Chuyên đề Phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT (tên đối ngoại là ARTEXPORT ) trước đây là một công ty Nhà nước, nay đã được cổ phần hóa và trực thuộc Bộ thương mại (nay là Bộ Công Thương) với chức năng chính là xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Trong đó, hoạt động xuất khẩu mặt hàng thêu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Khi còn là một công ty Nhà nước, ARTEXPORT là đơn vị độc quyền trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung, hàng thêu nói riêng. Hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty những năm gần đây có những bước phát triển nhất định, tuy nhiên Công ty cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Thêm vào đó thì Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng vẫn còn rất mới mẻ đối với hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty. Trước tình hình trên và với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ để tìm ra những tồn tại và nguyên nhân tồn tại làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp giúp công ty ngày càng phát triển hoạt động này nên em lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “Phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT” Mục đích nghiên cứu đề tài: Vận dụng những lý thuyết cơ bản về xuất khẩu để đề ra những biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ tại Công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT. - Phạm vi nghiên cứu : + Đề tài tập trung vào một số vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá: loại hình xuất khẩu, qui trình xuất khẩu, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. + Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thêu của công ty sang thị trường Mỹ trong 5 năm (2005-2010). Phương pháp nghiên cứu:Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin và các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và các phương pháp thống kê kết hợp khảo sát thực tế để tiếp cận và phân tích những vấn đề có liên quan. Kết cấu của chuyên đề: Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo chuyên đề gồm ba chương: Chương 1 – Hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT. Chương 2 – Thực trạng phát triển xuất khẩu hàng thêu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Mỹ. Chương 3 – Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT.

doc74 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT (tên đối ngoại là ARTEXPORT ) trước đây là một công ty Nhà nước, nay đã được cổ phần hóa và trực thuộc Bộ thương mại (nay là Bộ Công Thương) với chức năng chính là xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Trong đó, hoạt động xuất khẩu mặt hàng thêu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Khi còn là một công ty Nhà nước, ARTEXPORT là đơn vị độc quyền trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung, hàng thêu nói riêng. Hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty những năm gần đây có những bước phát triển nhất định, tuy nhiên Công ty cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Thêm vào đó thì Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng vẫn còn rất mới mẻ đối với hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty. Trước tình hình trên và với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ để tìm ra những tồn tại và nguyên nhân tồn tại làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp giúp công ty ngày càng phát triển hoạt động này nên em lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “Phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT” Mục đích nghiên cứu đề tài: Vận dụng những lý thuyết cơ bản về xuất khẩu để đề ra những biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ tại Công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT. - Phạm vi nghiên cứu : + Đề tài tập trung vào một số vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá: loại hình xuất khẩu, qui trình xuất khẩu, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. + Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thêu của công ty sang thị trường Mỹ trong 5 năm (2005-2010). Phương pháp nghiên cứu:Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin và các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và các phương pháp thống kê kết hợp khảo sát thực tế để tiếp cận và phân tích những vấn đề có liên quan. Kết cấu của chuyên đề: Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo chuyên đề gồm ba chương: Chương 1 – Hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT. Chương 2 – Thực trạng phát triển xuất khẩu hàng thêu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Mỹ. Chương 3 – Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THÊU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT 1.1 Khái quát về đặc điểm hàng thêu xuất khẩu và đặc điểm tiêu dùng hàng thêu tại thị trường Mỹ. 1.1.1 Đặc điểm hàng thêu xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công Mỹ nghệ ARTEXPORT Về đề tài, chủng loại của hàng thêu phải thể hiện rõ nét nhất tiêu chí “bán cái mà khách hàng cần chứ không bán cái mà mình có”. Đối với mặt hàng thêu Công ty không thể sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn theo một kiểu mẫu, đề tài mà chủ yếu hàng thêu được Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, theo yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, nguyên liệu, hình thức, màu sắc cụ thể của khách hàng. Chính vì vậy mà một số mặt hàng thêu được sản xuất có tính đơn chiếc với mẫu mã độc đáo và kỹ thuật tinh xảo. Sản phẩm thêu có thể được sản xuất bằng máy hoặc thủ công song chỉ với những sản phẩm thêu thủ công mới thực sự mang lại giá trị xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh cho Công ty trên thị trường quốc tế Vật liệu chính để sản xuất hàng thêu là vải và chỉ thêu ngoài ra còn có các phụ liệu khác như ren, đá, cườm, ngọc trai… tuy nhiên không phải loại vải nào cũng được dùng để làm hàng thêu xuất khẩu. Hiện nay Công ty sử dụng một số loại vải để sản xuất hàng thêu xuất khẩu ví dụ như vải lanh, cotton, satanh, lụa hoặc vải xoa. Các sản phẩm thêu có thể được thực hiện trên nền vải trắng hoặc mầu tuỳ vào công dụng và đặc điểm của mỗi sản phẩm. Vải và chỉ thêu mà Công ty đang sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu rất phong phú về chủng loại, mầu sắc và được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau cả trong và ngoài nước. Ngoài xưởng thêu của Công ty thì hiện nay Artexport còn liên kết với một số cơ sở thêu thuộc những làng nghề truyền thống để sản xuất hàng thêu xuất khẩu như xã Quất Động – Hà Tây, xã Ninh Hải – Ninh Bình… Với đặc điểm là sản xuất thủ công nên sản phẩm thêu chủ yếu được thực hiện tại các hộ gia đình vào những lúc nông nhàn. Sản phẩm thêu thể hiện sự tinh tế, tính nghệ thuật cả về tư tưởng (thiết kế mẫu của người thiết kê) và sự khéo léo, sáng tạo của người thể hiện (thợ thêu) qua từng đường kim, mũi chỉ, cách thức pha mầu chọ chỉ. Nhờ đó mà nhiều sản phẩm thêu sau khi hoàn thành còn sinh động với đường nét mềm mại hơn cả mẫu thiết kế ban đầu. Chính vì vậy nghề thêu đòi hỏi lớn nhất đối với những người làm nghề là kỹ năng nghề nghiệp, năng lực sáng tạo và óc thẩm mỹ Qui trình sản xuất hàng thêu xuất khẩu của Công ty được tiến hành theo các bước sau: Sơ đồ 1.1 Qui trình sản xuất hàng thêu xuất khẩu Tiếp nhân đơn hàng, tính định mức VL Pha cắt vải, chọn loại chỉ và màu chỉ In mẫu và căng khung thêu Thêu Giặt, là Kiểm tra, đóng gói 1.1.2 Đặc điểm tiêu dùng hàng thêu của thị trường Mỹ. Mỹ là thị trường rất rộng lớn với 50 bang và trên 300 triệu dân, trong đó 77,1% là người da trắng, 12,9% là người da đen, 4,2 % là người Châu Á, 1,5% là thổ dân da đỏ và thổ dân Alaska, mỗi năm lại có thêm khoảng 1 triệu người nhập cư vào Mỹ. Mỹ là thị trường xuất khẩu mới đối với hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng thêu nói riêng của Công ty Artexport. Hiện nay Công ty có 19 chủng loại hàng thêu xuất sang Mỹ được chia thành hai nhóm hàng gồm 13 chủng loại hàng tiêu dùng và 6 chủng loại hàng lưu niệm. Trong đó giá trị xuất khẩu nhóm hàng tiêu dùng chiếm trọng chủ yếu (gần 90% trên tổng giá trị xuất khẩu hàng thêu). Mỹ là một nước công nghiệp hiện đại nhưng người dân Mỹ rất thích những sản phẩm được làm bằng phương pháp thủ công, chính vì vậy mà thị trường Mỹ không quá khắt khe đối với hàng thêu tay, đây là mặt hàng được áp dụng hạn ngạch tự do, yêu cầu duy nhất đối với sản phẩm là phải an toàn cho người sử dụng. Yêu cầu này thể hiện ở chỗ các chất dùng để giặt tẩy không gây hại cho da, sản phẩm không bị ẩm mốc chỉ cần phát hiện một sản phẩm mốc thì cả lô hàng sẽ không được chấp nhận và bị trả lại, vải thêu phải có nguồn gốc tự nhiên, chỉ thêu có độ bền mầu cấp 7 tức là qua giặt, là và sử dụng không bị phai mầu hay co sợi. 1.2 Xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của công ty Artexport 1.2.1 Các loại hình kinh doanh xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty Artexport a, Sản xuất xuất khẩu. Sản xuất xuất khẩu là hình thức mà Công ty xuất khẩu chính những sản phẩm thêu do Công ty sản xuất ra bằng vật liệu do Công ty nhập khẩu hoặc nhập khẩu do sự chỉ định của khách hàng Sau khi mẫu được thiết kế xong thì mỗi mẫu sẽ được sản xuất thử và Công ty gửi các sản phẩm mẫu chào hàng tới đối tác. Khách hàng có thể lựa chọn đúng những mẫu đề tài mà Công ty đã thiết kế hoặc dựa trên mẫu đó nhưng có chỉnh sửa. Khi đã có đơn hàng của khách hàng thì Công ty có thể tổ chức sản xuất ngay tại xưởng thêu của Công ty hoặc giao cho các cơ sở sản xuất khác. b, Hợp đồng mua bán Đây là hình thức xuất khẩu mà bên nhập khẩu chỉ quan tâm đến thành phẩm nhập khẩu không chú trọng vào xuất xứ nguồn gốc của vật liệu và trong hình thức này Công ty chủ yếu sử dụng vật liệu trong nước. Vì vậy Công ty có thể xuất khẩu chính những sản phẩm do Công ty sản xuất hoặc những sản phẩm do Công ty thu mua của các cơ sở sản xuất khác Với hình thức này, Công ty hoàn toàn chủ động trong việc thiết kế mẫu thêu, đề tài và lựa chọn chất liệu để sản xuất sản phẩm, hơn nữa giá trị xuất khẩu thu về Công ty được nhiều nhất trong các hình thức sản xuất xuất khẩu hiện nay tại Công ty Artexport. Việc sự dụng vật liệu sẵn có trong nước không chỉ thuận lợi cho Công ty trong việc lựa chọn nhà cung cấp mà còn giảm đáng kể chi phí và thủ tự nhập khẩu. c, Gia công xuất khẩu Đây là hình thức sản xuất hàng thêu xuất khẩu chủ yếu hiện nay tại Công ty Artexport (chiếm tỷ trọng trên 80% tổng giá trị xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ). Hoạt động gia công hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ được Công ty thực hiện dưới hai hình thức: - Tạm nhập tái xuất tức là Công ty tiếp nhận bán thành phẩm từ khách hàng rồi hoàn thiện những chi tiết thêu trên sản phẩm sau đó xuất trả lại cho khách hàng. - Công ty nhận nguyên liệu, mẫu mã từ khách hàng rồi tổ chức sản xuất gia công theo đơn đặt hàng. d, Xuất khẩu uỷ thác. Công ty Artexport là đơn vị trực thuộc bộ Thương Mại (nay là bộ Công thương) với chức năng chính là xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng thêu nói riêng nên hình thức xuất khẩu uỷ thác cũng là một trong những hình thức mà Công ty thực hiện để xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ. Cơ chế thị trường và sự khôi phụ của các làng nghề đã tạo điều kiện để Công ty thực hiện hình thức xuất khẩu này. Với hình thức này thì Công ty Artexport chỉ đóng trò là trung gian xuất khẩu để làm các thủ tục cần thiết xuất khẩu hàng và huởng phần trăm hoa hồng theo trị giá hàng xuất khẩu đã được thoả thuận. 1.2.2 Qui trình xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty Artexport a, Nghiên cứu thị trường. Mục đích của công tác nghiên cứu thị trường Mỹ của Công ty Artexport là tìm hiểu sở thích, thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ đối với hàng thêu của Công ty, tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng khu vực xuất khẩu. Hiện nay Công ty thực hiện nghiên cứu thị trường qua hai hình thức là nghiên cứu tại chỗ và nghiên cứu tại chính thị trường Mỹ. - Nghiên cứu thị trường tại chỗ là hoạt động nghiên cứu chủ yếu của Công ty hiện nay do các cán bộ Ban xúc tiến thương mại của Công ty thực hiện qua sách báo, tạp chí, các trang web của khách hàng và của văn phòng thương mại Việt Nam tại Mỹ, qua nhưng nguồn thông tin của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. - Nghiên cứu tại hiện trường là hình thức giúp Công ty có thông tin đầy đủ và chính xác nhất về sản phẩm thêu mà Công ty xuất khẩu sang Mỹ. Thực hiện hình thức nghiên cứu này hàng năm Công ty tham gia từ một đến hai hội chợ chuyên ngành hàng thủ công mỹ nghệ được tổ chức tại các bang của Mỹ. b,Nghiên cứu giá cả hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ Thông thường việc định giá của các doanh nghiệp được thực hiện theo phương pháp định giá chi phí (định giá cộng thêm) nghĩa là ngoài chi phí làm ra sản phẩm sẽ cộng thêm một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận biên để được giá bán. Không ngoại lệ, hiện Công ty Artexport cũng định giá cho các sản phẩm thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ theo phương pháp định giá chi phí, ngoài chi phí sản xuất sản phẩm công thêm từ 10-15% lợi nhuận tuy từng loại sản phẩm. Hàng thêu xuất khẩu của Công ty Artexport sang thị trường Mỹ gặp phải sự cạnh tranh lớn từ các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc nên việc tính toán và đưa ra mức giá cho sản phẩm này là rất khó khăn. c, Thanh toán quốc tế. Hiện nay Công ty Artexport đang áp dụng các hình thức thanh toán sau với các bạn hàng Mỹ: - Thanh toán tại chỗ. Đây là hình thức thanh toán được thực hiện đối với các hợp đồng nhỏ lẻ và với các đối tác mới thiết lập mối quan hệ với Công ty. - Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Hình thức này giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, giao dịch thanh toán nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, - Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ (D/P). Đây là hình thức Công ty thường áp dụng đối với khách hàng mới, với hình thức này Công ty uỷ thác cho ngân hàng ngoại thương Việt Nam thu hộ tiền của nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu tại Mỹ. - Điện chuyển tiền (TT). Hình thức này hiện nay đang được Công ty Artexport áp dụng nhiều nhất trong thanh toán với các khách hàng đã có mối quan hệ lâu dài, thường xuyên và có độ tin cậy nhất định. - Ngoài ra Công ty Artexport còn thực hiện hình thức thanh toán đổi hàng, tức là khách hàng sẽ trả tiền hàng nhập khẩu bằng hàng hoá theo yêu cầu của Công ty chủ yếu là hàng tiêu dùng, mỹ phẩm… Nhưng hình thức này hiện nay Công ty ít thực hiện. d, Đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Các hình thức đàm phán. - Đàm phán bằng gặp mặt trực tiếp. Hình thức này được thực hiện bằng cách Công ty tham gia những hội chợ trưng bày và giới thiệu sản phẩm hàng năm tại Mỹ do thương vụ Việt Nam tại Mỹ tổ chức hoặc thông báo hoặc qua những trang web của các nhà tổ chức hội chợ của Mỹ. - Đối với khách hàng đã từng đặt hàng thì việc đàm phán có thể được thực hiện bằng thư hoặc bằng điện tín. Các bước đàm phán . - Chào hàng – báo giá - Hoàn giá là bước thoả thuận về giá cả của các sản phẩm mà Công ty chào hàng. - Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện mà hai bên đã thảo thuận về mẫu mã, chất lương, số lượng, giá cả, thanh toán, vận chuyển …Xác nhận là bước bắt buộc ghi lại thành văn bản tất cả những điều khoản mà hai bên đã thảo luận và đi đến thống nhất. Ký kết hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế giữa Công ty Artexport và các bạn hàng Mỹ được thực hiện bằng tiếng Anh, thông thường nội dung của một hợp đồng ngoại thương bao gồm những điều khoản chủ yếu như: các điều khoản về tên hàng; số lượng; qui cách, phẩm chất; điều khoản về bao bì, đóng gói, ký mã hiệu; địa điểm và thời gian giao hàng; giá cả; các điều khoản về thanh toán… Đây là những điều khoản mà nếu một bên không thực hiện hợp đồng thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng và bắt phạt bên gây thiệt hại.. Thực hiện hợp đồng. - Hối thúc người mua thanh toán vì khâu thanh toán là khâu hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Với ba phương thức thanh toán mà Công ty thường áp dụng trong quan hệ ngoại thương với các bạn hàng Mỹ là thanh toán bằng L/C, thanh toán nhờ thu và thanh toán bằng điện chuyển tiền thì việc hối thúc người mua thanh toán sẽ khác nhau nhưng nhiệm vụ cuối cùng đều giống nhau là Công ty biết chắc chắn rằng hàng hoá xuất khẩu phải được thanh toán. - Chuẩn bị hàng xuất khẩu. Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm ba khâu chủ yếu là: * Tập trung hàng xuất khẩu thành từng lô hàng. Công việc này được thực hiện dựa trên cơ sở số lượng của hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa hai bên. Ngoài xưởng sản xuất hàng thêu tại Công ty thì hiện nay để đảm bảo đủ số lượng hàng xuất khẩu Công ty Artexport còn liên kết sản xuất với một số cơ sở thuộc các làng nghề thêu truyền thống như xã Quất Động - Hà Tây, xã Ninh Hải - Ninh Bình… * Đóng gói, bao bì. Để đảm bảo chất lượng đối với mỗi sản phẩm thêu sau khi hoàn thành đều phải được đóng gói trong một túi PE vì các sản phẩm thêu của Công ty xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là hàng tiêu dùng và hàng lưu niệm. Các nhà nhập khẩu Mỹ thường yêu cầu đóng gói mỗi sản phẩm vào một túi PE sau đó đóng các sản phẩm trong thùng catton 5 lớp, mặt phía trong và ngoài đều được dán giấy grap, cuối cùng là nẹp đai nhựa, thùng catton có các kích thước 0,05m3, 0,07m3 và 0,1m3. * Ký hiệu mã hàng xuất khẩu. Trên mỗi thùng hàng phải ghi rõ tên và địa chỉ của người gửi, người nhận, trọng lượng từng thùng hàng với số lượng chi tiết cho tùng loại. - Kiểm tra hàng xuất khẩu. - Làm thủ tục hải quan. Đây là qui định bất buộc đối với hàng hoá xuất khẩu, thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ phải qua hai bước là khai báo hải quan và đưa hàng hóa xuất khẩu đến nơi kiểm tra. - Giao hàng xuất khẩu cho đơn vị vận tải. Đối với hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ của Công ty Artexport chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không. Đơn vị vận tải thường do các bạn hàng Mỹ lựa chọn hoặc chỉ định. - Lập chứng từ thanh toán. Sau khi giao hàng Công ty phải nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán, bộ chứng từ thanh toán thường gồm các loại như hối phiếu, vận đơn, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận phẩm chất hàng hoá, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, phiếu đóng gói hàng hoá và các chứng từ khác theo hợp đồng. Bộ chứng từ khi lập xong phải được kiểm tra lại kỹ lưỡng rồi xuất trình cho ngân hàng để thanh toán hoặc nhờ thu. - Thanh lý hợp đồng.Thanh lý hợp đồng xuất khẩu phải được làm thành văn bản có đầy đủ chữ ký của hai bên. Nội dung của thanh lý hợp đồng phải ghi rõ hai bên đã thực hịên đầy đủ mọi nghĩa vụ và quyền lợi mà hợp đồng đã qui định. 1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sự phát triển xuất khẩu sản phẩm Để đánh giá sự phát triển xuất khẩu sản phẩm thông thường phải dựa trên những chỉ tiêu sau: A,Tăng sản lượng xuất khẩu. Chi tiêu tăng sản lượng xuất khẩu phản ánh sự phát triển xuất khẩu về số lượng sản phẩm xuất khẩu qua các năm. Đặc điểm của sản phẩm thêu được làm bằng vải và chỉ mầu nên những sản phẩm thêu khi dùng hoặc trưng bầy dễ bị ố, bẩn dưới nhiều tác động của con người, độ ẩm, môi trường… Hơn nữa những sản phẩm thêu thường được lựa chọn tuy thuộc vào sở thích tiêu dùng, thời trang mà đây là những yếu tố thường xuyên thay đổi nên đa phần những sản phẩm thêu ít có giá trị theo thời gian. Chính vì vậy mà việc tăng sản lượng xuất khẩu chứng tỏ sản phẩm của Công ty được biết đến nhiều hơn và tiêu dùng nhiều hơn, đáp ứng được thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng. B,Tăng danh mục hàng xuất khẩu: Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển về chủng loại sản phẩm xuất khẩu qua các năm để thấy được sự gia tăng về những sản phẩm mới được chấp nhận tại thị trường nhập khẩu. Danh mục các sản phẩm xuất khẩu càng tăng chứng tỏ công tác nghiên cứu thị trường và tìm tòi, phát triển sản phẩm mới của Công ty làm tốt. Danh mục sản phẩm xuất khẩu càng đa dạng càng tạo ra nhiều sự chọn lựa cho khách hàng C,Tăng thị phần xuất khẩu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thâm nhập thị trường và khả năng cạnh tranh của những sản phẩm mà Công ty xuất khẩu. Đối với một thị trường xuất khẩu mới và rộng lớn như thị trường Mỹ thì thị phần của những sản phẩm thêu của Việt Nam nói chung và của Công ty Artexport nói riêng còn rất nhỏ nên để thấy được sự phát triển của Công ty Artexport trong việc xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ thì tốc độ tăng thị phần mới là chỉ tiêu phản ánh đúng nhất. D,Tăng số lượng khách hàng Khách hàng là yếu tố quyết định tới việc phát triển xuất khẩu hàng hóa, nhờ có khách hàng mà Công ty mới có thể tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu và tăng giá trị xuất khẩu hàng năm. Khách hàng tại thị trường Mỹ được coi là đối tượng khách hàng rất khó tính trong việc nhập khẩu và tiêu dùng sản phẩm nhập khẩu, bên cạnh đó họ cũng là đối tượng được pháp luật Mỹ bảo vệ quyền lợi với những điều luật chặt chẽ nhất. E, Mở rộng thị trường xuất khẩu Đây là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm theo địa lý, khu vực trên thị trường xuất khẩu. Nước Mỹ, một đất nước có tới 50 bang, mỗi bang lại có sự khác nhau về văn hóa, địa lý nhất định nên việc thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu theo khu vực là yếu tố khẳng định hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường và công tác thiết kế sản phẩm phù hợp với thói quen tiêu dùng của khách hàng ở từng vùng khác nhau. F,Tăng giá trị xuất khẩu Giá trị xuất khẩu là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm xuất khẩu, tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu là tiền đề cho việc tăng tổng giá trị xuất khẩu nhưng phát triển hoạt động xuẩt khẩu hàng hóa Công ty còn phải tăng được giá trị xuất khẩu của những sản phẩm xuất khẩu. G, Tăng lợi nhuận xuất khẩu Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là kết quả mà Công ty có được sau khi doanh thu từ hoạt động xuất khẩu đã trừ đi những chi phí cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Lợi nhuận xuất khẩu tăng qua các năm là chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển cuat hoạt động xuất khẩu hàng hóa 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty Artexport sang thị trường Mỹ. 1.3.1 Các nhân tố bên ngoài công ty Artexport 1.3.1.1 Cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước đối với mặt hàng thêu. Nhà nước ta luôn có chính sách hỗ trợ v
Tài liệu liên quan