Chuyên đề Phân tích những tác động do xăng dầu tăng giá vào một số ngành ngề ở nước ta

Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế hiện nay thì nguồn năng lượng như: dầu mỏ, khí đốt, là không thể thiếu, nó chiếm tỷ lệ sử dụng khoảng 40% trong tất cả các nguồn năng lượng trên thế giới. Tuy nhiên nguồn năng lượng này lại có giới hạn, nó không được tái tạo thêm mà ngược lại nó lại được sử dụng ngày càng nhiều. Theo dự đoán thì nguồn năng lượng này chỉ có thể đáp ứng trong vài chục năm nữa. Vì vậy giá cả của nó ngày càng tăng lên là điều khó tránh khỏi. Khi giá xăng dầu có sự biến động nào đó thì nó ảnh hưởng rất lớn đến một số ngành nghề sử dụng nhiều xăng dầu để hoạt động. Sau khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO thì nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bật trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh Nhưng trong những năm gần đây mà đặc biệt là năm 2007 và đầu năm 2008 giá dầu thô trên thế giới tăng một cách nhanh chóng làm cho giá xăng dầu trong nước cũng tăng theo. Việc giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hàng ngày của người dân, đến quá trình sản xuất của các doanh nghiệp Vì vậy nó đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, mà trong đó có một số ngành nghề rất nhạy cảm với giá xăng dầu như: khai thác thủy sản, giao thông vận tải, hàng không . Từ những thực trạng trên, đòi hỏi cần có những phương hướng, biện pháp để giảm những tác động xấu do giá xăng dầu tăng. Đó là lý do Em chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích những tác động do giá xăng dầu vào một số ngành nghề của Việt Nam” cụ thể là ngành khai thác thủy sản và giao thông vận tải.

doc33 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích những tác động do xăng dầu tăng giá vào một số ngành ngề ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM TẠ Em rất cám ơn cô đã hướng dẫn cho em được hoàn thành đề tài nghiên cứu: “PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG DO XĂNG DẦU TĂNG GIÁ VÀO MỘT SỐ NGÀNH NGỀ Ở NƯỚC TA”. Cám ơn bởi sự hướng dẫn rất nhiệt tình của cô trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành chuyên đề một cách tốt đẹp. Ngày tháng năm 2009 Sinh viên thực hiện TRẦN VĂN CẦN LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học nào. Ngày tháng năm 2009 Sinh viên thực hiện TRẦN VĂN CẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày tháng năm 2009 Giáo viên hướng dẫn LÊ THỊ THU TRANG MỤC LỤC TRANG LỜI CẢM TẠ 1 LỜI CAM ĐOAN 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 3 DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU BẢNG 7 PHẦN I: GIỚI THIÊU 7 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 7 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 7 2.1. Mục tiêu chung 7 2.2. Mục tiêu cụ thể 8 3. KHÁI QUÁT PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 8 3.1.Phương pháp thu thập thông tin số liệu 8 3.2.Phương pháp xử lý và phân tích thông tin số liệu 8 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8 4.1. Thời gian nghiên cứu 8 4.2. Không gian nghiên cứu 9 4.4. Đối tượng nghiên cứu 9 PHẦN 2: NỘI DUNG 10 1.PHÂN TÍCH VỀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU TRONG VÀI NĂM TRỞ LẠI ĐÂY 10 1.1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU THÔ TRÊN THẾ GIỚI TRONG VÀI NĂM TRỞ LẠI ĐÂY VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG NÀY. 10 1.1.1.Sơ lược sự biến động của giá dầu thô trên thế giới trong vài năm trở lại đây 11 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động của giá dầu thô trên thế giới 11 13 1.2. SƠ LƯỢC SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM TRONG VÀI NĂM TRỞ LẠI ĐÂY VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG NÀY 14 1.2.1. Sơ lược biến động của giá xăng dầu ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây 14 1.2.2. Nguyên nhân chủ yếu để nhà nước đưa ra quyết định thả nổi giá xăng dầu theo giá thị trường thế giới 16 2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 8 2.1. NHỮNG MẶT LỢI VÀ MẶT HẠI CỦA VIỆT THẢ NỔI GIÁ XĂNG DẦU THEO GIÁ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. 18 2.1.1. Những mặt lợi 18 2.1.2. Những mặt hại 18 2.2. TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU ĐỐI VỚI NGÀNH KHAI THÁC THỦY HẢI SẢN CỤ THỂ LÀ Ở 3 TỈNH: SÓC TRĂNG, CÀ MAU, BẠC LIÊU 20 2.2.1. Tiềm lực của ngành khai thác thủy hải sản………………..20 2.2.2. Những tác động do xăng dầu tăng giá vào ngành khai thác thủy hải sản 21 2.3.NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 24 2 .3.1. Ngành vận tải đường sắt 24 2.3.2. Ngành vận tải đường bộ 25 3. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 27 3.1. Chính sách chung 27 3.2.Chính sách, Biện pháp đối với ngành khai thác thủy hải sản và ngành giao thông vận tải 28 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30 1.Kết luận 30 2. Kiến nghị 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BIỂU BẢNG TRANG Biểu đồ 1: Biểu đồ biến động của giá dầu thô trên thế giới từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2009. 12 Biểu đồ 2: Biểu đồ biến động biến động của giá xăng A92 và xăng A95 từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2009. 14 Biểu đồ 3: Biểu đồ biến động của giá dầu DO từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2009. 15 Bảng 1: Số lượng nhập khẩu Xăng Dầu của Việt Nam qua 3 năm.từ năm đến năm 2006 đến năm 2008. 17 PHẦN I: GIỚI THIỆU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế hiện nay thì nguồn năng lượng như: dầu mỏ, khí đốt, là không thể thiếu, nó chiếm tỷ lệ sử dụng khoảng 40% trong tất cả các nguồn năng lượng trên thế giới. Tuy nhiên nguồn năng lượng này lại có giới hạn, nó không được tái tạo thêm mà ngược lại nó lại được sử dụng ngày càng nhiều. Theo dự đoán thì nguồn năng lượng này chỉ có thể đáp ứng trong vài chục năm nữa. Vì vậy giá cả của nó ngày càng tăng lên là điều khó tránh khỏi. Khi giá xăng dầu có sự biến động nào đó thì nó ảnh hưởng rất lớn đến một số ngành nghề sử dụng nhiều xăng dầu để hoạt động. Sau khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO thì nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bật trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh…Nhưng trong những năm gần đây mà đặc biệt là năm 2007 và đầu năm 2008 giá dầu thô trên thế giới tăng một cách nhanh chóng làm cho giá xăng dầu trong nước cũng tăng theo. Việc giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hàng ngày của người dân, đến quá trình sản xuất của các doanh nghiệp…Vì vậy nó đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, mà trong đó có một số ngành nghề rất nhạy cảm với giá xăng dầu như: khai thác thủy sản, giao thông vận tải, hàng không…. Từ những thực trạng trên, đòi hỏi cần có những phương hướng, biện pháp để giảm những tác động xấu do giá xăng dầu tăng. Đó là lý do Em chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích những tác động do giá xăng dầu vào một số ngành nghề của Việt Nam” cụ thể là ngành khai thác thủy sản và giao thông vận tải. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 2.1. Mục tiêu chung. Mục tiêu chung của đề tài này là đánh giá tác động của giá xăng dầu đến một số ngành nghề của Việt Nam, cụ thể là ngành khai thác thủy sản và giao thông vận tải. từ đó đề ra những phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm giảm tác động của nó đối với các ngành này. 2.2. Mục tiêu cụ thể. Phân tích những mặt lợi và mặt hại của việc thả nổi giá xăng dầu theo giá thị trường đối với nền kinh tế Việt Nam. Đánh giá tác động của giá xăng dầu đối với ngành khai thác thủy hải sản và ngành giao thông vận tải từ đó đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục những tác động này. 3. KHÁI QUÁT PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 3.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu. Chủ yếu các thông tin, số liệu là thu thập từ các nguồn: + Sách báo, tap chí, truyền hình. + Inernet qua các trang tìm kiếm như: và nhiều trang Website khác để tìm thông tin cho đề tài nghiên cứu. 3.2. phương pháp sử lý và phân tích thông tin số liệu. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả. So sánh sự biến động của giá xăng dầu qua các năm và tác động của nó đến một số ngành nghề của Việt nam mà chủ yếu là dựa vào các yếu tố chi phí nhiên liệu đầu vào của các ngành, trong đó chủ yếu là xăng dầu. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 4.1. Thời gian nghiên cứu. Do biến động của giá xăng dầu tác động đến rất nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, và do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không thể đánh giá sâu sắc tất cả các tác động này. Nên phạm vi của đề tài chỉ tập trung vào đánh giá tác động của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2009. 4.2. Không gian nghiên cứu. Do sự biến động của xăng dầu ảnh hưởng đến cả nước, nhưng đề tài chỉ giới hạn ở các tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cụ thể là 3 tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu. 4.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài chỉ tập trung vào 2 ngành : khai thác thủy hải sản, giao thông vận tải. PHẦN II: NỘI DUNG 1. PHÂN TÍCH VỀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU TRONG VÀI NĂM TRỞ LẠI ĐÂY. 1.1. SƠ LƯỢC SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU THÔ TRÊN THẾ GIỚI TRONG VÀI NĂM TRỞ LẠI ĐÂY VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG NÀY. 1.1.1. Sơ lược về sự biến động của giá dầu thô trên thế giơi trong vài năm trở lại đây. Trong vài năm trở lại đây giá dầu thô trên thế giới có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là cuối năm 2007 và đầu năm 2008 thị trường dầu lửa đã trải qua giai đoạn biến động mạnh nhất trong lịch sử từ trước đến nay, thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1. Biến động của giá dầu thô trên thế giới từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2009.( ĐVT: USD/thùng). ( Nguồn: Vnexpress.net ). Từ năm 2006 đến cuối năm 2007 giá dầu thô trên thị trường thế giới đã tăng từ 45USD/thùng lên gần 100USD/thùng và trong tháng 7 năm 2008 giá dầu đã đạt đến mức kỉ lục từ trước đến nay là 147USD/thùng. Nhưng đến tháng 10 năm 2008 thì giá cả giảm xuống như nước đổ, chỉ trong vài tháng đã làm cho tình hình giá dầu thế giới trở nên căng thẳng. đến tháng 10 năm 2008 giá dầu giảm xuống còn khoảng 37 USD/thùng mức giảm thấp nhất trong vòng 4 năm qua, mức giảm này do khủng hoảng tài chính của một số nước sử dụng đồng Euro và nhanh chóng lan khắp các nước trên thế giới. Và cũng trong giai đoạn này đã làm suy thoái nền kinh tế toàn cầu một cách trầm trọng. Đến khoảng tháng 5 năm 2009 giá dầu có xu hướng phục nhẹ trở lại. Năm 2008 đáng dấu một trong những năm bất ổn và khắt nghiệt nhất từ trước đến nay với việc giá cả thay đổi đến chống mặt và đã gây ra tình trạng lạm phát tồi tệ nhất trong vòng 3 thập kỷ qua. Và kết thúc năm 2008 bằng một tình trạng giảm phát và suy đồi nền kinh tế tồi tệ nhất trong vòng 7 thập kỷ qua. 1.1.2. Một số nguyên nhân dẫn đến sự biến động của giá dầu thô trên thế giới. Cung cầu bất quân bình càng lúc càng thêm rõ nét, sản lượng dầu thềm lục địa Bắc Hải giảm nhanh hơn dự báo. Tình hình bất ổn ở Algeria, Nigeria, Venezuela, Kosovo…góp phần đánh sụt lượng cung dầu thô cho thế giới. Venezuela dọa cắt nguồn cung dầu cho Mỹ do nước này đòi phong tỏa tài khoản 12 tỷ USD của Venezuela. Sự suy yếu của đồng đôla: Đồng đôla có sức ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiền tệ và kinh tế thế giới. Sự suy giảm của đồng đôla đã gây ra cuộc chạy đua trên thị trường hàng hóa và xem đôla là một tài sản tương đối rẻ. Sức mua của đồng đôla giảm, làm cho tổng nguồn thu OPEC giảm dẫn đến lợi nhuận công thu được là không lớn. Làm cho lượng cung ứng dầu mỏ của OPEC cho các nước trên thế giới giảm. Tình hình mùa đông kéo dài ở nhiều nơi cũng là nguyên nhân dẫn đến làm biến động giá dầu trên thế giới. 1.2. SƠ LƯỢC SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM TRONG VÀI NĂM TRỞ LẠI ĐÂY VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG NÀY. 1.2.1 Sơ lược biến động của giá xăng dầu ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Từ năm 2006 đến cuối năm 2007 và đầu năm 2008 thì giá xăng dầu trong nước cũng biến động mạnh theo giá thị trường thế giới nhưng thấp hơn do chính sách trợ giá bù lỗ của Nhà Nước. Việc tăng giá là do Nhà Nước quyết định và công bố, nhưng đến ngày 25/2/2008 thì nhà nước không trợ cấp cho giá xăng dầu nữa mà do các doanh nghiệp kinh doanh tự quyết định giá. Nên xảy ra nhiều biến động làm cho xăng dầu tăng giá đến mức kỷ lục từ trước đến nay ở nước ta, cụ thể là từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2009 như sau: Biểu đồ 2: Biểu đồ biến động của giá xăng A92 và xăng A95 từ nay 2006 đến tháng 6 năm 2009. ( ĐVT: Nghìn/lít). ( Nguồn: Tổng hợp từ báo tuổi trẻ) Biểu đồ 3: Biểu đồ biến động của dầu DO từ nay 2006 đến tháng 6 năm 2009. (ĐVT: Nghìn/lít). ( Nguồn: Tổng hợp từ báo tuổi trẻ ). Mốc quan trọng là vào ngày 25/02/2008. Giá xăng dầu đã được Nhà Nước cho thả nổi theo giá thị trường. Theo nghị đinh 55 thì giá xăng dầu đã được giao cho doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh. Từ thời điểm này các doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu chính thức nhận quyền này, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp và người dân phải chấp nhận sống chung với biến động của thị trường thế giới. Khi nhà nước không còn trợ cấp giá xăng dầu nữa thì các doanh nghiệp đồng loạt tăng giá. Giá tăng cụ thể như sau: Xăng A92 tăng từ 13.300đ/lít lên 14.500đ/lít. Xăng A95 tăng lên 14.800đ/lít. Dầu Diesel 0,25S tăng từ 10.200đ/lít lên 13.900đ/lít. Dầu Diesel 0,5S tăng lên 13.950đ/lít. Trên nền tảng đó vào ngày 21/07/2008, giá đã tăng lên mức chống mặt, làm cho người dân hoang mang, nhất là các doanh nghiệp, các chủ phương tiện đánh bắt thủy hải sản phải lo sợ: Xăng A92 từ 14.500 đ/lít lên 19.000 đ/lít. Xăng A95 từ 14.800 đ/lít lên 19.300 đ/lít. Dầu Diesel 0,25S tăng từ 13.900 đ/lít lên 15.900 đ/lít. Dầu Diesel 0.,5S tăng từ 13.950đ/lít lên 15.950 đ/ lít. Trong tình hình giá xăng dầu trên thế giới tăng cao như hiện nay, thì nước ta không thể nào mà bán ở mức giá cũ được, việc tăng giá chỉ là sớm muộn mà thôi vì nước ta là nước nhập khẩu 100% xăng dầu. Nhưng việc tăng giá đã tác động xấu đến nền kinh tế của đất nước, làm cho đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Giá xăng tăng đã đẩy chỉ số tiêu dùng tăng lên chóng mặt, chỉ số lạm phát cao. Người nghèo nay lại càng nghèo hơn. Việc xăng dầu tăng giá đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các ngành nghề như khai thủy hải sản, ngành vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không phải hoang mang lo sợ. 1.2.2. Nguyên nhân chủ yếu để Nhà Nước đưa ra quyết định thả nổi giá xăng dầu theo giá thi trường thế giới. Việt Nam là nước có kim ngạch nhập khẩu xăng dầu lớn nhất từ trước tới nay, do giá dầu thô trên thế giới tăng cao nên ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu của việt nam, số liệu nhâp khẩu thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Số lượng nhập khẩu Xăng Dầu của Việt Nam qua 3 năm. Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lượng ( Tấn ) T. Giá (1000/USD) Lượng ( Tấn ) T. Giá (1000/USD) Lượng ( Tấn ) T. Giá (1000/USD) Xăng dầu các loại 11.491.297 7.038.229 12.850.446 7.710.395 12.963.823 10.966.110 Xăng 2.876.123 1.987.198 3.295.958 2.260.951 3.501.091 3.125.634 Dầu DO 5.934.721 3.976.185 6.481.088 4.095.941 6.566.131 6.069.979 Dầu FO 1.965.278 791.09 2.319.857 833.73 2.037.620 1.015.116 Nhiên liệu bay 475.32 283.59 502.32 357.96 598.53 611.71 Dầu hoả 239.88 165.21 25.12 161.81 141.63 129.92 ( Nguồn: Tổng cục hải quan ) Nước ta vẫn chưa sản xuất được xăng dầu phục vụ cho thị trường trong nước. Phải đến giữa năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì chúng ta cũng mới có thể đáp ứng được một phần nhu cầu nào đó. Nhà Nước không thể bao cấp hết được mà để doanh nghiệp tự hạch toán độc lập. Ví dụ như chỉ riêng năm 2007, số tiền bù lỗ chi cho kinh doanh xăng dầu lên đến 12,225 tỷ đồng và chỉ riêng trong 2 tháng đầu năm 2008 các doanh nghiệp lổ khoảng 3.500 tỷ đồng, hiện còn 6 – 7000 tỷ chưa được Bộ Tài Chính bù lỗ.. Đây là số tiền rất lớn, thay vì phải tập trung bù lỗ cho doanh nghiệp thì Nhà Nước có thể đầu tư vào y tế, đẩy mạnh giáo dục, hỗ trợ người nghèo, dân tộc ít người, vùng khó khăn, vung sâu, vùng xa… Nếu tiếp tục bao cấp về xăng dầu thì Nhà Nước vô tình bao cấp cho các doanh nghiệp nước ngoài và bao cấp luôn các nước láng giềng như: Lào, Campuchia… do tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới không thể kiểm soát nổi và ngày càng tăng. 2. ĐÁNG GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. 2.1. NHỮNG MẶT LỢI VÀ MẶT LỢI VÀ MẶT HẠI CỦA VIỆC THẢ NỔI GIÁ XĂNG DẦU THEO GIÁ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. 2.1.1 Những mặt lợi Về mặt vĩ mô, Nhà Nước từ nay sẽ không phải đau đầu với con số hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm để bù lỗ hỗ trợ doanh nghiệp. Nguồn tiền lớn này thay vì hỗ trợ gián tiếp cho doanh nghiệp thì từ nay sẽ hỗ trợ trực tiếp đến người dân chịu sức ép của tăng giá xăng dầu. Bên cạnh đó Nhà nước không phải mất công, mất sức chống buôn lậu, ngăn ngừa tình trạng “bao cấp ngược” cho các nước và thị trường trong khu vực. Từ nay doanh nghiệp cũng hoàn toàn chủ động trong kinh doanh mà không phải chạy theo chính sách của nhà nước; ngược lại, cơ quan quản lý không phải can thiệp vào doang nghiệp bằng những mệnh lệnh hành chính. Bên cạnh đó, thị trường cơ bản có được môi trường cạnh tranh mà ở đó doanh nghiệp buộc phải đổi mới quản lý, tiết kiệm chi phí; còn người tiêu dùng thì phải tiết kiệm tiêu dùng, được lựa chọn mức giá cạnh tranh… 2.1.2 Những mặt hại Đối với các doanh nghiệp, công ty vân tải, với hàng ngàn lít xăng tiêu thụ mỗi ngày, số tiền bội chi nhân với 1.500đ/lít đã là con số rất lớn. Bên cạnh đó, phần đông đối tượng là nông dân, ngư dân, đang sử dụng số lượng lớn dầu cho sản xuất, đánh bắt xa bờ… cũng sẽ oằn vai với số bội chi tới 3.700 đồng/lít dầu . Nổi khó khăn chưa được khắc phục thì ngày 21/7/2008, giá xăng từ 14.500 đồng / lít lên tới 19.000 đồng/lít, và dầu tăng từ 13.900 đồng/ lít lên 15.950/lít, khó khăn lại chồng khó khăn. Đặc biệt với ba ngành than, điện, xi măng, việc khống chế giá đầu ra trong khi chi phí đầu vào tăng vọt sẽ làm cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải chịu sức ép rất lớn. Điều đó cũng sẽ làm cho các doanh nghiệp này hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung. Giá  xăng dầu tăng cũng sẽ tác động tiêu cực về mặt tâm lý. Như chúng ta đã biết yếu tố tâm lý luôn gây phản ứng dây chuyền đội giá của các hàng hóa, dịch vụ khác đối với dân chúng theo vòng luân chuyển tiếp theo. Tác động tâm lý này trên thực tế lại xảy ra với thị trường Việt Nam thường cao hơn rất nhiều so với những số liệu. Làm cho lạm phát gia tăng. Khi xăng dầu tăng giá ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các nhóm hàng hoá tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Vì vậy khi giá của mặt hàng này tăng sẽ trực tiếp làm CPI tăng lên. Tác động tới chi phí sản xuất của các doanh nghiệp làm cho giá thành bị đội lên, kéo theo đó lợi nhuận đương nhiên bị giảm. Khi mức lợi nhuận bị sa sút đó vẫn trong một chừng mực có thể chấp nhận được, doanh nghiệp sẽ cân nhắc để chưa tăng giá bán sản phẩm. Nhưng khi đến ngưỡng nào đó, doanh nghiệp sẽ phải tăng giá bán. Khi giá xăng dầu tăng, cầu về các hàng hóa khác sẽ giảm xuống bởi khối lượng tiền dành cho xăng dầu nhiều lên khiến khối lượng tiền dành cho các hàng hoá khác bị giảm xuống. Do đó kéo theo tổng cầu của nền kinh tế giảm then một cách đáng kể. 2.2. TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU ĐẾN NGÀNH KHAI THÁC THỦY HẢI SẢN. 2.2.1. Tiềm lực của ngành khai thác thủy hải sản. Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là đông và tây Nam bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều (70-80% là bãi triều cao). Mùa khô độ mặn nước biển ven bờ cao 20-30%, mùa mưa 5-20%, thâm nhập mặn theo các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi đến 40- 60km. Điều kiện như vậy đã tạo nên những vùng đất ngập nước qui mô lớn với bản chất lầy mặn và đa dạng về kiểu môi trường sinh thái (mặn, lợ, ngọt), cũng như các hệ thống canh tác tương đối đồng nhất, đôi khi không phân biệt được bằng địa giới hành chính, như: vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau.... Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển khai thác thủy hải sản. Trữ lượng cá biển ở 2 ngư trường Đông và Tây Nam bộ khoảng 2.582.568 tấn, chiếm 62% của cả nước. Khả năng cho phép khai thác tối đa khoảng trên 1.000.000 tấn, trong đó cá đáy khoảng 700.000 tấn, cá nổi trên 300.000 tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú với khả năng khai thác đáng kể so với cả nước: cá 62%, tôm sú và tôm he - 66%, tôm sắt và tôm chì - 61%, mực ống - 69% và mực nang - 76%. Tính theo đầu người khả năng cá biển có thể khai thác là 61kg/năm, trong khi cả nước chỉ có 21kg/năm. Trong bối cảnh của nền kinh tế mở định hướng thị trường, với xu thế ngày càng tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản thì việc đẩy mạnh phát triển, khai thác thủy hải sản ở vùng ĐBSCL và vùng biển ven bờ Đông - Tây Nam bộ là một hướng đi đúng, mang tầm chiến lược. Thủy sản là nguồn sinh kế cực kỳ quan trọng của khoảng 17 triệu dân sống ở 13 tỉnh và thành phố (chiếm 21% dân số cả nước) trong vùng này. Kinh tế thuỷ sản không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế vùng, mà còn đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, cho TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tể trọng điểm phía Nam. Thời gian qua, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản ở vùng ĐBSCL được khẳng định là những nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế cả nước phát triển nói chung và kinh tế vùng ven biển nói riêng . 2.2.2. Những tác động do xăng dầu tăng giá vào ngành khai thác thủy hải sản Chưa bao giờ ngư dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại lo lắng nhiều như hiện nay. Bởi mấy năm gần đây, nguồn lợi thủy hải sản bị sụt giảm; nhiên liệu và các thực phẩm thiết yếu phục vụ cho nghề biển liên tục tăng giá. Trong khi đó, giá thủy hải sản lại không tăng hoặc tăng nhẹ; đồng USD đang mất giá làm xuất khẩu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc thu mua nguyên liệu thủy hải sản. Tr
Tài liệu liên quan