Trong điều kiện hiện nay của nước ta, kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền kinh tế và từng doanh nghiệp- cá thể trong nền kinh tế chính là đảm bảo không ngừng nâng cao tính hiệu quả kinh doanh của mình. Hiệu quả ở đây là khái niệm thường được gắn liền với các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận., được thẩm định chủ yếu bởi thị trường, bên cạnh nhiều thước đo tương đối trên khía cạnh chính trị- xã hội khác. Hiệu quả kinh tế nhìn chung chính là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng trong nền kinh tế.
Trong giai đoạn tồn tại chế độ quan liêu bao cấp, thành tích hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào giá trị tổng sản lượng, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà Nhà nước đặt ra. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản thương mại quốc tế dần được gỡ bỏ, mỗi doanh nghiệp ngày càng phải chủ động hơn trong việc sử dụng những nguồn nội và ngoại lực để tối đa hoá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Có thể nói, dưới áp lực cạnh tranh ngày một gay gắt của thị trường thương mại quốc tế, vấn đề đảm bảo hiệu quả mang tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại Công ty MECANIMEX- một doanh nghiệp với quá trình hình thành và phát triển lâu dài, với hoạt động chính là xuất nhập khẩu các sản phẩm thiết bị cơ khí phục vụ ngành sản xuất trọng điểm quốc gia- đã đặt ra cho tác giả những suy ngẫm và trăn trở về tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh quốc tế của Công ty. Hơn thế nữa, lĩnh vực nhập khẩu thiết bị cơ khí phục vụ cho các ngành sản xuất góp phần đáng kể tạo nên diện mạo của một quốc gia tiên tiến. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với hạn chế về trình độ công nghệ và mức độ cơ giới hóa các ngành công nghiệp trọng điểm. Do đó, xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của hiệu quả kinh doanh đó, việc nghiên cứu nghiêm túc từ lý luận và thực tiễn doanh nghiệp để từ đó rút ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, giảm thiểu bất cập là điều cần thiết. Đây chính là lý do để đề tài: “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí tại Công ty MECANIMEX” được chọn để nghiên cứu.
84 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí tại Công ty MECANIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu
Trong điều kiện hiện nay của nước ta, kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền kinh tế và từng doanh nghiệp- cá thể trong nền kinh tế chính là đảm bảo không ngừng nâng cao tính hiệu quả kinh doanh của mình. Hiệu quả ở đây là khái niệm thường được gắn liền với các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận..., được thẩm định chủ yếu bởi thị trường, bên cạnh nhiều thước đo tương đối trên khía cạnh chính trị- xã hội khác. Hiệu quả kinh tế nhìn chung chính là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng trong nền kinh tế.
Trong giai đoạn tồn tại chế độ quan liêu bao cấp, thành tích hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào giá trị tổng sản lượng, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà Nhà nước đặt ra. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản thương mại quốc tế dần được gỡ bỏ, mỗi doanh nghiệp ngày càng phải chủ động hơn trong việc sử dụng những nguồn nội và ngoại lực để tối đa hoá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Có thể nói, dưới áp lực cạnh tranh ngày một gay gắt của thị trường thương mại quốc tế, vấn đề đảm bảo hiệu quả mang tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại Công ty MECANIMEX- một doanh nghiệp với quá trình hình thành và phát triển lâu dài, với hoạt động chính là xuất nhập khẩu các sản phẩm thiết bị cơ khí phục vụ ngành sản xuất trọng điểm quốc gia- đã đặt ra cho tác giả những suy ngẫm và trăn trở về tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh quốc tế của Công ty. Hơn thế nữa, lĩnh vực nhập khẩu thiết bị cơ khí phục vụ cho các ngành sản xuất góp phần đáng kể tạo nên diện mạo của một quốc gia tiên tiến. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với hạn chế về trình độ công nghệ và mức độ cơ giới hóa các ngành công nghiệp trọng điểm. Do đó, xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của hiệu quả kinh doanh đó, việc nghiên cứu nghiêm túc từ lý luận và thực tiễn doanh nghiệp để từ đó rút ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, giảm thiểu bất cập là điều cần thiết. Đây chính là lý do để đề tài: “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí tại Công ty MECANIMEX” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề thực tập thực hiện việc đánh giá hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí của công ty MECANIMEX, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chuyên đề hướng tới là hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí của công ty MECANIMEX.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí của công ty MECANIMEX giai đoạn 1985- 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh… để giải quyết vấn đề đặt ra.
Các nguồn thông tin sử dụng trong chuyên đề được lấy từ các báo cáo kinh doanh của công ty TNHH Một thành viên XNK Sản phẩm cơ khí MECANIMEX, Tổng cục thống kê, Bộ Công Thương Việt Nam, website của Công ty, các bài nghiên cứu và Internet…
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, bảng biểu và phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, bài chuyên đề được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty MECANIMEX
Chương 2: Hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí của công ty MECANIMEX
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí tại công ty MECANIMEX
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MECANIMEX
. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều chịu ảnh hưởng lớn bởi lịch sử hình thành của bản thân mình trong bối cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế. MECANIMEX là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc khu vực kinh tế nhà nước, tuy nhiên cũng nằm dưới tác động của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay. Gia nhập WTO đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của Việt Nam. Các rào cản xuất nhập khẩu dần được dỡ bỏ, thị trường trong và ngoài nước được mở rộng. Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các sân chơi lớn với thế đứng vững chắc và bình đẳng hơn cũng tăng lên. MECANIMEX cũng nằm trong xu hướng chuyển mình đó.
MECANIMEX là một đơn vị trong số 17 thành viên của MIE. Đây là Tổng Công ty được thành lập từ năm 1990 theo Quyết định số 155/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Nhìn lại chặng đường hơn 15 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp đã vượt qua không ít khó khăn và thách thức, nhất là trong thời kỳ đổi mới, vững vàng đi lên làm chủ thị trường về các sản phẩm và thiết bị cơ khí.
Sau hơn 15 năm hoạt động, đến nay, toàn Tổng Công ty đã phát triển với 17 đơn vị thành viên, vốn tăng gấp 5 lần, doanh thu tăng hơn 7 lần so với thời kỳ đầu mới thành lập (chưa kể các đơn vị liên doanh ). Các sản phẩm chủ lực của Tổng Công ty gồm các loại máy công cụ, bơm, van, quạt công nghiệp, hộp giảm tốc và các sản phẩm thuộc nhóm dụng cụ, phụ tùng như bu lông, đai ốc, vòng đệm,… Những năm gần đây, Tổng Công ty còn tham gia vào chế tạo các thiết bị toàn bộ cung cấp cho các nghành công nghiệp trọng điểm của đất nước.
Về nhóm mặt hàng truyền thống, đa số các mặt hàng của Tổng Công ty hiện nay vẫn giữ được uy tín với khách hàng, có đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại. Các sản phẩm như máy công cụ, bơm công nghiệp, nông nghiệp các loại, đá và hạt mài, dàn cày chảo, hộp giảm tốt, các sản phẩm hơi oxygen, actylen, nito phục vụ sản xuất công nghiệp nuôi thủy sản, y tế…luôn đạt tăng trưởng cao. Trong đó, đặc biệt hàng máy công cụ tăng trưởng mạnh với việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ và các nước trong khu vực
Công ty MECANIMEX được thành lập vào năm 1985 dưới sự liên kết của một bộ phận của Công ty Machino và của Công ty Tocotap theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim nay là Bộ Công thương Việt Nam. Công ty được chính thức thành lập theo quyết định số 88/CT ngày 02/03/1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng do Phó Chủ tịch Tố Hữu ký. Ngày 26/03/1985, Bộ trưởng Bộ cơ khí- Luyện kim ra quyết định sô 62/CL- CB do Bộ trưởng Nguyễn Văn Kha ký, nội dung quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Công ty MECANIMEX.
Hiện tại, MECANIMEX là một trong số những Công ty hàng đầu của MIE. Công ty đã xuất khẩu cũng như nhập khẩu rất nhiều mặt hàng sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, An-giê-ri, Cuba, Canada, Nga, Đức, Pháp v.v...
1.1.1. Về tổ chức nhân sự
Từ giai đoạn đầu thành lập công ty, MECANIMEX chỉ có 19 người, được bố trí ở hai khu vực
* Khu vực phía Bắc:
- Cán bộ của Bộ Cơ khí- Luyện kim được điều động sang bao gồm:
+ Ông Trần Bảo Giốc: Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế bổ nhiệm kiêm Gíam đốc Công ty.
+ Ông Tạ Doãn Kiên: Trưởng Phòng của Vụ Kế hoạch Bộ Cơ khí- Luyện kim bổ nhiệm sang làm Chánh văn phòng công ty.
- Cán bộ của các đơn vị khác trong Bộ Cơ khí- Luyện kim chuyển đến là 2 cán bộ
+ Cán bộ của công ty TOCONTAP gồm 9 cán bộ của Phòng xuất nhập khẩu chuyển sang.
+ Cán bộ của công ty MACHINO gồm 2 cán bộ chuyển sang
* Khu vực phía Nam:
Có 4 cán bộ thuộc Chi nhánh Công ty TOCONTAP Sài Gòn chuyển sang, các cán bộ này là bộ khung của chi nhánh Công ty MECANIMEX Sài Gòn do ông Hoàng Vĩnh Thịnh phụ trách.
1.1.2. Khả năng tài chính
Vốn của công ty MECANIMEX được thể hiện dưới 2 dạng:
+ Dạng hàng hóa và vật tư:
Công ty MECANIMEX tiếp nhận từ công ty TOCONTAP khi bàn giao chủ yếu là một số sắt thép tồn kho lâu ngày dùng để sản xuất dụng cụ cầm tay xuất khẩu
+ Tiền mặt:
Số vốn cố định của Công ty khi mới bắt đầu thành lập là 293.274.463 VND
Số vốn lưu động là 8.474.196.748 VND
Cho tới thời điểm hiện tại Công ty có tài khoản gửi tại Ngân hàng Vietcombank với số tiền là 500.110.000.240 VND và 420.150.370.000 tài khoản bằng ngoại tệ.
1.1.3. Cơ sở vật chất
1.1.3.1. Trụ sở làm việc
- Phía Bắc: Nhờ phòng làm việc của Văn phòng Bộ Cơ khí- Luyện kim( 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Phía Nam( chi nhánh): Nhờ văn phòng làm việc của Nhà khách Bộ Cơ khí- Luyện kim tại Sài Gòn( 35 Tôn Đức Thắng, quận 1- TPHCM)
Hiện nay, trụ sở của Công ty được đặt tại số 37 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Là một đơn vị kinh doanh với cơ cấu gọn nhẹ bao gồm một tòa nhà 5 tầng và một bãi để xe với tổng diện tích mặt đất 200 m…
1.1.3.2. Trang thiết bị, đồ dùng làm việc
Thời kỳ mới thành lập mọi trang thiết bị làm việc của Công ty đều không có và không được cấp. mà phải tự lo lắng bằng cách xin từng chiếc ghế, từng chiếc bàn, chiếc tủ… của các cơ quan bạn để dùng.
Ngày nay, cùng với sự phát triển trong quy mô kinh doanh, mỗi nhân viên và mỗi phòng ban chuyên dụng tại MECANIMEX được trang bị khá đầy đủ với hệ thống thiết bị cơ khí hiện đại vô cùng cần thiết cho hoạt động xuất nhập khẩu ( máy tính, máy fax, máy photocopy, điện thoại, xe ô tô…). Điều này một lần nữa khẳng định vị thế đơn vị hàng đầu trong MIE.
1.2. Công ty MECANIMEX ngày nay
Tên công ty đầy đủ:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí.
Tên Tiếng Anh:
Mechanical products export- import company limited
Tên viết tắt bằng Tiếng anh: MECANIMEX CO., LTD
Tên giao dịch: MECANIMEX- Hà Nội
Địa chỉ trụ sở chính: Số 37, phố Tràng Thi, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tel: (84 4) 8257459 - 9360730, Fax: (84 4) 9349904
Email: mecahn@fpt.vn / mecahn-vp@fpt.vn
Chi nhánh: 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP HCM
Tel: (84 8) 8295799 - 8222111 - 8296722, Fax: (84 8) 8299238
Email: mecanimex@hcm.fpt.vn
1.3. Các giai đoạn phát triển của MECANIMEX
1.3.1. Thời kì từ năm 1985- 1990
1.3.1.1. Hoàn cảnh chung
Từ năm 1955, ngành cơ khí trở thành ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển với nhận thức của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, cũng như dựa vào nhu cầu cung cấp các sản phẩm cơ khí thiết yếu nhằm phục vụ quân đội. Miền Bắc, thời kì kế hoạch hóa tập trung, bên cạnh việc mở rộng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp hiện có, nhiều cơ sở sản xuất được hình thành. Sự phát triển thực sự của ngành cơ khí Việt Nam bắt đầu kể từ sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961- 1965, khi máy công cụ( máy tiện, máy khoan…), tàu thủy cỡ nhỏ, toa xe lửa, máy bơm thủy lực, các loại quạt trần và quạt bàn, máy phát lực 20- 24 cv được sản xuất. Từ năm 1965, ngành hướng ưu tiên cho các sản phẩm phục vụ chiến tranh. Năng lực sản xuất mới bao gồm phụ tùng ô tô máy kéo, máy ép, nén…, máy bơm thủy lợi và các dụng cụ cầm tay cho ngành công nghiệp và xây dựng.
Năm 1976, giá trị sản lượng ngành cơ khí chiếm 12% giá trị sản xuất toàn quốc. Sản xuất thiết bị cơ khí phục vụ nông nghiệp được mở rộng, sản xuất mát công cụ có xu hướng giảm. Trong thời gian này, ngành cơ khí là ngành công nghiệp được hỗ trợ nhiều nhất, chỉ sau ngành năng lượng và than, số lượng các doanh nghiệp công nghiệp tăng đột biến. Đến năm 1985, có 610 doanh nghiệp cơ khí Nhà nước, 941 doanh nghiệp tập thể và tư nhân, tổng tài sản ngành đạt 400 triệu USD, năng lực ngành đáp ứng được 40- 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của xã hội.
1.3.1.2. Tình hình hoạt động của Công ty
Trong hoàn cảnh lịch sử chung đó, Công ty MECANIMEX được thành lập theo Quyết định quyết định số 88/CT ngày 02/03/1985.
Trong thời kì này, Công ty chủ yếu làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu theo Nghị định thư của Chính phủ Việt Nam với các nước Xã hội chủ nghĩa:
Nhà nước phân chỉ tiêu xuất khẩu hàng cơ khí sang các nước Đông Âu như Liên Xô( cũ), Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary và Cuba…
Nhà nước phân chỉ tiêu nhập khẩu vật tư( chủ yếu là vật tư sản xuất ra hàng xuất khẩu)
Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm cơ khí, thép.
Nói chung hoạt động trong thời kỳ này không mang tính chất kinh doanh và chịu sự quản lý của Nhà nước.
1.3.2. Thời kì từ năm 1990 - 1995
Năm 1991, Công ty nhận vốn Nhà nước giao (tám tỷ đồng). Số vốn này không phải rót từ Ngân sách Nhà nước, mà thực ra là vốn tự có mà Công ty tích lũy được sau 5 năm kinh doanh 1980 – 1985
1.3.2.1. Hoàn cảnh chung
Đây là thời kỳ đánh dấu bước chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp dần được xoá bỏ, sự tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh được đề cao. Trong dòng chảy thay đổi mạnh mẽ đó, MECANIMEX cũng đứng trước không ít khó khăn và thử thách.
Công ty bắt đầu kinh doanh theo cơ chế thị trường trong bối cảnh không còn xuất khẩu theo Nghị định thư với các nước XHCN cũ và ngày càng có nhiều các đơn vị được xuất khẩu trực tiếp. Đây là giai đoạn rất khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ riêng mặt hàng dụng cụ cầm tay còn xuất khẩu một phần sang Angieri theo hiệp định trả nợ Nhà nước.
Trước tình hình diễn biến có nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như vậy, nhưng nhờ sớm nắm bắt tình hình, ngay từ cuối những năm 1989- 1990 tập thể cán bộ nhân viên và lãnh đạo Công ty đã nỗ lực tìm kiếm một số thị trường mới như Thái Lan, Đài Loan. Đó là bước đệm, khởi đầu cho một thời kỳ mới- thời kỳ kinh doanh theo cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và phức tạp.
1.3.2.2. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty
Mặc dù trước tình hình diễn biến có nhiều trở ngại như vậy, nhưng với sự nhạy bén và linh hoạt trong chỉ đạo, với nỗ lực trong công việc, trong thời gian này, công ty đã đạt được những kết quả đáng nể, cụ thể như sau:Từ năm 1991 -1994 xuất khẩu 3.000 tấn thiếc, riêng năm 1991 xuất khẩu 1.000 tấn thiếc sang các nước Thái Lan, Singapore, Nhật Bản…
Từ năm 1991- 1995, Công ty MECANIMEX là đơn vị đứng vị trí thứ hai trong toàn quốc về xuất khẩu thiếc với kim ngạch cao, duy trì và phát triển các đơn hàng xuất khẩu dụng cụ cầm tay sang thị trường Đài Loan với số lượng từ 100 đến 200 cái/ năm.
Tuy giá trị của mặt hàng này không lớn nhưng nhìn về góc độ cạnh tranh gay gắt về nhiều mặt, nhất là hàng cơ khí Việt Nam ở một thị trường như Thái Lan, mà sản phẩm của Việt Nam vẫn đảm bảo chất lượng và uy tín trong một thời gian dài- 5 năm- thì đó là một điều đáng tự hào.
Ngoài các mặt hàng kể trên, Công ty đã nỗ lực tìm kiếm và xuất khẩu được các mặt hàng khoáng sản như quặng kẽm, Cromic, Zircon, Volframit…
Từ năm 1992 trở về trước, kim ngạch kinh doanh của Công ty chủ yếu là xuất khẩu( với tỷ trọng 70 đến 80% trên tổng giá trị kim ngạch). Nhận thức được tình hình này, Công ty đã triển khai kế hoạch khai thác thị trường nội địa để tăng kim ngạch hàng nhập khẩu, các mặt hàng cụ thể được nhập khẩu như sau:
Các loại dây thép cuốn động cơ phục vụ cho sản xuất Công nghiệp
Hạt nhựa, hoá chất phục vụ sản xuất
Các thiết bị điện
Thiết bị làm đường phục vụ ngành giao thông
Hàng vật liệu xây dựng
Máy bơm dân dụng và các đồ điện lạnh phục vụ sinh hoạt đời sống.
Chính vì thế từ năm 1993 trở về sau, kim ngạch nhập khẩu được tăng dần, tạo nên Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty ngày một tăng.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trong thời gian này MECANIMEX còn triển khai một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ văn phòng để đa dạng hoá kinh doanh, góp phần phục vụ xã hội, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Cụ thể Công ty đã triển khai thực hịên được:
Liên doanh xây dựng một xưởng sản xuất gói màu VORTEX theo công nghệ Italia( vật liệu chủ yếu là cát và xi măng, không dùng đất, đưa vào sản xuất từ năm 1995. Liên doanh xây dựng và đưa vào khai thác khu Trung tâm IBC để cho các văn phòng nước ngoài tại Hà Nội thuê. Trung tâm IBC ra đời và hoạt động từ năm 1994. Doanh thu tiền cho thuê nhà là 2.000.000.000 VNĐ/ năm và lãi sau thuế vào khoảng 950.000.000 VNĐ/ năm- lãi của năm cao nhất.
Những con số sau đây nói lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời kỳ 1991- 1995
Kim ngạch đạt cao nhất vào năm 1995 là 11.508.994,00 USD
Doanh thu đạt cao nhất vào năm 1995 là 53.181.184.976 VNĐ
Các khoản nộp ngân sách Nhà nước đạt cao nhất vào năm 1995 là 4.635.000.000 VNĐ
1.3.3. Giai đoạn 1995- 1999
1.3.3.1. Hoàn cảnh lịch sử
Những năm này suy thoái kinh tế và khủng hoảng kinh tế trầm trọng của các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc… làm cho tình hình kinh tế nói chung của Việt Nam ảnh hưởng lớn và trong lĩnh vực kinh doanh thương mại của MECANIMEX nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại tưởng chừng khó có thể vượt qua. Hơn thế nữa, chính sách mở cửa của Nhà nước Việt Nam cho phép các đơn vị sản xuất có thể tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đã làm MECANIMEX phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách hơn bao giờ hết. Tính cạnh tranh trong giai đoạn này trở nên khốc liệt và cũng đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và MECANIMEX nói riêng vấn đề phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong môi trường đầy thách thức.
Trước những biến động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước như vậy, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu như một số bạn hàng, đối tác ở nước ngoài bị phá sản do khủng hoảng kinh tế, một số đơn vị bạn hàng trong nước ngừng hoạt động hoặc hoạt động chậm lại do sự mất ổn định về tình hình tài chính và kinh tế.
Tuy vậy, do nắm bắt và dự đoán trước được tình hình và đã có chuẩn bị tài lực, vật lực từ những năm trước cho nên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cũng đi dần vào thế ổn định, bắt nhịp được với thị trường, bắt đầu có sự tăng trưởng đều qua thời gian.
Ngoài các thị trường cũ, Công ty có quan hệ trong nhiều năm trước, giai đoạn này, MECANIMEX cũng khai thác thêm được các thị trường mới như Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Nhật Bản.. và một số nước Trung Đông…
Về kinh doanh xuất nhập khẩu, ngoài những mặt hàng truyền thống của ngành cơ khí chế tạo, luyện kim trước đây, thời kỳ này Công ty còn khai thác thêm nhiều mặt hàng mới để xuất nhập khẩu đồ điện gia dụng, vật liệu xây dựng, hoá chất, nhựa, sản phẩm gốm, thuỷ tinh, dệt may tơ tằm, thức ăn gia súc…
Chính vì vậy, mặt hàng kinh doanh của Công ty ngày một phong phú và đa dạng thúc đẩy kim ngạch và doanh thu hàng năm tăng lên
Hoạt động xuất nhập khẩu
Mặc dù bối cảnh kinh tế có nhiều bất lợi, công ty không ngừng tìm tòi và đa dạng hoá mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu trong giai đoạn này. Có thể kể đến các mặt hàng chủ yếu trong:
* Hoạt động xuất khẩu:
Phôi thép- gang thép Thái Nguyên xuất khẩu sang Thái Lan.
Thiếc: hướng đến thị trường mục tiêu như Nhật Bản, Thái Lan…
Chì và các loại quặng: xuất khẩu sang Thái Lan…
Máy công cụ: các thị trường được định hướng chú trọng khai thác và duy trì lợi thế gồm có Thái Lan, Đài Loan do nhà máy công cụ số 1 và Nhà máy chế tạo Hải Phòng, nay là Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải Phòng sản xuất.
Máy công cụ xuất khẩu sang Myanmar.
Các dụng cụ cơ khí cầm tay: hướng đến thị trường các nước Đông Âu cũ và Đài Loan…
Hàng may mặc, dệt may: thị trường truyền thống là Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc…
Ngoài ra, MECANIMEX còn xuất khẩu các mặt hàng khác như giày thể thao, mũ vải, dây điện, đèn trang trí, vỏ hộp và phụ tùng thiết bị báo cháy…
* Hoạt động nhập khẩu:
Vật tư,thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp
Các loại thép hợp kim và thép hình cỡ lớn
Tôn silic và dây email để sản xuất động cơ điện, biến áp…
Các loại thép Inoc…
Nhôm thỏi, hạt nhựa, hoá chất, sợi…
Máy luyện cao su và một số phụ tùng khác…
Thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng và giao thông
Máy trộn bê tông
Máy san đường
Máy rải nhựa
Thiết bị phục vụ nông nghiệp
Máy bơm và thiết bị bơm để xây dựng các loại trạm bơm thuỷ lợi (Hà Tây, Tuyên Quang)
Các loại thiết bị phục vụ ngành Y tế.
Vật tư phục vụ chế biến thực phẩm
Các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt xã hội
Bơm nước dân dụng
Đồ điện, điện lạnh dân dụng
Đồ dùng văn phòng và một số đồ dùng khác…
Do công tác khai thác tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh trong và ngoài nước của Công ty thường xuyên được chú trọng dẫn đến hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt. Tốc độ tăng trưởng đều và khá cao theo thời gian từng năm. Các chỉ tiêu kinh tế như kim ngạch, doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước năm nào cũng vượt kế hoạch được giao, mức chênh lệch năm sau cao hơ