Chuyên đề Những biện pháp để chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có nền kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu với hơn 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% sống bằng nghề nông. Giá trị sản lượng nông nghiệp năng 2000 đạt 108,113 tỷ đồng chiếm khoảng 25% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Từ đặc điểm đó Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò, vị trí to lớn của nông nghiệp coi nông nghiệp là ngành sản xuất đặc biệt quan trọng của nước ta. Để đưa nước ta vượt qua những khó khăn thử thách tạo tiền đề cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Công cuộc đổi mới kinh tế nông nghiệp bắt đầu từ chỉ thị 100 của Ban bí thư (1 - 1981) đến Nghị quyết 10 của Bộ chính trị. Tiếp theo đó là những giải pháp chính sách cụ thể của Chính phủ để tạo ra một giai đoạn mới cho nền kinh tế nước ta. Như những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ chỉ trong một thời gian ngắn, nước ta từ một nước tự cung tự cấp các sản phẩm nông nghiệp đã chuyển sang một nước có nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và xuất khẩu lớn trong khu vực và thế giới có kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng năm trên 3 tỷ USD. Tuy nhiên trong nền kinh tế nông nghiệp vẫn sản xuất chủ yếu tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi chưa phát triển nhiều còn dịch vụ nông nghiệp còn rất ít. Như vậy để nhanh chóng thay đổi được bộ mặt của nông nghiệp nông thôn nói chung và chuyển dịch ngành trồng trọt nói riêng vì hiện nay ngành trồng trọt chiếm 69,10% cơ cấu ngành nông nghiệp. Đây là một vấn đề có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Cao Bằng là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc - Bắc Bộ, có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với vùng Đông Bắc mà còn đối với cả nước. Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.690,72 km2 dân số trung bình năm 2000 là 494.700 người với 9 dân tộc chính sinh sống trong đó dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số (78,9%). Trong những năm vừa qua thực hiện Nghị Quyết Đại hội VIII của Đảng và Nghị Quyết Đại hội của tỉnh Cao Bằng lần thứ 14 cùng với cả nước nền nông nghiệp của công nghiệp đã đạt được một số thành tích đáng kể trong phát triển nền kinh tế nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng. Nhiều mô hình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thành công và được mở rộng. Đó là các mô hình sản xuất Lúa lai, Ngô lai, Thuốc lá giống mới, các mô hình đưa một số cây trồng cạn (có hiệu quả kinh tế) vào gieo trồng trên đất lúa một vụ trong vụ xuân để tăng nhanh hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên đến nay sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt còn chậm hơn so với một số tỉnh khác trong vùng và một só loại cây trồng mới đưa vào sản xuất chưa đảm bảo ổn định, có tính bền vững cao. Để tập dượt nghiên cứu những vấn đề thực tiễn em tiến hành chọn đề tài: "Những biện pháp để chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng" làm tên chuyên đề tốt nghiệp đại học. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh trong những năm vừa qua và lợi thế của từng vùng sinh thái ở Cao Bằng, để đưa ra những quan điểm, phương hướng, giải pháp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt nói chung. Ở tỉnh Cao Bằng trong những năm tiếp theo nhằm tạo ra các vùng sản xuất một số loại cây trồng có ưu thế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a, Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh tập trung theo các hướng chuyển đổi sau: + Chuyển đổi giữa các nhóm cây trồng (cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả). + Chuyển đổi về giống cây trồng + Chuyển đổi về mùa vụ

doc90 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những biện pháp để chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên