Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và những giải pháp góp phần nâng cao khả năng tài chính của Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi

Đi cùng với nền Kinh tế thị trường (dù là KTTT chưa hoàn hảo ở Việt Nam) là những doanh nghiệp năng động, cạnh tranh lành mạnh và không kém phần khốc liệt. Để có thể đứng vững trên thị trường và phát huy hơn nữa thì các doanh nghiệp phải có các công cụ sắc bén. Một trong những công cụ đó là việc phân tích tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này mà tôi đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và những giải pháp góp phần nâng cao khả năng tài chính của Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. Qua nhiều tháng thực tập cọ xát tại Công ty, tôi đã áp dụng khá nhuần nhuyễn những kiến thức lý thuyết vào tình hình thực tế để có những nhận xét đánh giá cùng với một số giải pháp nhỏ bé nhưng thiết thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là một đề tài rộng và mở nên tôi nghĩ mình không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó trước hết tôi xin được trân trọng cảm ơn Thầy giáo Vương Trọng Nghĩa – Người đã hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua. Tôi cũng xin được cảm ơn các anh chị trong phòng Kinh tế- Tài chính đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt đẹp. Sau cùng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thày giáo và những người quan tâm đến đề tài này để bài chuyên đề của tôi có được chất lượng cao hơn!

doc38 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và những giải pháp góp phần nâng cao khả năng tài chính của Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Đi cùng với nền Kinh tế thị trường (dù là KTTT chưa hoàn hảo ở Việt Nam) là những doanh nghiệp năng động, cạnh tranh lành mạnh và không kém phần khốc liệt. Để có thể đứng vững trên thị trường và phát huy hơn nữa thì các doanh nghiệp phải có các công cụ sắc bén. Một trong những công cụ đó là việc phân tích tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này mà tôi đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và những giải pháp góp phần nâng cao khả năng tài chính của Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. Qua nhiều tháng thực tập cọ xát tại Công ty, tôi đã áp dụng khá nhuần nhuyễn những kiến thức lý thuyết vào tình hình thực tế để có những nhận xét đánh giá cùng với một số giải pháp nhỏ bé nhưng thiết thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là một đề tài rộng và mở nên tôi nghĩ mình không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó trước hết tôi xin được trân trọng cảm ơn Thầy giáo Vương Trọng Nghĩa – Người đã hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua. Tôi cũng xin được cảm ơn các anh chị trong phòng Kinh tế- Tài chính đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt đẹp. Sau cùng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thày giáo và những người quan tâm đến đề tài này để bài chuyên đề của tôi có được chất lượng cao hơn! Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 7 năm 2004 Sinh viên thực hiện Hoàng Cẩm Tú PHẦN I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ THẮNG LỢI I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ THẮNG LỢI Đặc điểm của Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi Căn cứ vào quyết định thành lập số 175QĐ-UB của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Hội đồng liên minh HTX Việt Nam đã thành lập ra Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi với một số đặc điểm chính như sau: -Tên Công ty: Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi -Tên giao dịch quốc tế: Victoria Trade and Service investment corperation. -Trụ sở chính: 62 Giảng Võ, Thành phố Hà Nội -TK tiền Việt Nam: 1020000752 -TK tiền ngoại tệ: 1020000751 Công ty là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có tài khoản riêng tại ngân hàng, có tư cách pháp nhân đầy đủ, trực thuộc hội đồng liên minh các hợp tác xã Việt nam. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi Ban lãnh đạo công ty gồm có một Tổng giám đốc, hai phó tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc, kế toán trưởng cùng các trưởng phòng. BAN LÃNH ĐẠO Phòng Kinh tế-tài chính Cùng các phòng ban khác TT ánh Dương TT Star tour Cùng các TT khác Sơ đồ 1: Bộ máy lãnh đạo của công ty *Các phòng ban của văn phòng Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi là: -Phòng Kinh tế-tài chính -Phòng Lữ hành quốc tế -Phòng Thương mại -Phòng hành chính -Phòng công nghiệp *Các trung tâm của Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi -Trung tâm Anh Dương -TT Star tour -TT Hạ Long -TT Thăng Long …………… Và nhiều trung tâm khác *Chi nhánh của Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi Công ty có chi nhánh tại các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Sơn La và hai chi nhánh đặt tại Đức và Ucraina. 3.Nhiệm vụ và chức năng của Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi *Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh lữ hành Công ty tổ chức các tour trọn gói trong nước và ngoài nước -Tour inbound: Tổ chức cho khách quốc tế và khách Việt Nam đi du lịch tới những thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam như Hạ Long, Đà Lạt, Sapa… -Tour outbound: Tổ chức đi các tour ra nước ngoài, chủ yếu đi các nước Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan cùng một số nước Châu âu… *Góp vốn liên doanh: Công ty tham gia góp vốn liên doanh với khách sạn Fortuna nằm trên đường Láng Hạ (30%) với hình thức góp là góp quyền sử dụng đất; góp vốn với công ty quảng cáo tại Thành phố Hồ Chí Minh… *Kinh doanh XNK: Mới xuất hiện trong năm 2003 và hứa hẹn sẽ còn nhiều tiềm năng phát triển. Công ty nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất bánh kẹo và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đi các nước Châu âu. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ THẮNG LỢI Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách khái quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan, điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động kinh doanh và dự báo được khả năng phát triển của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu. Để có được một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp ta sẽ đi tìm hiểu lần lượt khái quát về tình hình biến động vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp qua đó thấy được mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn để đánh giá đợc tình hình phân bố, huy động và sử dụng vốn, nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích khái quát tình hình biến động về tài sản và nguồn vốn Phân tích khái quát tình hình biến động về tài sản BẢNG 1: BẢNG KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh ST % 1.Tổng TSbq -loại A -loại B 72.956.082.607 48.495.458.893 24.460.923.714 75.373.401.791 53.986.665.060 21.386.736.911 2.417.319.364 5.491.506.167 -3.074.186.803 3.31 11.32 -12.57 2.Doanh thu 101.925.228.798 99.543.518.566 -2.381.710.232 -2.34 3.Lợi nhuận 1.090.509.200 1.089.475.600 1.033.600 Qua biểu 1 cho thấy tổng TS năm 2003 tăng so với năm 2002 là 3.31%, tương ứng tăng 2.417.319.664đ, trong đó TSLĐ và ĐTNH tăng 11.32% và TSCĐ &ĐTDH giảm 12.57%. Điều này là do công ty kinh doanh lữ hành với chủ trương không đầu tư vào khách sạn nhà hàng hay hệ thống xe mà dựa hết vào các nhà cung cấp trung gian. 1.1.2 Phân tích khái quát tình hình biến động về nguồn vốn NV của doanh nghiệp được chia làm hai loại -Loại A: NV công nợ phải trả -Loại B: NVCSH Hệ số tự chủ tài chính = NVCSH /Tổng NV Hệ số nợ = Tổng công nợ phải trả/Tổng NV Hai hệ số này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: -HS tự chủ tài chính >0,5 và có xu hướng tăng chính tỏ HS nợ <0,5 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh giá là tốt, doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính. Ngược lại, nếu HS tự chủ tài chính <0,5 thì là không tốt. BẢNG 2: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ NGUỒN VỐN ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh ST % Loại A 58.866.541.944 60.470.371.978 1.603.830.034 2.72 Loại B 14.089.540.663 14.903.029.993 813.489.330 5.77 Tổng NV 72.956.082.607 75.373.401.971 2.417.319.364 3.31 HS tự chủ tài chính 0.19 0.19 HS nợ 0.807 0.802 (Nguồn: Phòng kinh tế-tài chính ) Qua bảng trên ta thấymặc dù tổng nguồn vốn của Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi tăng 3.31% cho thấy công ty gặp thuận lợi trong việc huy động vốn, nhưng: Nguồn công nợ phải trả tăng 2.72%. Hơn nữa HS tự chủ tài chính quá nhỏ còn HS nợ lại lớn chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn nhiều, khả năng độc lập về tài chính còn chưa cao. Như vậy qua phần trên ta đã thấy được một cách tổng quát về tình hình tài chính của Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi. Nhưng đây mới chỉ là những biến động ban đầu, chưa đủ để biểu hiện tình hình tài chính của công ty. Do đó để thấy được nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên và có cơ sở đánh giá chính xác ta đi vào phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Trên lý thuyết, mỗi doanh nghiệp đều có NVCSH để trang trải cho các loại TS phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình mà không phải đi vay, đi chiếm dụng vốn. Theo quan điểm của luân chuyển vốn, TS của doanh nghiệp gồm có hai loại là TSLĐ và TSCĐ, hai loại này được hình thành chủ yếu từ NVCSH, tức là: Cân đối 1: B.Nguồn vốn = A.Tài sản [ I + II + IV + V(2,3) + VI ] + B.TS(I,II,III) Cân đối này mang tính lý thuyết, nghĩa là chỉ với NVCSH doanh nghiệp đủ trang trải các loại TS mà không cần đi vay. Trong thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp sau: *TH1: Vế trái > Vế phải Doanh nghiệp thừa vốn và bị chiếm dụng *TH2: Vế trái < Vế phải Do thiếu NV để trang trải TS nên doanh nghiệp phải đi chiếm dụng từ bên ngoài Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn hạn, dài hạn hay trung hạn…dùng cho mục đích kinh doanh đều được coi là hợp pháp, do đó về mặt lý thuyết ta lại có cân đối sau: Cân đối 2: B.Nguồn vốn + A. Nguồn vốn [ I (1,2) + II ] = A. TS (I +II+IV+V(2,3) + VI) + B.TS (I+II+III) Cân đối 2 hầu như không xảy ra mà trên thực tế thường xảy ra hai trường hợp sau: *Vế trái > Vế phải: Không sử dụng hết vốn mà lại để bị chiếm dụng *Vế trái số vốn bị chiếm dụng, ta có: [(3-8)I + III](A). NV<[III + (1+4+5) V] A.TS + IV.B.TS Mặt khác do tính chất cân đối của BCĐKT, tổng TS luôn bằng tổng NV nên tổng hợp cân đối 1 và 2 ta có : Cân đối 3 : (A+B)TS = (A+B) NV Căn cứ số liệu thu thập được tại Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi ta có thể phân tích mối quan hệ giữa TS và NV của công ty như sau: Cân đối 1: B.NV = A.TS(I+II+IV+V(2,3) + B.TS(I+II+III) BẢNG 3: BẢNG PHÂN TÍCH CÂN ĐỐI 1 ĐV: VNĐ B.NVCSH A.TS(I+II+IV+V(2,3) + B.TS(I+II+III) So sánh Cuối năm 2002 14.089.540.663 44.994.771.839 -30.905.231.176 Cuối năm 2003 14.903.029.993 55.392.922.019 -40.459.892.026 ( Nguồn: Phòng Kinh tế – tài chính ) Qua bảng trên ta thấy NVCSH cuối năm 2002 không đủ trang trải TS ( Số bị thiếu hụt là 30.905.231.176) và sang năm 2003 tình trạng này vẫn tiếp diễn và còn có xu hướng tăng lên (40.459.892.026). BẢNG 4: PHÂN TÍCH CÂN ĐỐI 2 ĐVT: VNĐ B.NV+A.NV[I(1,2)+II] A.TS(I+II+IV+V(2,3) +VI)+B.TS(I+II+III) So sánh Cuối năm 2002 54.386.630.432 44.994.771.839 9.391.858.593 Cuối năm 2003 54.705.865.745 55.392.922.019 -687.056.274 ( Nguồn: Phòng Kinh tế – tài chính ) Ta thấy nguồn vốn vay và NVCSH cuối năm 2002 đều sử dụng không hết vào hoạt động kinh doanh, điều này cho thấy Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi còn bị chiếm dụng vốn và ta có: Vốn đi chiếm dụng = [(3-8) I + III] A . NV Cuối năm 2002 = 15.553.579.577 Cuối năm 2003 = 17.910.328.219 Vốn bị chiếm dụng = [III + (1,4,5 ) V]A.TS + IV. B .TS Cuối năm 2002 = 27.961.310.768 Cuối năm 2003 = 19.980.479.952 Qua đó ta thấy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh, yêu cầu cần thiết đối với công ty là tìm mọi cách thu hồi vốn bị chiếm dụng để đẩy nhanh quá trình thanh toán đúng hạn. Phân tích tình hình đảm bảo NV cho hoạt động kinh doanh Có thể phân loại các nguồn vốn (Nguồn tài trợ) thành hai loại: Nguồn tài trợ thường xuyên: Bao gồm NVCSH và NV vay nợ dài hạn, trung hạn Nguồn tài trợ tạm thời: Gồm vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn và các khoản vay nợ quá hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua Khi xem xét sự bù đắp của các loại nguồn vốn cho các loại TS thì ta căn cứ vào thời gian sử dụng của từng loại NV và tính chất của từng loại TS thì ta thấy NV thường xuyên nên bù đắp cho TSCĐ và ĐTDH, còn NV tạm thời nên bù đắp cho TSLĐ và ĐTNH. TH1: TSLĐ được bù đắp bởi NV thường xuyên và NV tạm thời NVTX / TSCĐ và ĐTDH > 1 thì NV tạm thời/TSLĐ và ĐTNH <1 TH2: NV nào thì bù đắp cho TS đó NVTX / TSCĐ và ĐTDH = 1 thì NV tạm thời/TSLĐ và ĐTNH = 1 TH3: NV thường xuyên không bù đắp đủ cho TSCĐ và được một phần NV tạm thời bù đắp NVTX / TSCĐ và ĐTDH 1 Phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần TSLĐ bao gồm: Các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác(trừ tiền), khi đó: Nhu cầu vốn lưu động = Các TSLĐ - (Nợ ngắn hạn + Nợ khác) thường xuyên trừ tiền Khi nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 chứng tỏ rằng NV ngắn hạn bên ngoài không đủ cho nhu cầu vốn, doanh nghiệp phải huy động thêm NVDH để tài trợ. Khi nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 chứng tỏ rằng NV ngắn hạn bên ngoài thừa để tài trợ. BẢNG 5: PHÂN TÍCH NHU CẦU VỐN THƯỜNG XUYÊN ĐVT: VNĐ STT Chỉ tiêu Cuối năm 2002 Cuối năm 2003 So sánh (+-) (%) 1 Phải thu 27.771.409.266 19.827.832.735 -7.943.576.531 -28.7 2 Hàng tồn kho 18.644.501.221 32.455.310.350 13.810.809.129 74.05 3 TSLĐ khác 734.994.835 582.647.217 -152.347.621 -20.7 4 Nợ ngắn hạn 46.430.067.619 50.950.452.478 4.521.384.859 9.73 5 Nơ khác 0 0 6 N/c vốn LĐTX 720.837.703 1.914.337.824 1.193.500.121 165.57 ( Nguồn: Phòng Kinh tế – tài chính) Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TS của doanh nghiệp 3.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSLĐ Trong các doanh nghiệp khác nhau thì sự vận động của TSLĐ là khác nhau ( do đặc điểm kinh doanh quyết định) Do đặc điểm của TSLĐ là có tốc độ luân chuyển nhanh nên đòi hỏi người phân tích phải hết sức quan tâm đánh giá đúng mức độ của việc sử dụng TS đó. 3.1.1. Phân tích chung tình hình TSLĐ BẢNG 6: PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TSLĐ ĐVT: VNĐ STT Chỉ tiêu Cuối năm 2002 Cuối năm 2003 So sánh ST % 1 Tiền 1.344.253.571 1.120.874.758 -223.378.813 -16.62 2 Phải thu 27.771.409.266 19.827.832.735 -7.943.576.531 -28.6 3 HTK 18.644.501.221 32.455.310.350 13.810.809.129 74.07 4 TSLĐ khác 734.994.835 582.647.217 -152.347.618 -20.7 5 Tổng cộng 48.495.158.893 53.986.665.060 5.491.506.167 11.32 (Nguồn: Phòng kinh tế-tài chính ) Qua số liệu ở bảng trên ta thấy TSLĐ cuối năm 2003 so với năm 2002 tăng 11.32%, tương ứng tăng 5.491.506.167 VNĐ. Nguyên nhân tăng là do Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi đã mở rộng phạm vi kinh doanh, ngoài kinh doanh lữ hành thì còn kinh doanh xuất nhập khẩu đồ thủ công mỹ nghệ, tức là hàng tồn kho đã tăng 74.07% tương ứng 13.810.809.129 VNĐ. Các khoản thu cuối năm 2003 so với năm 2002 giảm 28.6% tương ứng giảm 7.943.576.531 VNĐ do trong năm 2003 doanh nghiệp đã thu hồi được một số khoản nợ. Cuối năm 2003 TSLĐ khác giảm đi so với cuối năm 2002 là 20.7%, tương ứng giảm 152.347.618 VNĐ, điều đó thể hiện doanh nghiệp chưa thu hồi được các khoản tạm ứng và giảm các khoản chi phí trả trước. TSLĐ khác là loại TS không trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh, tuy nhiên đây là loại TS có tính lưu động cao do đó công ty cần có kế hoạch và biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, tận dụng tối đa các nguồn vốn vào mục đích kinh doanh. BẢNG 7: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh ST % 1. Doanh thu thuần 101.925.228.798 99.543.518.566 -2.381.710.232 -2.3 2. LN từ hoạt động kinh doanh 1.630.262.081 1.791.960.029 161.697.948 9.9 3.Vốn LĐ bq 40.248.016.173 51.195.911.977 10.947.895.804 27.2 4. Sức sản xuất của VLĐ 2.532 1.944 -0.59 -23.2 5. Sức sinh lời của VLĐ 0.041 0.035 -0.006 -13.6 (Nguồn: Phòng Kinh tế-tài chính ) Qua số liệu trên cho ta thấy: Năm 2003 cứ một đồng giá trị TSLĐ đem lại cho ta 1.944 đ DTT, giảm so với năm 2002 là 0.59đ. Đồng thời cứ một đồng TSLĐ tạo ra 0.035 đ lợi nhuận, giảm so với năm 2002 là 0.006 đ. Như vậy ta có thể thấy hiệu quả sử dụng TSLĐ giảm, do đó doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn. 3.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ TSCĐ là tư liệu lao động phục vụ cho quá trình kinh doanh. Tuy nhiên do Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi kinh doanh lữ hành là chủ yếu do đó không có nhiều TSCĐ trong doanh nghiệp. Công ty chưa có khả năng xây dựng khách sạn tại các khu nghỉ mát, cũng chưa có khả năng mua xe vận chuyển khách hàng mà toàn bộ những cái đó công ty phải lệ thuộc vào các nhà cung cấp. Tuy nhiên trong những năm gần đây công ty sửa sang lại hệ thống nhà và cho thuê, hoặc công ty mua một số xe taxi và giao cho trung tâm Star tour điều hành. Do đó ta cũng nhất thiết phải ngiên cứu về TSCĐ của doanh nghiệp này. BẢNG 8:TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG TSCĐ ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh ST % NG TSCĐ HH 44.248.217.309 45.105.643.132 857.425.823 1.94 HMLK 19.787.293.595 23.718.906.221 3.931.612.626 19.87 GTCL 24.460.923.714 21.386.736.911 -3.074.186.803 -12.57 (Nguồn: Phòng kinh tế- tài chính ) BẢNG 9: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh ST % 1. DTT từ hoạt động kinh doanh 101.925.228.798 99.543.518.566 -2.381.710.232 -2.34 2. LN từ hoạt động kinh doanh 1.630.262.081 1.791.960.029 161.697.948 9.92 3.NG TSCĐ bq 37.826.543.009 44.676.930.221 6.850.387.212 18.11 4. Sức sản xuất của TSCĐ 2.695 2.228 -0.466 -17.31 5. Sức sinh lời của TSCĐ 0.043 0.040 -0.003 -6.94 6.Sức hao phí của TSCĐ 0.371 0.449 0.078 20.94 ( Nguồn: Phòng kinh tế-tài chính ) Ta nhận thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2003 có xu hướng giảm so với năm 2002, cụ thể như sau: Cứ bình quân 1 đ NG TSCĐ năm 2002 mang lại 2.695 đ DTT và 0.043 đ LN thì năm 2003 chỉ mang lại 2.228 đ DTT và 0.04 đ LN. Trong khi đó hao phí TSCĐ năm 2003 lại tăng 0.078 tương ứng 20.94% nghĩa là để tạo ra 1 đ DTT thì doanh nghiệp sẽ phải hao phí nhiều đ TSCĐ hơn. Nguyên nhân là do doanh nghiệp vẫn còn sử dụng một số máy móc thiết bị cũ làm cho năng suất lao động kém, giảm hiệu quả. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn 4.1. Phân tích tình hình công nợ phải trả BẢNG 10: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ PHẢI TRẢ ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh ST % I.Nợ ngắn hạn 1.Vay ngắn hạn 2.Phải trả người bán 3.Người mua trả trước 4.Thuế và các khoản phải nộp NN 5.Phải trả CNV 6.Phải trả các TT 7.Phải trả phải nộp khác II.Nợ dài hạn 1.Vay dài hạn 2.Nợ dài hạn khác III.Nợ khác 58.866.541.944 46.430.067.619 27.860.615.444 16.140.933.570 399.270.312 1441.894.300 587.353.993 12.436.474.325 12.436.474.325 60.470.371978 50.951.452.478 30.283.916.252 18.623.512.161 292.911.723 1.037.928.400 713.183.942 9.518.919.500 9.518.919.500 1.603.830.034 4.521.384.859 2.423.300.808 2.482.578.591 -106.358.589 -403.965.900 125.829.949 -2.917.554.825 2.7 9.7 8.7 15.4 -26.6 -28 21.4 -23.5 ( Nguồn: Phòng Kinh tế- tài chính ) Dựa vào số liệu ở bảng trên ta thấy nợ phải trả của Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ Thắng lợi cuối năm 2003 so với năm 2002 tăng 1.603.830.034 đ do sự gia tăng của các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy là công ty đã chiếm dụngmột khoản vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Điều này cũng chứng tỏ công ty đã thiết lập được các mối quan hệ làm ăn vững chắc, tạo được uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó công ty vẫn chiếm dụng một khoản tiền do chưa trả CNV, do đó công ty phải xem xét trả đúng hạn để kích thích năng suất lao động của cán bộ CNV. Nợ dài hạn của công ty cũng giảm 23.5% chứng tỏ công ty đã quản lý và thanh toán nợ tốt. Xét về cơ cấu tỷ trọng ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tăng, tuy nhiên TSLĐ của công ty vẫn lớn hơn nguồn nợ ngắn hạn do vậy công ty vẫn đủ khả năng trả nợ ngắn hạn. BẢNG 11: PHÂN TÍCH NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN ĐVT: VNĐ Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán Chỉ tiêu Cuối năm 2002 Cuối năm 2003 Chỉ tiêu Cuối năm 2002 Cuối năm 2003 Các khoản phải thanh toán ngay 46.430.067.619 50.951.452.478 Các khoản có thể dùng thanh toán ngay 1.344.253.571 1.120.874.758 Vay ngắn hạn ngân hàng 27.860.615.444 30.283.916.252 Tiền mặt 186.565.323 643.341.197 Phải trả cho người bán 16.140.933.570 18.623.512.161 TGNH 1.157.688.248 477.533.561 Người mua ứng trước 399.270.312 292.911.723 Các khoản có thể dùng để t.toán trong t.gian tới 47.150.905.322 52.865.790.302 Phải trả CNV 1.441.894.300 1.037.928.400 Phải thu 27.771.409.266 19.827.832.735 Phải trả khác 587.353.993 713.183.942 Hàng tồn kho 18.644.501.221 32.455.310.350 Các khoản phải thanh tán trong thời gian tới 12.436.474.325 9.518.919.500 TSLĐ khác 734.994.835 582.647.217 (Nguồn: phòng Kinh tế-tài chính ) Tỷ suất thanh toán = Khả năng thanh toán/ Nhu cầu thanh toán Ta thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, nhất là về khả năng thanh toán, mặc dù
Tài liệu liên quan