Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụng nhân dân trung ương.Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện,tự chủ,tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động do các thành viên tự nguyện lập ra,thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên ,nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất ,kinh doanh ,dịch vụ và cải thiện đời sống.Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng ,luật hợp tác xã và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Năm 2009 tiếp tục là một năm khó khăn và thách thức đối với họat động ngân hàng nói chung và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nói riêng , song cùng với chỉ đạo sát sao của ngân hàng nhà nước cộng với nỗ lực nội tại của từng QTDND và kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành nên hoạt động của QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tiếp tục ổn định ,bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động.
Đến 31-12-2009 ,trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 25 QTDND cơ sở hoạt động thu hút được hơn 18.614 thành viên tham gia là những hộ sản xuất nông nghiệp , tiểu thủ công nghiệp và những hộ kinh doanh,dịch vụ,buôn bán nhỏ.Nguồn vốn hoạt động đạt 408 tỷ đồng , giải quyết cho 11.397 lượt thành viên vay vốn,doanh số cho vay cả năm 2009 đạt 704 tỷ đồng.Bằng nguồn vốn huy động , các QTDND đã chủ động nắm bắt nhu cầu vay vốn của thành viên , khai thác thêm đối tượng mới để cho vay. Nguồn vốn cho vay của các QTDND đã giúp các thành viên kịp thời có vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giải quyết được công ăn việc làm cho hầu hết thành viên QTDND , góp phần vào công cuộc xoá đói , giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi và xây dựng nông thôn mới.
Có thể nói hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Quỹ tín dụng,chất lượng tín dụng quyết định đến chất lượng hoạt động của Quỹ tín dụng. Vì lí do đó em quyết định chọn đề tài :” Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình “ để tìm hiểu về thực trạng hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân xã An Bình .
Sau thời gian thực tập tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình, được sự giúp đỡ tận tình của Giám đốc công ty, ban lãnh đạo công ty, nhân viên trong quỹ tín dụng và đặc biệt là sự tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS Trần Việt Lâm để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập này.Ngoài phần lời mở đầu và kết luận bài viết gồm có ba chương :
Chương 1: Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Chương 2 : Thực trạng chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
49 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụng nhân dân trung ương.Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện,tự chủ,tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động do các thành viên tự nguyện lập ra,thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên ,nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất ,kinh doanh ,dịch vụ và cải thiện đời sống.Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng ,luật hợp tác xã và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Năm 2009 tiếp tục là một năm khó khăn và thách thức đối với họat động ngân hàng nói chung và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nói riêng , song cùng với chỉ đạo sát sao của ngân hàng nhà nước cộng với nỗ lực nội tại của từng QTDND và kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành nên hoạt động của QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tiếp tục ổn định ,bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động.
Đến 31-12-2009 ,trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 25 QTDND cơ sở hoạt động thu hút được hơn 18.614 thành viên tham gia là những hộ sản xuất nông nghiệp , tiểu thủ công nghiệp và những hộ kinh doanh,dịch vụ,buôn bán nhỏ.Nguồn vốn hoạt động đạt 408 tỷ đồng , giải quyết cho 11.397 lượt thành viên vay vốn,doanh số cho vay cả năm 2009 đạt 704 tỷ đồng.Bằng nguồn vốn huy động , các QTDND đã chủ động nắm bắt nhu cầu vay vốn của thành viên , khai thác thêm đối tượng mới để cho vay. Nguồn vốn cho vay của các QTDND đã giúp các thành viên kịp thời có vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giải quyết được công ăn việc làm cho hầu hết thành viên QTDND , góp phần vào công cuộc xoá đói , giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi và xây dựng nông thôn mới.
Có thể nói hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Quỹ tín dụng,chất lượng tín dụng quyết định đến chất lượng hoạt động của Quỹ tín dụng. Vì lí do đó em quyết định chọn đề tài :” Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình “ để tìm hiểu về thực trạng hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân xã An Bình .
Sau thời gian thực tập tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình, được sự giúp đỡ tận tình của Giám đốc công ty, ban lãnh đạo công ty, nhân viên trong quỹ tín dụng và đặc biệt là sự tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS Trần Việt Lâm để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập này.Ngoài phần lời mở đầu và kết luận bài viết gồm có ba chương :
Chương 1: Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Chương 2 : Thực trạng chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ XÃ AN BÌNH
1.Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Sự cần thiết thành lập QTDND xã An Bình :
Xã An Bình - huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh có diện tích đất tự nhiên là:8,04km2.Phía bắc giáp xã Mão Điền,phía đông giáp xã Đại Bái (huyện Gia Bình),phía nam giáp xã Trạm Lộ,phía tây giáp thị trấn Hồ.Xã An Bình có 6 thôn với tổng số hộ là 1820 hộ,số khẩu là 8650 khẩu,với diện tích đất canh tác là 504 ha,trước đây nghành nghề chủ yếu là nông nghiệp,đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những năm thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước đến nay kinh tế trong xã ngày càng phát triển,đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã được cải thiện rõ rệt.
Phương hướng của Đảng uỷ -UBND xã An Bình là phát triển đa dạng hoá nghành nghề,phát huy thế mạnh nội lực trên địa bàn,đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều loại hình sản xuất kinh doanh,dịch vụ,do đó nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh đòi hỏi ngày càng cao.Để tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng về các thủ tục vay,đáp ứng nhu cầu về tính thời cơ trong sản xuất kinh doanh của nhân dân,(trong khi đó Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thuận Thành chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhân dân trong xã,còn nặng về khâu thủ tục.)Vì thế trong địa bàn xã vẫn còn tình trạng cho vay nặng lãi gây ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của mỗi hộ gia đình nói riêng và của địa phương nói chung.
Để khắc phục tình trạng trên,đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển thuận lợi và bền vững,đoàn cán bộ gồm các đồng chí lãnh đạo Đảng uỷ-HĐND-UBND xã đã đi khảo sát và học tập một số nơi có quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh.Đoàn cán bộ thấy rằng kinh tế các nơi đó đều phát triển,đặc biệt được đông đảo nhân dân ủng hộ,đồng tình.
Căn cứ Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của chính phủ về tổ chức hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân,căn cứ vào kết luận số 21/KL-TU của ban thường vụ tỉnh uỷ Bắc Ninh ngày 27/7/2002 về việc củng cố và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,Đảng uỷ-HDND-UBND xã An Bình đã họp và ra nghị quyết thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình.Nghị quyết nêu rõ việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình là chủ trương của Đảng và Nhà nước,nhằm giúp cho địa phương đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế,xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân.
Chủ trương trên đã được Huyện uỷ-UBND huyện Thuận Thành chấp thuận và đồng ý cho phép Đảng uỷ-UBND xã An Bình tổ chức thành lập QTDND xã An Bình,nhằm mục đích huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài địa bàn,đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành viên trên địa bàn xã.
Thông tin chung về Quỹ tín dụng nhân dân xã An Bình :
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình được thành lập vào năm 2005 với số vốn điều lệ 443.800.000 đồng .
Tên gọi đầy đủ : Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình.
Tên gọi tắt : QTDND xã An Bình.
Biểu tượng: Sử dụng biểu tượng chung của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Trụ sở làm việc : Thôn Giữa – xã An Bình - huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh.
Số điện thoai: (0241) 3782145.
Thời gian hoạt động: 50 năm (năm mươi năm).
Địa bàn hoạt động: xã An Bình-huyện Thuận Thành-tỉnh Bắc Ninh.
Mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình là huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư trong địa bàn hoạt động để cho vay các thành viên nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,kinh doanh,dịch vụ và đời sống.Mục đích hoạt động của Quỹ tín dụng là hợp tác tương trợ,đặt lợi ích của thành viên lên trước ,không quá vì mục tiêu lợi nhuận nhưng Quỹ tín dụng cũng phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn để mở rộng quy mô hoạt động
Quỹ tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn,tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của thành viên và các tổ chức ,cá nhân khác trên địa bàn hoạt động và ngoài địa bàn hoạt động.Tuy nhiên việc nhận tiền gửi ngoài địa bàn bị giới hạn theo quy định của ngân hàng nhà nước.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ hiện nay
Từ khi được thành lập tới nay Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình đã không ngừng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã An Bình.Thông qua việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm cung cấp vốn cho các thành viên để phục vụ sản xuất nông nghiệp chăn nuôi ,phát triển nghành nghề ,cải thiện sinh hoạt và đời sống,góp phần giúp nông nghiệp phát triển ,giúp xoá đói giảm nghèo ,tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã An Bình và góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ,hình thành quan hệ sản xuất mới ở địa phương ; bước đầu khôi phục niềm tin của quần chúng nhân dân với khu vực kinh tế tập thể.Các chức năng và nhiệm vụ cụ thể:
-Huy động vốn ,cho vay vốn,yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản cho vay
-Tuyển chọn,sử dụng ,đào tạo lao động,lựa chọn các hình thức trả lương,thưởng thích hợp
-Hoạt động kinh doanh theo giấy phép được cấp ,chấp hành các quy định của nhà nước về tiền tệ,tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
-Thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và chấp hành chế độ thanh tra ,chế độ kiểm toán theo quy định
-Bảo toàn và phát triển nguồn vốn hoạt động
-Hoàn trả tiền gửi ,tiền vay và các khoản nợ khác đúng kỳ hạn,chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ khác bằng toàn bộ tài sản và số vốn thuộc sở hữu của Quỹ tín dụng.
-Nộp thuế theo luật định
2.Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân xã An Bình
2.1 Cơ cấu tổ chức
Đại hội thành viên
Chủ tịch HĐQT
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
P.giám đốc
Giám đốc
Tín dụng
Kế toán
HCSN
Bảo vệ
Thủ quỹ
Chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân
Đại hội thành viên:
+ Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của Quỹ tín dụng
+ Báo cáo kết quả hoạt động trong năm,báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
+ Báo cáo công khai tài chính-kế toán ,dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ (nếu có).
+ Phương hướng hoạt động năm tới.
+ Tăng,giảm vốn điều lệ theo mức quy định của ngân hàng nhà nước ,mức góp vốn tối thiểu của thành viên.
+Bầu ,bầu bổ xung hoặc bãi miễn chủ tịch HĐQT ,các thành viên HĐQT ,Ban kiểm soát quỹ tín dụng.
+Thông qua phương án do HĐQT xây dựng về mức thù lao cho thành viên HĐQT ,Ban kiểm soát,mức lương của giám đốc và các nhân viên làm việc tại quỹ tín dụng.
+ Thông qua danh sách kết nạp thành viên mới và cho thành viên ra khỏi quỹ tín dụng do HĐQT báo cáo ,quyết định khai trừ thành viên.
+ Chia ,tách ,hợp nhất ,sát nhập ,giải thể quỹ tín dụng
+ Sửa đổi điều lệ của quỹ tín dụng.
+ Những vấn đề khác do HĐQT ,Ban kiểm soát hoặc có ít nhất 1/3 tổng số thành viên đề nghị.
+ Riêng đại hội thành viên nhiệm kỳ còn thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ ,báo cáo hoạt động của HĐQT và Ban kiểm soát ,thông qua phương hướng hoạt động và bầu chủ tịch HĐQT,các thành viên HĐQT,Ban kiểm soát của nhiệm kỳ tới.
Hội đồng quản trị:
+ Tổ chức thực hiện các nghị quyết Đại hội thành viên;
+ Quyết định những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên);
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, phó Giám đốc, Kế toán trưởng; quyết định số lượng lao động, cơ cấu tổ chức và các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của Quỹ tín dụng;
+ Chuẩn bị chương trình nghị sự của Đại hội thành viên và triệu tập Đại hội thành viên;
+ Xây dựng phương án trình Đại hội thành viên về mức thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, mức lương của Giám đốc và các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng.
+ Xét kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên xin ra khỏi Quỹ tín dụng (trừ trường hợp khai trừ thành viên) và báo cáo để Đại hội thành viên thông qua;
+ Quyết định việc tăng, giảm vốn điều lệ trong mức được Ngân hàng Nhà nước cho phép và tổng hợp báo cáo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và báo cáo trước Đại hội thành viên gần nhất.
+ Xử lý các khoản cho vay không có khả năng thu hồi và những tổn thất khác theo quy định của Nhà nước;
+ Trình Đại hội thành viên Báo cáo về tình hình hoạt động và kết quả hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ (nếu có); phương hướng kế hoạch hoạt động năm tới;
+ Kiến nghị sửa đổi Điều lệ;
Chủ tịch hội đồng quản trị:
+ Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện cho Quỹ tín dụng trước pháp luật.
+ Chủ tịch Hội đồng quản trị là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng quản trị; triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng quản trị; phân công và theo dõi các thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị; đôn đốc và giám sát việc điều hành của Giám đốc Quỹ tín dụng.
+ Chủ tịch Hội đồng quản trị là người ký các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐQT (Các văn bản trình Đại hội thành viên; trình Ngân hàng Nhà nước...).
Ban kiểm soát :
+ Kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng hoạt động theo pháp luật;
+ Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Quỹ tín dụng, Nghị quyết Đại hội thành viên, Nghị quyết Hội đồng quản trị;
+ Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các Quỹ của Quỹ tín dụng, sử dụng tài sản và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;
+ Tiếp nhận và Giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng thuộc thẩm quyền của mình;
+ Trưởng Ban kiểm soát hoặc đại diện Ban kiểm soát được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không biểu quyết;
+ Yêu cầu những Người có liên quan trong Quỹ tín dụng cung cấp tài liệu, sổ sách chứng từ và những thông tin cần thiết khác để phục vụ cho công tác kiểm tra, nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;
+ Được sử dụng bộ máy kiểm tra, Kiểm toán nội bộ của Quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát;
+ Chuẩn bị chương trình và triệu tập Đại hội thành viên bất thường khi có một trong các trường hợp sau:
Khi Hội đồng quản trị không sửa chữa hoặc sửa chữa không có kết quả những vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ và Nghị quyết của Đại hội thành viên mà Ban kiểm soát đã yêu cầu.
Khi Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường theo yêu cầu của thành viên .
+ Thông báo cho Hội đồng quản trị, báo cáo trước Đại hội thành viên và Ngân hàng Nhà nước về kết quả kiểm soát; kiến nghị với Hội đồng quản trị, Giám đốc khắc phục những yếu kém, những vi phạm trong hoạt động của Quỹ tín dụng.
Giám đốc:
+Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Quỹ tín dụng theo đúng pháp luật, Điều lệ và Nghị quyết Đại hội thành viên, nghị quyết Hội đồng quản trị;
+Lựa chọn, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh phó Giám đốc , Kế toán trưởng;
+Tuyển dụng, kỷ luật, cho thôi việc các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng;
+Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ; trình Hội đồng quản trị các báo cáo về tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng;
+Giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;
+ Chuẩn bị báo cáo hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ (nếu có) và xây dựng phương hướng hoạt động của năm tới để Hội đồng quản trị xem xét và trình Đại hội thành viên;
+ Được từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị , các thành viên Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái Điều lệ và nghị quyết Đại hội thành viên đồng thời báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp xử lý.
Phó giám đốc
Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc.
Bộ phận kế toán
+Tổ chức ghi chép ,phản ánh một cách chính xác ,đầy đủ ,kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh về hoạt động nguồn vốn ,sử dụng vốn.Tổng hợp số liệu để hình thành các chỉ tiêu thông tin kinh tế phục vụ chỉ đạo ,điều hành hoạt động của quỹ tín dụng,trên cơ sở đó bảo vệ an toàn vốn,tài sản của Quỹ tín dụng cũng như của thành viên và của khách hàng gửi tiền tại Quỹ tín dụng cả về số lượng và chất lượng.
+Phân loại nghiệp vụ ,tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toán và theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ ,chính xác ,kịp thời phục vụ cho công tác quản lý ,chỉ đạo hoạt động của Quỹ tín dụng.
+Giám sát quá trình sử dụng tài sản (vốn) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản thông qua kiểm soát trước các nghiệp vụ bên NỢ và bên CÓ qua đó góp phần củng cố ,tăng cường chế độ hạch toán kế toán
Bộ phận tín dụng
+Thu thập thông tin và và phân tích đánh giá về thành viên xin vay,kiểm tra tính hợp lệ ,hợp pháp của các tài liệu do thành viên cung cấp,phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của dự án,phương án vay vốn đối với khoản vay trung hạn.Trường hợp khoản vay có bảo đảm bằng tài sản phải yêu cầu khách hàng thực hiện đúng thủ tục theo quy định.
+Đề xuất cho vay hay không cho vay
+Kiểm tra ,kiểm soát quá trình sử dụng vốn của khách hàng đến khi thu hồi dứt điểm khoản vay.
+Đôn đốc thành viên vay vốn đến trụ sở của Quỹ tín dụng để trả nợ
+Hàng tháng xây dựng kế hoạch kiểm tra các món vay,5 ngày cuối của các tháng báo cáo giám đốc kết quả kiểm tra trong tháng và kế hoạch kiểm tra tháng sau.Các trường hợp kiểm tra khi phát hiện có sai phạm hoặc cần thiết phải kiểm tra tháng đột xuất thì phải báo cáo ngay với giám đốc.
Thủ quỹ
+Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối các loại tài sản bảo quản trong kho tiền.
+Khi thu , chi phải kiểm đếm chính xác trước sự chứng kiến của người nộp hoặc lĩnh tiền và nhắc nhở người lĩnh,nộp tiền mặt hay nhận tài sản kiểm đếm lại trước khi rời khỏi quầy giao dịch.
+Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ và thực hiện thu chi tiền mặt,tài sản quý ,giấy tờ có giá trị đúng lệnh của người có thẩm quyền,đúng chứng từ kế toán.
+Mở các sổ quỹ ,sổ chi tiết theo dõi từng loại tiền ,tài sản ,thẻ kho,các sổ sách cần thiết khác ;ghi chép và bảo quản các sổ sách ,giấy tờ đầy đủ ,rõ ràng,chính xác
+Tổ chức sắp xếp tiền,tài sản trong kho tiền và nơi giao dịch gọn gàng khoa học theo đúng qui định,áp dụng các biện pháp chống ẩm mốc ,mối xông,chuột cắn ,bảo đảm vệ sinh kho tiền và quầy giao dịch.
+Quản lý và giữ chìa khoá 1 ổ khoá thuộc cánh cửa của cửa kho bảo quản tài sản được giao.
+Từ chối xuất nhập thu chi bất kỳ tài sản nào nếu không có lệnh ,chứng từ kế toán hợp pháp
+Không cho nhập vào kho tiền những tài sản ,giấy tờ không được quy định bảo quản trong kho tiền
+Không cho những người không có trách nhiệm ,không được lệnh vào nơi giao dịch và kho tiền do mình quản lý
2.2 Đặc điểm đội ngũ lao động
Do quy mô của Quỹ tín dụng nhỏ nên số lượng lao động rất ít.Số lượng lao đông của Quỹ tín dụng khá ổn định qua các năm.Xem bảng 1 ở dưới.
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Số người
9
9
10
10
10
Bảng 1 : Số lượng lao động tại Quỹ tín dụng giai đoạn 2005 – 2009.
Cơ cấu lao động theo trình độ: xem bảng 2.
STT
Trình độ học vấn
Số người
Tỷ trọng(%)
1
Đại học
1
10%
2
Cao Đẳng
1
10%
3
Trung Cấp
8
80%
Tổng cộng
10
100%
Bảng 2 : Cơ cấu lao động của Quỹ tín dụng năm 2009 theo trình độ học vấn
Nhìn vào bảng 2 ta có thể thấy trình độ của cán bộ nhân viên của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình còn thấp,mới có 10% trình độ đại học và 20% trình độ từ cao đẳng trở lên.Như vậy để có thể phát triển Quỹ tín dụng phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên của mình.Hiện tại thì 100% số cán bộ nhân viên đều đã qua lớp đào tạo về nghiệp vụ Quỹ tín dụng do ngân hàng nhà nước chi nhánh Tỉnh Bắc Ninh tổ chức.Quỹ tín dụng cũng thường xuyên tổ chức học tập các quy chế,qui định mới của Nhà nước nên trình độ cán bộ cũng được nâng lên,cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ.
Cơ cấu lao động theo giới tính : xem bảng 3.
Giới tính
Số người
Tỷ trọng
Nữ
4
40%
Nam
6
60%
Tổng cộng
10
100%
Bảng 3 : Cơ cấu lao động của Quỹ tín dụng năm theo giới tính năm 2009.
Nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ nam/nữ của Quỹ tín dụng là 3/2,không có sự chênh lệch lớn về giới tính.
2.3 Đặc điểm tài chính
- Tình hình huy động vốn:xem bảng 4
Tổng nguồn vốn
15.137,5
Vốn tự có
1.363,1
Vốn huy động
11.333
Đơn vị: triệu đồng
Bảng 4 : Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ tín dụng năm 2009.
Trong tổng vốn tự có cuối năm 2009 có :
+Vốn điều lệ : 1.001,3 triệu đồng tăng 204 triệu đồng;tăng xấp xỉ 25,6 % so với năm 2008.
+Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 200 triệu đồng
+Các quỹ : 98,6 triệu đồng tăng 14 triệu đồng,xấp xỉ tăng 24,8 % so với năm 2008.
Ngoài ra đến cuối năm 2009 :
+Tổng nguồn vốn tăng 3.574,9 triệu đồng ,xấp xỉ tăng 30,9 % so với cuối năm 2008.
+Vốn huy động tăng 3.418 triệu đồng ,xấp xỉ tăng 43,2 % so với cuối năm 2008.
- Tình hình sử dụng vốn
Với mục tiêu chủ yếu tương trợ giữa các thành viên,Quỹ tín dụng sử dụng nguồn vốn vào hoạt động tín dụng với mức tối đa ( 88,7 % tổng nguồn vốn) để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn cho thành viên để sản xuất kinh doanh,phát triển kinh tế,cải thiện đời sống và các nhu cầu khác.
Đến cuối năm 2009,vốn sử dụng cho vay đạt 13.434 triệu đồng tăng 3.293 triệu đồng,xấp xỉ tăng 32,4 % so với cuối năm 2008.Tỷ lệ nợ quá hạn còn cao ,chiếm 1,3 % dư nợ nhưng vẫn dưới mức cho phép của Ngân hàng nhà nước.
Tình hình thu chi trong năm 2009 của Quỹ