Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội

Trong những năm vừa qua hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng đổi mới và hoàn thiện trên tất cả các mặt nghiệp vụ. Nhưng đổi mới và hoàn thiện lĩnh vực thanh toán qua ngân hàng là một công việc khó khăn và phức tạp. Bởi vì, một mặt nó phải phù hợp với nền kinh tế Việt Nam còn chưa phát triển, mặt khác lại phải nhanh chóng hoà nhập với xu thể chung của sự phát triển với các ngân hàng trên Thế giới. Mở rộng dịch vụ thanh toán của ngân hàng đang là vấn đề bức xúc về nhiều phương diện đối với kinh doanh ngân hàng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhu cầu của dân cư và chuyển vốn trong toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống thanh toán nếu được công nghệ hoá, hiện đại hoá thì các giao dịch thanh toán được hoàn thiện đảm bảo thanh toán an toàn nhanh chóng, vai trò to lớn góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp. Kích thích sản xuất và gia tăng tốc độ lưu thông hàng hoá mở rộng dịch vụ, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng và phát triển đất nước. Những năm qua, chính phủ, ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng Thương mại đã rất quan tâm cũng có những thay đổi đáng kể về cơ chế thanh toán và tổ chức việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, ban hành nhiều quy định, pháp luật chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt phát triển rộng rãi với khối lượng ngày càng lớn hơn. Đặc biệt, đưa tin học vào phục vụ thanh toán. Do đó, đã đạt được những thành tự đáng kế tuy nhiên, những kết quả đạt được chỉ là bước đầu mà phải không ngừng hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác thanh toán nền kinh tế đưa khoa học kĩ thuật hiện đại để hiện đại hoá công tác thanh toán không dùng tiền mặt ở mỗi ngân hàng phải được tiến hành song song với việc đa dạng hoá các hình thức và phương thức thanh toán nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế. Xuất phát từ tính cấp thiết nói trên cũng với những kiến thức đã học ở trường và sự học hỏi của mình em xin mạnh dạn chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội”. Về nội dung, ngoài lời nói đầu và kết luận, khoá luận được chia làm 3 phần: Phần 1: Những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. Phần 2: Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội”. Phần 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội nói riêng”. Do khoá luận chỉ nghiên cứu thực tế tại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội trong thời gian ngắn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy, cô giáo và cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội để khoá luận được hoàn thiện hơn. Qua khoá luận nay em muốn gửi tới các thầy cô giáo, đặc biệt Giao su Tien si Cao Cu Boi đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu vấn đề này. Đồng thời em xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập tại ngân hàng

docx102 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm vừa qua hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng đổi mới và hoàn thiện trên tất cả các mặt nghiệp vụ. Nhưng đổi mới và hoàn thiện lĩnh vực thanh toán qua ngân hàng là một công việc khó khăn và phức tạp. Bởi vì, một mặt nó phải phù hợp với nền kinh tế Việt Nam còn chưa phát triển, mặt khác lại phải nhanh chóng hoà nhập với xu thể chung của sự phát triển với các ngân hàng trên Thế giới. Mở rộng dịch vụ thanh toán của ngân hàng đang là vấn đề bức xúc về nhiều phương diện đối với kinh doanh ngân hàng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhu cầu của dân cư và chuyển vốn trong toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống thanh toán nếu được công nghệ hoá, hiện đại hoá thì các giao dịch thanh toán được hoàn thiện đảm bảo thanh toán an toàn nhanh chóng, vai trò to lớn góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp. Kích thích sản xuất và gia tăng tốc độ lưu thông hàng hoá mở rộng dịch vụ, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng và phát triển đất nước. Những năm qua, chính phủ, ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng Thương mại đã rất quan tâm cũng có những thay đổi đáng kể về cơ chế thanh toán và tổ chức việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, ban hành nhiều quy định, pháp luật chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt phát triển rộng rãi với khối lượng ngày càng lớn hơn. Đặc biệt, đưa tin học vào phục vụ thanh toán. Do đó, đã đạt được những thành tự đáng kế tuy nhiên, những kết quả đạt được chỉ là bước đầu mà phải không ngừng hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác thanh toán nền kinh tế đưa khoa học kĩ thuật hiện đại để hiện đại hoá công tác thanh toán không dùng tiền mặt ở mỗi ngân hàng phải được tiến hành song song với việc đa dạng hoá các hình thức và phương thức thanh toán nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế. Xuất phát từ tính cấp thiết nói trên cũng với những kiến thức đã học ở trường và sự học hỏi của mình em xin mạnh dạn chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội”. Về nội dung, ngoài lời nói đầu và kết luận, khoá luận được chia làm 3 phần: Phần 1: Những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. Phần 2: Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội”. Phần 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội nói riêng”. Do khoá luận chỉ nghiên cứu thực tế tại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội trong thời gian ngắn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy, cô giáo và cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội để khoá luận được hoàn thiện hơn. Qua khoá luận nay em muốn gửi tới các thầy cô giáo, đặc biệt Giao su Tien si Cao Cu Boi đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu vấn đề này. Đồng thời em xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập tại ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. Một trong những phát minh quan trọng nhất của con người có tính đột phá, đẩy nên văn minh của nhân loại tiến một bước dài đó là sự phát minh ra tiền tệ. Tiền tệ ra đời và không ngừng được nghiên cứu hoàn thiện nhằm vào hai mục tiêu chính: Sự tiện lợi và sự an toàn. Tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt, nó là công cụ nhiệm mầu trong quá trình phát triển nền kinh tế, tiền tệ cũng có một quá trình lưu thông dựa trên cơ sở của lưu thông và trao đổi hàng hoá. Do vậy, ở bất cứ xã hội nào còn sản xuất và lưu thông hàng hoá thì còn tồn tại tiền như nội quy luật khách quan. Cho đến đầu thế kỷ 20, khi tiền gắn liền vào quá trình sản xuất và trao đổi, tiền được xem là có các chức năng sau: Là thước đo giá trị trao đổi của hàng hoá, là phương tiện để lưu thông hàng hoá, là phương tiện cất giữ giá trị phương tiện thanh toán, là phương tiện tiền tệ quốc tế và trong đó chức năng thước đo giá trị trao đổi là quan trọng và cơ bản nhất của tiền tệ để phân biệt với các tài sản khác. Việc dùng tiền là phương tiện trao đổi sẽ đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh tế, giúp cho việc lưu thông và trao đổi hàng hoá dễ dàng thuận tiện, thúc đẩy nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, ngoài ra còn loại bỏ được nhiều thời gian dành cho việc trao đổi các hàng hoá và dịch vụ. Thanh toán tiền tệ bao gồm: Thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Giai đoạn đầu của sản xuất, lưu thông hàng hoá thì thanh toán giữa người mua và người bán được thực hiện bằng tiền mặt nhưng khi sản xuất và lưu thông hàng hoá ngày càng phát triển ở mức độ cao sẽ kéo theo việc thanh toán bằng tiền mặt không ngừng tăng lên về số lượng, khi số lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra nhiều và tiêu thụ lớn được diễn ra một cách thường xuyên liên tục trong phạm vi rộng khắp thì việc thanh toán bằng tiền mặt càng bộc lộ những nhược điểm của nó khi phải thanh toán một lượng hàng hoá trao đổi lớn cần phải có một lượng tiền mặt lớn tương ứng để thanh toán, như thế vận chuyển khối lượng tiền mặt quá lớn vừa cồng kềnh, tốn kém, không an toàn, khó khăn nhất là trong điều kiện người mua và người bán lại ở cách xa nhau về địa lý. Thanh toán bằng tiền mặt quá lớn sẽ làm tăng các khoản chi phí trong lưu thông tiền mặt như chi phí cho việc in ấn, vận chuyển, đóng gói, bảo quản, kiểm đếm, cất trữ tiêu huỷ, phân loại tiền. Ngoài ra, thanh toán bằng tiền mặt không chỉ gây áp lực bất lợi với việc tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ mà còn gây sự lãng phí vốn lớn, không được tập trung vận dụng cho sự phát triển kinh tế do có một khối lượng vốn lớn của nền kinh tế trôi nổi nằm ngoài lưu thông. Hơn nữa thanh toán bằng tiền mặt cản trở tốc độ chu chuyển gây ảnh hưởng không tốt đến phát triển sản xuất. Thêm vào đó việc thanh toán bằng tiền mặt tạo ra những sơ hở không kiểm soát được, thuận lợi cho những kẻ tham nhũng tìm cách chiếm đoạt tài sản của xã hội như tình trạng thất thu thế, trốn thuế trong kinh doanh, hiện tượng tham ô hối lộ, khai khống hoá đơn bán hàng… Cũng xuất phát từ kẽ hở của việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. với những quy chế nêu trên lúc này thanh toán bằng tiền mặt không còn phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện đại và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ra đời. Nó là kết quả tất yếu của quá trình phát triển ngày càng cao của sản xuất lưu thông hàng hoá, nó đã nhanh chóng chiếm ưu thế và trở thành một phần không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. TTKDTM ra đời đã khắc phục được phần nào nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt. Có thể nói TTKDTM mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với sự phát triển của sản xuất lưu thông hàng hoá cho nên việc mở rộng và phát triển này trong nền kinh tế thị trường là rất cần thiết và được các ngân hàng quan tâm và phát triển mạnh mẽ. 1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. TTKDTM là cách thức thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả để chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của ngân hàng. Đặc điểm của TTKDTM Thứ nhất: Trong TTKDTM, tiền tệ và hàng hoá vận động ngược chiều với nhau. Việc thanh toán không phải thực hiện bằng cách trao trả trực tiếp tiền và hàng giữa người mua và người bán mà được thực hiện bằng cách trích chuyển đổi từ tài khoản tiền gửi của người mua sang tài khoản tiền gửi của người bán sau khi hàng hoá đã hoặc đang vận chuyển từ người bán tới người mua. Thứ hai: TTKDTM sử dụng tiền ghi sổ hay còn gọi là tiền bút tệ. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của TTKDTM. Việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người trả tiền chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau. Thứ ba: Trong TTKDTM, mỗi khoản thanh toán ít nhất có 3 bên tham gia đó là: người trả tiền, người nhận tiền và các chuyên gia thanh toán. Vai trò của TTKDTM TTKDTM đã tạo ra những thuận lợi to lớn cho toàn bộ xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhờ những ưu điểm vượt trội của nó so với thanh toán bằng tiền mặt. TTKDTM ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Thứ nhất: TTKDTM thúc đất sản xuất và lưu thông hàng hoá mở rộng và phát triển. TTKDTM góp phần thúc đẩy tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất xã hội. Khi nền sản xuất phát triển, việc trao đổi hàng hoá không bị bó hẹp trong phạm vi một vùng, một quốc gia mà diễn ra trên phạm vi rộng khắp cả thế giới, đồng thời với khối lượng hàng hoá ngày càng tăng lên đã dẫn đến việc thanh toán bằng tiền mặt trở lên bất tiện và không an toàn. Nếu như những người tham gia trao đổi giao cho các ngân hàng hay các trung gian tài chính thanh toán hộ thông qua tài khoản của mình ở ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm và đảm bảo an toàn tài sản, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá thông suốt, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn. Thứ hai: TTKDTM tạo nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng Thương mại. Khi các khách hàng đến mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng sẽ tạo ra một lượng tiền nhàn rỗi mà ngân hàng có thể sử dụng để kinh doanh tạo lợi nhuận khi những khách hàng này chưa sử dụng đến. Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này các NHTM đã thực hiện chức năng “tạo tiền” của mình. Tiền ghi sổ được tạo ra khi Ngân hàng tiến hành trích chuyển tiền từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác. Thứ ba: TTKDTM làm tiết kiệm chi phí lưu thông: TTKDTM góp phần giảm khối lượng tiền mặt cần thiết trong lưu thông, do đó tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ, chi phí in ấn, bảo quản, kiểm đếm, bốc rỡ tiền mặt, chi phí giao nhận tiền mặt, tổ chức điều hoà lưu thông tiền mặt…đặc biệt với những món thanh toán giá trị lớn, khoảng cách xa. Thứ tư: TTKDTM là công cụ cạnh tranh hiệu quả giữa các ngân hàng: Ngày nay, các ngân hàng không cạnh tranh với nhau chỉ bàng các sản phẩm truyền thống đơn thuần. Các dịch vụ thanh toán được xem như là công cụ cạnh tranh lành mạnh có hiệu quả bởi lẽ tổ chức tốt công tác TTKDTM sẽ tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng, thu hút khách hàng đến mở tài khoản, tiền gửi vào ngân hàng, giao dịch thanh toán qua ngân hàng, từ đó rễ ràng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm khác của ngân hàng, làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Cuối cùng, TTKDTM tạo điều kiện để NHNN quản lý và điều tiết nền kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ của mình. NHNN có thể kiểm soát và điều hoà khối lượng tiền trong lưu thông một cách rễ ràng hơn nhờ kiểm soát được khối lượng tiền tín dụng mà các NHTM tạo ra ngày càng nhiều hơn. Như vậy, TTKDTM giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Đứng trên giác độ của ngành ngân hàng, nó phản ánh khá trung thực trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của Ngân hàng cũng như sự tín nhiệm của khách hàng. Trong nội bộ một ngân hàng, TTKDTM không chỉ tác động đến nghiệp vụ thanh toán mà còn tác động đến các mặt nghiệp vụ khác của ngân hàng như nghiệp vụ tín dụng. Nếu làm tốt công tác TTKDTM thì sẽ thúc đẩy nghiệp vụ tín dụng phát triển và ngược lại. Đi đôi với sự phát triển kỹ thuật tin học, ngày nay hoạt động ngân hàng hiện đại cũng chuyển hướng kinh doanh bằng cách mở rộng các dịch vụ thay cho kinh doanh chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay là chủ yếu trước đây. Trong đó, dịch vụ thanh toán đóng vai trò trọng tâm và đặc biệt quan trọng. Kinh tế hiện đại coi hệ thống thanh toán hạ tầng cơ sở cho sự phát triển. Nói đến thanh toán trong nền kinh tế tức là nói đến TTKDTM. Muốn có lâu dài kinh tế – xã hội phát triển toàn diện thì phải có nền móng vững chắc. Trong đó có một phần là trình độ phát triển của hệ thống thanh toán. Hệ thống thanh toán phải không ngừng được củng cố và phát triển để có thể đảm đương được trọng trách đó. Các hệ thống thanh toán cũng phải không ngừng được đa dạng hoá và công nghệ thanh toán được nâng cao để hoàn thiện, mở rộng các hình thức TTKDTM cho phù hợp với nền kinh tế luôn vận động và phát triển không ngừng. 1.2. Quy định chung trong thanh toán không dùng tiền mặt. Để từng bước tiến gần với trình độ và thông lệ quốc tế trong thanh toán ngày 09/05/1996 Chính phủ ban hành Nghị định 30/CP về phát hành và sử dụng séc trong thanh toán và tháng 12/1996 NHNN đã có Thông tư số 07/thanh toán – NH1 hướng dẫn thực hiện quy chế phát hành và sử dụng Séc. Tháng 12/2003 Chính phủ ban hành Nghị định 159/CP thay thế cho nghị định 30/CP về Séc. Ngày 20/9/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 64/2001/NĐ - CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bãi bỏ Nghị định 91/CP về tổ chức TTKDTM. Thông tư 05 hướng dẫn một số điều của Nghị định 159/CP. Ngày 26/3/2002 NHNN ban hành Quyết định số 226/2002/QĐ- NHNN về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thay thế cho Quyết định số 22 – QĐ/NH1 ngày 21/02/1994 của Thống đốc NHNN ban hành thể lệ TTKDTM. Quyết định số 144 - QĐ/NH1 ngày 30/06/1994 của Thống đốc NHNN về điều kiện thực hiện TTKDTM đối với các quỹ tín dụng nhân dân. Trên cơ sở hiện đại học hoạt động thanh toán thông qua việc cải tiến đồng loạt các nghiệp vụ thanh toán của hệ thống ngân hàng, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong thanh toán ở tất cả các cấp ngân hàng thể hiện qua: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế thanh toán bù trừ điện từ liên Ngân hàng; Quyết định số 44/2002/QĐ- TTg ngày 21/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hoạch toán và thanh toán vốn giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ và thanh toán thay cho quyết định số 196/TTg ngày 01/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng kế toán và thanh toán của các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng; Quyết định số 212/2002/QĐ-NHNN ngày 20/3/2002 Thống đốc NHNN ban hành quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng; Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 09/4/2002 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng. Có thể nói Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện chế độ TTKDTM cho phù hợp với nền kinh tế tạo điều kiện cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng triển khai nhiều thể thức, hình thức thanh toán tiên tiến, từng bước hoà nhập với hệ thống thanh toán theo thông lệ các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.2.1. Đối với khách hàng (chủ tài khoản) 1.2.1.1. Điều kiện để thực hiện TTKDTM Để tham gia thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng, người sử dụng dịch vụ thanh toán là tổ chức, cá nhân (gọi tắt là khách hàng) phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc các tổ chức khác làm dịch vụ thanh toán. Khách hàng được quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản, được quyền lựa chọn sử dụng các dịch vụ thanh toán khi tiến hành thanh toán phải thực hiện thanh toán thông qua tài khoản đã mở theo đúng chế độ quy định và phải trả phí thanh toán theo quy định của ngân hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 1.2.1.2. Quyền của chủ tài khoản Chủ tài khoản có quyền sử dụng số tiền trên tài khoản thông qua lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Chủ tài khoản được ngân hàng nơi mở tài khoản tạo mọi điều kiện để sử dụng tài khoản của mình theo cách có hiệu quả và an toàn nhất. - Được lựa chọn và sử dụng các dịch vụ thanh toán do Ngân hàng cung cấp phù hợp với yêu cầu, khả năng và quy định của pháp luật. - Được uỷ quyền cho người khác sử dụng tài khoản của mình theo quy định. - Được yêu cầu ngân hàng nơi mở tài khoản thực hiện các lệnh thanh toán phát sinh hợp pháp, hợp lệ trong phạm vi có số dư và có hạn mức thấu chi (nếu được phép). - Được yêu cầu cung cấp các thông tin về những giao dịch thanh toán và có số dư trên tài khoản của mình. - Được yêu cầu ngân hàng nơi mở tài khoản đóng, phong toả hoặc thay đổi cách thức sử dụng tài khoản khi cần thiết. - Được hưởng lãi xuất cho số tiền trên tài khoản theo mức lãi xuất do ngân hàng quy định tuỳ theo đặc điểm của chủ tài khoản, số dư tài khoản và phù hợp với cơ chế quản lý lãi suất của NHNN ban hành trong từng thời kỳ. 1.2.1.3. Trách nhiệm của chủ tài khoản Trách nhiệm của chủ tài khoản phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản để thực hiện các lệnh thanh toán đã lập. Chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư có trên tài khoản trừ trường hợp đã có thoả thuận thấu chi với ngân hàng. Khách hàng là tổ chức tín dụng có nhận thanh toán phải duy trì trên tài khoản tiền gửi tại NHNN số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc do NHNN quy định. - Tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư trên tài khoản, đối chiếu với giấy báo nợ, giấy báo có hoặc giấy báo số dư tài khoản do ngân hàng nơi mở tài khoản tiền gửi đến. - Chịu trách nhiệm về những sai sót hay hành vi lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình. - Tuân thủ các hướng dẫn của ngân hàng nơi mở tài khoản về việc lập các lệnh thanh toán và sử dụng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán qua tài khoản sử dụng, luân chuyển, lưu trữ chứng từ giao dịch, đảm bảo các biện pháp an toàn trong thanh toán do ngân hàng quy định. - Thông báo kịp thời với ngân hàng mở tài khoản khi phát hiện thấy sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc tài khoản của mình bị lợi dụng. Cung cấp thông tin chính xác khi yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán hoặc trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. - Không được cho thuê, cho mượn tài khoản, hoặc sử dụng tài khoản của mình cho các giao dịch thanh toán đối với những khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. 1.2.2. Đối với ngân hàng Là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, ngân hàng và các tổ chức làm dịch vụ thanh toán phải làm đúng vai trò trung gian thanh toán của mình. 1.2.1.2. Quyền của ngân hàng - Khi nhận được giấy đăng ký mở tài khoản của khách hàng, ngân hàng có trách nhiệm giải quyết việc mở tài khoản tiền gửi của khách hàng nay trong ngày làm việc. Sau khi đã chấp nhận việc mở tài khoản, ngân hàng thông báo cho khách hàng biết số hiệu tài khoản, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản. - Ngân hàng được chủ động trích tài khoản tiền gửi cử khách hàng và có quyền từ chối thực hiện các lệnh thanh toán theo đúng quy định. - Trong trường hợp phát hiện người sử dụng tài khoản vi phạm các quy định hiện hành hoặc thoả thuận đã có quyền không thực hiện các yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của khách hàng, giữ lại tang vật và thông báo ngay với cấp có thẩm quyền xem xét xử lý. - Phong tỏa, đóng, chuyển đổi hoặc tất toán dư tài khoản theo quy định. - Được quy định các biện pháp đảm bảo an toàn trong thanh toán tùy theo yêu cầu và đặc thù hoạt động. - Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin có lien quan khi sử dụng dịch vụ thanh toán theo quy định. - Phạt do khách hàng vi phạm các quy định về sử dụng tài khoản đã thỏa thuận hoặc đã quy định. 1.2.2.2. Trách nhiệm của ngân hàng Trách nhiệm của ngân hàng hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ mở tài khoản, lập chứng từ giao dịch và các quy định có liên quan trong việc sử dụng tài khoản, ngân hàng có trách nhiệm phát hiện và điều chỉnh kịp thời các tài khoản mở sai hoặc sử dụng chưa chính xác. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các lệnh thanh toán, các yêu cầu sử dụng tài khoản của khách hàng phù hợp với quy định hoặc thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Kiểm soát các lệnh thanh toán của khách hàng, đảm bảo đúng lập đúng