Chuyên đề Phát triển bền vững các khu đô thị mới: Tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đánh giá thực tế tại Hà Nội

Cách đây khoảng 20 năm, quá trình đô thị hóa bắt đầu diễn ra ở Việt Nam, và trong khoảng 10 năm trở lại đây, đô thị hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Năm 1990, tỷ lệ đô thị hoá mới đạt khoảng 17-18%, đến năm 2000, con số này đã là 23,6% và hiện nay đạt 28%. Dự báo, năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%. Trong xu thế đó, cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất. Ước tính đến năm 2011, tỷ lệ đô thị hóa đạt ở Hà Nội là 35 - 40% và nhảy vọt thành 55 - 65% vào năm 2020. Song song với quá trình này là sự gia tăng dân số tại thủ đô. Năm 1990, Hà Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm 2000 lên được 2,67 triệu thì đến năm 2009 đã đạt tới con số 6,5 triệu dân. Như vậy trong vòng 10 năm, dân số Hà Nội đã tăng lên khoảng 4 triệu người, tạo sức ép lớn cho thành phố về vấn đề nhà ở cũng như các tiện ích xã hội phục vụ dân cư. Để đáp ứng tốc độ đô thị hóa, đồng thời giải quyết bài toán nhà ở cho dân cư, một trong các giải pháp được thành phố Hà Nội đưa ra là xây dựng các khu đô thị mới. Tính đến giữa năm 2010, trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 200 dự án đô thị mới, với tổng diện tích khoảng 30.000 ha, và đang có xu hướng tăng mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề đang tồn tại trong các khu đô thị mới này. Đó là tình trạng hệ thống hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ, mật độ xây dựng quá dày, thiếu các tiện ích xã hội như siêu thị, trung tâm chăm sóc sức khỏe,công viên, trường học, hệ thống giao thông công cộng; ô nhiễm môi trường nước, không khí, thu gom và xử lý rác thải. và nhiều vấn đề khác liên quan đến công tác quản lý. Xuất phát từ thực tế phát triển các đô thị hiện nay, còn rất nhiều vần đề bất cập như đã nêu. Chỉ có con đường duy nhất để cải thiện tình trạng trên là phát triển bền vững các đô thị (PTĐTBV). Phát triển đô thị bền vững là mục tiêu mà các quốc gia đang hướng tới trong đó có Việt Nam. Hà Nội, là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước thì quá trình phát triển bền vững các đô thị là một tất yếu khách quan. Để các đô thị thực sự phát triển bền vững, cần có những nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển, từ đó tìm ra các vấn đề còn bất cập để có hướng phát triển trong tương lai. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng phát triển bền vững các đô thị để từ đó đề xuất các giải pháp, biện pháp phát triển các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội là hết sức cần thiết.Với mong muốn đóng góp vào việc giải quyết một vần đề cấp bách của thực tiễn hiện nay, nhóm nghiên cứu đã chọn thực hiện đề tài: Phát triển bền vững các khu đô thị mới: Tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đánh giá thực tế tại Hà Nội

doc107 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển bền vững các khu đô thị mới: Tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đánh giá thực tế tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ VÀ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BÈN VỮNG CÁC ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI 21 2.1. Kinh nghiệm phát triển đô thị bền vững của các nước trên thế giới. 21 2.1.1. Về quy hoạch – kiến trúc đô thị. 21 2.1.2. Quản lý đất đai xây dựng đô thị. 23 2.1.3. Về giao thông. 25 2.1.4.Môi trường đô thị. 26 2.1.5. Quản lý nhà ở. 27 2.1.6. Phát triển đô thị với sự tham gia của cộng đồng: 29 2.2. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững đô thị 31 2.2.1. Ở Vương Quốc Anh: 32 2.2.2. Ở Mỹ 34 2.2.3. Bộ chỉ tiêu PTBV Malaysia 36 2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu PTBV của Trung Quốc: 42 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TÍNH BỀN VỮNG TRONG PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI 46 3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến thực trạng phát triển các khu đô thị mới 46 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển khu đô thị mới tại Hà Nội 46 3.1.2. Các điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội 49 3.1.3. Thực trạng các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội 51 3.1.3.1. Quy mô các khu đô thị mới 51 3.1.3.2. Tình trạng vi phạm quy hoạch và các tiêu chuẩn xây dựng 53 3.1.3.3. Tình trạng thiếu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội 54 3.1.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội 58 3.1.5. Những vấn đề đặt ra cần tháo gỡ, cần giải quyết trong thời gian tới 58 CHƯƠNG IV: ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC ĐÔ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI 59 4.1. Giới thiệu về cuộc điều tra đánh giá mức độ phát triển bền vững các đô thị mới tại Hà Nội 59 4.1.1. Mục đích 59 4.1.2.Đối tượng 59 4.1.3. Thời gian 59 4.1.4. Đại điểm và quy mô 59 4.2. Thực tế sau khi điều tra, phỏng vấn người dân tại các khu đô thị mới 60 4.2.1. Vấn đề môi trường 60 4.2.1.1. Chất lượng không khí 60 4.2.1.2. Mức độ tiếng ồn 61 4.3. 1.3. Rác thải 62 4.3. 1.4. Cấp thoát nước 63 4.1. 1.5. Giao thông 65 4.1.1.6. Mức độ che phủ và diện tích m2 đất/người 67 4.2.2. Xã hội 68 4.2.2.1. Giáo dục 68 4.2.2.2. Y tế 70 3.2. 2.3. Dịch vụ 71 3.2.2.4. Quản lý 72 3.2.3. Kinh tế 73 3.2.4. Các mặt khác 75 CHƯƠNG V:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI CỦA HÀ NỘI 77 5.1. Định hướng phát triển bền vững cho các đô thị tại Việt nam 77 5.2. Phương hướng phát triển đô thị bền vững 80 5.3. Các mục tiêu phát triển bền vững các khu đô thị mới của Hà Nội trong thời gian tới 82 5.4. Các giải pháp cơ bản đẩy mạnh phát triển bền vững các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội 83 5.5. Một số kiến nghị 87 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Bộ chỉ số PTBV tại Malaysia 36 Bảng 2.2: Bộ chỉ tiêu đề xuất cho chuyên đề 44 Bảng 3.1: Quy mô dân số Hà Nội qua các năm 49 Bảng3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội giai đoạn 1996 – 2009 50 Bảng 3.3: Biểu đồ đánh giá về quy mô 131 khu đô thị mới tại Hà Nội  (tính đến tháng 7 năm 2009) 52 Bảng 3.4: Số lượng trường học tại một số khu đô thị mới ở Hà Nội 56 Bảng 4.1. Thống kê số phiều điều tra tại mội khu đô thị 59 Bảng 4.2 : Kết quả điều tra về chất lượng không khí 60 Bảng 4.3: Biểu đồ đánh giá của người dân về chất lượng không khí 61 Bảng 4.4: Kết quả điều tra về tiếng ồn 61 Bảng 4.5: Biểu đồ đánh giá mức độ tiềng ồn 61 Bảng 4.6: Kết quả điều tra về rác thải 62 Bảng 4.7: Biểu đồ đánh giá về lượng rác thải 63 Bảng 4.8: Kết quả về cấp thoát nước. 64 Bảng 4.9: Biểu đồ đánh giá cấp thoát nước 64 Bảng 4.10: Kết quả về giao thông 65 Bảng 4.11: Biểu đồ đánh tình trạng giao thông 66 Bảng 4.12: Kết quả về mức độ lấp đầy đô thị 67 Bảng 4.13:Biểu đồ mức độ che phủ 67 Bảng 4.14: Kết quả về diện tích căn hộ 68 Bảng 4.15:Biểu đồ diện tích căn hộ 68 Bảng 4.16: Kết quả về giáo dục 69 Bảng 4.17: Biểu đồ về giáo dục đào tạo 69 Bảng 4.18: Kết quả về y tế 70 Bảng 4.19:Biểu đồ số lượng cơ sở y tế 70 Bảng 4.20: Kết quả về dịch vụ 71 Bảng 4.21:Biểu đồ dịch vụ 72 Bảng 4.22: Kết quả về mức độ quan trọng cho việc đầu tư, cải tạo 73 Bảng 4.23: Kết quả về kinh tế 74 Bảng 4.24:Biểu đồ đánh giá về giá đất 74 Bảng 4.25: Các vần đề khác 75 Bảng 4.26:Biểu đồ sức lan tỏa của đô thị 75 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HDI Chỉ số phát triển con người KT-XH Kinh tế-xã hội LHQ Liên hợp quốc PTBV Phát triển bền vững PTĐT PTĐTBV Phát triển đô thị Phát triển đô thị bền vững QHXDĐT Quy hoạch xây dựng đô thị QHXDĐTBV Quy hoach xây dựng đô thị bền vững UBND Ủy ban nhân dân PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Cách đây khoảng 20 năm, quá trình đô thị hóa bắt đầu diễn ra ở Việt Nam, và trong khoảng 10 năm trở lại đây, đô thị hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Năm 1990, tỷ lệ đô thị hoá mới đạt khoảng 17-18%, đến năm 2000, con số này đã là 23,6% và hiện nay đạt 28%. Dự báo, năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%. Trong xu thế đó, cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất. Ước tính đến năm 2011, tỷ lệ đô thị hóa đạt ở Hà Nội là 35 - 40% và nhảy vọt thành 55 - 65% vào năm 2020. Song song với quá trình này là sự gia tăng dân số tại thủ đô. Năm 1990, Hà Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm 2000 lên được 2,67 triệu thì đến năm 2009 đã đạt tới con số 6,5 triệu dân. Như vậy trong vòng 10 năm, dân số Hà Nội đã tăng lên khoảng 4 triệu người, tạo sức ép lớn cho thành phố về vấn đề nhà ở cũng như các tiện ích xã hội phục vụ dân cư. Để đáp ứng tốc độ đô thị hóa, đồng thời giải quyết bài toán nhà ở cho dân cư, một trong các giải pháp được thành phố Hà Nội đưa ra là xây dựng các khu đô thị mới. Tính đến giữa năm 2010, trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 200 dự án đô thị mới, với tổng diện tích khoảng 30.000 ha, và đang có xu hướng tăng mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề đang tồn tại trong các khu đô thị mới này. Đó là tình trạng hệ thống hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ, mật độ xây dựng quá dày, thiếu các tiện ích xã hội như siêu thị, trung tâm chăm sóc sức khỏe,công viên, trường học, hệ thống giao thông công cộng; ô nhiễm môi trường nước, không khí, thu gom và xử lý rác thải... và nhiều vấn đề khác liên quan đến công tác quản lý. Xuất phát từ thực tế phát triển các đô thị hiện nay, còn rất nhiều vần đề bất cập như đã nêu. Chỉ có con đường duy nhất để cải thiện tình trạng trên là phát triển bền vững các đô thị (PTĐTBV). Phát triển đô thị bền vững là mục tiêu mà các quốc gia đang hướng tới trong đó có Việt Nam. Hà Nội, là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước thì quá trình phát triển bền vững các đô thị là một tất yếu khách quan. Để các đô thị thực sự phát triển bền vững, cần có những nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển, từ đó tìm ra các vấn đề còn bất cập để có hướng phát triển trong tương lai. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng phát triển bền vững các đô thị để từ đó đề xuất các giải pháp, biện pháp phát triển các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội là hết sức cần thiết.Với mong muốn đóng góp vào việc giải quyết một vần đề cấp bách của thực tiễn hiện nay, nhóm nghiên cứu đã chọn thực hiện đề tài: Phát triển bền vững các khu đô thị mới: Tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đánh giá thực tế tại Hà Nội 2.Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của nhóm hướng tới hai mục tiêu chính là nghiên cứu các kinh nghiệm PTBVDT trên thế giới, đồng thời phát hiện các vấn đề đang tồn tại ở các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội, và trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp cũng như các kiến nghị để khắc phục và phát triển các khu đô thị này. 3.Đối tượng nghiên cứu - Thực tế tình hình phát triển đô thị bền vững trên thế giới, các nghiên cứu báo cáo về PTĐTBV. - Thực trạng PTĐTBV tại Hà Nội 4.Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề - Về mặt nội dung: Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trong việc thực hiện phát triển bền vững đô thị - Về mặt không gian: Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra thực tế tại 5 khu đô thị mới: Khu ĐTM Định Công, KĐTM Đại Kim, KĐTM Linh Đàm, KĐTM Lĩnh Nam, KĐTM Nam Trung Yên và KĐTM Trung Hòa Nhân Chính. 5. Phương pháp nghiên cứu * Tổng quan, phân tích, tổng hợp các tài liệu, báo cáo trong và ngoài nước về PTBV,PTBVĐT + Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp: sử dụng số liệu thống kê về phát triển đô thị mới tại Hà Nội + Phương pháp điều tra xã hội học ( phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp… ) các số liệu thu thập được qua điều tra được nhóm tiến hành xử lý, phân tích bằng phần mềm excel * Nguồn số liệu: nhóm nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp. + Các số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo của các Bộ, Viện, phòng ban, các cuộc hội nghị hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; + Các số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra khảo sát tai các khu đô thị 6. Kết cấu, nội dung của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm các chương sau: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững đô thị Chương II: Kinh nghiệm phát triển bền vững đô thị và đánh giá phát triển bền vững các đô thị trên thế giới Chương III: Thực trạng phát triển và tính bền vững trong phát triển các đô thị mới tại Hà Nội Chương IV: Điều tra mức độ phát triển bền vũng các đô thị mới tại Hà Nội Chương V: Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát triên các khu đô thị mới của Hà CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ 1. 1. Khái niệm về phát triển đô thị bền vững 1.1.1. Phát triển bền vững nói chung Khái niệm về phát triển bền vững đầu tiên được đề cập vào năm1987 trong báo cáo của Ủy ban Môi trường và phát triển của Ngân hàng Thế giới (Brundtland Commission 1987). Khái niệm này cho rằng sự phát triển phải thỏa mãn nhu cầu của con người không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà còn cho cả tương lai, phải đáp ứng cả yêu cầu kinh tế lẫn bảo vệ môi trường. Năm 1991 Ngân hàng châu Á (ADB) xác định thêm nội dung của phát triển bền vững, nhấn mạnh thêm khả năng của thế hệ hiện tại đáp ứng cho các nhu cầu của các thế hệ tương lai. Kể từ đó một phương pháp phát triển mới được định hình và được chấp nhận rộng rãi. Như vậy phát triển bền vững có mục tiêu rõ ràng: thứ nhất, phát triển sản xuất phải đi đôi với vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thứ hai, phải chú trọng đến mối quan hệ giữa các thế hệ, thế hệ ngày nay phải có trách nhiệm với các thế hệ sau trong việc để lại những di sản và tài nguyên có giá trị. Phương thức phát triển mới này được xây dựng với nội dung bao gồm ba vế phát triển kinh tế, phát triển môi trường và phát triển xã hội, là sự tổng hợp của các chỉ tiêu chủ yểu về kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và nhất là hướng tới tương lai. 1.1.2. Phát triển đô thị bền vững (PTĐTBV) Cho đến này,chưa có một khái niệm thống nhất về phát triển bền vững đô thị. Rất khó để đưa ra được một định nghĩa hay hệ khái niệm được coi là thống nhất về phát triển đô thị bền vững vì bản chất đa dạng và đa chiều của đối tượng nghiên cứu.Tùy thuộc vào mục đích và phương pháp nghiên cứu mà các tác giả sẽ có những quan điểm khác nhau. Các quan điểm về phát triển đô thị bền vững được trình bày rất đa dạng. Quan điểm của thế giới -Xuất phát từ bản báo cáo của Ủy ban Brundtland, tại hội nghị URBAN21 (tổ chức tại Berlin tháng 7/2000), người ta đã đưa ra định nghĩa về phát triển đô thị bền vững: "Cải thiện chất lượng cuộc sống trong một thành phố, bao gồm cả các thành phần sinh thái, văn hóa, chính trị, thể chế, xã hội và kinh tế nhưng không để lại gánh nặng cho các thế hệ tương lai,một gánh nặng bị gây ra bởi sự sút giảm nguồn vốn tự nhiên và nợ địa phương quá lớn. Mục tiêu của chúng ta là nguyên tắc dòng chảy, dựa trên cân bằng về vật liệu và năng lượng cũng như đầu vào/ra về tài chính, phải đóng vai trò then chốt trong tất cả các quyết định tương lai về phát triển các khu vực đô thị" Phát triển đô thị bền vững trên thực tế được định nghĩa chi tiết hơn tùy theo từng khu vực địa lý, trình độ phát triển và góc nhìn. Phát triển đô thị bền vững cũng được xem xét dưới một thuật ngữ khác, đó là “phát triển cộng đồng bền vững” theo đó: "Phát triển cộng đồng bền vững là năng lực đưa ra quyết định phát triển tôn trọng mối tương quan giữa ba khía cạnh – kinh tế, sinh thái, và bình đẳng: Kinh tế - Hành vi kinh tế cần đem lại những điều tốt đẹp chung cho cả cộng đồng, có thể tự làm mới, và tạo ra tài sản và có khả năng tự túc. Sinh thái – Con người là một phần của tự nhiên, tự nhiên có những giới hạn, và cộng đồng phải có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng các tài sản thiên nhiên. Bình đẳng – Cơ hội tham dự hoàn toàn trong các hoạt động, lợi ích, và quá trình ra quyết định của một cộng đồng." (Swisher, Rezola, & Sterns; 2009) -Trung Tâm môi trường khu vực miền Trung và Đông Âu ( REC), một tổ chức quốc tế với nhiệm vụ trợ giúp trong việc giải quyết các vần đề môi trường, trong đó có phát triển đô thị bền vững đã đưa ra các quan điểm khác nhau về phát triển đô thị bền vững: ( * Ấn Độ, một quốc gia đang và sẽ là nước có tốc độ đô thị hóa hàng đầu Châu Á đã đưa ra định nghĩa về phát triển bền vững: "Một cộng đồng sử dụng bền vững nguồn tài nguyên của mình để đáp ứng nhu cầu hiện tại, trong khi đảm bảo đủ nguồn lực có sẵn cho các thế hệ tương lai. Nó tìm cách cải thiện sức khỏe cộng đồng và một cuộc sống chất lượng tốt hơn cho tất cả cư dân của nó bằng cách hạn chế chất thải, ngăn chặn ô nhiễm, bảo tồn và phát huy tối đa hiệu quả, và phát triển nguồn lực địa phương để khôi phục nền kinh tế địa phương. " * Quan điểm của Argentina về phát triển đô thị bền vững “. Một thành phố bền vững kết hợp hài hòa yếu tố môi trường với các ngành kinh tế và xã hội để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến những thế hệ tương lai” * Theo Viện Môi Trường Stockholm của Thụy Điển, một thành phố bền vững có thể được định nghĩa là "một thành phố tại đó tiền hành các hành động được đề ra bởi các chính sách kế hoạch nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên sẵn có và thực hiện tái sử dụng, ổn định xã hội, phát triên các nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo phát triển kinh tế cho các thế hệ tương lai". Quan điểm của Việt Nam về phát triển đô thị bền vững: - Theo Viện Quy Hoạch Đô Thị-Nông Thôn-Bộ Xây Dựng (Dự án VIE),trên cơ sở các khái niệm về PTBV, một phạm trù PTĐTBV đô thị cũng được xây dựng mang tính đặc thù hơn.Nhìn chung PTBV đô thị tập trung giải quyết các vần đề sau: * Phát triển kinh tế đô thị ổn định, tạo công ăn việc làm cho dân cư đô thị, đặc biệt cho người có thu nhập thấp, người nghèo đô thị. * Đảm bảo đời sống vật chất văn hóa tinh thần, giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc, đảm bảo công bằng xã hội. * Tôn tạo, giữ gìn và bảo vệ môi trường đô thị luôn xanh, sạch, đẹp với đầy đủ ý nghĩa vật thể và phi vật thể đô thị. Như vậy PTĐTBV luôn đồng hành với PTBV nói chung.Đương nhiên,theo ý nghĩa này, PTĐTBV không bó hẹp theo quan điểm và nhiệm vụ của các nhà quy hoạch mà cần mở rộng hơn nhiều lĩnh vực. Phát triển đô thị cần được lồng ghép và tiếp cận theo cách nhìn nhận mà các tổ chức Quốc tế đã đồng thuận đề ra đó là: Là nơi ở cho tất cả mọi người, khái niệm này ý chỉ việc cải thiện nơi ở thông qua việc thực hiện chính sách nhà ở quốc gia. Hình thành thị trường nhà ở với những chức năng đầy đủ và thích hợp. Huy động sự tham gia của cộng đồng. Cải thiện và đảm bảo tính pháp lý và an toàn về quyền sử dụng đất. Cải thiện việc huy động tài chính nhà ở. Và cung cấp đầy đủ cở sở hạ tầng dịch vụ cơ bản. Giảm nghèo đói đô thị ở đây có 3 tiêu chí nghèo đô thị là nghèo tiền, nghèo bất động sản và nghèo quyền do đó cần có một chính sách toàn diện mới giải quyết được 3 tiều chí quan trọng này. Muốn vậy cần xây dựng một cơ chế bền vững về phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư đặc biệt là đối với người nghèo. Cung cấp đầy đủ thông tin cho cộng đồng để họ có thể tiếp cận học hỏi thực hiện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình Quản lý môi trường đô thị là cải thiện các điều kiện môi trường và làm giảm các chất thải sinh hoạt và các chất thải công nghiệp trong đô thị. Cải tiến công tác tiếp cận đồng bộ trong viêc cung cấp các dịch vụ môi trường. Bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe, an toàn dịch bệnh để hỗ trợ đầy đủ phát triển đô thị bền vững. Phát triển kinh tế địa phương cho đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận chính sách phi tập trung là cần thiết và có hiệu quả. Điều ấy có nghĩa, các nhà chức trách địa phương có trách nhiệm cao hơn, nặng nề hơn trong công cuộc phát triển kinh tế cho địa phương mình, cho đô thị mình. Tuy nhiên, năng lực của chính quyền địa phương nói chung còn rất hạn chế. Vì thế việc nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương là yếu tố quyết định sự thành công của công cuộc PTBV kinh tế địa phương. Quản lý và điều hành đô thị theo các tiêu chí: Khuyến khích tư vấn thảo luận và đối thoại giữa cộng đồng, những người có liên quan đến các quyết định, sự ưu tiên và sở hữu. Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để xây dựng các tiêu chí đánh giá.Nâng cao năng lực thông qua việc chia sẻ kinh ngiệm và thông tin.Hình thành mạng lưới truyền thông liên kết người dân với chính quyền địa phương, chính quyền quốc gia và toàn cầu. -Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (Ashui), đã định nghĩa về phát triển đô thị bền vững như sau:” Mối quan hệ hữu cơ,mật thiết giữa: A) Kinh tế đô thị;B) Văn hóa xã hội đô thị;C) Môi trường-Sinh thái đô thị; D) Cơ sở hạ tầng đô thị và E) Quản lý đô thị” Tóm lại, PTĐTBV là một lĩnh vực đặc thù, PTĐTBV cần sự phối hợp phát triển đa nghành, đa cấp và của đại bộ phận dân cư. PTĐTBV thể hiện một cách thức suy nghĩ và một hướng giải quyết về đô thị hóa mà trong đó việc xây dựng các đô thi sẽ được diễn giải trên cơ sở duy trì những hiểu biết về kinh tế,văn hóa và bảo vệ môi trường. PTĐTBV là nền tảng vững chắc để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó có thể hiểu một cách đơn giản PTĐTBV là một cách sửa chữa những thiếu sót của quá trình đô thị hóa, trên cơ sở xem xét lại toàn bộ cách thức quy hoạch xây dựng đô thị hiện nay và tìm ra một xu thế phát triển mới trường tồn trong tương lai. 1.2. Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá PTĐTBV Mặc dù, mỗi quốc gia, mỗi tác giả có cách nhìn nhận khác nhau về PTĐTBV, nhưng tựu chung lại PTĐTBV phải đảm bảo các yêu cầu chung nhất. 1. 2.1. Nguyên tắc phát triển đô thị bền vững Nguyên lý mang tính quy luật của phát triển đô thị bền vững, đó là sự kết hợp tối ưu giữa các quy luật vận động của tự nhiên và các quy luật vận động kinh tế- xã hội của đô thị, nhằm xây dựng nên một môi trường nhân tạo (kỹ thuật), đảm bảo mối quan hệ hài hòa về: Kinh tế, xã hội và môi trường trong đô thị, vùng lãnh thổ đô thị và ngoài vùng lãnh thổ đô thị theo những giai đoạn phát triển nhất định. Điều đó có nghĩa là: đô thị sẽ có những biến đổi về chất và lượng (quy mô) theo không gian và thời gian Nguyên tắc bao trùm của phát triển bền vững là: thỏa mãn các nhu cầu phát triển của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai Cụ thể, phát triển bền vững đô thị có các nguyên tắc cơ bản sau: * Xu hướng phát triển của đô thị không làm thế hệ tương lai phải trả giá, bởi sự yếu kém về: Chiến lược phát triển, quy hoạch và quản lý đô thị, nợ nần, suy thoái môi trường, cũng như các hậu quả xấu khác của thế hệ hiện tại để lại... * Đô thị phát triển cần bằng giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nói một cách khác, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển, đó là sự thay thế liên tục từ trạng thái cân bằng này đến trạng thái cân bằng khác * Một đô thị chỉ phát triển bền vững trong mối quan hệ bền vững với vùng lãnh thổ đô thị, các vùng và các đô thị khác mà nó chịu ảnh hưởng cũng phát triển bền vững (thông qua các luồng trao đổi vật chất, thông tin, văn hóa...) 1.2.2. Yêu cầu đối với quá trình PTĐTBV  1.2.2.1. Phát triển kinh tế Đô thị cần được tính toán phát triển phù hợp với tiềm năng sẵn có và triển vọng phát triển kinh tế của địa phương.Cân đối vốn đầu tư theo khả năng tăng trưởng KT-XH theo từng giai đoạn/theo từng nhóm ngành/theo kế hoạch PTĐT ngắn và dài hạn đã
Tài liệu liên quan