Chuyên đề Phân tích môi trường kinh doanh và hoạt động kinh doanh của samsung electronics company

Samsung Electronics (hãng điện tử Samsung) được thành lập năm 1969, là bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung hoạt động tại 58 nước và có khoảng 280.000 công nhân. Trong phạm vi chuyên đề này nhóm sẽ chú trọng vào phân tích các hoạt động của SEC tại Hàn Quốc và Việt Nam.

docx39 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 5271 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích môi trường kinh doanh và hoạt động kinh doanh của samsung electronics company, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SAMSUNG ELECTRONICS COMPANY Lịch sử hình thành : Samsung Electronics (hãng điện tử Samsung) được thành lập năm 1969, là bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung hoạt động tại 58 nước và có khoảng 280.000 công nhân. Trong phạm vi chuyên đề này nhóm sẽ chú trọng vào phân tích các hoạt động của SEC tại Hàn Quốc và Việt Nam. Quy mô : Được coi là một đối thủ cạnh tranh mạnh của Nhật Bản, Thung lũng Sillicon, Đài Loan và cả các doanh nghiệp nội địa, SEC càng ngày càng mở rộng sản xuất nhằm trở thành nhà cung cấp bộ nhớ Ram động (DRAM), tủ lạnh, bộ nhớ flash, đầu DVD lớn nhất thế giới. Hiện nay, SEC đã là một trong những nhà sản xuất dẫn đầu thế giới về màn hình plasma và điện thoại di động thế hệ 2. Theo 2 tạp chí Interbrand và BusinessWeek, tổng giá trị của nhãn hiệu Samsung đứng thứ 19 (19.491 tỷ USD) trong số các tập đoàn toàn cầu năm 2010. Hiện tại, Samsung có giá trị vốn hóa thị trường 131 tỷ USD, cao hơn giá trị vốn hóa thị trường của cả Sony, Nokia, Toshiba, Panasonic và LG Display cộng lại. Sản phẩm : Hiện tại, Samsung có 16 sản phẩm nổi bật trên thị trường thế giới, bao gồm: DRAM, TV màu sử dụng ống catốt (CPT, CDT), SRAM, TFT-LCD glass substrates, TFT-LCD, STN-LCD, tuner, thiết bị cầm tay sử dụng CDMA, TV màu (CTV), màn hình, bộ nhớ flash, LCD Driver IC (LDI), PDP module, PCB for handheld (mobile phone plates), Flame Retardant ABS, và Dimethyl Formamide (DMF). Đánh giá môi trường kinh doanh tại chính quốc và Việt Nam : 4.1.Môi trường vĩ mô : 4.1.2. Yếu tố chính trị xã hội: Thị trường lao động Hàn Quốc đông đúc, đội ngũ công nhân lành nghề. Tuy nhiên những năm gần đây, dân số Hàn Quốc già hóa rất nhanh với số người già trên 65 tuổi hiện đã vượt quá 10% tổng dân số 48.58 triệu người. Tỷ lệ sinh thấp, tỷ suất sinh chỉ còn 1,2 con năm 2010. Sự suy giảm dân số trong độ tuổi này đồng nghĩa với việc giảm lực lượng sản xuất, kéo tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc đi xuống. Bên cạnh đó, nhóm người trẻ tuổi giảm đi có thể khiến thị trường bị thu hẹp, giảm mức tiêu dùng trong nước. Trong khi đó, với dân số xấp xỉ 87 triệu người, tiếp tục tăng với mức tăng hơn 1 triệu người/năm, Việt Nam đang có số dân xếp thứ 13 trên thế giới. Lực lượng lao động dồi dào, ham học hỏi, và mức lương trung bình lại thấp nên Việt Nam đã thu hút nhiều công ty nước ngoài đầu tư, xây dựng nhà máy, chi nhánh tại Việt Nam. Tiêu biểu là việc Samsung Electronics đã lập Công ty TNHH Samsung Electronics Vietnam sản xuất di động với vốn 670 tỷ USD tại Việt Nam. Chính sách của chính phủ Hàn Quốc trong ngoại thương, giáo dục… đều tạo điều kiện để công ty trong nước phát triển. Đặc biệt là những ngành nghề xương sống như công nghiệp nặng, điện tử. Đặc biệt, Hàn Quốc đã có những tiến bộ từ năm 1990 trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và R&D. Trong thập kỉ qua, chi phí cho R&D tại Đông Á nói chung và Hàn Quốc nói riêng đã tăng hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Theo số liệu thu thập được từ Yonhap New Agency thì Hàn Quốc dành 3,74% GDP cho R&D. Chính phủ Hàn Quốc ngoài việc tài trợ trực tiếp cho hoạt động R&D của khối nhà nước, mà còn dành nguồn lực tài chính đáng kể để hỗ trợ R&D cho khối doanh nghiệp. Điều này đã tạo điều kiện thúc đẩy cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Samsung, có thêm nhiều những ý tưởng hữu ích và có những bước tiến nhảy vọt về công nghệ. Việt Nam là nước nông nghiệp lâu đời, thế nên thế mạnh của kinh tế Việt Nam chỉ tập trung vào nông nghiệp, và sau này là một số ngành công nghiệp nhẹ. Vì vậy, ngành công nghiệp điện tử đã không được quan tâm đúng mức vào những năm trước đây. Khi chính phủ mở cửa thị trường, thị trường điện tử Việt Nam nhanh chóng rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có Samsung. Samsung đã biết tận dụng chính sách ưu đãi thuế trong giai đoạn mở cửa của Việt Nam, đầu tư mạnh vào Việt Nam và thôn tính thị trường. Do trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam còn kém, chủ yếu thiên về sử dụng công nghệ hơn là sản xuất công nghệ nên hiện nay, chính phủ đang có những chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho R&D. Việt Nam thuộc phân khúc sản xuất chi phí thấp, mà tay nghề của kỹ sư Việt Nam cũng không thua kém các nước khác, nên Việt Nam là điểm đến lí tưởng cho các công ty đa quốc gia muốn mở rộng mạng lưới R&D ra toàn cầu. Trước xu thế đó, năm 2010, Công ty Điện tử Samsung Việt Nam (Samsung) vừa làm lễ bàn giao phòng thí nghiệm Samsung – HUST, trị giá 62.000 đô la Mỹ cho Khoa Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST). Đây được xem như là bước đầu trong dự án thành lập trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam. Văn hóa Hàn Quốc luôn hướng đến hàng trong nước nên Samsung rất được người Hàn Quốc ưa chuộng và trở thành niềm tự hào của họ khi tập đoàn này đã vượt qua những đối thủ Nhật Bản để trở thành một trong những thương hiệu được biết đến nhiều nhất trên thế giới trong lĩnh vực chip điện tử, điện thoại di động và màn hình phẳng. Đây cũng là nét khác biệt với văn hóa của Việt Nam, người Việt không có xu hướng dùng hàng nội, thậm chí khi chất lượng sản phẩm của một số mặt hàng nội địa không thua kém gì nước ngoài thì tâm lí chung của người Việt vẫn thích dùng hàng ngoại hơn. Nhất là đối với ngành điện tử, chưa có công ty điện tử Việt Nam nào có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì vậy, con đường phát triển cho những công ty điện tử Việt Nam còn rất nhiều khó khăn, còn Samsung đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người Việt. 4.1.3 Yếu tố kinh tế - tài chính : Hàn Quốc nằm trong số 25 nền kinh tế đứng đầu về xếp hạng môi trường kinh doanh. Thực tế, sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997, Hàn Quốc đã "xốc" lại toàn bộ hệ thống doanh nghiệp cũng như các quy trình thủ tục. Chỉ trong một thời gian ngắn, nền kinh tế Đông Á này loại bỏ 6 nghìn trong tổng số 12 nghìn văn bản quy định về thủ tục hành chính. Với nền kinh tế thị trường năng động, Hàn Quốc đã sớm trở thành quốc gia phát triển với GDP >20.000 USD. Có thể nói không có quốc gia nào gặt hái được nhiều tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế, xuất khẩu, văn hóa và cả vị thế đất nước nhiều như Hàn Quốc trong thập kỉ vừa qua. Điều này đã đem lại thuận lợi rất lớn cho hoạt động kinh doanh của các công ty và doanh nghiệp tại chính quốc. 4.1.4. Môi trường ngành : Đối với ngành điện tử, thường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với nhiều sản phẩm hàng hoá rất giống nhau về hình thức lẫn công dụng. Hay nói cách khác, sản phẩm của công ty này rất giống với sản phẩm của những công ty khác. Do vậy, việc gia nhập ngành của những công ty mới là tương đối dễ dàng hay rào cản gia nhập ngành là rất thấp. Điều kiện cần cho sự gia nhập ngành là thiết lập được mạng lưới phân phối sản phẩm và có không gian để phục vụ cho việc bán lẻ. Do đó, sự cạnh tranh luôn luôn mạnh mẽ và không tồn tại sự khác biệt giữa các sản phẩm, dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu (profit margin) là tương đối thấp (trong trường hợp này là 3,5%). Trong vòng vài năm trở lại đây, Samsung đang phải đối mặt với tình trạng lợi nhuận ngày càng bị thu hẹp. Mặc dù vẫn thu được lợi nhuận từ các bộ phận sản xuất : sản phẩm bán dẫn, TV và điện thoại di động nhưng Samsung đang thua lỗ trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng gia dụng khác như tủ lạnh, máy điều hòa và máy giặt… Các nhà sản xuất nước ngoài, điển hình là Trung Quốc, đã cho ra đời các sản phẩm có giá rẻ hơn nhiều và làm tràn ngập thị trường Hàn Quốc do họ tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ của mình 4.2. Môi trường bên trong : 4.2.1. Văn hóa tổ chức Triết lý của Samsung: Triết lý quản lý của Samsung : “Tài năng, sự sáng tạo và cống hiến của nhân viên chúng tôi là nhân tố then chốt cho sự nỗ lực và những bước tiến dài trong công nghệ mà chúng tôi làm được tạo nên tiềm năng vô hạn để đạt được chuẩn mực cuộc sống cao hơn ở khắp mọi nơi”. Samsung Việt Nam : “ cống hiến tài năng và công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ siêu việt, bằng cách đó đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn”. 4.2.1.2. Giá trị thương hiệu: Từ một nhãn hiệu quê kệch, rẻ tiền và chỉ được bán tại các cửa hàng giảm giá, nhưng với những chiến lược kinh doanh hiệu quả và những bước đột phá, khiến Samsung vươn lên thành một trong những thương hiệu có giá trị tăng nhanh nhất gần đây. 4.2.2 Khả năng nghiên cứu và phát triển : Samsung đặt R&D làm tâm điểm cho tất cả những việc mình thực hiện. Samsung coi việc chú trọng đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển là một phương cách quan trọng để đối đầu với môi trường kinh doanh đầy mạo hiểm và thương trường kinh doanh ngày càng khốc liệt. Mỗi năm công ty đầu tư ít nhất 9% lợi nhuận từ bán hàng cho những hoạt động của viện R&D. Điều đó có thể giải thích cho việc Samsung luôn giữ vị trí dẫn đầu về tiêu chuẩn công nghệ và bảo mật tài sản trí tuệ. 4.2.3.Yếu tố nhân lực 4.2.3.1 Chế độ công khai thu nạp nhân tài: Doanh nghiệp Hàn Quốc sớm đã thịnh hành kinh doanh theo phương thức gia tộc nhưng Tập đoàn Samsung dẫn đầu tiến hành chế độ công khai thu nạp nhân tài. Những người này hiện đã trở thành trụ cột của tập đoàn thúc đẩy sự nghiệp của tập đoàn phát triển mạnh mẽ. Chế độ này liên tục duy trì đến nay. Ngoài giới kinh tế, giới học thuật ra, Samsung còn thu hút những quan chức của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng… đã nghỉ hưu, rồi còn chú trọng thu hút nhân tài nước ngoài, cho họ cơ hội phát triển tài năng. 4.2.3.2 Chế độ bồi dưỡng nhân tài: Mỗi năm tập đoàn Samsung đầu tư vào việc bồi dưỡng, giáo dục nhân tài cao tới 56000 USD, gấp đôi xí nghiệp Nhật Bản cùng loại, gấp ba Mỹ và Châu Âu. Samsung không chỉ có trung tâm giáo dục bồi dưỡng nhân viên mà còn có đại học và viện nghiên cứu bồi dưỡng nhân tài cao cấp. Samsung Việt Nam cũng đã thực hiện các chương trình trao đổi kỹ sư và kỹ thuật viên ra nước ngoài nhằm nâng cao tay nghề và trau dồi kiến thức trong khu vực, tạo điều kiện cho tất cả các nhân viên tham gia vào các khóa học đào tạo tiên tiến nhất ở cả trong và ngoài nước 4.2.4.Văn hóa doanh nghiệp: 4.2.4.1 Những yếu tố văn hóa truyền thống giúp các nhà quản trị Samsung ở Hàn Quốc thành công trong việc quản lý và điều hành công ty: Lòng tự hào dân tộc: đây là yếu tố mà những nhà quản trị Samsung ở Hàn Quốc đã dựa vào để đề ra các khẩu hiệu trong việc quản lý nguồn nhân lực và những người Hàn Quốc đã làm việc quên mình. Chủ nghĩa gia đình và cung cách quản lý theo lối gia trưởng : Tập đoàn kinh doanh Samsung đều do gia đình người sáng lập và hậu duệ của họ chi phối. Mức độ chi phối rất chặt chẽ và theo thứ bậc đã tạo nên môi trường liên kết chặt chẽ hơn các công ty thành viên còn lại. Bổn phận cá nhân: Người Hàn Quốc nổi tiếng là có tinh thần làm việc rất cao, luôn đi sớm về trễ. Đề cao lòng trung thành: đây là nguyên tắc được duy trì từ xưa đến nay và cả tương lai cũng vậy. Nó trở thành một sự cam kết chắc chắn của những người công nhân đối với công ty. 4.2.4.2.Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam: Người Việt Nam có tinh thần làm việc tập thể rất kém: Khi làm việc tập thể, họ ít phân chia công việc cụ thể, thường hay cả nể nhau, ngại va chạm nên hiệu quả công việc đem lại thường không tốt. Người Việt Nam có xu hướng tránh nhận trách nhiệm Việt Nam được đánh giá là nước có khoảng cách quyền uy khá lớn với số liệu định lượng là 70, điều này làm hạn chế việc trao đổi thông tin giữa cấp trên và cấp dưới, dẫn đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp bị giảm. Có tâm lý tránh bất định: Thích được làm việc trong môi trường có nhiều quy phạm, nên người Việt Nam thường sáng tạo rất kém, không thích những ý tưởng quá kỳ lạ. Thiếu sự gắn bó với công ty: Không những giới quản lý cấp trung mà ngay cả công nhân các loại hình đơn giản cũng dễ dàng chuyển từ chỗ làm này sang chỗ làm khác, họ sẵn sàng bỏ chỗ làm nếu cho rằng mình bị đối xử bất công, có nơi khác chào mời lương cao hơn… Đánh giá hoạt động kinh doanh của Samsung: 5.1.Tại Hàn Quốc : Samsung Electronics là công ty điện tử hàng đầu của Hàn Quốc. Trụ sở của công ty tại Hàn Quốc nằm ở Samsung Town, Seoul. Samsung chủ yếu sản xuất và cung ứng một cách rộng rãi các thiết bị bán dẫn, các thiết bị nghe nhìn kỹ thuật số và truyền thông. Danh mục sản xuất của công ty rất đa dạng : memory chips, TV, thiết bị cầm tay, LCD, laptop, máy in… Samsung Hàn Quốc là một ví dụ điển hình cho những doanh nghiệp có bước nhảy vọt dựa vào nền tảng của sự sáng tạo. Bản thân không phải là quê hương của cuộc cách mạng kỹ thuật số, nhưng Samsung đứng đầu thế giới hiện nay trong việc khai thác có hiệu quả các thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng đó. Bằng sự sáng tạo của mình, mỗi năm Samsung tung ra thị trường 100 mẫu mã điện thoại di động mới, trong khi đối thủ đáng kể của Samsung là Nokia-nơi sinh ra phát minh này-chỉ tạo ra được 20 mẫu mã mới. Thành quả tuyệt vời này xuất phát từ việc đầu tư mạnh mẽ của Samsung vào công tác R&D tại chính quốc. Viện nghiên cứu và phát triển Samsung bao gồm 6 trung tâm ở Hàn Quốc kết nối với nhau. Những trung tâm này được giao nhiệm vụ tuyển những tài năng xuất sắc nhất, khám phá những xu hướng công nghệ mới nhất ở các nước này, và mang đến những công nghệ tối ưu thiết thực cho cuộc sống. Ngoài ra, Samsung đã thành lập phòng thí nghiệm Thiết kế đổi mới, một viện nội bộ giảng dạy và nghiên cứu về thiết kế. Samsung cũng khai giảng các khóa đào tạo toàn diện dành cho tất cả các nhân viên thiết kế của công ty để họ có thể học hỏi những xu hướng mới nhất trong ngành thiết kế, cũng như các khóa học về nghiên cứu lao động và cơ khí. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế, tập đoàn còn mở “Học viện thủ lĩnh” nhằm mục đích bồi dưỡng sáu tháng cho 850 nhân viên quản lý cao cấp của tập đoàn. Thông qua việc cố gắng học tập mà các nhân viên có được nhãn quan thích ứng với nhu cầu cạnh tranh quốc tế để giành thắng lợi trong cạnh tranh quốc tế. Nhằm nâng cao môi trường làm việc, để xây dựng một tổ chức vững mạnh và đáng tin cậy, ban điều hành của Hãng điện tử Samsung đã chỉ đạo thành lập một "Chương trình nơi làm việc tuyệt vời" từ năm 1998. Năm 2003, chương trình đã được truyền đi thông qua toàn thể tập đoàn Samsung. Năm 2006, 9 công ty dưới vốn của Hãng điện tử Samsung, 80 chi nhánh ở nước ngoài và 130 doanh nghiệp ở nước ngoài được thông báo chính thức được ứng dụng chương trình này. Năm 1995, Samsung giới thiệu Social Contribution Corps để khuyến khích nhân viên tham gia dịch vụ cộng đồng. Sáng kiến này từ đó mở rộng thành tám trung tâm tình nguyện trên khắp Hàn Quốc, được điều hành bởi các chuyên gia phúc lợi xã hội. Nhân viên của công ty sử dụng chuyên môn và kỹ năng của mình để đóng góp cho cộng đồng địa phương, và mỗi nhân viên đóng góp trung bình 10 giờ cho các dự án cộng đồng. Qua nhiều năm, Samsung cũng đã có những đóng góp đáng kể cho rất nhiều viện bảo tàng, phòng trưng bày và triển lãm ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. Viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại Samsung sưu tầm, bảo quản và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật hiện đại và đương đại của Hàn Quốc và nước ngoài, ngoài ra còn Viện bảo tàng thiếu nhi Samsung tại Hàn Quốc, đón các em thiếu nhi đến vui chơi khám phá thế giới nơi các em đang sống. 5.2.Tại Việt Nam : Theo khảo sát các thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2010 do Nielsen thực hiện, Samsung đứng thứ 3 trong lĩnh vực điện thoại di động, thứ 7 trong mảng máy tính và thứ 3 trong các thương hiệu về hàng gia dụng. Kết quả này đạt được là do hoạt động kinh doanh của Samsung đã được thực hiện rất hiệu quả, ngoài ra Samsung còn được miễn thuế nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu, vật tư bán thành phẩm, linh kiện và các bộ phận phụ trợ mà trong nước chưa sản xuất được cho hoạt động sản xuất, lắp ráp điện thoại di động trong vòng 5 năm, kể từ tháng 4/2009. Hoạt động của Samsung tại Việt Nam gồm 2 hoạt động: Công ty điện tử Samsung Vina chuyên sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước có nhà máy đặt tại Tp Hồ chí minh và công ty TNHH Samsung Electronics việt Nam (SEV) chuyên sản xuất mặt hàng điện thoại di động nhằm phục vụ xuất khẩu có nhà máy đặt tại Bắc Ninh. SEV thuộc quyền kiểm soát của Samsung Vina. 5.2.1.Công ty Điện Tử Samsung Vina Năm 1996, Công ty Điện Tử SAMSUNG Hàn Quốc (SEC) liên doanh với  Công ty Cổ phần TIE (TIE JSC) thành lập Công ty Điện tử SAMSUNG VINA với vốn đầu tư 43 triệu USD, đặt nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm của công ty chủ yếu về: Điện tử : Tivi màu, đầu DVD, máy quay kỹ thuật số, máy nghe nhạc  MP3 và hệ thống dàn máy home theatre. Đồ gia dụng: tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ. Điện thoại di động với kiểu dáng thời trang và các tính năng ưu việt. Cùng với những nỗ lực trong kinh doanh, Samsung Vina luôn đặt mục tiêu tham gia vào các hoạt động có ích cho cộng đồng như thể thao, văn hóa và xã hội ở Việt Nam lên hàng đầu. 5.2.2.Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV). Ngoài nhà máy sản xuất ở TPHCM của công ty Điện tư Vina trên, Samsung Electronics còn đầu tư thêm 700 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động . Nhà máy thuộc sở hữu của công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) nằm tại KCN Yên Phong I, Yên Trung, Yên Phong, Bắc Ninh, 100% vốn nước ngoài. SEV được xem là điểm đầu tư chiến lược của Samsung. SEV là nhà máy sản xuất điện thoại Samsung có qui mô lớn thứ 2 trên thế giới với nhiệm vụ cung ứng các sản phẩm ĐTDĐ cho thị trường toàn cầu của Samsung và dự định sẽ trở thành nhà máy sản xuất điện thoại di động hàng đầu của Samsung trên toàn cầu và là một trong những nhà máy chủ lực cung cấp điện thoại cho thế giới của hãng này. SEV đã trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành điện thoại di động của Samsung và đang thực hiện việc cung cấp sản phẩm cao cấp dán mác “Made in Vietnam” ra toàn thế giới. Theo số liệu của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV), tính đến hết quý 2/2011, giá trị xuất khẩu điện thoại của SEV đạt 1,724 tỷ USD. Tỷ trọng xuất khẩu chiếm tới 96,2% tổng số lượng sản phẩm. Năm 2010, trong tổng số 37 doanh nghiệp, nhà cung cấp các linh kiện, phụ kiện cho nhà máy sản xuất điện thoại Samsung Việt Nam thì có tới 12 nhà cung cấp là ở trong nước, 25 là ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong tỷ lệ nhà cung cấp linh, phụ kiện nội địa thì số lượng doanh nghiệp của Việt Nam gần như là không có, chủ yếu chỉ là các doanh nghiệp cung cấp bao bì và in ấn. Lý do là công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển còn rất chậm, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử của Việt Nam cũng chưa phát triển. Bản thân các doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực này cũng khá rủi ro vì đòi hỏi phải có vốn lớn, thời gian đầu tư lâu dài, phải nghiên cứu, tìm tòi, hàm lượng kỹ thuật cao. Do đó, các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện của Việt Nam đều chưa đáp được các tiêu chuẩn kỹ thuật mà Samsung đặt ra, hàm lượng kỹ thuật trong các sản phẩm phụ trợ của doanh nghiệp còn rất thấp và yếu, vì thế không sử dụng được. Những công nghệ mới nhất của Samsung đã được thử nghiệm ở SEV, để nếu thành công, sẽ ứng dụng ở các nhà máy khác trên toàn cầu. Quy trình sản xuất điện thoại tại tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện theo quy chuẩn chung. Sản phẩm tạo ra có thể giống nhau nhưng việc kiểm soát chất lượng của nhà máy Samsung Việt Nam hiện nay chưa tốt bằng công ty mẹ tại Hàn Quốc như nhập hàng đầu vào chất lượng kém (vì yếu tố giá rẻ), lỗi thao tác trên dây chuyền lớn (do tay nghề và công nghệ áp dụng kém) và chinh sách kiểm soát chất lượng đầu ra lỏng, chấp nhận để thành phẩm có tỷ lệ lỗi cao ra thị trường. Hiện nay SEV đang được triển khai thành một khu công nghiệp phức hợp của Samsung (Samsung Complex), với hai nhà máy sản xuất pin điện thoại và máy hút bụi cũng đã được SEV đưa vào hoạt động ngoài nhà máy sản xuất ĐTDĐ. Cùng với đó, kế hoạch sản xuất máy ảnh, laptop cũng đã được thiết lập. Nhằm đẩy mạnh sản phẩm ra thị trường, ngoài FPT Mobile đang nhận phân phối độc quyền, Samsung cũng đã thiết lập mối quan hệ với 1 nhà phân phối mới là Công ty Phú Thái, hiện phân phối hơn 3.000 mặt hàng tiêu dùng. ANNUAL REPORT OF SAMSUNG ELECTRONICS COMPANY CONSOLIDATED FINANCIAL STATEMENTS OF SAMSUNG
Tài liệu liên quan