Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa

Với bối cảnh nền kinh tếnước ta hiện nay đang vận hành theo cơchếthịtrường và trong xu thếhội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn. Do hạn chếvề khảnăng và nguồn lực, các doanh nghiệp, các tổchức kinh tếbuộc phải hợp tác với nhau trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhưnghiên cứu phát triển mởrộng theo chiều rộng và chiều sâu [9]. Nhưng trước khi quyết định đầu tư, các nhà đầu tưcần phải có được bức tranh toàn cảnh vềtình hình tài chính và kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của đối tác. Nhìn chung, các nhà quản trịdoanh nghiệp và các bên liên quan đến doanh nghiệp đều muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp nhưthếnào? hiệu quảsản xuất kinh doanh, khảnăng sinh lời, khảnăng thanh toán. Đểcó câu trảlời cho các vấn đềnêu trên họphải thực hiện việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp [9]. Hơn thếnữa, một doanh nghiệp trong cơchếthịtrường muốn phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh, trước hết phải có được cơcấu tài chính phù hợp và đảm bảo được khảnăng thanh toán [9]. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành công tác phân tích tài chính và không ngừng hoàn thiện công tác này, trên cơsở đó, định hướng cho các quyết định nhằm nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thực tiễn đã chứng minh, nếu các nhà quản trịdoanh nghiệp quan tâm đúng mức tới công tác phân tích tài chính thì họsẽcó những quyết định đúng đắn và có nhiều cơhội thành đạt trong kinh doanh, ngược lại họsẽkhó tránh khỏi những quyết định tài chính sai lầm và thất bại. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính, em quyết định chọn đềtài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổphần bao bì Biên Hòa” làm chuyên đềtốt nghiệp của em. Tuy nhiên, với thời gian tiếp cận thực tếchưa nhiều nên bài luận không tránh những sai sót. Em rất mong nhận được được sựgiúp đỡvà ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô, các cô chú, anh chịtrong công ty.

pdf76 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU W X 1. Lý do chọn đề tài: Với bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn. Do hạn chế về khả năng và nguồn lực, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế buộc phải hợp tác với nhau trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nghiên cứu phát triển mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu [9]. Nhưng trước khi quyết định đầu tư, các nhà đầu tư cần phải có được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tác. Nhìn chung, các nhà quản trị doanh nghiệp và các bên liên quan đến doanh nghiệp đều muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào? hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán... Để có câu trả lời cho các vấn đề nêu trên họ phải thực hiện việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp [9]. Hơn thế nữa, một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường muốn phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh, trước hết phải có được cơ cấu tài chính phù hợp và đảm bảo được khả năng thanh toán [9]. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành công tác phân tích tài chính và không ngừng hoàn thiện công tác này, trên cơ sở đó, định hướng cho các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thực tiễn đã chứng minh, nếu các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm đúng mức tới công tác phân tích tài chính thì họ sẽ có những quyết định đúng đắn và có nhiều cơ hội thành đạt trong kinh doanh, ngược lại họ sẽ khó tránh khỏi những quyết định tài chính sai lầm và thất bại. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính, em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa” làm chuyên đề tốt nghiệp của em. Tuy nhiên, với thời gian tiếp cận thực tế chưa nhiều nên bài luận không tránh những sai sót. Em rất mong nhận được được sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô, các cô chú, anh chị trong công ty. 2 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài: Tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì tài chính bao gồm các quá trình liên quan đến việc huy động vốn, sử dụng vốn và làm thế nào để đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả [9]. Tài chính không chỉ tác động bên trong doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến tài chính quốc gia. Nó không những là nguồn thu ngân sách mà còn là nguồn chi chủ yếu cho các ngành kinh tế [7]. Phân tích tình hình tài chính là nhiệm vụ thường xuyên và không kém phần quan trọng đối với các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra các quyết định kinh tế [9]. Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc phân tích tình hình tài chính, song việc phân tích tài chính của mỗi doanh nghiệp qua mỗi năm lại mang một ý nghĩa khác nhau. Mặt khác, qua tìm hiểu tại đơn vị thực tập, em thấy có rất nhiều đề tài được sinh viên chọn để nghiên cứu như: “Kế toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm”, “Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận, “Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định”, “Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu”, “Kế toán tiền lương”…Nhưng các đề tài này vẫn chưa làm rõ được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nên khi thực hiện đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa”, em sẽ phân tích và làm rõ từng bộ phận cấu thành các chỉ tiêu tài chính, và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Qua đó, thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đồng thời đề ra những giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu các báo cáo và tài liệu liên quan của công ty cổ phần bao bì Biên Hòa. - Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối. Từ đó đưa ra nhận xét về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. 3 4. Mục tiêu nghiên cứu: Vận dụng những lý luận về phân tích tình hình tài chính nhằm thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng tại chính của Doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thể hiện tình hình và kết quả tài chính được tổng hợp trên báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa. - Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu về tình hình tài chính của toàn Doanh nghiệp trong năm 2007, 2008. - Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa. 6. Những đóng góp mới của đề tài: - Làm rõ được thực trạng tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2008. - Đề ra những giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính trong tương lai. 7. Kết cấu nội dung: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: × Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính × Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa. × Chương 3: Một số nhận xét & giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính tại doanh nghiệp 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1.1. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH: 1.1.1, Ý NGHĨA: Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh [3]. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người cho những người có nhu cầu sử dụng các thông tin đó [3]. Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn [9]. Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn [9]. 1.1.2, NHIỆM VỤ: Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn, tài sản: như xem xét việc phân bổ nguồn vốn có hợp lý không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn. Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đánh giá tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng Nhà nước. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 5 Phát hiện những khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác các khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn [9]. 1.1.3, MỤC TIÊU: Các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính được chia thành hai nhóm chính: các đối tượng bên trong doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp [4]. Các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp sử dụng phân tích báo cáo tài chính nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn; khả năng sinh lợi; khả năng thanh toán dài hạn; khả năng tạo ra đủ tiền qua các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài trợ; khả năng gia tăng giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đối với các công ty cổ phần [4]. Các chủ nợ cung cấp tín dụng bằng các hình thức như bán chịu, thương phiếu, trái phiếu để hưởng tiền lời. Họ mong đợi các khoản tín dụng sẽ được hoàn trả theo các điều khoản tín dụng. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu để hy vọng nhận được cổ tức và giá trị cổ phiếu gia tăng. Cả hai nhóm đối tượng này đều đối diện với những rủi ro. Các chủ nợ đối diện với rủi ro là các con nợ sẽ không có khả năng trả nợ. Các nhà đầu tư lại đối diện với rủi ro là cổ tức sẽ bị cắt giảm hoặc không được chi trả hoặc thị giá của cổ phiếu sẽ giảm. Đối với cả hai nhóm, mục tiêu đều là đạt được một khoản lợi nhuận để bù đắp những rủi ro xảy ra. Nói chung, rủi ro càng lớn thì lợi nhuận phải càng cao [4]. Bất kỳ một khoản tín dụng hoặc một khoản đầu tư nào cũng có thể trở nên khó thu hồi. Do đó, hầu hết các chủ nợ và các nhà đầu tư thường đầu tư theo danh mục đầu tư, hoặc nhóm các khoản tín dụng hoặc đầu tư. Danh mục đầu tư cho phép họ quân bình lợi nhuận và rủi ro. Tuy nhiên, danh mục đầu tư vào những khoản tín dụng hoặc cổ phiếu nào cũng tùy thuộc vào những quyết định cá biệt. Chính khi đưa ra những quyết định cá biệt này, phân tích báo cáo tài chính là có ích nhất [4]. Mục tiêu cụ thể khi phân tích báo cáo tài chính của từng đối tượng sử dụng báo cáo tài chính khác nhau là không như nhau. Tuy nhiên, tất cả các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính, khi phân tích báo cáo tài chính đều tiến hành theo hai cách: 6 - Đánh giá kết quả quá khứ và tình hình tài chính hiện hành. - Đánh giá những tiềm lực tương lai và những rủi ro gắn với những tiềm lực đó. 1.2. NGUỒN TÀI LIỆU PHÂN TÍCH : Các nhà phân tích bên ngoài doanh nghiệp thường bị hạn chế trong giới hạn của những thông tin công khai có sẵn về một doanh nghiệp. Những nguồn thông tin chủ yếu về các doanh nghiệp được niêm yết là các báo cáo được phát hành, các báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán nhà nước, các tạp chí kinh doanh được xuất bản định kỳ, và các dịch vụ tư vấn về tín dụng và đầu tư [4]. 1.2.1, Các báo cáo được phát hành: Các báo cáo hàng năm của các doanh nghiệp là một nguồn thông tin tài chính quan trọng. Các phần chính của báo cáo hàng năm là: - Phân tích hoạt động năm qua của các nhà quản trị - Các báo cáo tài chính - Thuyết minh các báo cáo - Báo cáo kiểm toán - Tóm tắt hoạt động trong 5 hoặc 10 năm Hầu hết các doanh nghiệp còn công bố các báo cáo tài chính tạm thời hàng quý. Các báo cáo này thông tin có hạn dưới hình thức các báo cáo tài chính cô đọng, có thể là đối tượng để kiểm toán viên kiểm tra đầy đủ. Các báo cáo tạm thời được các tổ chức tài chính xem xét một cách chặt chẽ đối với các dấu hiệu ban đầu của những thay đổi quan trọng trong xu hướng lợi nhuận của doanh nghiệp [4]. 1.2.2, Các báo cáo cho Uỷ ban chứng khoán nhà nước: Các công ty cổ phần niêm yết phải đệ trình các báo cáo năm (Mẫu CBTT-02 kèm theo thông tư 57/2004/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2004 của Bộ Tài chính – Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường Chứng khoán), báo cáo quý, 06 tháng (Mẫu CBTT-03 kèm theo thông tư này), và báo cáo bất thường cho Ủy ban chứng khoán nhà nước. Tất cả các báo cáo này công chúng có thể có từ trang Web của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Báo cáo thường niên được thực hiện theo Mẫu CBTT-02 7 là một nguồn thông tin có giá trị. Các công ty cổ phần niêm yết công bố báo cáo tài chính quý, 06 tháng tóm tắt (Mẫu CBTT-03) thông qua phương tiện công bố thông tin của Trung tâm giao dịch Chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán. Báo cáo hàng quý 06 tháng (Mẫu CBTT-03) phản ánh những sự kiện quan trọng về kết quả tài chính tạm thời. Báo cáo bất thường phải được công bố trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự kiện và phải công bố các sự kiện đó trên phương tiện công bố thông tin của Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán. Nó thường là dấu hiệu đầu tiên về những thay đổi quan trọng có thể ảnh hưởng đến những kết quả tài chính tương lai của một doanh nghiệp [4]. 1.2.3, Các tạp chí kinh doanh được xuất bản định kỳ và các dịch vụ tư vấn về tín dụng và đầu tư: Các nhà phân tích tài chính phải theo kịp những sự kiện thời sự trong thế giới tài chính. Ở Mỹ, nguồn thông tin tài chính tốt nhất là Tạp chí phố Wall, được phát hàng ngày và là tờ báo về tài chính hoàn hảo nhất ở Mỹ. Một số tạp chí có ích khác, được phát hành hàng tuần hoặc mỗi hai tuần, là Forbes, Barron’s, Fortune và Commercial and Financial Chronicle. Chi tiết hơn về lịch sử tài chính của các doanh nghiệp có các xuất bán sản phẩm như Moody’s Investors Service và Standard & Poor’s Industrial Surveys. Các dữ liệu về tiêu chuẩn ngành, các tỷ số bình quân và các mối liên hệ, những ước tính đáng tin cậy được cung cấp từ các cơ quan thông tấn như Dun & Bradstreet Corporation, Robert Morris Associates [4]. 1.3. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA KẾ TOÁN ĐẾN TÍNH XÁC THỰC CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH: Các nhà phân tích cần hiểu rõ ảnh hưởng của kế toán đến tính xác thực của thông tin trên báo cáo tài chính. Điều này được thực hiện bằng cách đánh giá ảnh hưởng của các chính sách kế toán đến báo cáo tài chính và điều chỉnh báo cáo để phản ánh xác thực và phục vụ tốt hơn cho phân tích [4]. Các nhà phân tích cần hiểu rằng: kế toán là quá trình liên quan đến lựa chọn các chính sách kế toán (phương pháp khấu hao, phương pháp đánh giá hàng tồn kho…), và các ước tính kế toán (các khoản phải thu khó đòi; giá trị hàng lỗi thời tồn kho; thời gian sử dụng hữu ích hoặc cách thức sử dụng tài sản cố định làm cơ sở tính khấu hao; 8 nghĩa vụ bảo hành…) được chuẩn mực kế toán cho phép. Điều nay làm phát sinh hai vấn đề trong phân tích: tính so sánh và tính chính xác của thông tin. Vấn đề liên quan đến tính so sánh được của thông tin phát sinh khi hai doanh nghiệp khác nhau áp dụng những chính sách kế toán khác nhau cho cùng một nghiệp vụ hoặc sự kiện. Vấn đề liên quan đến tính so sánh được của thông tin cũng phát sinh khi doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toán giữa các kỳ. Vấn đề liên quan đến tính chính xác của thông tin phát sinh khi ước tính kế toán sai; vận dụng những chính sách kế toán khác nhau dẫn đến thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính sẽ khác nhau; chuẩn mực kế toán cũng hạn chế tính xác thực của thông tin (không cho phép trình bày các chỉ tiêu không được đánh giá một cách đáng tin cậy: giá trị nguồn nhân lực, giá trị của thương hiệu…). Chính những yếu tố này tạo ra những rủi ro kế toán khi phân tích báo cáo tài chính. Mục tiêu chính của phân tích ảnh hưởng của kế toán đến tính xác thực của thông tin trên báo cáo tài chính là nhằm đánh giá và làm giảm bớt những rủi ro kế toán và để cải thiện nội dung kinh tế của báo cáo tài chính, bao gồm tính so sánh được của thông tin báo cáo tài chính. Để đáp ứng mục tiêu này, thường đòi hỏi phải điều chỉnh thông tin trên báo cáo tài chính nhằm cải thiện nội dung kinh tế và khả năng so sánh của thông tin. Phạm vi điều chỉnh phụ thuộc vào mục tiêu phân tích [4]. 1.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH: Các con số tự nó không có nhiều ý nghĩa. Chính mối quan hệ của chúng với những con số khác hoặc những thay đổi của chứng từ kỳ này so với kỳ khác mới là quan trọng. Các công cụ phân tích tài chính được dùng để chỉ ra các mối quan hệ và những sự thay đổi đó. Trong số các kỹ thuật phân tích tài chính, các kỹ thuật sau được sử dụng rộng rãi hơn: phân tích theo chiều ngang, phân tích xu hướng, phân tích theo chiều dọc, và phân tích tỷ số [4]. 1.4.1, Phân tích theo chiều ngang: Nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung đòi hỏi phải trình bày thông tin của năm hiện hành và năm trước trên báo cáo tài chính. Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính đó là phân tích theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh lệch và tỷ lệ % chênh lệch từ năm này so với năm trước. Tỷ lệ % chênh lệch 9 Tỷ lệ chênh lệch = Error! phải được tính toán để cho thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan. Số tiền chênh lệch phản ánh quy mô biến động, và tỷ lệ chênh lệch phản ánh tốc độ biến động, phải được xem xét đồng thời [4]. 1.4.2, Phân tích xu hướng: Một biến thể của phân tích theo chiều ngang là phân tích xu hướng. Trong phân tích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm. Phân tích xu hướng quan trọng do, với cách nhìn rộng của nó, phân tích xu hướng có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh. Ngoài các báo cáo tài chính, hầu hết các doanh nghiệp còn tóm tắt các hoạt động và đưa ra các dữ liệu chủ yếu trong năm năm hoặc nhiều hơn. Phân tích xu hướng sử dụng tỷ số để chỉ những thay đổi của chỉ tiêu liên quan trong một giai đoạn. Đối với các tỷ số, năm gốc có tỷ số là 100%. Các năm khác được đo lường trong mối tương quan với giá trị đó [4]. 1.4.3, Phân tích theo chiều dọc: Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ % được sử dụng để chi mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong một báo cáo. Con số tổng cộng của một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ % so với con số đó. (Đối với bảng cân đối kế toán, con số tổng cộng sẽ là tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn, và doanh thu thuần đối với báo cáo kết quả kinh doanh). Báo cáo bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ % trên được gọi là báo cáo quy mô chung. Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh. Nó cũng có ích trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo qui mô chung. Báo cáo quy mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp. Chúng cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ có quy mô khác nhau trong cùng ngành [4]. 10 1.4.4, Phân tích tỷ số: Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính. Để có ích nhất, nghiên cứu một tỷ số cũng phải bao gồm việc nghiên cứu dữ liệu đằng sau các tỷ số đó. Các tỷ số là những hướng dẫn hoặc những phân tích có ích trong việc đánh giá tình hình tài chính và các hoạt động của một doanh nghiệp và trong việc so sánh chúng với những kết quả của các năm trước hoặc các doanh nghiệp khác. Mục đích chính của việc phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần được nghiên cứu nhiều hơn. Nên sử dụng những tỷ số gắn với những hiểu biết chung về doanh nghiệp và môi trường của nó [4]. 1.5. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH: Ở các phần sau, phân tích chỉ số được áp dụng cho năm mục tiêu: + Khả năng thanh toán ngắn hạn + Khả năng thanh toán dài hạn + Hiệu quả hoạt động + Khả năng sinh lợi + Năng lực của dòng tiền + Sức mạnh thị trường 1.5.1, Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn: Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn và khả năng thỏa mãn những nhu cầu tiền không mong đợi. Tất cả các tỷ số liên quan đến mục tiêu này phải thực hiện với vốn luân chuyển hoặc một vài bộ phận của nó, bởi vì chính những khoản nợ đến hạn đã được thanh toán nằm ngoài vốn luân chuyển. Một vài tỷ số được sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn là hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, số vòng quay các khoản phải thu, số vòng quay hàng tồn kho [4]. 1.5.1.1, Hệ số thanh toán ngắn hạn [4]: 11 Hệ số thanh toán ngắn hạn = Error! Hệ số thanh toán nhanh = Error! Hệ số thanh toán bằng tiền = Error! Hệ số thanh toán ngắn hạn diễn tả mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nó được sử dụng một cách r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfND_BAO_CAO_NCKH_2.pdf
  • pdfBAI_BAO_NCKH_3.pdf
Tài liệu liên quan