hoạt động tín dụng được thực hiện đảm bảo an toàn, được kiểm soát chặt chẽ.
-Thứ ba: Các sản phẩm dịch vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị:
PVFC thực hiện nhiệm vụ là trung tâm tài chính tiền tệ và công cụ quản lý đầu tư tài chính của PetroVietnam. Thực hiện các nhiệm vụ do Tập đoàn uỷ quyền như phát hành trái phiếu Dầu khí trong và ngoài nước, quản lý tài chính, quản lý dự án... Nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện thu xếp vốn thành công cho mọi dự án đầu tư phát triển của PetroVietnam và tạo ra các sản phẩm tài chính phục vụ CBNV ngành Dầu khí.
1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Ở PVFC.
1.2.1. Quy trình đầu tư dự án của PVFC.
1.2.1.1.Tìm kiếm cơ hội đầu tư
Các thông tin kinh tế, chính trị và pháp luật…
Các thông tin hoạt động của các lĩnh vực đầu tư nằm trong danh mục đầu tư của PVFC.
Các thông tin về các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nằm trong danh mục đầu tư của PVFC.
…..
Thông tin về cơ hội đầu tư được tìm hiểu thông qua các kênh thông tin:
Thông tin từ đối tác.
Thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Thông tin do các phòng ban khác trong công ty cung cấp.
Thông qua các cá nhân, đơn vị khác trong công ty.
Biện pháp thu thập thông tin:
Thu thập trực tiếp thông qua các buổi làm việc trực tiếp với đối tác, với các đơn vị chủ đầu tư dự án.
Thu thập gián tiếp qua các kênh thông tin tại mục 1.2.
Thông qua các thông tin thu thập được, Phòng Đầu tư tiến hành chọn lọc, nghiên cứu và tìm ra các cơ hội đầu tư dự án, đầu tư cổ phần, xác định cơ hội đầu tư phù hợp với chức năng nhiệm vụ và quy mô về vốn đầu tư của PVFC để làm mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1.2.Tìm hiểu thông tin về cơ hội đầu tư.
Phòng Đầu tư tiến hành thu thập và tìm hiểu thông tin về cơ hội đầu tư. Các nội dung thông tin yêu cầu thu thập bao gồm:
- Các thông tin về các bên liên quan đến dự án (chủ đầu tư, đối tác hợp tác đầu tư…) bao gồm:
+ Hồ sơ pháp lý của đơn vị.
+ Báo cáo tài chính.
+ Các thông tin có liên quan khác.
Môi trường pháp lý liên quan đến dự án.
Thị trường:
+ Nhu cầu hiện tại và tương lai về sản phẩm của dự án.
+ Các nhà cung cấp.
+ Sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.
1.2.1.3.Phân tích thông tin về dự án
phân tích, đánh giá cơ hội đầu tư dự án trên các mặt:
Đánh giá chủ đầu tư dự án, các đối tác tham gia đầu tư dự án (đánh giá về khả năng tài chính, uy tín trên thị trường, kinh nghiệm, số dự án tương tự đã thực hiện, mức độ quan hệ với PVFC…)
Hiệu quả kinh tế – tài chính của dự án (đánh giá về thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, phân tích các chỉ tiêu kinh tế như: tổng mức đầu tư, giá thành sản phẩm, các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận hàng năm do dự án đem lại, chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn… )
Hiệu quả về mặt xã hội (đánh giá tác động môi trường, đánh giá các lợi ích xã hội do dự án đem lại…)
Khả năng tham gia hợp tác đầu tư của PVFC.
1.2.1.4.Lập phương án hợp tác đầu tư sơ bộ
Dựa trên kết quả phân tích sơ bộ , Phòng Đầu tư tiến hành lập phương án tham gia hợp tác đầu tư trình Giám đốc Công ty gồm:
Báo cáo đánh giá sơ bộ về cơ hội đầu tư.
Đánh giá khả năng hợp tác của chủ đầu tư.
Đề xuất về phương án tham gia của PVFC.
1.2.1.5.Ký hợp đồng nguyên tắc
Sau khi Giám đốc Công ty/ HĐQT phê duyệt phương án đầu tư sơ bộ, P.ĐT tiến hành soạn thảo Thoả thuận hợp tác/ Hợp đồng nguyên tắc quy định quyền và trách nhiệm của các bên trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án
1.2.1.6.Lập báo cáo nghiên cứu khả thi(FS)
Dựa trên các điều khoản của Hợp đồng nguyên tắc/ Thoả thuận hợp tác, P.ĐT cùng các đối tác lập FS của dự án (trong một số dự án cụ thể, P.ĐT có thể phối hợp với P.DVTC để cùng tham gia lập FS), thực hiện các công việc:
Chuyên viên đầu tư thu thập, nghiên cứu đánh giá các thông tin liên quan tới dự án, phối hợp với chủ đầu tư và các đối tác để lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (FS).
Do đặc thù của một tổ chức tài chính, PVFC không thực hiện toàn bộ các công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Trong báo cáo nghiên cứu khả thi, PVFC chỉ tham gia đánh giá và thực hiện các công việc như: Khảo sát thị trường, lập phương án tài chính, đánh giá hiệu quả tài chính…
Tiến hành đàm phán với đối tác và các bên liên quan (nếu có) phương án hợp tác đầu tư, quản lý vận hành dự án.
1.2.1.7.Xây dựng phương án đầu tư chi tiết
Sau khi thu thập và đánh giá đầy đủ các thông tin có liên quan đến dự án, Phòng Đầu tư tiến hành lập phương án đầu tư vào dự án.
Phương án đầu tư phải đảm bảo các khía cạnh:
Tính hiệu quả.
Phù hợp với quy định của Pháp luật.
Phù hợp với khả năng về nguồn vốn, nhân lực… của PVFC.
Phù hợp với mục tiêu và định hướng chiến lược của PVFC.
Phương án đầu tư được xây dựng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin:
Khối lượng vốn đầu tư, tỷ lệ tham gia đầu tư tương ứng của PVFC.
Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư của PVFC khi tham gia đầu tư dự án d