Trong hoàn cảnh thực tế hiện này, Việt Nam là một nước đang phát triển do đó các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do những lợi thế nhờ quy mô đem lại nên trong nền kinh tế doanh nghiệp lớn thường đóng vai trò chủ đạo . Tuy nhiên, để cho nền kinh tế phát triển một cách cân đố , toàn diện và bên vững thì cần phải có các doanh nghiệp vừa và nhỏ . Thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn cho thấy tính linh hoạt và hiệu quả kinh tế xã hội tổng thể ngày một cao.Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới gần 96% tổng số doanh nghiệp cả nước , đóng gáp 25% GDP và thu hút một lực lượng lao động đáng kê . Các doanh nghiệp vừa và nhỏđã được thùa nhận đóng vai trò quan trọng của mịnh đối với sự phát triển kinh tế của đất nước và trở thành một nhóm khách hàng rất quan trọng của Ngân hàng .Nhận ra ý nghĩa quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự phát triển của đất nước, chính phủ có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.Tuy có tốc độ phát triển tương đối khá nhưng các doanh nghiệp này còn gặp rất nhiệu trở ngại trong quá trình giải quyết những tồn tại của bản thân doanh nghiệp và những khó khắn về: trình độ tổ chức và quản lý yếu kém, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém ,giá cao , thị trường không ổn định do bị hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa của các doanh nghiệp lớn cạnh tranh gay gắt, thiếu vốn để đổi mới công nghệ Do vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bị đào thải khỏi ra nền kinh tế do thiếu vốn.
Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và ổn định không thể không cần đến những tổ chức tài chính trung gian thực hiện chức năng dẫn vốn từ những người có vốn tới những người cần vốn. Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế .Hoạt động chính của ngân hàng thương mại (NHTM) là huy động vốn để cho vay nhắm mục đích thu được lợi nhuận . vì vậy bất cứ một khách hàng nào thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của Ngân hàng thì sẽ được Ngân hàng cho vay, cho vay là khoản mục tài sản lớn và quan trọng nhất của ngân hàng và là khoản mục đem lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng . Đồng thời rủi ro trong hoạt động Ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay.Tiền cho vay là một món nợ đối với Ngân hàng .Do vậy các Ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định cho vay đối với một doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập trên thực tế, em đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành , Hà Nội , em xin chọn đề tài: “ Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Hà Thành”. Ở đề tài này em sẽ làm rõ những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ , thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Hà Thành và đừa ra một số giải phát, Kiến nghị nhắm phát triển hoạt động cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Hà Thành .
Ngoài phần mở đầu và kết luận , chuyên đề của em được kết cầu thành 3 chương như sau:
Chương 1: cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chương 2: Thức trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Thành
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Hà Thành
93 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoàn cảnh thực tế hiện này, Việt Nam là một nước đang phát triển do đó các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do những lợi thế nhờ quy mô đem lại nên trong nền kinh tế doanh nghiệp lớn thường đóng vai trò chủ đạo . Tuy nhiên, để cho nền kinh tế phát triển một cách cân đố , toàn diện và bên vững thì cần phải có các doanh nghiệp vừa và nhỏ . Thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn cho thấy tính linh hoạt và hiệu quả kinh tế xã hội tổng thể ngày một cao.Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới gần 96% tổng số doanh nghiệp cả nước , đóng gáp 25% GDP và thu hút một lực lượng lao động đáng kê . Các doanh nghiệp vừa và nhỏđã được thùa nhận đóng vai trò quan trọng của mịnh đối với sự phát triển kinh tế của đất nước và trở thành một nhóm khách hàng rất quan trọng của Ngân hàng .Nhận ra ý nghĩa quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự phát triển của đất nước, chính phủ có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.Tuy có tốc độ phát triển tương đối khá nhưng các doanh nghiệp này còn gặp rất nhiệu trở ngại trong quá trình giải quyết những tồn tại của bản thân doanh nghiệp và những khó khắn về: trình độ tổ chức và quản lý yếu kém, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém ,giá cao , thị trường không ổn định do bị hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa của các doanh nghiệp lớn cạnh tranh gay gắt, thiếu vốn để đổi mới công nghệ Do vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bị đào thải khỏi ra nền kinh tế do thiếu vốn.
Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và ổn định không thể không cần đến những tổ chức tài chính trung gian thực hiện chức năng dẫn vốn từ những người có vốn tới những người cần vốn. Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế .Hoạt động chính của ngân hàng thương mại (NHTM) là huy động vốn để cho vay nhắm mục đích thu được lợi nhuận . vì vậy bất cứ một khách hàng nào thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của Ngân hàng thì sẽ được Ngân hàng cho vay, cho vay là khoản mục tài sản lớn và quan trọng nhất của ngân hàng và là khoản mục đem lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng . Đồng thời rủi ro trong hoạt động Ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay.Tiền cho vay là một món nợ đối với Ngân hàng .Do vậy các Ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định cho vay đối với một doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập trên thực tế, em đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành , Hà Nội , em xin chọn đề tài: “ Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Hà Thành”. Ở đề tài này em sẽ làm rõ những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ , thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Hà Thành và đừa ra một số giải phát, Kiến nghị nhắm phát triển hoạt động cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Hà Thành .
Ngoài phần mở đầu và kết luận , chuyên đề của em được kết cầu thành 3 chương như sau:
Chương 1: cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chương 2: Thức trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Thành
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Hà Thành
Do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để em co thể hoàn thiện bài viết này tốt hơn.
Trong thời gian qua, nhờ có sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo
Ths. Phan Thị Hạnh cùng các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên ở chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Thành đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
GIẢI NGHĨA
DNV&N
Doanh nghiệpvừa và nhỏ
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHĐT&PT
Ngân hàng đầu tư và phát triển
TCTD
Tổ chức tín dụng
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
BIDV
Bank for Investment and development of Viet Nam
Sxkd
Sản xuất kinh doanh
P.
Phòng
XDCB
Xây dựng cơ bản
KHDN
Khách hàng doan nghiệp
KH
Khách hàng
KTXH
Kinh tế xã hội
PT
Phát triển
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1.HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1. Khái kiệm hoạt động cho vay của ngân hàng
Cho vay là một trong những hình thức của nghiệp vụ tín dụng, là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho mỗi ngân hàng, cho vay co thể hiểu đơn gian là ngân hàng cấp một khoản tiền nhất định cho doanh nghiệp sử dụng trong một thời gian xác định với cam kết sẽ hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn . Hay có thể nói cách khác khi cho vay nghĩa là ngân hàng đã chuyển quyền sử dụng khoản tiền đó cho doanh nghiệp. Đây la chức năng chính của Ngân hàng để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp,cá nhân và các cơ quan chinh phủ . Đối với hầu hết khách hàng, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân , ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có rẻ nhất và linh hoạt nhất . Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng thường là nguồn duy nhất cung cấp dịch vụ tư vấn và nguồn vốn bổ sung.cho vay là chức năng kinh tế lầu đời nhất của ngân hàng ,là hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng song cũng mang lại nhiều rủi ro nhất .
1.1.2. Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Theo hình thức cấp tiền vay
Các hình thức cho vay mà các Ngân hàng thương mại áp dụng đối với các DNV&N chủ yếu là:
Thấu chi : là nghiệp vụ cho vay qua đố NH cho pháp người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thành toán của mình đến một thời hạn nhất định và trong khoảng một thời gian xác định . Giới hạn này là hạn mức thấu chi . Đây là hình thức cho vay ngắn hạn , linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo. Hình thức này nhín chnug chỉ sử dụng đối với những khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn .
Cho vay trức tiếp từng lần : là hình thức cho vay tương đối phổ biển của ngân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không đủ điều kiện để cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu , chỉ khi có nhu cầu thời vụ hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng,tức là vốn ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Mỗi lần vay vốn , khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ xác định, phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay , thời hạn giai ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. Mỗi món vay được tách biệt thành những hồ sơ khác nhau. Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi, trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng , nếu thấy có dầu hiệu vi phạm hợp đồng ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyên nợ quá hạn. lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi.
Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản. Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt, tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo.
Cho vay theo hạn mức tin dung : Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể cấp cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối thiếu thời điểm tính.
Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoặch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong kỳ khách hàng có thức hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng .
Mỗi lần vay tiền khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng tử chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và yêu cầu vay, Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng tử, ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng.
Cho vay luân chuyển: là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn . Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Ngân hàng và Khách hàng thỏa thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng , các nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ. Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định có cho vay nữa hay không tùy mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hình tài chính của khách hàng.
Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho các khách hàng thủ tục vay chi cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay, khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời.
Cho vay trả góp : là hình thức tín dụng , theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả góp làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ ( thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án hoặc từ thu nhập hàng kỳ của người tiêu dùng).
Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán lẻ về số hàng hóa mà khách hàng đã mua trả góp. Các cửa hàng bán lẻ nhận ngay tiền sau khi bán hàng từ phía ngân hàng và làm đại lý thu tiền cho ngân hàng, hoặc khách hàng trả trực tiếp cho ngân hàng. Đây là hình thức tín dụng tài trợ cho người mua ( qua đó đến người bán) nhắm khuyến khích tiêu thụ hàng hóa.
Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hóa mua trả góp. khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay . Nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng : Thẻ tín dụng là loại thẻ ngân hàng phát hành cho những khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các ATM. Đối với những khách hàng thỏa mãn điều kiện của ngân hàng phát hành thẻ sau khi kỳ hợp đồng tín dụng thẻ với ngân hàng, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một thẻ tín dụng với một số tiền được cài săn trong bộ nhớ theo hạn mức tín dụng đã được hai bên thỏa thuận .khách hàng loại này không nhất thiết phải duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi của minh, vì đã có hạn mức tín dụng khách hàng sử dụng thẻ để thành toán hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã chấp thuận trong hợp đồng tín dụng.khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng . Nghiệp vụ nay tạo khả năng thanh toán linh hoạt cho toàn bộ nền kinh tế.
Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cảm kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định .Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mới dàn xếp, phối hợp với một một tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy đinh của Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng và Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Cho vay khác: Ngoài các phương thức trên, ngân hàng có thể cho vay theo các phương thức mà pháp luật khộng cầm, phù hợp với các quy định tại các Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay. Vì dụ như cho vay theo dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các dự án đầu tư phục vụ đời sống, cho vay gián tiếp ( tức là ngân hàng cho vay thông qua các tổ chức trung gian tổ, đội, nhóm như nhóm sản xuất, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ vữ....
1.1.2.2. Theo thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay la khoảng thời gian tính từ khi khách hàng nhận vốn vay cho đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
Căn cứ theo thời hạn cho vay thì cho vay của ngân hàng được chia làm ba loại :
Cho vay ngắn hạn : Đây là các khoản vay có thời hạn tối đa đến 12 tháng, các khoản vay ngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động cho các doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các doanh nghiệp hay các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn cho cá nhân.Do tính chất, đặc thù là là quy mô nhỏ, năng lực tài chính và năng lực quản lý còn nhiều hạn chế loại hình DNV&N phần lớn nhận được các khoản vay ngắn hạn của các ngân hàng.
Cho vay trung hạn : các khoản vay trung hạn theo quy định của Nhà nước có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm.Các khoản vay trung hạn chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh.......
Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay có thời hạn dài trên 5 năm, thời hạn tối đa của tín dụng dài hạn có thể lên đến 40 năm tùy thuộc vào mỗi khoản vay. Các khoản vay dài hạn được dùng đáp ứng các nhu cầu mang tính chất dài hạn như: xây dựng nhà xưởng. xí nghiệp, mua sắm các trang thiết bị.
1.1.2.3. Theo tài sản đảo bảo
Có nhiều trường hợp khi mà minh di vay vốn thì ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo . Lí do là khách hàng luôn phải đối đầu với những rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng những biến cố không mong đợi có thể gây cho ngân hàng những tổn thất lớn. Chính vì vậy , trừ những khách hàng có uy tín cao , nhiều khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng của ngân hàng. Yêu cầu phải có tài sản đảm bảo , ngân hàng muốn có được nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn thứ nhất là thu nhập từ hoạt động kinh doanh không đảm bảo trả nợ . Theo đó, cho vay cũng được phân làm hai loại sau:
Cho vay có tài sản đảm bảo : Đây là hình thức cho vay có đảm bảo đối với tài sản có thể được đảm bảo theo hình thức thế chấp hoặc cầm cố. Các tài sản đảm bảo thường là giấy tờ có giá, hàng hóa trong kho, nhà cửa , thiết bị.... Ngân hàng chỉ chấp nhận những tài sản hợp pháp, có khả năng bán được làm đảm bảo.
Cho vay có tài sản đảm bảo theo hình thức thế chấp:là hình thức theo đó người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tớ chứng nhận sở hữư của các tài sản đảm bảo sang ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết song vẫn được quyền sử dụng tài sản với cảm kết giữ nguyên hiện trạng.Đảm bảo bằng thế chấp thuận lợi cho người đi vay có thể sử dụng tài sản đảm bảo để thực hiện hoạt động kinh doanh, tuy nhiên có thể gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý và kiểm soát tài sản đảm bảo bởi quá trình sử dụng sẽ làm biến dạng tài sản hoặc khách hàng có thể lợi dụng phân tán, làm giảm giá trị tài sản, gây thiệt hại cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng phải tăng khả năng đánh giá trị tài sản.
Cho vay có tài sản đảm bảo theo hình thức cầm cố: là hình thức cho vay theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết ( thường gọi là thời gian tài trợ) . Ngân hàng quản lý toàn bộ tài sản đó, mọi chu phí liên quan đến việc quản lý do người vay chịu. Các tài sản cầm cố thương gọn nhẹ, dễ quản lý, ít chiu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên, Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nằm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của người nhận tài trợ. Khi tài trợ dựa trên đảm bảo bằng cầm cố, ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của vật cầm cố, vật cầm cố, sau đó ngân hàng cùng với khách hàng định giá vật cầm cố, kì hợp đồng cầm cố quy định quyền và nghĩa vụ liên quan đến vật cầm cố.
Cho vay không có tài sản đảm bảo: là hình thức đảm bảo đối nhân bao gồm cho vay tín cấp và cho vay có bảo lãnh.
Cho vay theo tín chấp: là hoạt động cho vay trong đó ngân hàng không yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo mà chỉ dựa trên uy tín của khách hàng. Trong trường hợp này, khách hàng phải là khách hàng truyền thống của ngân hàng, có uy tín lớn và tiềm lực tài chính mạnh.
+ Cho vay có bảo lãnh: Trong hình thực cho vay này có sự xuất hiện của người thứ ba cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiên đựoc. Đối với người bảo lãnh có uy tín ( Nhà nước , các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn.....) ngân hàng chấp nhận bảo lãnh không cần có tài sản đảm bảo.Trường hợp còn lại, khi cho vay ngân hàng yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.
1.1.2.4. Theo mục đích sử dụng vốn
Cho vay sản xuất và lưu thông hàng hóa : là hình thức cho vay đối với các doanh nghiệp , các chủ thể kinh doanh để bổ sung đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất lưu thông hàng hóa.
Cho vay tiêu dùng : là hình thức cho vay để thanh toán các chi phí hợp pháp phục vụ cho các mục đích tiêu dùng cá nhân bao gồm : mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hóa lâu bền như tủ lạnh, điều hóa, máy giặt, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sửa chữa nhà, cho vay du học.....
1.1.2.5. Theo đối tượng cho vay
Căn cứ vào đối tượng cho vay được chia ra làm hai loại : cho vay doanh nghiệp lớn và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp lớn : là doanh nghiệp có quy mô vốn trên 10 tỷ, quy mô lao động trên 300 lao động. còn lại là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc phân loại như thế này sẽ giúp cho việc quản lý, việc cho vay đối với những đối tượng này có hiệu quả hơn.
1.1.3. Vai trò hoạt động cho vay của các ngân hàng
Hoạt động cho vay của các ngân hàng có mỗi quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế . Cho vay là chức năng kinh tế lâu đời nhất của ngân hàng, là hoạt động kiếm được lợi nhuận lớn cho ngân hàng song cũng gặp nhiều rủi ro.
Trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 284/2000/QĐ/NHNN ngày 25/08/2000 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho vay được định nghĩa như sau: “ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khảon tiền để sử dụng vào mục đích nhất định trong thời gian nhất định theo sự thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”
Hoạt động cho vay có vai trò quan trọng đối với các cá nhân , doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng và đối với toàn bộ nền kinh tế. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, cho vay là hoạt động cơ bản kết nổi những nguồn vốn nhàn rỗi với những người thực sự có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Hoạt động này làm tăng thu nhập cho những người chưa có kế hoặch đầu tư nói chung và những khoản tiền nhàn rỗi noi riêng, đồng thời làm tăng khả năng hoạt đồng của những người có như cầu về vốn là doanh nghiệp hay cá nhân. Có thể nói, hoạt động cho vay tạo ra sự phát triển chung của cả nên kinh tế.
Thứ hai, cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính, lợi nhuận cao cho ngân hàng, dùng chi trả các khoản lãi tiền gửi hay động và các khoản chi phí quản lý, trang thiết bị, tiền lương và các khoản chi phí khác để duy trì hoạt động của ngân hàng.
Thứ ba, bằng việc cho vay ngân hàng đã tạo ra khối lượng tiền tệ lớn trong nền kinh tế. Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ . Toàn bộ hệ thống ngân hàng đã tạo ra khối lượng tiền lớn khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác tạo ra các khoản cho vay mới. Trong khi không có một ngân hàng riêng lẻ nào cá thể ch