Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh tế kinh doanh tại trung tâm lữ hành công ty du lịch và thương mại Dân Chủ

Từ những năm 90 trở về trước trong điều kiện đất nước ta mới giành được độc lập nên còn rất nhiều khó khăn bởi vậy du lịch còn là rất xa xỉ đối với quần chúng nhân dân nói chung. Trong điều kiện ngày nay, điều kiện kinh tế thị trường, đổi mới, hơn nữa khi đất nước ta gia nhập WTO, APEC,AFTA nền kinh tế của đất nước ta có thể nói đang có sự thăng hoa phát triển theo su thế chung của thế giới. Do đó những người dân cũng có mức thu nhập khá hơn còn có của ăn của để thì họ sẽ nghĩ đến những thú vui, giải trí mà một trong những yếu tố tạo nên thú vui của cuộc sống chính là đi du lịch. Do vậy du lịch có thể nói là món ăn tinh thần của đại đa số quần chúng nhân dân. Để góp phần phục vụ đời sống tinh thần của mỗi người dân nói riêng và để hòa nhập theo xu thế phát triển của thời đại nói chung. Công ty du lịch và thương mại Dân Chủ hay trung tâm du lịch Dân Chủ đã và đang tích cực phát triển hoạt động kinh doanh du lịch của mình; một mặt tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động; mặt khác góp phần thực hiện nhiệm vụ đó là cùng tạo nên một động lực chung của đất nước - phát triển kinh tế đồng thời giúp cho cộng đồng loài người xích lại gần nhau hơn. Nhưng để thành công hơn nữa thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm phải được chú trọng đề cao, điều này luôn là mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh. Chính vì vậy đây là điều Em đang chú ý và quan tâm.

doc55 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh tế kinh doanh tại trung tâm lữ hành công ty du lịch và thương mại Dân Chủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Từ những năm 90 trở về trước trong điều kiện đất nước ta mới giành được độc lập nên còn rất nhiều khó khăn bởi vậy du lịch còn là rất xa xỉ đối với quần chúng nhân dân nói chung. Trong điều kiện ngày nay, điều kiện kinh tế thị trường, đổi mới, hơn nữa khi đất nước ta gia nhập WTO, APEC,AFTA… nền kinh tế của đất nước ta có thể nói đang có sự thăng hoa phát triển theo su thế chung của thế giới. Do đó những người dân cũng có mức thu nhập khá hơn còn có của ăn của để thì họ sẽ nghĩ đến những thú vui, giải trí mà một trong những yếu tố tạo nên thú vui của cuộc sống chính là đi du lịch. Do vậy du lịch có thể nói là món ăn tinh thần của đại đa số quần chúng nhân dân. Để góp phần phục vụ đời sống tinh thần của mỗi người dân nói riêng và để hòa nhập theo xu thế phát triển của thời đại nói chung. Công ty du lịch và thương mại Dân Chủ hay trung tâm du lịch Dân Chủ đã và đang tích cực phát triển hoạt động kinh doanh du lịch của mình; một mặt tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động; mặt khác góp phần thực hiện nhiệm vụ đó là cùng tạo nên một động lực chung của đất nước - phát triển kinh tế đồng thời giúp cho cộng đồng loài người xích lại gần nhau hơn. Nhưng để thành công hơn nữa thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm phải được chú trọng đề cao, điều này luôn là mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh. Chính vì vậy đây là điều Em đang chú ý và quan tâm. CHƯƠNG 1 Những lí luận cơ bản về kinh doanh và hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp lữ hành. 1.1 Những khái niệm về lữ hành. 1.1.1 Khái niệm và phân loại về kinh doanh lữ hành. Theo nghĩa rộng: “kinh doanh lữ hành là việc đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình chuyển giao sản phẩm thực hiện giá trị sử dụng hoặc làm gia tăng giá trị của nó để chuyển giao sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích lợi nhuận”. (nguồn: giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD). Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng , có tài sản có trụ sở nhất định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. bất cứ doanh nghiệp nào được pháp luật cho phép và có thực hiện kinh doanh lữ hành đều được gọi là kinh doanh lữ hành. Theo nghĩa hẹp: luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi”. Đồng thời quy định rõ kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Như vậy theo khái niệm này, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng về sản phẩm là chương trinh du lịch trọn gói. (nguồn: giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD chủ biên: Ts.Nguyễn văn Mạnh – NXB khoa học và kỹ thuật). Phân loại kinh doanh lữ hành. Căn cứ theo tính chất của hoạt động dể tạo ra sản phẩm thì: Kinh doanh đại lí lữ hành: hoạt động chủ yếu là làm trung gian cho thị trường du lịch, đại lí này sẽ được hưởng hoa hồng theo phần trăm giá bán thông qua chức năng trung gian của mình. Chính do vậy đại lí kinh doanh lữ hành không làm tăng thêm về cung cầu du lịch. Do vậy mức độ rủi ro không ảnh hưởng tới các đại lí này. Kinh doanh du lịch lữ hành: hoạt động này như là hoạt động buôn bán do vậy cũng có tính rủi ro cao. Hoạt động kinh doanh du lịch cũng làm tăng thêm về giá trị của tài nguyên nên góp phần làm tăng thêm về cung của hàng hoá. hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành chủ yếu là gắn kết các chương trình du lịch đơn lẻ thành các tour trọn gói. Hoạt động này thì thường tính giá của các sản phẩm đơn lẻ gộp thành giá của một sản phẩm gộp đó chính là điều kiện để kinh doanh lữ hành. Kinh doanh lữ hành tổng hợp: hoạt động này bao gồm vừa sản xuất trực tiếp vừa liên kết các dịch vụ. Do đó hoạt động này thường diễn ra ở các công ty và người ta gọi đó là các công ty du lịch. Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động thì có: Kinh doanh lữ hành gửi khách: đây là hoạt động bao gồm cả gửi khách nội địa và gửi khách quốc tế. Hoạt động này chủ yếu là thu hút khách du lịch về phía các công ty du lịch để tổ chức cho họ đến các điểm du lịch nổi tiếng. Kinh doanh lữ hành nhận khách: bao gồm cả nhận khách nội địa và nhân khách quốc tế. Hoạt động này là nhận khách trực tiếp từ các công ty gửi khách thông qua việc xây dựng các chương trình du lịch của mình để bán cho khách. Do đó các đơn vị này được gọi là các công ty nhận khách. Kinh doanh lữ hành kết hợp: Đây là hoạt động kết hợp giữa kinh doanh lữ hành gửi khách và kinh doanh lữ hành nhận khách. thường thì các công ty này phải có quy mô lớn có đủ mạnh về tài chính thì mới đảm đương được trách nhiệm này. Do đó các công ty du lịch này thường được gọi là các tập đoàn du lịch. 1.1.2 Những khái niệm và phân loại về chương trình du lịch. Định nghĩa về chương trình du lịch. Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về chương trình du lịch ở đây xin đưa ra một số định nghĩa mang tính chất điển hình. Định nghĩa của David Wright trong cuốn tư vấn nghề nghiệp lữ hành: “chương trình du lịch là các dịch vụ trong lộ trình du lịch thông thường bao gồm giao thông vận tải, nơi ăn ở, sự di chuyển và tham quan ở một hoặc nhiều hơn các quốc gia, vùng lãnh thổ hay thành phố”. (nguồn :giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD chủ biên: Ts.Nguyễn văn Mạnh – NXB khoa học và kỹ thuật). Theo quy định về du lịch lữ hành trọn gói của các nước liên minh Châu Âu vá hội lữ hành Vương Quốc Anh: “chương trình du lịch là sự kết hợp được sắp xếp từ trước của ít nhất hai trong số các dịch vụ nơi ăn ở, các dịch vụ khác sinh ra từ dịch vụ giao thông, nơi ăn ở và nó được bán với mức giá gộp. Thời gian của chương trình nhiều hơn 24 giờ”. (nguồn :giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD chủ biên: Ts.Nguyễn văn Mạnh – NXB khoa học và kỹ thuật). Theo Gagnon & Osiepka, trong cuốn phát triển nghề lữ hành tái bản lần thứ VI: “chương trình du lịch là một sản phẩm lữ hành được xác định mức giá bán trước khách có thể mua riêng hoặc có thể mua theo nhóm và có thể tiêu dùng riêng lẻ hoặc có thể tiêu dùng chung với nhau. Một chương trình du lịch có thể bao gồm và theo các mức độ chất lượng khác nhau của bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ vận chuyển: hàng không, đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, nơi ăn ở, tham quan và vui chơi giải trí”. (nguồn: giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD chủ biên: Ts.Nguyễn văn Mạnh – NXB khoa học và kỹ thuật). Theo luật du lịch Việt Nam thì: “chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và bán giá chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi” (nguồn: giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD chủ biên: Ts.Nguyễn văn Mạnh – NXB khoa học và kỹ thuật). Theo nhóm tác giả của của bộ môn du lịch của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân: “chương trình du lịch trọn gói là những nguên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương trình du lịch thể hiện lịch trình chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí đến tham quan. Mức giá của chương trình du lịch bao gồm giá của toàn bộ hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chuyến hành trình”. (nguồn: giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD chủ biên: Ts.Nguyễn văn Mạnh – NXB khoa học và kỹ thuật). Phân loại chương trình du lịch. Có nhiều tiêu thức để phân loại chương trình du lịch. Căn cứ vào các thành tố dịch vụ cấu thành và hình thức tổ chức chương trình du lịch, người ta chia thành 2 loại: Chương trình du lịch trọn gói: Đây là chương trình du lịch nhằm thoả mãn cho khách du lịch với các dịch vụ: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan giải trí, quản lí hướng dẫn với một mức giá trọn gói. Chương trình du lịch không trọn gói: chương trình này không đầy đủ các dịch vụ mà được khách tiêu dùng một cách đơn lẻ nhưng với mức giá cao hơn. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh: Chương trình du lịch chủ động: chương trình này chủ động nghiên cứu thị trường xây dựng các chương trình du lịch theo một lịch trình nhất định vá chờ khách đến. Chương trình du lịch bị động: chương trình này thì bị động chờ khách đến tức là theo nhu cầu của khách để liên kết với các công ty hoặc với các tổ chức thiết kế xây dựng các chương trình du lịch phù hợp và thoả thuận đưa ra mức giá theo hợp đồng. Căn cứ vào động cơ chính của chuyến đi: Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh. Chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hoá, lịch sử… Chương trình du lịch tôn giáo tín ngưỡng. Chương trình du lịch thể thao, khám phá và mạo hiểm. Chương trình du lịch đặc biệt. Chương trình du lịch tổng hợp là sự tập hợp của các thể loại trên. Các căn cứ khác: Các chương trình du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn. Các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày. Các chương trình du lịch trên các phương tiện giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không. 1.1.3 Giá thành, giá bán chương trình du lịch. 1.1.3.1 Định giá thành. Khái niệm. “Giá thành được hiểu bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp mà các nhà lữ hành phải chi trả cho các nhà cung ứng để thực hiện một chương trình du lịch cụ thể. Giá thành của chương trình du lịch được cấu thành bởi hai loại chi phí:chi phí cố định và chi phí biến đổi của chương trình du lịch tính cho một khách”. Chi phí cố định(Fc): Là những chi phí của tất cả các hàng hoá dịch vụ trong chương trình du lịch mà đơn giá của chúng được xác định cho cả đoàn khách, không phụ thuộc một cách tương đối vào số lượng khách trong đoàn. Đây là các chi phí mà mọi thành viên trong đoàn tiêu dùng chung, không tách bóc cho từng thành viên riêng rẽ. Các chi phí cố định: chi phí thuê bao vận chuyển, chi phí hướng dẫn, chi phí về thuê bao khác như suất diễn … Chi phí biến đổi(Vc): là những chi phí của tất cả các hàng hoá và dịch vụ trong chương trình du lịch mà đơn giá của chúng được tính riêng cho từng khách. Đây là các chi phí gắn liền với sự tiêu dùng trực tiếp với người tiêu dùng riêng biệt của từng khách du lịch. Các chi phí biến đổi: chi phí lưu trú, bữa ăn, bảo hiểm cá nhân, vé tham quan…… Tổng chi phí là toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi của một chuyến đi. Công thức tính giá thành cho một khách và tổnh chi phí cho đoàn khách. Tính giá thành cho một khách: Z/khách = Vc + Tính tổng chi phí cho đoàn khách: Tc = Vc*Q + Fc Hoặc Tc = Z/khách*Q Trong đó: Vc: chi phí biến đổi cho một khách. Fc: Tổng chi phí cố định cho cả đoàn. Tc: Tổng chi phí. Q: Số khách tham gia tối ưu = 80% công suất thiết kế. 1.1.3.2 Định giá bán. Công thức tổng quát: G = Z + T+ Cb + Ck + P Trong đó: G: giá bán theo chương trình du lịch cho khách. Z: giá thành. T: khoản thuế phải nộp. Cb: chi phí bán. Ck: chi phí khác. P: lợi nhuận của doanh nghiệp. Trường hợp 1: Xác định giá bán dựa trên cơ sở chi phí. Nếu các hệ số của Cb, Ck, T, P được tính theo giá thành và kí hiệu bằng a thì công thức tính giá bán như sau: G = Z + (aCb*Z) + (aCk*Z) + (aT*Z) + (aP*Z) = Z(1 + aCb + aCk + aT + aP) = Z(1+). Trường hợp 2: xác định giá bán dựa vào hệ số tính theo giá bán. Nếu các hệ số của Cb, Ck, T, P được tính theo giá bán và kí hiệu là u thì công thức tính như sau: G = Z + (uCb*G) + (uCk*G) + (uT*G) + (uP*G) Z = 1- Trường hợp 3: áp dụng VAT G = Z + T + Cb + Ck + P + VAT. 1.1.3.3 Điểm hoà vốn. Khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm tại đó một số khách tham gia nhất định, với mức giá bán dự kiến để doanh thu từ việc bán chương trình du lịch đúng bằng toàn bộ chi phí tổ chức chương trình. Đó là điểm doanh nghiệp không có lãi mà cũng không bị lỗ. Công thức tính giá khách tham gia hoà vốn. Qhv = Fc/(P – Vc) Trong đó: Qhv: Số lượt khách tham gia đạt điểm hoà vốn. P: mức giá bán dự kiến. Fc: tổng chi phí cố định. Vc: chi phí biến đổi với một khách. 1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Vì vậy để đánh giá hoạt động kinh doanh chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành có thể dựa trên hai hệ thống chỉ tiêu sau đây: 1.2.1 Các chỉ tiêu tuyệt đối. Các chỉ tiêu này phản ánh về mặt số lượng. 1.2.1.1 chỉ tiêu tổng doanh thu. Chỉ tiêu này nhằm để xem xét xem sản phẩm của chương trình du lịch đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm để có thể đưa ra các chính sách giá khác nhau nhằm tối đa hoá doanh thu. TR = TR1 + TR2 + TR3 + … + TRn = Trong đó: TR: Tổng doanh thu của chương trình du lịch được thực hiện trong kì. TRi: là doanh thu chương trình du lịch thứ i. Ri = Trong đó: DT là doanh thu của chuyến đi một lần thực hiện chương trình. Pi: Giá bán chương trình du lịch thứ i cho một khách. Qi: Số lượng khách trong chuyến hành trình thứ i. n: là số chuyến du lịch mà công ty thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. 1.2.1.2 Chỉ tiêu tổng chi phí. chỉ tiêu này phản ánh chi phí để thực hiện chương trình du lịch trong kì kinh doanh để phân tích. Chỉ tiêu này được tính theo công thức: TC = TC1+TC2 + TC3 +…+ TCn = Trong đó: TC: Tổng chi phí kinh doanh các chương trình du lịch. TCi: chi phí chương trình du lịch thứ i. n: số chuyến đi du lịch mà công ty thực hiện. 1.2.1.3 Chỉ tiêu lợi nhuận thuần. Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau: LN = TR – TC Trong đó: LN: là lợi nhuận thuần. TR: tổng doanh thu của chương trình du lịch được thực hiện trong kì. TC: tổng chi phí của chương trình du lịch được thực hiện trong kì. 1.2.1.4 Chỉ tiêu tổng số lượt khách. chỉ tiêu này phản ánh tổng số lượng khách tham gia vào số lần thực hiện của chương trình du lịch trong kì phân tích. chỉ tiêu này được tính như sau: TSLK = TSLK1 + TSLK2 + TSLK3 + …+ TSLKn = . Trong đó: TSLK: tổng số lượt khách. TSLKi: tổng số lượt khách của chương trình du lịch thứ i. 1.2.1.5 Chỉ tiêu tổng số ngày khách. Chỉ tiêu này giúp chúng ta nhận biết được số lượng khách tiêu dùng sản phẩm du lịch qua số lượng ngày khách. chỉ tiêu này được tính như sau: TSNK = TSNK1 + TSNK2 + TSNK3 + …TSNKn = trong đó: TSNK: tổng số ngày khách. TSNKi: tổng số ngày khách của chương trình du lịch thứ i. Từ các chỉ số trên ta có các mối quan hệ giữa các chỉ số như sau: Doanh thu trung bình một ngày khách. chỉ tiêu này được tính như sau: = (đơn vị tiền tệ / ngày khách) trong đó: : doanh thu trung bình 1 ngày khách. TR: Tổng doanh thu của chương trình du lịch được thực hiện trong kì. TSNK: tổng số ngày khách. Chi phí trung bình trên một ngày khách. = trong đó: : chi phí trung bình. TC: Tổng chi phí của chương trình du lịch được thực hiện trong kì. TSNK: tổng số ngày khách của các chương trình du lịch trong kì. Lợi nhuận thuần trung bình trên một ngày khách. = trong đó: : lợi nhuận thuần trung bình một ngày khách. LN: tổng lợi nhuận thuần từ kinh doanh các chương trình du lịch trong kì. TSNK: tổng số ngày khách của các chương trình du lịch trong kì. 1.2.2 Các chỉ tiêu tương đối. 1.2.2.1 Chỉ tiêu thị phần. Chỉ tiêu này phản ánh vị thế của doanh nghiệp trong cùng một ngành mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được phần thị trường của mình. Đối với một doanh nghiệp mà biết được vị thế của mình trong một ngành nghề kinh doanh thì sẽ có những chiến lược nhất định để đưa ra các phương thức có hiệu quả. Thị phần của doanh nghiệp được xác định: TP = %. trong đó: TP: thị phần của doanh nghiệp trong kì nghiên cứu. tr: tổng doanh thu hoạt động kinh doanh chương trình du lịch của doanh nghiệptrong kì nghiên cứu. TR: tổng doanh thu của toàn ngành kinh doanh chương trình du lịch trong kì nghiên cứu. Ngoài ra, còn có cách tính thị phần của doanh nghiệp mang tính sát thực hơn. TP = trong đó: TP: thị phần của doanh nghiệp trong kì nghiên cứu. tsk: tổng số lượng khách tham gia chương trình du lịch của doanh nghiệp trong kì ngiên cứu. TSK: tổng số lượng khách tham gia chương trình du lịch của toàn ngành trong kì nghiên cứu. 1.2.2.2 Chỉ tiêu tốc độ phát triển. Chỉ tiêu này phản ánh vị thế tương lai của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thông qua tốc độ phát triển về doanh thu hoặc về khách. Có các hệ thống chỉ tiêu đánh giá như sau: chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn: phản ánh sự biến động của các yếu tố qua các thời kì liên tiếp nhau. Ta có công thức sau: ai ti = ai-1 trong đó: ti: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1. ai: số lượng của các yếu tố trong kì nghiên cứu thứ i. Chỉ tiêu tốc độ phát triển định gốc. chỉ tiêu này phản ánh sự biến động của khách hoặc các yếu tố cần phân tích của kì nghiên cứu với kì gốc. ai Ti= a1 trong đó: Ti: tốc độ phát triển định gốc của thời gian i so với thời gian gốc. ai: số lượng của các yếu tố trong kì nghiên cứu thứ i. Chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình. Phản ánh tốc độ trung bình của các yếu tố khách hoặc doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch theo từng thời gian nhất định trong kì phân tích. t = trong đó: t: tốc độ phát triển của yếu tố đó từ hoạt động kinh doanh chương trình du lịch. t2, t3,… t(n+1): tốc độ phát triển liên hoàntừ kinh doanh trong kì nghiên cứu. 1.2.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lí của doanh nghiệp. Để đánh giá trình độ quản lí của doanh nghiệp lữ hành thì phải dựa vào các chỉ tiêu sau: chỉ tiêu hiệu quả tổng quát, chỉ tiêu doanh lợi, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bởi các chỉ tiêu trên chính là chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung. Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát. Được tính theo công thức như sau: HQ = trong đó: HQ: hiệu quả kinh doanh trong kì nghiên cứu. TR: tổng doanh thu từ chương trình kinh doanh du lịch kì nghiên cứu. TC: tổng chi phí cho việc kinh doanh chương trình du lịch của kì nghiên cứu. Hệ số hiệu quả kinh doanh phải lớn hơn 1 thì kinh doanh chương trình du lịch mới có hiệu quả. Hệ số này càng lớn hơn 1 thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại nếu hệ số này càng thấp hơn 1 thì hiệu quả kinh doanh càng kém đi. Chỉ tiêu doanh lợi. Đây là chỉ tiêu phản ánh cứ một đơn vị tiền vốn cho việc kinh doanh du lịch thì đem lại bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính như sau: DL = hoặc DL = trong đó: DL: là tỉ lệ lợi nhuận trong kì nghiên cứu. LN: lợi nhuận thuần thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch trong kì phân tích. TC: tổng chi phí bỏ ra cho việc thực hiện kinh doanh chương trình du lịch nói trên trong kì nghiên cứu. V: tổng vốn đầu tư cho việc kinh doanh chương trình du lịch nói trên trong kì phân tích. Nhưng để đánh giá thực phần lợi nhuận trong doanh thu của hoạt động kinh doanh chương trình du lịch mang lại bao nhiêu phần trăm thì có công thức tính như sau gọi là tỉ suất lợi nhuận. P = trong đó : P: tỉ suất lợi nhuận. LN: lợi nhuận thuần thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch trong kì nghiên cứu. TR: doanh thu từ hoạt động kinh doanh chương trình du lịch trong kì nghiên cứu. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tiền doanh thu đạt được thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong thời đại như ngày nay đồng vốn là một trong những nguồn lực quan trọng để doanh nghiệp tận dụng để phát triển kinh doanh. Do vậy việc quay vòng vốn là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để doanh nghiệp hướng tới để tái đầu tư tiếp. Vốn quay vòng càng trong chu kì ngắn thì càng có hiệu quả sử dụng cao nhất là đối với những doanh nghiệp kinh doanh còn đang trong tình trạng thiếu vốn để tái đầu tư hoặc mở rộng quy mô của mình. Gồm các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động được quay mấy vòng trong kì phân tích. Tổng mức luân chuyển vốn Số vòng quay của vốn lưu động = Vốn lưu động bq trong kì phân tích Chỉ tiêu thời gian của một vòng luân chuyển: chỉ tiêu này phản ánh thời gian cần thiết để cho vốn lưu động quay trong một vòng. Thời gian của kì phân tích Thời gian của một vòng = Số vòng quay của vốn lưu động trong kì Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Phản ánh cứ 1 đơn vị tiền tệ vốn lưu động bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị tiền
Tài liệu liên quan