Trong lịch sử phát triển của loài người, chưa bao giờ vấn đề bảo vệ môi trường cần đặc biệt quan tâm nh hiện nay. Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia và toàn cầu, là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Do vậy phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường tốt tạo tiền đề cho du lịch phát triển, ngược lại du lịch phát triển cũng tác động đến môi trường cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Để du lịch phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ được môi trường tại các khu điểm du lịch thì cần phải xác định mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường , để từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của du lịch đến môi trường.
Hồ Núi Cốc là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều khách du lịch của tỉnh Thái Nguyên, có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và có vai trò quan trọng đối với việc điều hoà môi trường sinh thái, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông công nghiệp, nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của ngành còn mang tính tự phát, không theo quy hoạch cơ bản, không có sự điều tiết và quản lý chặt chẽ, nên bước đầu cho thấy môi trường Hồ Núi Cốc đang phải chịu áp lực từ nhiều vấn đề dẫn đến nguy cơ thay đổi và biến dạng . Vì vậy với những kiến thức đã được học trong nhà trường em đã chọn đề tài: “Phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và ô nhiễm môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc- Thái Nguyên”.
67 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và ô nhiễm môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc- Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong lịch sử phát triển của loài người, chưa bao giờ vấn đề bảo vệ môi trường cần đặc biệt quan tâm nh hiện nay. Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia và toàn cầu, là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Do vậy phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường tốt tạo tiền đề cho du lịch phát triển, ngược lại du lịch phát triển cũng tác động đến môi trường cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Để du lịch phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ được môi trường tại các khu điểm du lịch thì cần phải xác định mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường , để từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của du lịch đến môi trường.
Hồ Núi Cốc là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều khách du lịch của tỉnh Thái Nguyên, có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và có vai trò quan trọng đối với việc điều hoà môi trường sinh thái, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông công nghiệp, nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của ngành còn mang tính tự phát, không theo quy hoạch cơ bản, không có sự điều tiết và quản lý chặt chẽ, nên bước đầu cho thấy môi trường Hồ Núi Cốc đang phải chịu áp lực từ nhiều vấn đề dẫn đến nguy cơ thay đổi và biến dạng . Vì vậy với những kiến thức đã được học trong nhà trường em đã chọn đề tài: “Phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và ô nhiễm môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc- Thái Nguyên”.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng đề tài nghiên cứu là môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Phạm vi nghiên cứu tại khu du lịch Hồ Núi Cốc thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Mục tiêu của đề tài.
Xác định được mức độ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới việc gây môi trường khu du lịch Hồ Núi Cốc. Để từ đó thấy rõ được trách nhiệm của ngành du lịch trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời đề ra các biện pháp nhằm cải thiện môi trường ở khu du lịch nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
Phương pháp Đánh giá tác động môi trường.
Phương pháp dãy số thời gian.
phương pháp hồi quy tương quan.
Kết cấu chuyên đề
- CHƯƠNG I. Tổng quan về hoạt động du lịch.
- CHƯƠNG II. Thực trạng về phát triển du lịch và ô nhiễm môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc.
- CHƯƠNG III. Phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc.
Lời cảm ơn : Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Duy Hồng, Cô Nguyễn Thị Hoài Thu, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và Quản Lý Môi trường; Cảm ơn Tiến Sĩ: Võ Quế - Viện nghiên cứu phát triển Du lịch đó giúp đỡ em hoàn thành tốt quá trình thực tập và viết chuyên đề này.
Lời cam đoan: “Tụi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghộp cỏc tài liệu, chuyên đề hoặc luận văn của người khác: nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường”.
Hà Nội, Ngày.... Tháng..... Năm 2004
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Tươi
CHƯƠNG I . TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.
Cơ sở lý luận của phát triển du lịch.
1.1.Các khái niệm chung về du lịch.
1.1.1. Du lịch là gì?
Khái niệm du lịch nói chung đã được bàn rất nhiều với các quan niệm khác nhau. Du lịch nói chung đã được định nghĩa với nhiều cách khác nhau trong mối quan hệ với lãnh thổ đến thăm, thời gian du lịch của khách và với những mục đích khác nhau, bao gồm cả sự thoả mãn, hài lòng cá nhân hoặc thực hiện công việc làm ăn hay công tác. Nhưng theo Pháp lệnh Du lịch 2/1999 du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Nh vậy, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép: việc đi lại của con người với các mục đích khác nhau và các hoạt động kinh tế – xã hội có liên quan nhằm thoả mãn nhu cầu của khách.
1.1.2. Đặc trưng của ngành du lịch.
Mọi dự án phát triển du lịch được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng với các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Kết quả của quá trình khai thác đó là việc hình thành các sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi Ých cho xã hội.
Trước tiên đó là các lợi Ých về kinh tế xã hội, tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hoá,lịch sử và sự đa dạng của thiên nhiên nơi có các hoạt động phát triển du lịch. Sau nữa là những lợi Ých đem lại cho du khách trong việc hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên lạ, các truyền thống văn hoá lịch sử.
Những đặc trưng cơ bản của ngành du lịch bao gồm:
Tính đa ngành
Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo...). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hoá...).
Tính đa thành phần
Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần du khách, những người phục vụ du lịch, các cộng đồng nhân dân trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tham gia vào các hoạt động du lịch.
Tính đa mục tiêu
Biểu hiện ở những lợi Ých đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và người tham gia hoạt động dịch vụ, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội.
Tính liên vùng
Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong mét khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau.
Tính mùa vụ
Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí (theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch).
Tính chi phí
Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thụ sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền.
1.1.3. Phân loại các loại hình du lịch.
Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều cách phân loại du lịch dựa theo những tiêu chí khác nhau, đặc biệt ở các nước phát triển do nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng nên các loại hình du lịch cũng rất phong phó bao gồm các loại hình sau:
Theo mục đích du lịch
+ Du lịch chữa bệnh
+ Du lịch nghỉ dưỡng
+ Du lịch thể thao
+ Du lịch văn hoá
+ Du lịch công vụ
+ Du lịch tham quan, nghiên cứu
+ Du lịch mạo hiểm
+ Du lịch thăm thân
Theo phạm vi lãnh thổ
+ Du lịch trong nước
+ Du lịch quốc tế
Theo vị trí địa lý
+ Du lịch nghỉ biển
+ Du lịch nghỉ núi
+ Du lịch đồng bằng
Theo việc sử dụng các phương tiện giao thông
+ Du lịch đi bộ
+ Du lịch xe đạp
+ Du lịch mô tô
+ Du lịch ô tô
+ Du lịch kinh khí cầu
+ Du lịch máy bay
+ Du lịch tàu hoả
+ Du lịch tàu thuỷ
Theo thời gian của cuộc hành trình
+ Du lịch ngắn ngày
+ Du lịch dài ngày
Theo lứa tuổi
+ Du lịch thanh niên
+ Du lịch thiếu niên
+ Du lịch người cao tuổi
Theo hình thức tổ chức
+ Du lịch có tổ chức
+ Du lịch cá nhân
Điều kiện để phát triển du lịch .
Du lịch chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi nhất định . Bao gồm:
Những điều kiện chung.
Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội: Du lịch nói chung, du
lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hoà bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Du khách thích đến những đất nước và vùng du lịch có không khí chính trị hoà bình, họ cảm thấy yên ổn, tính mạng được coi trọng.
Điều kiện kinh tế : là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng
đến sự phát sinh, phát triển du lịch của công đồng. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được.
Những điều kiện chung để phát triển nêu trên tác động một cách độc lập lên sự phát triển của du lịch. Sự có mặt của tất cả các điều kiện Êy đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch.
Các điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch:
Thời gian rỗi như ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ phép, thời gian rỗi có
được các kỳ công tác...Không có thời gian rỗi chuyến đi của con người không thể được gọi là du lịch.
Trình độ dân trí: Sự phát triển của ngành du lịch còn phụ thuộc vào
trình độ văn hoá chung của nhân dân ở một đất nước. Nếu trình độ văn hoá của cộng đồng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt.
Khả năng cung ứng nhu cầu du lịch:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên
Trước hết, các hợp phần tự nhiên là điều kiện cần thiết cho hoạt động du lịch, đó là địa hình, khí hậu, thuỷ văn, động thực vật...Mặt khác, trong những trường hợp cụ thể, một số tính chất của các hợp phần đó có sức hấp dẫn du khách và do vậy chúng được trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch tự nhiên.
Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn:
Giá trị văn hoá lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông du khách với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch.
Một số tình hình và sự kiện đặc biệt như các hội nghị, đại hội, các
cuộc hội đàm dân tộc hoặc quốc tế... mặc dù với hình thức ngắn ngủi, nhưng đóng vai trò có Ých trong sự phát triển du lịch.
Sự sẵn sàng đón tiếp du khách thể hiện ở các nhóm điều kiện chính sau:
+ Các điều kiện về tổ chức có thể sẵn sàng đón tiếp du khách thể hiện ở sự có mặt của các tổ chức và xí nghiệp du lịch chuyên trách. Các đơn vị này đảm bảo sự đi lại và đảm bảo sự phục vụ trong thời gian lưu trú của khách. Đồng thời họ còn có trách nhiệm chăm lo đến việc giữ gìn các giá trị thiên nhiên, văn hoá và lịch sử, nâng cao hiểu biết của du khách, tổ chức tuyên truyền quảng cáo du lịch, tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch...
+ Các điều kiện kỹ thuật đóng vai trò quyết định trong sự phát triển du lịch của một đất nước, gồm có:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa
và phương tiện kỹ thuật để thoả mãn nhu cầu thường ngày của khách du lịch như khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông, các khu nhà giải trí, cửa hàng, công viên, đường xá trong khu du lịch, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện... và những công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của mình.
Cơ sở hạ tầng là những phương tiện không phải do tổ chức du lịch
xâydựng mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, bến cảng, đường sắt, công viên của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp ở khu dân cư gần nơi du lịch, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng, bưu điện, các giá trị văn hoá và lịch sử của toàn xã hội...Các công trình này xây dựng để phục vụ cho nhân dân địa phương và sau nữa là phục vụ khách du lịch đến thăm quan.
+ Các điều kiện kinh tế liên quan đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch phải kể đến là việc cung ứng vật tư hàng hoá, lương thực phẩm...cho tổ chức du lịch và khách du lịch phải thường xuyên, đảm bảo chất lượng và giá cả, cũng là để đảm bảo cho các tổ chức du lịch có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Quy mô du lịch.
Định nghĩa sức chứa du lịch
Sức chứa du lịch đã được tổ chức du lịch thế giới định nghĩa nh sau:
“Sức chứa du lịch là mức độ sử dụng của du khách tham quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất Ýt tác động nguồn tài nguyên”.
Khái niệm trên chỉ ra rằng, việc sử dụng lãnh thổ du lịch chỉ có giới hạn, nếu vượt quá, sẽ làm giảm sự hài lòng của khách hoặc mang lại những tác động ngược lại về mặt xã hội, kinh tế, văn hoá, môi trường của khu vực.
Các yếu tố của sức chứa du lịch:
Sức chức du lịch liên quan đến số lượng khách du lịch và chứa đựng các khía cạnh : vật lý- sinh học, tâm lý, xã hội và mức độ quản lý.
Yếu tố vật lý – sinh học: Khía cạnh vật lý là lượng khách thực tế mà địa điểm đó có thể chứa. Khía cạnh sinh học là ngưỡng hoạt động du lịch mà vượt quá thì sẽ xẩy ra sù suy thoái môi trường đến mức không thể chấp nhạn được.
Khía cạnh xã hội: thể hiện sự suy thoái văn hoá -xã hội của dân cư địa phương sẽ xẩy ra nếu du lịch vượt quá ngưỡng nhất định.
Khía cạnh tâm lý: nghĩa là , nơi đón khách có thể tiếp nhận một số khách tối đa và có khả năng cung cấp kinh nghieemk du lịch có chất lượng ở bất kỳ thời điểm nào, nếu vượt quá giới hạn về số lượng của nhóm khách tham quan, những nhóm người này có thể ảnh hưởng đến sự hứng thú hay kinh nghiệm du lịch của nhóm người kia.
Việc xác định sức chứa về mặt tâm lý là rất khó khăn và mang tính trừu tượng. Tuỳ vào đặcđiểm của nơi đến du lịch, mối quan tâm của du khách, khả năng chứa về mặt tâm lý học thay đổi.
Khía cạnh quản lý: thể hiện mức độ khách tối đa có thể quản lý thích đáng trong mét khu tham quan. Yừu tố này liên quan đến số nhân viên giám sát các hoạt động du lịch; các phương tiện đảm bảo thông tin; giờ mở cửa tham quan...
Công thức tính sức chứa du lịch
Sức chứa tự nhiên:
Là số khách tối đa mà điểm tham quan có khả năng chứa, dựa trên tiêu chuẩn bình quân khách cho diện tích sử dụng
PCC = A x V/a xRf
Trong đó:
A: Diện tích dành cho khách du lịch
V/a : bình quân khách cho diện tích (khách/m2 )
Rf: Hệ số quay vòng = tổng thời gian mở cửa/ thời gian trung bình 1 lần tham quan
- Sức chứa thực tế (RCC):
Là sức chứa tự nhiên bị hạn chế bởi các điều kiện cụ thể của địa điểm tham quan nh : môi trường, sinh thái, xã hội.
RCC = PCC – Cf1 – Cf2 - ...- Cfn
Trong đó Cf là biến số điều chỉnh: Cf = (Ml / M t ) x 100
Trong đó: Cf = biến số điều chỉnh
Ml = mức độ hận chế của biến số
M t = tổng số khả năng của biến số
Sức chứa cho phép (ECC):
Là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi các điều kiện liên quan đến mức độ quản lý du lịch.
Chắng hạn, mức độ đảm bảo yêu cầu quản lý chỉ đáp ứng X%, ECC sẽ là:
ECC = RCC x X
Việc tính khả năng chứa mang tính ước lệ nhằm có những biện pháp điều chỉnh, quản lý khách du lịch để tránh sự gia tăng không kiểm soát được số khách du lịch.
Mối liên quan giữa phát triển du lịch và môi trường.
Các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đến môi
trường.
Các tác động tích cực.
* Môi trường tự nhiên.
Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ những dự án nơi các hoạt động phát triển du lịch cần đến các quỹ đất còn bỏ hoặc sử dụng không đạt hiệu quả;
Giảm sức Ðp do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế trong những dự án phát triển du lịch tại các khu vực nhạy cảm (Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...) với các gianh giới đã được xác định cụ thể và quy mô khai thác hợp lý;
Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu nh các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng. Việc thiết kế hợp lý hệ thống cấp thoát nước của các khu du lịch sẽ làm giảm sức Ðp gây ô nhiễm môi trường nước nhờ việc củng cố về mặt hạ tầng. Đặc biệt trong những trường hợp các khu vực phát triển du lịch nằm ở thượng nguồn các lưu vực sông, vấn đề gìn giữ nguồn nước sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu như các hoạt động phát triển tại đây được quy hoạch và xử lý kỹ thuật hợp lý;
Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước thác nước nhân tạo;
Góp phần làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có phát triển các công viên cây xanh cảnh quan, khu nuôi chim thú... hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các hoạt động nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch;
Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nếu nh các công trình được phối hợp hài hoà;
Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu vực nếu nh các giải pháp kỹ thuật đồng bộ được áp dụng hợp lý (ví dụ nh đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xá định phát triển thành khu du lịch biển...).
* Môi trường nhân văn –xã hội.
Góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực.
Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương (tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động du lịch).
Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, vui chơi giải trí...) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch.
Góp phần thúc đẩy làng nghề truyền thống.
Bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống (dân ca, nhạc cụ dân tộc, truyền thống tập quán...).
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc và cộng đồng.
Các tác động tiêu cực.
* Môi trường tự nhiên.
Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, xử lý nước thải không tương xứng với khả năng đồng hoá ô nhiễm của môi trường nước tại chỗ, các vấn đề nảy sinh trong việc giải quyết loại trừ chất thải rắn. Trong mọi trường hợp cần nhận thấy rằng khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển thường sử dụng nhiều nước và những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất thải tính theo đầu người thường lớn hơn với người dân địa phương;
Tăng thêm sức Ðp lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế do việc khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng các bến bãi, hải cảng, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển đô thị. Các ảnh hưởng của việc tăng dân số cơ học theo mùa du lịch có thể có những tác động ảnh hưởng xấu tới môi trường ven biển;
Các hệ sinh thái và môi trường đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức Ðp của phát triển du lịch. ở đây thường có hệ động thực vật đặc sắc có thể bị thay thế bởi các loài mới từ nơi khác đến trong quá trình phát triển, tạo mới. Tài nguyên thiên nhiên nh các rạn san hô, các vùng rong biển, các khu rừng ngập mặn; nghề cá và nghề sinh sống khác trên các đảo có thể bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý;
Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như các khu rừng nhiệt đới với nhiều loại động vật quý hiếm, các thác nước, các hang động, cảnh quan và các vùng địa nhiệt thường rất hấp dẫn đối với du khách, nhưng cũng dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi phát triển du lịch đến mức quá tải;
Cuộc sống và các tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm quan trọng trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ...).
* Môi trường nhân văn.
Các giá trị văn hoá truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hoá xa lạ, do xu hướng thị trường hoá các hoạt động văn hoá, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống.
Các di sản văn hoá lịch sử khảo cổ thường được xây dựng bằng những vật liệu dễ bị huỷ hoại do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Các di sản này thường được phân bố trên diện tích hẹp, rất dễ bị xuống cấp khi chịu tác động thêm của khách du lịch tới thăm nếu không có các biện pháp bảo vệ.
Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳ cao điểm có thể vượt quá khả năng cung ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương, tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu cung cấp nước, năng lượng, khả năng của hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn vượt quá khả năng của địa phương.
Các hoạt động du lịch chuyên đề nh khảo cổ học có thể nảy sinh mâu thuẫn với các hoạt động tín ngưỡng truyền thống của địa phương.
Việc xây dựng các khách sạn có thể là nguyên nhân của việc di chuyển chỗ ở và tái định cư ngoài ý muốn của dân địa phương.
Các động do thiết kế, xây dự