Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự thay đổi nhu cầu thực phẩm và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản của con người. Ở Việt Nam việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm thủy sản từ nghề đánh bắt hải sản ngày càng hạn chế do khai thác quá mức trữ lượng nguồn lợi cho phép. Để bù đắp vào sự thiếu hụt đó thì nuôi trồng thủy sản phải được phát triển mạnh mẽ hơn nữa
Trải qua nhiều thập kỷ, nuôi trồng thủy sản cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm thủy sản và góp phần giảm bớt áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường sinh thái đồng thời giải quyết nhiều vấn đề cho xã hội như công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự di cư từ nông thôn sang thành thị và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người. Cùng với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời trong phát triển thủy sản song nghề nuôi trồng thủy sản mới chỉ phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây nhưng góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến xuất khẩu thủy sản
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đang xây dựng những hướng đi mới trong nhiều lĩnh vực nhất là trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa cả về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt trong đó có sự phát triển mạnh của ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng đất và mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản đóng góp khá lớn vào tiêu dùng nội địa và chiếm tỷ trọng lớn trong kim nghạch xuất khẩu
Nhìn chung trong thời gian gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh có xu hướng gia tăng về diện tích, sản lượng và giá trị. Loại hình mặt nước trong nuôi trồng thủy sản càng ngày càng đa dạng như nuôi thâm canh ao hồ nhỏ, ruộng lúa thùng đấu và hồ chứa, sông ngòi. Đã hình thành nhiều mô hình nuôi trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên phương thức hiện nay chủ yếu là quảng canh cải tiến và một phần nhỏ nuôi bán thâm canh .Các vùng nuôi tập trung bán thâm canh và thâm canh còn ít quy mô nhỏ và manh mún chưa hình thành các khu nuôi tập trung với quy mô lớn cho sản lượng cao. Đầu tư chưa tương xứng chưa đồng bộ cho nên việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thủy sản chưa mạnh. Đối tượng nuôi cá truyền thống vẫn là chủ đạo và một số đối tượng có giá trị kinh tế mới nuôi ở quy mô nhỏ, tự phát chưa trở thành hàng hóa xuất khẩu
Trong những năm tới nhu cầu phát triển và mở rộng diện tích nuôi sẽ ngày một nhiều, do đó đòi hỏi phải có một kế hoạch phát triển lâu dài và mang tính bền vững. Do vậy em chọn đề tài “ Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh” làm chuyên đề tốt nghiệp
Mục đích chính của đề tài là phân tích đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh để tìm ra vấn đề cần giải quyết và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh
Trong đó phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm ở 3 loại : các loài thủy sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ
Đề tài gồm 3 chương chính :
Chương I : Sự cần thiết phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản
Chương II : Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh
Chương III : Phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh
Để hoàn thiện khóa luận này em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh các chị của Sở Kế hoạch& Đầu Tư Hà Tĩnh đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Bùi Đức Tuân
Em xin chân thành cảm ơn !
83 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự thay đổi nhu cầu thực phẩm và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản của con người. Ở Việt Nam việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm thủy sản từ nghề đánh bắt hải sản ngày càng hạn chế do khai thác quá mức trữ lượng nguồn lợi cho phép. Để bù đắp vào sự thiếu hụt đó thì nuôi trồng thủy sản phải được phát triển mạnh mẽ hơn nữa
Trải qua nhiều thập kỷ, nuôi trồng thủy sản cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm thủy sản và góp phần giảm bớt áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường sinh thái đồng thời giải quyết nhiều vấn đề cho xã hội như công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự di cư từ nông thôn sang thành thị và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người. Cùng với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời trong phát triển thủy sản song nghề nuôi trồng thủy sản mới chỉ phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây nhưng góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến xuất khẩu thủy sản
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đang xây dựng những hướng đi mới trong nhiều lĩnh vực nhất là trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa cả về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt trong đó có sự phát triển mạnh của ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng đất và mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản đóng góp khá lớn vào tiêu dùng nội địa và chiếm tỷ trọng lớn trong kim nghạch xuất khẩu
Nhìn chung trong thời gian gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh có xu hướng gia tăng về diện tích, sản lượng và giá trị. Loại hình mặt nước trong nuôi trồng thủy sản càng ngày càng đa dạng như nuôi thâm canh ao hồ nhỏ, ruộng lúa thùng đấu và hồ chứa, sông ngòi. Đã hình thành nhiều mô hình nuôi trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên phương thức hiện nay chủ yếu là quảng canh cải tiến và một phần nhỏ nuôi bán thâm canh .Các vùng nuôi tập trung bán thâm canh và thâm canh còn ít quy mô nhỏ và manh mún chưa hình thành các khu nuôi tập trung với quy mô lớn cho sản lượng cao. Đầu tư chưa tương xứng chưa đồng bộ cho nên việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thủy sản chưa mạnh. Đối tượng nuôi cá truyền thống vẫn là chủ đạo và một số đối tượng có giá trị kinh tế mới nuôi ở quy mô nhỏ, tự phát chưa trở thành hàng hóa xuất khẩu
Trong những năm tới nhu cầu phát triển và mở rộng diện tích nuôi sẽ ngày một nhiều, do đó đòi hỏi phải có một kế hoạch phát triển lâu dài và mang tính bền vững. Do vậy em chọn đề tài “ Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh” làm chuyên đề tốt nghiệp
Mục đích chính của đề tài là phân tích đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh để tìm ra vấn đề cần giải quyết và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh
Trong đó phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm ở 3 loại : các loài thủy sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ
Đề tài gồm 3 chương chính :
Chương I : Sự cần thiết phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản
Chương II : Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh
Chương III : Phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh
Để hoàn thiện khóa luận này em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh các chị của Sở Kế hoạch& Đầu Tư Hà Tĩnh đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Bùi Đức Tuân
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I : SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
I . Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế
1. Khái niệm về ngành thủy sản
Hoạt động của ngành thủy sản luôn gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của văn hóa, lịch sử con người Việt Nam với những hoạt động trên bến dưới thuyền, quăng chài thả cá,... hoạt động thủy sản ở Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình không chỉ trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của con người mà còn đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Ngành thủy sản được coi là ngành sản xuất vật chất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người
Theo điều 2 của Luật thủy sản đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 thông qua
‘Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác nuôi trồng vận chuyển chế biến bảo quản chế biến mua bán xuất khẩu nhập khẩu thủy sản dịch vụ trong hoạt động thủy sản’( trích Luật thủy sản nước CHXHCN Việt Nam )
2. Vị trí và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
2.1 Vị trí của ngành thủy sản
Ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc dân. Ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế.
Là một ngành kinh tế đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong khi các ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, ngành chế biến thuỷ sản thuộc nhóm công nghiệp B, ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôi trồng thuỷ sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nông nghiệp.
Vì vai trò ngày càng quan trọng của ngành Thuỷ sản trong sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ, từ những năm cuối của thập kỉ 90, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch hệ thống thuỷ lợi để không những phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Kể từ năm 2002, nuôi thuỷ sản đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Nhiều mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp đã được áp dụng, các vùng nuôi tôm lớn mang tính chất sản xuất hàng hoá lớn được hình thành, sản phẩm thủy sản đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động. Một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ hải sản.
Trên thế giới, ước tính có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngành thuỷ sản. Ngành thuỷ sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vẫn gia tăng hàng năm và năm 2007 đạt gần 3,8 tỷ USD tăng 12% so với năm 2006, đưa chế biến thuỷ sản trở thành một ngành công nghiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế và dành vị trí trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trên thế giới.
2.2 Vai trò của ngành thủy sản
2.2.1 Ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của quốc gia
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2007, đã sử dụng 1,05 triệu ha để nuôi trồng thuỷ sản tăng khoảng 10.000 ha so với cuối năm ngoái . Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm
Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản… Hoạt động nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao, nuôi đặc sản được mở rộng. Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 3,4% (năm 2000) lên 3,93% vào năm 2003 và năm 2008 là 5.44 %
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá.
2.2.2 Ngành thủy sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ, năm 2008 trên 150 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2005, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 100 nước và vùng lãnh thổ.
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới
2.2. 3 Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói Ngành Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2002 đến năm 2008, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông.
2.2.4 Góp phần tạo việc làm ,tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính.
Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2005, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa.
2.2.5 Tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình CNH-HĐH của đất nước,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước.
Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách. Chính phủ đã đưa ra nghị quyết 09 NQ/CP ngày 15/6/2000 về chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và đó cũng là yếu tố giúp cho quá trình chuyển đổi diện tích nuôi trồng thuỷ sản càng diễn ra nhanh, mạnh và rộng khắp hơn. Quá trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng thuỷ sản diễn ra mạnh mẽ nhất vào các năm 2000-2002: hơn 200.000 ha diện tích được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên từ 2003 đến nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000 ha và năm 2007 đạt 95.400 ha. Có thể nói nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.
Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Tính đến nay, tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo mô hình cá - lúa là 446.151 ha.
3. Đặc điểm ngành thủy sản
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển các hoạt động của ngành thuỷ sản. Là một quốc gia ven biển với diện tích vùng biển rộng gấp ba lần diện tích đất liền, chứa đựng nhiều tài nguyên và nguồn lợi phong phú, Việt Nam có thể lợi dụng tiềm năng này để phát triển toàn diện kinh tế hải sản. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có tiềm năng về nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt. Sông suối, ao hồ, kênh mương, ruộng trũng… đều là môi trường thích hợp để tiến hành khai thác và nuôi, trồng nhiều loài động - thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Dưới đây là các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngành thuỷ sản:
3.1 Lĩnh vực nuôi, trồng các loài động, thực vật thủy sản
- Nuôi thuỷ sản nước ngọt
Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thuỷ sản (mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm. Ở đây, nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5‰.
- Nuôi thuỷ sản nước lợ
Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thuỷ sản trong vùng nước lợ cửa sông, ven biển, môi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa. Đối tượng nuôi chủ yếu các loài tôm: Tôm sú , tôm he , tôm bạc thẻ, tôm nương , tôm rảo và một số loài cá như cá vược , cá mú , cá chình... Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây, mô hình nuôi hữu cơ bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nuôi trồng động, thực vật nước mặn
Là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thuỷ sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển. Đối tượng nuôi chính là tôm, tôm hùm, cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam, nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc .... Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều. Những tỉnh trồng rong câu chủ yếu ở Việt Nam là Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Bến Tre. Rong sụn là loài mới được nhập và trồng có kết quả, đang được nhân rộng ở nhiều địa phương ở miền Trung và Nam Bộ.
Nhìn chung, với những nỗ lực trong việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống, chú trọng những đối tượng nuôi thế mạnh của từng vùng, áp dụng phương thức nuôi tiên tiến, đem lại hiệu quả cao, nhất là áp dụng công nghệ nuôi công nghiệp chu trình khép kín, ít thay nước đối với đối tượng tôm sú, phát triển các khu nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao, v.v… hoạt động nuôi, trồng các loài động, thực vật thuỷ sinh đã thu được kết quả vượt bậc
3.2 Lĩnh vực khai thác thủy sản.
- Khai thác hải sản
Là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên biển và vùng nước lợ. Nhìn chung, nghề khai thác hải sản của nước ta là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ là chủ yếu. Do sự tăng trưởng quá lớn của việc khai thác nên trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển ven bờ đã có dấu hiệu bị đe doạ, một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác quá mức. Vì vậy ngành thuỷ sản Việt Nam chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác để giảm áp lực đối với nguồn lợi trong vùng biển này, bằng cách phát triển khai thác các nguồn lợi còn chưa bị khai thác ở vùng biển xa bờ, đồng thời chuyển một bộ phận ngư dân sang những lĩnh vực hoạt động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, tham gia hoạt động phục vụ du lịch, giải trí, v.v...
- Khai thác thuỷ sản nội địa
Là hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản trong các sông, hồ, đầm phá và các vùng nước ngọt tự nhiên khác.Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác nội địa hằng năm dao động từ 200 đến 250 nghìn tấn. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ quan trọng cho dân cư, đồng thời cũng có nhiều sản phẩm quý.
3.3 Lĩnh vực chế biến thủy sản
Chế biến thuỷ sản được hiểu là chế biến tất cả các loài thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn thu hoạch từ hoạt động khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản. Chế biến thuỷ sản được phân thành hai nhóm sau:
- Chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa
Là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Những năm trước đây, do phải nhập dây chuyền đồng bộ từ nước ngoài nên chi phí cho hoạt động chế biến nội địa tương đối cao, giá thành sản phẩm không phù hợp với sức mua của người dân trong nước. Gần đây, ngành thuỷ sản đã chủ động phát triển công nghiệp cơ điện lạnh phục vụ thiết bị cho chế biến thuỷ sản nội địa nên tình trạng này đã được khắc phục. Mặt khác, do mức thu nhập tăng nên nhu cầu tiêu thụ cũng tăng theo, nhiều sản phẩm thuỷ sản chế biến đã không còn phân biệt ranh giới giữa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
- Chế biến sản phẩm xuất khẩu
Là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm mục tiêu xuất khẩu thu ngoại tệ.
Trước những nguy cơ và thách thức mới, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất kh