Chuyên đề Một số ý kiến góp phần hoàn thiện phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí chung

Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của người làm công tác quản lí là làm thế nào để xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở hoạch toán chi phí sản xuất một cách hợp lí, chính xác đầy đủ và khoa học. Trong những năm qua ở nước ta việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường với sự quản lí của nhà nước đã đạt cho đơn vị kinh tế vào trong một môi trường mới mọi doanh nghiệp đều phải tự qui định kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong cơ chế mới hiệu quả kinh doanh của mọi doanh nghiệp đạt lợi nhuận để đạt được doanh nghiệp cần phải hết sức quan tâm đến chi phí va giá thành sản phẩm. Nếu sản xuất ra có chất lượng tốt nhưng giá thành cao không phù hợp với khả năng và thị hiếu của người tiêu dùng thì hàng hoá sẽ ứ đọng, từ đó việc sản xuất sẽ bị ứ tắt và công ty sẽ không thực hiện được mục tiêu lợi nhuận. Một trong những vấn đề cơ bản để tăng lợi nhuận là việc kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất các phân xưởng, hay hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty em đã chọn đề tài: “MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ CHUNG” tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. Nội dung đề tài bao gồm 3 phần. Phần 1: Cơ sở lí luận chung về hạch toán và phân bổ chi phí chung Phần 2: Tình hình thực tế về hạch toán và phân bổ chi phí chung tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. Phần 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí chung.

doc50 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến góp phần hoàn thiện phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của người làm công tác quản lí là làm thế nào để xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở hoạch toán chi phí sản xuất một cách hợp lí, chính xác đầy đủ và khoa học. Trong những năm qua ở nước ta việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường với sự quản lí của nhà nước đã đạt cho đơn vị kinh tế vào trong một môi trường mới mọi doanh nghiệp đều phải tự qui định kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong cơ chế mới hiệu quả kinh doanh của mọi doanh nghiệp đạt lợi nhuận để đạt được doanh nghiệp cần phải hết sức quan tâm đến chi phí va giá thành sản phẩm. Nếu sản xuất ra có chất lượng tốt nhưng giá thành cao không phù hợp với khả năng và thị hiếu của người tiêu dùng thì hàng hoá sẽ ứ đọng, từ đó việc sản xuất sẽ bị ứ tắt và công ty sẽ không thực hiện được mục tiêu lợi nhuận. Một trong những vấn đề cơ bản để tăng lợi nhuận là việc kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất các phân xưởng, hay hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty em đã chọn đề tài: “MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ CHUNG” tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. Nội dung đề tài bao gồm 3 phần. Phần 1: Cơ sở lí luận chung về hạch toán và phân bổ chi phí chung Phần 2: Tình hình thực tế về hạch toán và phân bổ chi phí chung tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. Phần 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí chung. PHẦNI : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ CHUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẠCH TOÀN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 1. Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất sản xuất sản phẩm phát sinh ở phân xưởng 2. Nội dung của chi phí sản xuất chung: Bao gồm: -Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí liên quan phải trả cho nhân viên phân xưởng bao gồm: Chi phí tiền lương, tiền công,các khoản phụ cấp lương, các khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải trả hoặc phải tính cho nhân viên phân xưởng, bao gồm quản đốc phân xưởng nhân viên kế toán ,thống kê thủ kho phân xưởng nhân viên tiếp liệu ,vận chuyển nội bộ, công nhân duy trì sửa chữa... - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như vật liệu dựng cho sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng sửa chữa bảo dưỡng nhà xưởng vât kiến trúc kho tàng trang thiết bi...do phân xưởng tự làm - Chi phí dung cụ sản xuất: Phản ánh chi phí công cụ,dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất như khuôn mẫu đúc giá lắp dụng cụ cầm tay - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm tất cả các tài sản cố định sử dụng ở phân xưởng như khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện vận tải î, phân xưởng...(tức khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất và TSCĐ dùng cho phân xưởng ) - Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho các hoạt động ở phân xưởng, bộ phận sản xuất, như chi phi sửa chữa tãi sản cố định thuê ngoài, chi phí điện nước điện thoại thuê ngoài ... - Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh chi phí bằng tiền ngoài nhữíng nội dung chi phí kể trên phục vụ cho hoạt động phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí hội nghị, tiếp khách,...ở phân xưởng 3. Đặc điểm của hạch toán chi phí sản xuất chung: - Hạch toán chi phí sản xuất chung có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao lao động, vật tư, các dự toán chi phí phục vụ và sản xuất phân xưởng nhằm thúc đẩy sử dụng, hợp lý nguyên liệu, lao động ở phân xưởng trong tổ chức quản lý phân xưởng từ đó vạch ra được mức độ và nguyên nhân của những lãng phí và thiệt hại trong sản xuất ở phân xưởng Tổ chức kiểm kê, đánh giá qui trình công nghệ, đặc điểím sản phẩm ở từng phân xưởng trong doanh nghiệp. Theo dõi từng loại chi phí phát sinh trong phân xưởng để lập hiệu chỉnh và khắc phục 4 . Phân loại chi loại chi phí sản xuất chung gồm: - Chi phí sản xuất chung cố định: là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi theo số lượng sản xuất, như chi phí khấu hao chi phí bảo dưỡng máy nhà xưởng .... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất - Chi phí sản xuất chung biến đổi: là những chi phí sản xuất gián tiếp thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân viên phân xưởng. 5. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung : a. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627-chi phí sản xuất chung tài khoản này được mở chi tiết cho từng bộ phận sản xuất kinh doanh Kết cấu tài khoản Tk627: + Bên Nợ: Tập hợp tất cả các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ gồm các nội dung trên + Bên Có: .Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào bên nợ Tk154 hoặc bên Nợ Tk631 Tk627 cuối kỳ không có số dư Tk627 có 6 tài khoản cấp 2 Tk6271- chi phí nhân viên phân xưởng Tk6272- chi phí vật liệu Tk6273- chi phí dụng cụ sản xuất Tk6274- chi phí khấu hao tài sản cố định Tk6277- chi phí dịch vụ mua ngoài Tk6278- chi phí khác bằng tiền Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà có thể mở thêm một số Tài khoản cấp hai khác để phản ánh một số yếu tố chi phí thuộc hoạt động phân xưởng hoặc hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất chung này có liên quan nhiềìu sản phẩm, lao vu dịch vụ .nhiều đối tượng hạch toán chi phí, nên cuối kỳ thường hoạt động phân bổ cho các sản phẩm, lao vụ dịch vụ theo một tiêu chuẩn phân bổ thích hợp, chẳng hạn phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất, theo chi phi trực tiếp, theo số giờ làm việc của máy móc hoặc theo định mức Trong tháng, đối với những chứng từ phát sinh trong nội bộ đơn vị như: lương, phiếu yêu cầu được ghi vào sổ nhật kí trong tháng, còn đốïi với những chứng từ phát sinh bên ngoài như các hóa đơn về cung cấp sản phẩm lao vụ dịch vụ cho doanh nghiệp thường nhận được. Do đó nhân viên kế toán chi phí có thể tập hợp tất cả các chứng từ về chi phí sản xuất chung. Thực tế phát sinh trong tháng và lập bút toán ghi sổ nhật kí theo thời điểm phát sinh nghiệp vụ b.Trình tự hạch toán: Hạch toán Chi phí Nhân viên phân xưởng: - Kế toán chi phí trong kỳ tập hợp tiền lương, tiền công phụ cấp, BHXH , BHYT, KPCĐ các nhân viên quản lý phân xưởng theo tỷ lệ quy định. + Nợ TK 627 (6271) Có TK 334 ,3381 ,3382 ,3384. Hạch toán Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng: Xuất vật liệu dùng sửa chữa bảo dưỡng ở phân xưởng +Nợ TK 627 (TK 6272) Có TK 152 Hạch toán Chi phí công cụ dụng cụ tại phân xưởng: Trong kỳ nếu có nghiệp vụ liên quan đến việc xuất công cụ dụng cụ cho phân xưởng thì kế toán hạch toán các trường hợp như sau: + Nếu công cụ dụng cụ có giá trị bé thì khi xuất dùng kế toán hạch toán hết vào nơi sử dụng ở phân xưởng: Nợ Tk 627(6273) Có Tk 153 - Giá trị thực tế xuất dùng + Nếu công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn thì khì xuất dùng thì kế toán hạch toán vào chi phí trả trước, sau đó mới phân bổ giá trị công cụ dụng cụ, như sau: Nợ TK 142 ( 242) Có TK 153 (giá trị thực tế xuất dùng) Nợ TK 627 ( 6273) Có TK 142 , 242 ( Số lần phân bổ ) Hạch toán Trích khấu khao TSCĐ, máy móc thiết bị dùng cho phân xưởng. Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ của từng phân xưởng sản xuất và xác định mức khấu hao phải tính, kế toán định khoản như sau: + Nợ TK 627 ( TK 6274) Có TK 214 Hạch toán Chi phí điện nước điện thoại thuê nhà xưởn , sửa chữa máy móc , thuê phân xưởng. Kế toán phản ánh chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho các hoạt động ở phân xưởng, các bộ phận sản xuất như: chi phí điện nước điện thoại, chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài.... Được định khoản như sau: + Nợ TK 627 (6277) Có TK 331 (phải trả cho người bán) Hạch toán Chi phí bằng tiền dùng ở phân xưởng: Kế toán phản ánh chi phí bằng tiền ngoài những nội dung chi phí kể trên phục vụ cho hoạt động phân xưởng, các bộ phận sản xuất như: chi phí hội nghị, tiếp khách,.... ở phân xưởng, được định khoản như sau: + Nợ TK 627 (6278) Có TK 111, 112 * Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung theo các đối tượng tập hợp chi phí sau: Kết chuyển biến phí sản xuất chung và phân bổ vào TK154 hoặc TK631: + Nợ TK154 hoặcTK631 Có TK627(627biến phí sản xuất chung ) - Riêng định phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ như sau: + nếu sản xuất theo công xuất bình thường: Nợ TK154 Có TK627(627định phí sản xuất chung ) + Nếu sản xuất dưới công suất bình thường: Nợ TK154 Có TK627(627định phí) - Khoản chênh lệch không được phân bổ kế toán ghi nhận là chi phi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và được phân bổ như sau: Nợ TK632 Có TK627(627định phí sxc) Sơ đồ tổng hợp tài khoản 627 TK334,338 TK627 TK 112,138 Tiên lương phải trả cho CNSX , Các khoản giảm trừ chi phí sản xuất chung Trích BHXH,BHYT...của NVPX Theo tỷ lệ quy định TK152 TK627(627biến phí) TK154,631 Xuất vật liệu dùng sửa chữa, Bảo dưỡng ở phân xưởng phân bổ (K/C) biến phí sxc TK153 giá trị bé Xuất CC Tk142,242 phân bổ (K/C) định DCdùng phí sxc theo csuất cho px G/Trị PB giá trị ccdc bình thường Tk214 lớn TK627(627định phi) TK632 Trích khao TSCĐ, MMTB,... phân bổ (K/C) Dùng cho phân xưởng định phí TK331,335,111... định phí sxc dưới Chi phí điện nước , điện thoại csuất bình thường Thuê nhà xưởng ở phân xưởng TK111,112,331... Chi phí sửa chữa TSCĐ thuộc px TK133 Vat đầu vào II. PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG: 1. Phân bổ định phí sản xuất chung: Để quản lí chi phí hiệu quả ,các nhà quản trị trước hết phải nhận diện được các hoạt động sinh ra chi phí đặc thù.Các hoạt động này gồm các hoạt động trong sản xuất để chế tạo ra các sản phẩm sản xuất, và các hoạt động liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.Một nhóm chi phí cùng sinh ra từ một hoạt động là tổ hợp chi phí.Một tổ hợp chi phí có thể gồm tất cả các chi phí phát sinh ở một bộ phận ,như bộ phận lắp ráp trong phân xưởng. Một tổ hợp cũng có thể chỉ gồm một số chi phí của một bộ phận hay một số chi phí của nhiều bộ phận 2.Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung dựa trên hoạt động: Dựa trên các tổ hợp chi phí sản xuất chung với các nguồn lực sinh ra tương ứng và phân bổ chi phí trong từng tổ hợp sản xuất chung dựa trên mức sử dụng tương ứng của nguồn đó. Quan điểm cách xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ,nhằm để liên kết càng nhiều chi phí càng tốt với các hoạt động và sau đó với các sản phẩm .Mục đích là để có những thông tin tốt hơn về chi phí và khả năng sinh lời của các sản phẩm cá biệt. Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp xác định chi phí sản xuất chung dựa trên căn cứ hoạt động (ABC) nhằm định danh nguồn phát sinh chi phí đối với từng tổ hợp chi phí .Các doanh nghiệp phân bổ những chi phí : như chi phí thu mua,tiếp nhận ,điều tra…dựa trên chi phí nguyên liệu của từng công việc hoặc các bộ phận khác nhau. Họ thừa nhận nhiều nguồn phát sinh chi phí qua việc sử dụng các hế số phân bổ khác nhau đối với thời gian lao động của các công nhân và đối với thời gian máy hoạt động ,thậm chí chỉ trong một bộ phận phát sinh chi phí III.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ CHUNG KHÁC: A. Chi phí bán hàng: 1.Khái niệm: Chi phí bán hàng là những chi phí liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm phát sinh trong kì như: tiền lương trả cho nhân viên bán hàng,hoa hồng trả cho đại lí bán hàng,chi phí marketing... 2.Nội dung chi phí bán hàng: Theo nội dung kinh tế của chi phí,chi phí bán háng được chia thành các nội dung sau: --Chi phí nhân viên: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của nhân viên bán hàng ,nhân viên đóng gói,vận chuyển sản phẩm --Chi phí vật liệu, bao bì:Bao gồm chi phí nhiên liệu, bao bì dùng cho vận chuyển, bảo quản sản phẩm,hàng hóa trong quá trình tiêu thụ ;vật liệu dùng cho bảo quản , sửa chửa TSCĐ ở bộ phận bán hàng ... --Chi phí dụng cụ,đồ dùng:Bao gồm giá trị công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng như dụng cụ đo lường,phương tiện thanh toán... -- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng,như chi phí khấu hao cửa hàng, phương tiện vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường,kiểm nghiệm chất lượng... --Chi phí bảo hành:bao gồm các chi phí sửa chửa sản phẩm bị hỏng trong thời gian bảo hành --Chi phí dịch vụ mua ngoài:Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như: chi phí thuê ngoài sửa chửa TSCĐ, thuê bến bãi,thuê bốc vác vận chuyển hàng đi bán, hoa hồng trả cho đại lí bán hàng... --Chi phí bằng tiền khác:Bao gồm các chi phí khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã nêu trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm,quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng 3.Nhiệm vụ của hạch toán chi phí bán hàng Hạch toán chi phí bán hàng có nhiệm vụ ghi chép,phản ảnh đầy đủ,kịp thời mọi chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ.Ngoài ra còn theo dõi từng loại chi phí nhằm kiểm soát tính hiệu quả của bộ phận bán hàng.Từ đó có thể lập hiệu chỉnh và khắc phục để việc kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn 4.Phân loại chi phí bán hàng: --Chi phí bán hàng biến đổi: là những chi phí liên quan đến hoạt động tiêu thụ mà thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm tiêu thụ như: chi phí hoa hồng,chi phí nhân viên bán hàng(Nếu lương nhân viên tính theo sản phẩm) --Chi phí bán hàng cố định:là những chi phí liên quan đến hoạt động tiêu thụ mà không thay đổi theo số lượng sản phẩm tiêu thụ như: chi phí khấu hao ... 5.Hạch toán chi tiết chi phí bán hàng: 5.1 Chứng từ hạch toán: Các chứng từ sử dụng trong hạch toán chi phí bán hàng là: phiếu chi, ủy nhiệm chi,hóa đơn thanh toán,vận đơn.. 5.2 Phương pháp hạch toán chi tiết chi phí bán hàng: Căn cứ vào các chứng từ gốc,các bảng kê chi phí,các bảng phân bổ ( như bảng phân bổ ccdc..) kế toán chi phí mở thẻ chi tiết hoặc sổ chi tiết hạch toán chi phí bán hàng phản ánh các chi phí phát sinh và cacï đối tượng hạch toán chi phí có liên quan 6.Hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng: a)TK sử dụng: Để hạch toán chi phí bán hàng ,kế toán sử dụng TK 641- chi phí bán hàng Kết cấu tài khoản 641: +Bên nợ: Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kì +Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh trong kì TK 641 không có số dư cuối kì TK 641 có 7 tài khoản cấp 2 gồm: TK6411--Chi phí nhân viên TK6412--Chi phí vật liệu ,bao bì TK6413--Chi phí dụng cụ,đồ dùng TK6414--Chi phí khấu haoTSCĐ TK6415--Chi phí bảo hành TK6417--Chi phí dịch vụ mua ngoài TK6418--Chi phí bằng tiền khác Ngoài ra kế toán có thể tổ chức các tài khoản cấp 3,4 ...nhằm tập hợp các thông tin cần thiết về chi phí bán hàng,phục vụ yêu cầu quản lí tại đơn vị .Chẳng hạn doanh nghiệp có thể chi tiết chi phí bán hàng theo từng chi nhánh, từng cửa hàng,từng mặt hàng ..nhằm phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh theo từng đối tượng tương ứng.Hoặc chi tiết chi phí bán hàng theo cách ứng xử của chi phí với mức độ hoạt động(định phí,biến phí) b)Trình tự hạch toán: --Hạch toán chi phí nhân viên Kế toán chi phí trong kì tập hợp tiền lương,tiền công phụ cấp, BHXH, BHYT,KPCĐ của các nhân viên bán hàng theo tỉ lệ qui định: Nợ TK 641(6411) Có TK334,3381,3382,3384 --Hạch toán chi phí vật liệu Xuất vật liệu dùng sửa chửa, bảo dưỡng MMTB ở bộ phận bán hàng.Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu dùng cho bộ phận bán hàng kế toán ghi: Nợ TK 641(6412) Có TK152 --Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ: Căn cứ phiếu xuất kho công cụ dung cụ dùng ở bộ phận bán hàng,kế toán ghi: +Nếu công cụ dụng cụ có giá trị bé khi xuất dùng thì hạch toán hết vào nơi sử dụng: Nợ TK 641(6413) Có TK153 +Nếu công cụ dụng cụ có giá trị lớnï khi xuất dùng thì trước hết hạch toán vào chi phí trả trước, say đó mới phân bổ giá trị công cụ dụng cụ như sau: Nợ TK 142 (242) Có TK153 Nợ TK 641(6413) Có TK142(242) --Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ: Căn cứ vào bảng phân bổ khấu haoTSCĐ của bộ phận bán hàng,kế toán ghi: Nợ TK 641(6414) Có TK214 --Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Căn cứ vào các chứng từ dịch vụ mua ngoài dùng cho bộ phận bán hàng kế toán ghi: Nợ TK 641(6417) Nợ TK 133(nếu có) Có TK111,112,331 --Hạch toán chi phí bằng tiền khác: Nợ TK 641(6418) Nợ TK 133(nếu có) Có TK111,112,331 --Hạch toán chi phí bảo hành: +Nếu doanh nghiệp có trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm Căn cứ vào Bảng kê chi tiết về dự phòng bảo hành cho số sản phẩm đã bán trong kì mà đã được doanh nghiệp cam kết bảo hành,kế toán bổ sung hoặc hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự phòng bảo hành sản phẩm cần lập với số dự phòng chưa sử dụng hết vào chi phí bán hàng Nếu số dự phòng bảo hành sản phẩm cần lập lớn hơn số dự phòng chưa sử dụng hết, lập bổ sung chênh lệch: Nợ TK 641(6415) Có TK 352 Nếu số dự phòng bảo hành sản phẩm cần lập nhỏ hơn số dự phòng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được ghi giảm chi phí bán hàng: Nợ TK 352 Có TK 641(6415) +Nếu doanh nghiệp không trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm Nợ TK 641(6415) Có TK 111,112,336,154. TK334, 338 TK 641 Chi phí nhân viên bán hàng TK 152 Chi phí vật liệu TK 153, 142, 242 Chi phí công cụ dụng cụ TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 154, 336.111,112 TK 352 Chi phí bảo hành thực tế phát sinh Trích lập dự phòng bảo hành SP Chi phí bảo hành thực tế phát sinh (trường hợp không trích lập dự phòng) TK 111, 112, 331..... Chi phí bán hàng khác B.Chi phí quản lí doanh nghiệp: 1.Khái niệm: Chi phí quản lí doanh nghiệp là những chi phí liên quan đến bộ máy quản lí hành chính và quản lí hoạt động kinh doanh chung toàn doanh nghiệp 2.Nội dung chi phí quản lí doanh nghiệp: Bao gồm --Chi phí nhân viên quản lí: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của nhân viên quản lí --Chi phí vật liệu quản lí :Bao gồm giá trị các loại vật liệu xuất dùng cho công tác quản lí doanh nghiệp , sửa chửa TSCĐ ở bộ phận quản lí và dùng chung cho toàn doanh nghiệp --Chi phí dụng cụ,đồ dùng:Bao gồm giá trị công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động quản lí -- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận quản lí và dùng chung cho toàn doanh nghiệp như khấu hao nhà làm việc của các phòng ban,phương tiện truyền dẫn,máy móc thiết bị quản lí ... --Thuế,phí,lệ phí :Bao gồm các khoản thuế như thuế nhà đất,thuế môn bài và các khoản phí,lệ phí khác. --Chi phí dự phòng: Bao gồm khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi và dự phòng trợ cấp mất việc làm --Chi phí dịch vụ mua ngoài:Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lí như: chi phí thuê ngoài sửa chửa TSCĐ,chi phí điện,nước ,điện thoại... --Chi phí bằng tiền khác:Bao gồm các chi phí khác phục vụ cho bộ phận quản lí ngoài các chi phí đã nêu trên như chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị khách hàng,công tác phí,tàu xe,khoản chi cho lao động nữ 3.Nhiệm vụ của hạch toán chi phí quản lí doanh nghiệp Hạch toán chi phí quản lí doanh nghiệp có nhiệm vụ ghi chép,phản ảnh đầy đủ,kịp thời mọi chi phí thực tế phát sinh trong quá trình quản líû.Ngoài ra còn theo dõi từng loại chi phí nhằm kiểm soát tính hiệu quả của bộ phận quản lí doanh nghiệp.Từ đó có thể lập hiệu chỉnh và khắc phục để việc khinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn 4.Phân loại chi phí quản lí doanh nghiệp: --Chi phí quản lí doanh nghiệp biến đổi: là những chi phí liên quan đến hoạt động quản lý mà thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm tiêu thụ --Chi phí quản lí doanh nghiệp cố định:là những chi phí liên quan đến hoạt động quản lí mà không thay đổi theo số lượng sản phẩm tiêu thụ như: chi phí khấu hao,lương nhân viên quản lí ... 5.Hạch toán chi tiết chi phí quản lí doanh nghiệp: 5.1
Tài liệu liên quan