Chuyên đề Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty công nghiệp thực phẩm ngọc lâm (đường vũ xuân thiều, p.phúc lợi, q.long biên,hà nội)

Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế độc lập, được thành lập với mục đích chủ yếu là các hoạt động sản xuất kinh tế trên thị trường và mục đích tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp. Nền kinh tế nước ta đặc biệt là từ thời kỳ mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới, bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (từ năm 1986 đến nay) đã đạt được những thành tựu, những đổi mới rất lớn. Song bên cạnh những thành tựu đạt được đó, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của thời mở cửa thị trường vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ, thậm chí bị phá sản do hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa luôn là mục tiêu và là yếu tố quyết định sự tồn tại, quyết định sự phát triển, uy tín của doanh nghiệp do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức và mỗi đơn vị kinh doanh. Do vậy trong thời gian thực tập tại nhà máy Bia Việt Đức (thuộc Công ty Công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm - Hà Nội) em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm - Hà Nội” đóng tại đường Vũ Xuân Thiều - phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội. Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý của doanh nghiệp trong thời gian qua về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương 3: Một số đánh giá nhận xét và kiến nghị đó với công tác quản trị của doanh nghiệp. Do giới hạn về mặt thời gian và trình độ bản thân nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm, em mong nhận được sự đóng góp phê bình của thầy giáo và quý Công ty để bản báo cáo này hoàn thiện đầy đủ hơn. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo Đào Văn Tú và các bác, các cô chú, các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này!

doc36 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty công nghiệp thực phẩm ngọc lâm (đường vũ xuân thiều, p.phúc lợi, q.long biên,hà nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ------ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM NGỌC LÂM (ĐƯỜNG VŨ XUÂN THIỀU, P.PHÚC LỢI, Q.LONG BIÊN,HÀ NỘI) Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đào Văn Tú Sinh viên thực hiện : Đoàn Văn Vũ Lớp : QT36A Hưng Yên, tháng 4 - 2006 LỜI NÓI ĐẦU Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế độc lập, được thành lập với mục đích chủ yếu là các hoạt động sản xuất kinh tế trên thị trường và mục đích tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp. Nền kinh tế nước ta đặc biệt là từ thời kỳ mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới, bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (từ năm 1986 đến nay) đã đạt được những thành tựu, những đổi mới rất lớn. Song bên cạnh những thành tựu đạt được đó, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của thời mở cửa thị trường vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ, thậm chí bị phá sản do hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa luôn là mục tiêu và là yếu tố quyết định sự tồn tại, quyết định sự phát triển, uy tín của doanh nghiệp do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức và mỗi đơn vị kinh doanh. Do vậy trong thời gian thực tập tại nhà máy Bia Việt Đức (thuộc Công ty Công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm - Hà Nội) em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm - Hà Nội” đóng tại đường Vũ Xuân Thiều - phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội. Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý của doanh nghiệp trong thời gian qua về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương 3: Một số đánh giá nhận xét và kiến nghị đó với công tác quản trị của doanh nghiệp. Do giới hạn về mặt thời gian và trình độ bản thân nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm, em mong nhận được sự đóng góp phê bình của thầy giáo và quý Công ty để bản báo cáo này hoàn thiện đầy đủ hơn. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo Đào Văn Tú và các bác, các cô chú, các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này! Sinh viên: Đoàn Văn Vũ CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. I. LÝ LUẬN CHÚNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH (SXKD) 1. Khái niệm Mỗi doanh nghiệp tổ chức khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải đề cập đến vấn đề hiệu quả nghĩa là thu về lợi nhuận lớn nhất sao cho chi phí bỏ ra là nhỏ nhất . Vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là gì? Hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là một đại lượng so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra. Nếu kết quả đầu ra > chi phí đầu vào thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại là bị lỗ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một thước đo hiệu quả của sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn hiệu quả, là việc tối đa hoá kết quả kinh doanh. Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý, sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của một doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, với tổng chi phí bỏ ra là thấp nhất, kết quả đầu ra là lớn nhất. Trong đó kết quả đầu ra được tính bằng sản lượng, doanh thu hay lợi nhuận giữ lại của một doanh nghiệp sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đó phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc chia nhỏ các hiện tượng, các quá trình và kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành bằng các phương pháp liên hệ so sánh, đối chiếu giữa lượng vốn bỏ ra và lợi nhuận thu về. 2. Sự cần thiết của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những điểm yếu, mặt hạn chế của doanh nghiệp mình. Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định được đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp phòng tránh được rủi ro, đồng thời vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tóm lại việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp cho các nhà quản trị tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp giữ những chỗ đứng của mình trên thương trường và ngày càng phát triển hoà nhập vào thị trường quốc tế. II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. 1. Nội dung cơ bản của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân tích hiệu quả kinh doanh là phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: sản lượng sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận… trong mối liên hệ với vốn, vật tư, tài sản cố định. Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học về hiệu quả sinh lời… Của doanh nghiệp cần phải phản ánh được sức sản xuất, sức hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, những loại vốn phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung: Hiệu quả kinh doanh (phản ánh sinh lời của các yếu tố đầu vào) = Kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào Hoặc hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào Công thức này phản ánh mức hao phí các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có một đồng lợi nhuận thì phải bỏ ra mấy đồng chi phí. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. a. Các nhân tố bên trong. +Nhân tố lực lượng lao động trong doanh nghiệp: Con người luôn là nhân tố trung tâm, quyết định sự thành công của doanh nghiệp, con người đóng một phần cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì con người sáng tạo ra máy móc, và điều khiển máy móc, con người phát minh cải tiến ra công cụ mới, vật liệu mới… Chỉ có con người mới tận dụng được hết công suất máy móc, tận dụng nguyên vật liệu trực tiếp làm tăng năng suất công việc… Do đó việc chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển mộ và nang cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động được coi là điều kiện hàng đầu của mỗi doanh nghiệp trong việc nâng cao hoạt động kinh doanh. + Nhân tố trình độ phát triển cơ sở vật chất ký thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và sản xuất: Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm à tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn lưu động, tạo điều kiện cho việc tái sản xuất mở rộng. + Nhân tố nguồn vốn và tổ chức nguồn vốn. Để đạt được kế hoạch kinh doanh đề ra trước tiên doanh nghiệp đòi hỏi trước tiên phải có một lượng vốn nhất định. Nhà quản trị phải trả lời được các câu hỏi: Cần bao nhiêu vốn? Có thể huy động từ những nguồn nào? Vay trong thời hạn bao lâu? + Nhân tố uy tín vị thế của doanh nghiệp: nhân tố này ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củ mỗi doanh nghiệp nếu một nhà quản trị có uy tín, vị thế trên thị trường sẽ có nhiều thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh. + Nhân tố quản trị của doanh nghiệp trình độ quản trị doanh nghiệp quyết định hiệu quả kinh doanh thông qua các quyết định chỉ đạo sản xuất kinh doanh, cụ thể là: xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết năng động; phát huy hết tài năng của nhân viên, làm cho họ coi doanh nghiệp như là gia đình của họ từ đó tạo ra sự gắn bó cá nhân và doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu. b. Nhóm nhân tố bên ngoài: bao gồm các nhân tố như: + Môi trường kinh tế: bao gồm lạm phát, biến động tiền tệ, các chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng… các nhân tố này ảnh hưởng đến cung cầu về sản phẩm của doanh nghiệp từ đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. + Môi trường văn hoá: điều kiện xã hội, tình trạng làm việc, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng,… phong cách lối sống công nghiệp tạo điều kiện cho việc thực hiện kỷ luật lao động, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế… + Môi trường chính trị - xã hội: Môi trường chính trị ổn định luôn là điều kiện và là cơ sở cho việc phát triển các hoạt động đầu tư, phát triển kinh tế, vấn đề đầu tư tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh. + Nhân tố thị trường và đầu ra của doanh nghiệp: Thị trường đầu vào ảnh hưởng đến tính liên tục và hiệu quả của sản xuất còn thị trường đầu ra quyết định tái sản xuất. + Môi trường pháp lý: Doanh nghiệp nào mà ở trong một quốc gia có hành lang pháp lý lành mạnh sẽ rất thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh. + Môi trường công nghệ: Tình hình nghiên cứu và triển khai khoa học kỹ thuật mới, và môi trường công nghệ phát triển cho phép các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ thích hợp vào sản xuất kinh doanh. + Môi trường quốc tế: Các liên minh đa quốc gia về chính trị, kinh tế , cải tổ chức hiệp hội kinh tế khu vực và trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa các nước, chiến tranh, sẽ ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp từ đó tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Môi trường hình thái và cơ sở hạ tầng: Môi trường này tốt sẽ làm giảm chi phí kinh doanh để cải thiện môi trường bên trong của doanh nghiệp. Nếu cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian vận chuyển hàng hoá, vật tư… III. HỆ THỐNG CÁC CHI PHÍ PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. 1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh tổng hợp. Chỉ tiêu về giá vốn hàng bán: Là giá vốn của sản phẩm đã được tiêu thụ trong một thời kỳ hay một thời điểm. Giá vốn có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. b- Tổng doanh thu: Tổng doanh thu bao gồm: Doanh thu hàng xuất khẩu, doanh thu hàng bán… Tổng doanh thu phản ánh toàn bộ số hàng được bán thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng của số hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ. c- Chỉ tiêu về lợi nhuận: Lợi nhuận = Tổng doanh thu - tổng chi phí. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận do đó doanh nghiệp phải tăng doanh thu và doanh thu phải giảm các chi phí tới mức thống nhất. Có lợi nhuận doanh nghiệp mới có khả năng tích luỹ để mở rộng sản xuất đẩy nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp. d- Chỉ tiêu về lương công nhân: Nhìn vào mức lương của công nhân viên ta có thể thấy được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Chủ doanh nghiệp phải hiểu, nắm bắt được tâm lý của người lao động, đảm bảo tốt công ăn việc làm cho người lao động, có chế độ tiền lương thoả đáng, phải biết khen thưởng làm khích lệ người lao động, từ đó tạo động lực làm cho họ làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc. 2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động Thông qua các chỉ tiêu sau: a. Về cơ cấu lao động: Đề cập đến tổng số lao động trực tiếp, gián tiếp, trình độ lao động… của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có cơ cấu lao động tốt sẽ tạo cho mình thế và lực trong lao động. b.- Năng suất lao động. Việc phân công hợp lý khoa học nguồn lực lao động góp phần làm tăng năng suất lao động. Năng suất = Số lượng sản phẩm Thời gian lao động 3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh về mặt tài chính: Bát kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều có nhu cầu về vốn và sử dụng vốn. Do đó việc phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết, việc phân tích đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: Tỷ lệ sinh lời = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Doanh thu bán hàng (Nói lên cứ một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận) Tỷ lệ sinh lời = Lợi nhuận sau thuế + lãi vay = Lợi nhuận sau thuế Vốn đầu tư Vốn đầu tư Vốn đầu tư (Phản ánh một đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lãi) Tỷ lệ sinh lời = Lợi nhuận sau thuế + lãi vay = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu (Phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận). -Các chỉ tiêu về hệ số nợ: Hệ số nợ tổng tài sản = Nợ phải trả Tổng tài sản.  Hệ số nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Tổng tài sản. Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả (Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp kỳ báo cáo). Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng giá trị TSCĐ Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này xấp xỉ bằng một kỳ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường và ngược lại. Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị cònlại TSCĐ từ vốn dài hạn Tổng nợ dài hạn Hệ số thanh toán nhanh = Tổng số tiền và tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn Nếu chỉ tiên > 0,5 thì tình hình thanh toán khả quan, nếu chỉ tiêu < 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán. Chỉ tiêu hệ số tài trợ = Vốn Chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Cho biết vốn nguồn chủ sở hữu chiểm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng vốn. 4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = Số đã trích khấu hao TSCĐ x 100% Nguyên giá TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Sức sinh lời TSCĐ = Lợi nhuận trước thuế Nguyên giá bình quân TSCĐ 5.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ = Giá trị tổng sản lượng TSCĐ bình quân Hệ số luân chuyển vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM NGỌC LÂM I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM NGỌC LÂM 1. Sự hình thành và phát triển. Nhà máy Bia Việt Đức (thuộc Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm), đóng tại đường Vũ Xuân Thiều - phường Phúc Lợi, quận Long Biên - Hà Nội, đã được thành lập ngày 30/12/1993 theo giấy phép số 00184/GP-UB của UBND thành phố Hà Nội cấp. Nhà máy được thành lập do hai sáng lập viên cùng góp vốn là ông Trần Quốc Bảo (Chủ tịch HĐQT) và bà Phạm Thị Mai. + Đặc điểm địa hình: Với tổng diện tích nhà máy là 15000m2, phía Đông giáp khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư; phía Tây giáp đường Vũ Xuân Thiều, phía Nam giáp Công ty Dược - Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng, phía Bắc giáp khu dự án kinh tế phường Phúc lợi. + Đặc điểm kiến trúc: Nhà điều hành (bao gồm các phòng, ban…) được xây kiên cố 4 tầng (năm 1993 xây dựng); xưởng, kho bằng khung thép tường bao, mái tôn. + Đặc điểm giao thông: Giao thông trong cơ sở thuận tiện, giao thông ngoài cơ sở cách đội chữa cháy 5km qua các đường phố từ đường Ngô Gia Tự - theo quốc lộ 5 đến ngã tư phố Bò - rẽ đường Vũ Xuân Thiều. Nhà máy có bể chứa nước trên 1000m3 phía Tây nam và Bắc có hồ, mương nước khá thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh. + Sản phẩm chính của nhà máy là các loại bia: bia hơi, bia chai, bia lon… trong đó tiêu thụ mạnh nhất là bia hơi. Sản phẩm bia cá loại mang nhãn hiệu ASADKI, cụ thể như sau: Tên sản phẩm Địa điểm Quy cách Giá bán buôn 1.Nước GKH Bia Đóng chai thuỷ tinh 650ml vỏ xanh, nhãn xanh 20 chai/thùng 3200đ/chai 2. NGKH Bia đóng chai 650ml vỏ nâu nhãn nâu 12chai/thùng 3600đ/chai 3. NGKH Bia đóng chai thuỷ tinh 450ml nhãn xanh 20chai/thùng 3200đ/chai 4.NGKH Bia đóng chai thuỷ tinh 24chai/thùng 2500đ/chai 5. NGKH Bia đóng Bombox chai pep các loại 3200đ/lít (Giá áp dụng từ ngày 1/4/2006). + Vùng thị trường chính của nhà máy là từ Thanh Hoá trở ra, sản phẩm bia ASADKI đã có mặt tại các tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Giang, Hoà Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La, Bắc Cạn… Trong tương lại công ty sẽ giữ vững củng cố thị trường hiện tại và không ngừng mở rộng thị trường, đặc biệt là những thị trường tiềm năng. Về thị trường tiềm năng của Công ty khá lớn bởi trong thời gian tới công ty đang xây dựng và hoàn thiện chương trình quản lý chất lượng ISO9000, điều này sẽ tác động rất lớn đến việc chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt các sản phẩm bia ASADKI đã tham gia và đạt huy chương vàng tại hội chợ thương mại quốc tế EXPO 2005. Đây là dấu hiệu tốt, dần nâng cao uy tín của công ty và thương hiệu ASADKI trên thị trường. + Về nhân sự: Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy (tính đến ngày 5/2/06) 123 người, nhà máy không ngừng củng cố nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên đáp ứng tốt nhất mục tiêu đã đặt ra. 2. Mô hình quản lý của công ty. a. Cơ cấu tổ chức của công ty. Bộ máy quản lý của nhà máy được tổ chức như sau: + Lãnh đạo nhà máy: bao gồm chủ tịch HĐQT, Giám đốc điều hành, Phó giám đốc phụ trách và sản xuất, Giám đốc và các phó giám đốc có chức năng nhiệm vụ là giúp chủ tịch Hội đồng quản trị quản lý và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực đã được phân công. + Nhà máy có 5 phòng quản lý nghiệp vụ: Phòng Tổ chức - hành chính Phòng Tài chính - kế toán Phòng kế hoạch - vật tư. Phòng kỹ thuật, công nghệ KCS Vai trò tổ chức của nhà máy được thể hiện sơ đồ sau: Hội đồng quản trị Sơ đồ tổ chức nhà máy Giám đốc điều hành PGĐ tổ chức PGĐ kinh doanh Phòng tổ chức HC Phòng kinh doanh PXI- nấu lạnh-lên men P. kế toán Tài chính PXII-chiết chai, lon,box P. kế hoạch vật tư PXIII- lò hơi, nước, cơ điện P. kỹ thuật công nghệ Ghi chú: Điều hành trực tuyến Điều hành hệ thống QT-CL b- Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong nhà máy: - Giám đốc: + Quản lý tài sản và vốn bằng tiền được giao, sử dụng tài sản vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đã được xác định nhằm tạo lợi nhuận. + Tổ chức bộ máy công ty phù hợp với quy mô của công ty, lựa chọn phương thức quản lý tiên tiến. + Căn cứ phương thức sản xuất kinh doanh do hội đồng quản trị duyệt, hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh từng giai đoạn và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh. -Các phó giám đốc: Giúp giám đốc quản lý và thực hiện kế hocj sản xuất kinh doanh theo đúng lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà máy về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và mọi quyết định của mình. -Phòng Tổ chức - hành chính: + Quản lý công tác tổ chức và cán gộ và tuyển dụng lao động lập kế hoạch quản lý và thực hiện các chế độ đối với lao động công ty. + Lập các báo cáo có tính chất tổng hợp các hoạt động của công ty, văn thư đánh máy, lưu trữ hồ sơ, tài liệu và công văn đi đến… + Quản lý, bảo vệ, tu bổ cơ sở vật chất của công ty, thực hiện phòng cháy, chữa cháy, bão lụt, giữ trật tự vệ sinh trong cơ sở địa bàn. + Tổ chức các phong trào quần chúng trong công ty nhằm chăm lo đời sống cho người lao động về cả vật chất, tinh thần. -Phòng kinh doanh: + Tổ chức các hợp đồng kinh tế mua nguyên vật liệu, đáp ứng theo nhu cầu số lượng, chất lượng của sản xuất. + Cung cấp thông tin thị trường để công ty có cơ sở xây dựng phương án giá. + Xây dựng và thực hiện các chương trình tiếp thị, khuyến mại, cạnh tranh với đối thủ, tạo ra thị trường riêng cho sản phẩm công ty. + Tổ chức, quản lý khâu bán hàng (đảm bảo bán hàng nhanh thu tiền không mất mát). - Phòng tài chính - kế toán. + Quản lý tài sản, vốn được cấp bằng nghiệp vụ kế toán. + Chuẩn bị vốn để cân đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. + Cung cấp số liệu đầy dủ, kịp thời, trung thực đề phục vụ việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. + Thanh, quyết toán, hạch toán đầy đủ, phản ánh đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng Kỹ thuật công nghệ: + Xây dựng, ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật cho các bộ phận sản xuất, không ngừng cải tiến quy trình công nghệ kỹ thuật, áp dụng định mức tiên tiến nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường… - Phòng kế hoạch vật tư: + Lập phương án, kế hoạch sản xuất hàng tháng, năm, quý, thống kê kết quả sản xuất… + Cân đối và cung ứng nguyên vật liệu, vặtt cho sản xuất, al và hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng trong công ty. + Các phân xưởng I, II, III: có nhiệm vụ trực tiếp tạo ra sản phẩm của công ty theo đúng yêucầu đặt ra về số lượng, chất lượng và đúng thời hạn. Cho đến nay Nhà máy Bia Việt Đức đã và đang dần hoàn th
Tài liệu liên quan