Chuyên đề Phát triển các sản phẩm huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó rất quan trọng. Không có hoạt động huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Một NHTM khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo qui định. Tuy nhiên, vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn do vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng.

doc35 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển các sản phẩm huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.1 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 2.1.1 Vai trò của huy động vốn trong hoạt động của ngân hàng thương mại Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó rất quan trọng. Không có hoạt động huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Một NHTM khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo qui định. Tuy nhiên, vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn do vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng. 2.1.1.1 Đối với ngân hàng thương mại Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng thương mại có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng. 2.1.1.2 Đối với khách hàng Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng 2.1.2 Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn hiện có của Sacombank 2.1.2.1 Sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân. a) Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Loại tiền gửi: VNĐ, USD, EUR Tiện ích của sản phẩm: Không thu phí khi khách hàng gửi và rút tiền từ sổ tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi của khách hàng được đảm bảo an toàn, bí mật và được mua bảo hiểm tiền gửi. Xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng đi du lịch và học tập ở nước ngoài Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn được dùng để đảm bảo mở thẻ TD bằng số dư trên tài khoản, đồng thời khách hàng được sử dụng thẻ thanh toán Sacombank để rút tiền mặt tại các máy ATM 24/24 và thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc Khách hàng có thể gửi tiền một nơi và rút tiền nhiều nơi tại bất kỳ CNnào thuộc Sacombank. Ngoài ra khách hàng được đăng ký sử dụng miễn phí DV Phone – Banking để cập nhập thông tin về tỷ giá ngoại tệ, số dư trên tài khoản tiền gửi, tiền vay, lãi suất SIBOR… b) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Loại tiền gửi: VNĐ, USD, EUR, Vàng và VNĐ bảo đảm theo giá trị vàng với các hình thức lãnh lãi trước, lãnh lãi cuối kỳ, lãnh lãi hàng tháng, lãnh lãi hàng quý. Tiện ích của sản phẩm: Khách hàng có nhiều kỳ hạn để lựa chọn với mức lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản Sử dụng tiết kiệm có kỳ hạn của Sacombank , khách hàng có thể thực hiện việc gửi và rút tiền tại bất kỳ chi nhánh nào trong hệ thống của Sacombank Sổ tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ huy động được dùng để xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng đi du lịch, học tập hay đi công tác ở nước ngoài. Khách hàng có thể cầm cố sổ tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ huy động để vay vốn một cách dễ dàng và nhanh chóng tại Sacombank. Ngoài ra còn có thể làm tài sản đảm bảo mở thẻ tín dụng Sacombank. c) Tài khoản tiền gửi thanh toán Loại tiền mở tài khoản: VNĐ, USD, EUR Tiện ích: Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thanh toán của khách hàngbằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như phát hành Séc. uỷ nhiệm chi. uỷ nhiệm thu… Dùng để đảm bảo vay vốn, bảo lãnh cho người thứ 3 vay vốn tại ngân hàng, đảm bảo mở thẻ tín dụng bằng số dư trên tài khoản Khách hàng có thể đăng ký mở thẻ thanh toán Sacombank để rút tiền trong tài khoản bằng máy ATM, hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấo nhận thẻ Đăng ký sử dụng dịch vụ Phone – Banking Xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng có nhu cầu Gửi sao kê hàng tháng tất cả các giao dịch nhằm hỗ trợ khách hàng kiểm tra các giao dịch đã thực hiện qua tài khoản trong tháng nếu khách hàng sử dụng thẻ Sacombank Miễn phí các loại phí như phí mở tài khoản, phí đóng tài khoản d) Tài khoản Âu Cơ Tài khoản Âu Cơ – ví tiền của người phụ nữ hiện đại. Chỉ áp dụng cho khách hàng nữ giao dịch tại chi nhánh 8-3 Tiện ích của sản phẩm: Mức lãi suất ưu đãi. Chỉ cần duy trì số dư tiền gửi bình quân trong tháng trên 10 triệu đồng, khách hàng sẽ được hưởng thêm một mức lãi suất bổ sung so với lãi suất tiền gửi thanh toán thông thường. Cơ hội mua sắm miễn phí. Chỉ cần duy trì liên tục 3 tháng số dư tiền gửi bình quân của từng tháng trên 10 triệu đồng khách hàng sẽ nhận được phiếu mua hàng siêu thị miễn phí Sử dụng các tiện ích về thẻ dễ dàng hơn: Sử dụng thẻ Sacompassport với mức phí đặc biệt: miễn phí mở thẻ, phí thường niên, phí rút tiền… Sử dụng thẻ Sacompassport thực hiện các giao dịch rút tiền, kiểm tra số dư… tại máy ATM và 7 ngày/tuần Sử dụng thẻ Sacompassport thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại hàng trăm điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc Được hưởng đầy đủ những tiện ích của tài khoản tiền gửi thông thường e) Tiết kiệm tích lũy Các tiện ích: Giúp khách hàng lựa chọn cho mình một kế hoạch tiết kiệm phù hợp. Khách hàng có thể thực hiện tích lũy cho mình hoặc lựa chọn người thụ hưởng số tiền tiết kiệm theo ý muốn và nguyện vọng của khách hàng Nếu có nhu cầu về tài chính, khách hàng cũng có thể chuyển nhượng sổ tiết kiệm tích luỹ của mình cho người khác để tiếp tục tích lũy Nếu khách hàng tích lũy chưa đủ số tiền để thực hiện dự định, Sacombank sẽ cho vay bổ sung khỏan tiền còn thiếu với mức lãi suất cho vay giảm từ 0,05% -0,15% so với mức lãi suất cho vay theo quy định của ngân hàng Khách hàng sử dụng các dịch vụ khác sẽ được ưu đãi về mức phí dịch vụ f) Tiền gửi bậc thang Là loại hình tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng gửi tiền sẽ được hưởng lãi suất tương ứng với từng mức số dư tiền gửi bình quân trong tháng theo quy tắc số dư tiền gửi bình quân càng nhiều thì lãi suất càng cao Tiện ích Miễn phí phát hành thẻ Sacompassport Sử dụng dịch vụ phone- Banking, SMA, e – banking để thực hiện giao dịch điện tử hiện có mà Sacombank đang cung cấp BẢNG 2.1: LÃI SUẤT TIỀN GỬI BẬC THANG Đơn vị: Tỷ đồng STT Số dư tiền gửi bình quân Lãi suất bậc thang (%/tháng) 1 Từ 1 tỷ đến dưới 10 tỷ 0,05 2 Từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ 0,10 3 Từ 20 tỷ trở lên 0,15 Nguồn: Cẩm nang sản phẩm dịch vụ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín g) Tiết kiệm bậc thang Là loại hình tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng sẽ được một mức lãi suất tương ứng theo quy tắc số dư tiền gửi bình quân càng nhiều thì lãi suất càng cao Tiện ích: Khi khách hàng tham gia loại hình huy động này được hưởng chế độ phục vụ tận nhà cho giao dịch gửi và rút tiền mặt BẢNG 2.2 LÃI SUẤT TIẾT KIỆM BẬC THANG Đơn vị: % STT Mức tiền gửi Lãi suất bậc thang (%/tháng) Kỳ hạn <13 tháng Kỳ hạn >= 13 tháng Đối với tiết kiệm bậc thang bằng VNĐ 1 Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu 0,005 0,010 2 Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu 0,010 0,015 3 Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ 0,015 0,020 4 Từ 1 tỷ trở lên 0,020 0,025 Đối với tiết kiệm bậc thang bằng USD 1 Từ 10.000 USD đến dưới 20.000USD 0,05 0,10 2 Từ 20.000 USD đến dưới 50.000USD 0,10 0,15 3 Từ 50.000 USD đến dưới 100.000USD 0,15 0,20 4 Từ 100.000 USD trở lên 0,20 0,25 Nguồn: Cẩm nang sản phẩm dịch vụ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.1.2.2 Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp. a) Tiền gửi thanh toán b) Tiền gửi có kỳ hạn c) Tiền gửi bậc thang Các tiện ích của các sản phẩm trên giống với sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân d) Tiết kiệm tích lũy thưởng Là một trong những sản phẩm mới được áp dụng nhằm đa dạng hơn các sản phẩm huy động vốn dành cho khách hàng doanh nghiệp. Mục đích chủ yếu là có được số tiền lớn nhằm hoạch định các kế hoạch tài chính trong tương lai từ những số tiền tích góp nhỏ hiện tại Doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc cân đối tài chính khi không phải cùng một lúc trích một khoản tiền lớn để khen thưởng nhân viên. Đồng thời qua đó giúp nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Tiện ích: Doanh nghiệp được quyền thanh lý trước hạn khi có nhu cầu trong thời gian thực hiện tiết kiệm tích luỹ thưởng ngoại trừ ngày đáo hạn Doanh nghiệp có thể theo dõi số dư của các tài khoản này và tiền gửi thanh toán 2.1.3 Đánh giá chung về mối quan hệ giữa hoạt động huy động vốn và các dịch vụ ngân hàng hiện nay Hiện nay ở nước ta, dịch vụ của ngân hàng thương mại Nhà nước và cổ phần đã có những bước phát triển mới, nhiều dịch vụ đã được ứng dụng, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tuy nhiên so với nhiều nước trong khu vực, dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam còn rất khiêm tốn, có nhiều loại dịch vụ chưa phát triển, nhất là dịch vụ huy động vốn. Trong khi đó, một số đoàn thể hoặc ngành dịch vụ khác lại mở loại dịch vụ ngân hàng này. Ví dụ như Bộ Bưu chính viễn thông mở dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Thị trường chứng khoán ngày một lớn mạnh. Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro khi đầu tư vốn vào thị trường này có lợi cao hơn vì cổ tức công ty cổ phần cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng thương mại nếu công ty hoạt động có hiệu quả. Thị trường chứng khoán càng phát triển thì huy động vốn của các ngân hàng thương mại càng giảm. Trong khi đó hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại hiện nay là cho vay và nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn. Xã hội Việt Nam hiện nay chủ yếu là dùng tiền mặt để thanh toán trong các giao dịch hàng ngày. Nhiều người dân chưa biết đến dịch vụ của ngân hàng, nhất là các dịch vụ không dùng tiền mặt. Hiện nay, đã có nhiều người dân mở tài khoản thanh toán, nhưng chủ yếu là dùng để phát hành thẻ nợ, thẻ tín dụng để rút tiền mặt ở các máy ATM. Những dịch vụ kèm theo của loại tài khoản này như phát hành sec cho người thụ hưởng, chuyển tiền thanh toán qua ngân hàng, thu hộ, chi hộ… vẫn còn hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng. Hiện nay, số tiền gửi vào tài khoản không kỳ hạn hoặc tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất, vào khoảng 10% tổng vốn huy động của mỗi ngân hàng thương mại. Mặt khác, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn không được hưởng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Hạn chế này duy trì đến bây giờ, thể hiện trong quyết định số 497/220/QĐ-NHNN. Ngân hàng thương mại làm tốt dịch vụ ngân hàng để huy động vốn, sẽ tạo cho ngân hàng có nguồn vốn rẻ nhất, bền vững nhất. Lãi suất trả cho tiền gửi không kỳ hạn từ 0,1% đến 0,25%/ tháng, chỉ bằng 1/3 lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng. Trong khi đó, lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại gấp 4 lần lãi suất trả cho tiền gửi không kỳ hạn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới sẽ được khai thác bởi các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cần có chính sách hợp lí để thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm mở rộng và phát triển các dịch vụ phi truyền thống. Góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. 2.1.4 Sự cần thiết phát triển các sản phẩm huy động vốn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam gia nhập WTO, mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng có nghĩa là các ngân hàng sẽ bước vào một “sân chơi” hoàn toàn mới. Đến năm 2010, Việt nam thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường ngân hàng, các ngân hàng trong nước và nước ngoài được đối xử công bằng, các sản phẩm dịch vụ vốn trước đây đã bị cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nội địa thì nay càng trở nên gay gắt hơn. Trong khi thế mạnh của các ngân hàng nước ngoài là dịch vụ, chiếm tới 40% tổng thu nhập thì tín dụng vẫn là hoạt động chủ lực của chúng ta trong thời gian qua. Đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ là vấn đề sống còn đối với ngân hàng trong giai đoạn sắp tới. Sức ép của hội nhập, cạnh tranh đòi hỏi từng ngân hàng phải phát huy lợi thế sẵn có của mình và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng để chiếm lĩnh thị trường. Để làm được điều đó cần có chiến lược phát triển các sản phẩm huy động vốn nhằm gia tăng nguồn vốn phù hợp với khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh. Nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, hạn chế ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, nhất là khi có các biến động lớn của nền kinh tế. Trong thời gian qua một số lượng vốn rất lớn trong xã hội đã được chuyển qua kênh đầu tư chứng khoán trong khi nguồn cung vốn có hạn và hàng chục nghìn tỷ đồng các ngân hàng thương mại cho vay các dự án đầu tư bất động sản, công trình giao thông chưa thu được nợ để quay vòng vốn. Nguy hiểm hơn, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang đóng băng và có đến 70% -80 % các cty đang gặp khó khăn về vốn và đứng trước nguy cơ phá sản. Điều này tất yếu dẫn đến nhu cầu huy động vốn trong dài hạn sẽ tăng cao. Để khắc phục yếu điểm này, tránh các tác động không có lợi từ thị trường quốc tế, đồng thời có thể cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt khi có các NH nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam, các NHTM trong nước cần phát triển các sản phẩm của mình 2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN HUY ĐỘNG VỐN TẠI SACOMBANK THEO CÁC SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN HIỆN CÓ BẢNG 2.3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2005 2006 So Sánh 2006/2005 Số tiền (+/-) (%) - Vay từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng trong nước - Tiền gửi của khách hàng - Chứng chỉ tiền gửi - Vốn nhận từ chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác 170.370 502.400 10.478.959 956.546 163.630 107.000 941.203 17..532.333 2.529.299 374.668 -63.370 +438.803 +7.053.374 +1.572.753 +211.038 -37,2 87,3% +67,3 +164.4 +129 TỔNG CỘNG 12.271.905 21.484.503 +9.212.598 +75,1 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Đến cuối năm 2006, tổng nguồn vốn huy động của Sacombank trên 21.480 tỷ đồng, tăng 75,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra trong năm 2006 là 16.000 tỷ đồng. Vốn huy động của Sacombank tăng chủ yếu là do sự gia tăng tiền gửi của khách hàng và chứng chỉ tiền gửi. Nhìn chung trong năm 2006, nguồn vốn huy động gia tăng với tốc độ nhanh và ổn định. Ngay từ 6 tháng đầu năm 2006, Sacombank đã đạt được những kết quả rất khả quan trong hoạt động kinh doanh. Trong đó, huy động vốn tại thời điểm này là 15.614 tỷ đồng, đạt 97,6 % so với kế hoạch. Tiếp tục giữ vững nhịp độ tăng trưởng an toàn đối với tất cả các hoạt động kinh doanh, tính đến ngày 30/09/2006, Sacombank cơ bản đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch của cả năm 2006. Tổng vốn huy động đạt được là 17.745 tỷ đồng. Trong công tác huy động vốn nói riêng và trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, trong năm vừa qua Ngân hàng không ngừng đầu tư cho việc mở rộng hoạt động trên các vùng miền trong cả nước nhằm tận dụng tối đa lợi thế có mặt lâu năm trên thị trường bản địa cho thời kỳ hội nhập và luôn quan tâm nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện có và dịch vụ mới. Có thể nói, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là một trong những cánh chim tiên phong trong hành trình về với nông thôn khi cách đây 7 - 8 năm ngân hàng đã mạnh dạn đặt chân lên những miền quê để khởi xướng các chương trình điện khí hoá nông thôn, giếng sạch… Và ngày hôm nay, chính những miền quê ấy đã góp phần không nhỏ trong những thành tựu mà Sacombank đạt được 2.2.1 Phân tích sự biến động của các nguồn vốn huy động theo các chỉ tiêu sau: 2.2.1.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi của khách hàng BẢNG 2.4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO HÌNH THỨC TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG Đơn vị tính : Triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2005 2006 So sánh 2006/ 2005 Số tiền (+/-) % - Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi ngắn hạn - Tiền gửi trung và dài hạn - Tiền gửi ký quỹ 1.803.107 6.567.132 1.868.891 239.782 2.839.107 11.278.472 3.034.469 380.285 +1.036.000 +4.711.340 +1.165.578 +140.503 +57,5 +71,7 +62,4 +58,6 TỔNG CỘNG 10.478.959 17.532.333 +7.053.374 +67,3 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín HÌNH 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO HÌNH THỨC TIỀN GỬI Qua bảng 2.2 cho ta thấy ở tất cả các hình thức tiền gửi của khách hàng đều tăng. Nhưng tăng chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn 4.711.340 triệu đồng với tốc độ tăng 71,7 %. Số dư tiền gửi trung và dài hạn cũng tăng đáng kể với tốc độ tăng là 62,4%. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì hiện nay các ngân hàng thương mại phải sử dụng một tỷ lệ lớn nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.Tiền gửi không kỳ hạn tăng 1.036.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước với tốc độ tăng 57,5%. Tiền gửi ký quỹ tuy tốc độ tăng đáng kể là 58,6% nhưng nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng. Tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn huy động từ tiền gửi khách hàng, chiếm 81,6%. Trong năm qua vốn huy động từ nguồn này tăng nhanh chủ yếu là do ngân hàng tăng lãi suất huy động. Bên cạnh đó ngân hàng còn có những sản phẩm huy động vốn mới thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng như tài khoản Âu Cơ, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm, tiền gửi bậc thang đối với khách hàng cá nhân và tiết kiệm tích lũy thưởng, tiền gửi bậc thang dành cho khách hàng doanh nghiệp. Trong năm, ngân hàng tổ chức những đợt mở thưởng dành cho những khách hàng đáp ứng một số tiêu chí ngân hàng đặt ra. Đây là nguồn vốn có tính ổn định, nên ngân hàng có thể sử dụng nguồn này cho những mục tiêu trong tương lai. Vì vậy ngân hàng cần có kế hoạch khơi tăng nguồn này. Tiền gửi ký quỹ tăng 140.503 triệu đồng so với năm 2005. Đây là nguồn vốn chiếm dụng các loại tiền gửi nghĩa vụ của khách hàng trong quá trình tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt như: tiền gửi ký quỹ chủ yếu dùng để bảo chi séc, mở thư tín dụng, bảo lãnh ngân hàng… Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 2,2 % trong tổng vốn huy động từ dân cư nhưng trong tương lai đây là nguồn huy động tiềm năng. Đây là một kênh huy động vốn với chi phí rẻ vì ngân hàng không trả hoặc trả rất ít (từ 0,1% - 0,25%) cho số vốn chiếm dụng. Trong tương lai các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến hơn do nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam dần thay thế cho các giao dịch bằng tiền mặt như hiện nay. Trong năm 2006, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 16,2 % trong tổng vốn huy động từ tiền gửi khách hàng. Trong tiền gửi không kỳ hạn được chia thành 2 loại cơ bản, đó là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kệm không kỳ hạn. Nguồn tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng mở tài khoản này chủ yếu là khách hàng cá nhân chưa có kế hoạch sử dụng tiền hay để nhận tiền kiều hối. Loại hình tài khoản thanh toán có cả khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp tham gia. Lượng vốn huy động từ nguồn này tăng là do tính đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng trong giao dịch. Bên cạnh đó, với mạng lưới giao dịch rộng khắp rải đều trong cả nước nên các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng được yêu cầu về thanh toán của khách hàng. Đây là nguồn vốn huy động có chi phí thấp, lãi suất trả cho loại hình này là 0,25%/tháng. Do đó, Ngân hàng cần có những biên pháp để thu hút khách hàng mở tài khoản này ngày càng nhiều hơn.Trong thời gian qua, Sacombank đã không ngừng nỗ lực để tăng thêm những tiện ích, tạo tính thuận lợi, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả cho những khách hàng mở tài khoản không kỳ hạn. Những tiện ích dành cho hình thức n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2.doc
  • doc1.doc
  • doc3.doc
  • docBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.doc
  • docloi cam on.doc
  • docmuc luc.doc
  • doctieu de chuong 3.doc
  • doctieu de chuong2.doc
Tài liệu liên quan