Chuyên đề Quản lý nhà nước về lao động và việc làm, tiền lương và bảo trợ xã hội, dân số và kế hoạch hóa gia đình

2.4 Lập quỹ quốc gia về việc làm từ các nguồn sau: - Dành một khoản Chi từ ngân sách hàng năm - Các nguồn khác ngoài ngân sách Nhà nước gồm: • Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng vào các mục đích sau: - Hỗ trợ các tổ chức dịch vụ việc làm - Hỗ trợ các đơn vị gặp khó khăn tạm thời để tránh cho nhiều người lao động không bị mất việc làm - Hỗ trợ các đơn vị nhận người lao động đang bị mất việc làm - Cho vay với lãi suất thấp để hỗ trợ giải quyết việc làm cho một số đối tượng thuộc diện chính sách xã hội

ppt34 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý nhà nước về lao động và việc làm, tiền lương và bảo trợ xã hội, dân số và kế hoạch hóa gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 23 Quản lý nhà nước về lao động và việc làm, tiền lương và bảo trợ xã hội, dân số và kế hoạch hóa gia đình PGS.TS Phạm Kiên Cường N. Trưởng Khoa đào tạo, bồi dưỡng CC & TC Đề cương trình bày Lao động và việc làm Tiền lương và bảo trợ xã hội Dân số và kế hoạch hóa gia đình Lao động và việc làm Nhận thức và ý nghĩa của Lao động – việc làm trong xu thế mới Lao động và việc làm gắn bó với nhau bởi vì lực lượng lao động gồm người có việc làm và người không có việc làm. Dân số nước ta tăng nhanh, nên sức ép về việc làm ngày càng tăng và bức bách. Để quản lý lao động việc làm, cần có nhận thức thống nhất về việc làm. Theo Bộ Luật lao động (điều 13) Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc làm hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm (điều 16) Như vậy, việc làm không chỉ trong biên chế, mà còn ngoài biên chế, không chỉ ở phạm vi xã hội mà còn tại gia đình. Do vậy, phải đổi mới tư duy trong việc giải quyết việc làm, phải khắc phục tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước như trước đây. 2. Tác động của nhà nước đối với việc làm phát huy nguồn nhân lực lao động Bộ Luật lao động đã qui định trách nhiệm của Nhà nước trong việc giải quyết việc làm như sau: 2.1. Nhà nước định chỉ tiêu việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế XH 5 năm và hàng năm 2.2. Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm nhằm đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc 2.3. Ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật Chính sách đồng bộ nhằm thúc đẩy sản xuất Chính sách định canh định cư và di dân xây dựng các vùng kinh tế xã hội mới, phát triển ktế hộ gia đình ở nông thôn Phát triển kinh tế qui mô nhỏ và linh hoạt ở thành thị Chính sách tự do di chuyển lao động và hành nghề Chính sách và việc làm thích hợp với thương binh và người tàn tật Chính sách phát triển hình thức thanh niên xung phong làm kinh tế, hình thức hội, hiệp hội làm kinh tế Chính sách cho vay với lãi xuất nâng đỡ hoặc bảo toàn vốn, miễn giảm thuế đối với những hộ mới đăng ký kinh doanh thời kỳ đầu... 2.4 Lập quỹ quốc gia về việc làm từ các nguồn sau: Dành một khoản Chi từ ngân sách hàng năm Các nguồn khác ngoài ngân sách Nhà nước gồm: Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng vào các mục đích sau: Hỗ trợ các tổ chức dịch vụ việc làm Hỗ trợ các đơn vị gặp khó khăn tạm thời để tránh cho nhiều người lao động không bị mất việc làm Hỗ trợ các đơn vị nhận người lao động đang bị mất việc làm Cho vay với lãi suất thấp để hỗ trợ giải quyết việc làm cho một số đối tượng thuộc diện chính sách xã hội Hàng năm, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng chương trình và quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh, thành phố trực thuộc TW được hình thành từ các nguồn sau đây: Dành một khoản Chi từ ngân sách địa phương, do HĐND cùng cấp quyết định Khoản hỗ trợ từ Quỹ quốc gia về việc làm Các nguồn khác Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh, tphố trực thuộc TW phải sử dụng đúng mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm của cấp 2.5. Tổ chức các trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện các nhiệm vụ: Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động về chính sách lao động và việc làm, hướng nghiệp và đào tạo nghề Giới thiệu người lao động đến những nơi đang cần người làm việc và học nghề ở những nơi phù hợp Tổ chức cung ứng lao động cho người sử dụng lao đông Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động 2.6. Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động 3. Nâng cao năng lực hoạch định chính sách về lao động việc làm cơ bản Chính sách về lao động việc làm là một chính sách cơ bản nhất trong hệ thống chính sách xã hội ở nước ta Có thể tóm tắt quan điểm cơ bản về chính sách giải quyết việc làm như sau: Với đặc điểm nguồn lao động dồi dào của nước ta, thì trong XH bao giờ cũng có một bộ phận đáng kể chưa có việc làm, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm Tự do hóa trong lao động làm cho thị trường lao động trở nên sôi động, linh hoạt Chính sách việc làm phải gắn chặt với chính sách phát triển kinh tế Chính sách việc làm bao gồm 3 vấn đề chủ yếu sau đây: Xây dựng chính sách dưới dạng các văn bản Pháp quy Xây dựng các chương trình quốc gia cùng các địa phương Xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm Để đảm bảo tính đúng đắn và khả thi của chính sách, quá trình xây dựng chính sách việc làm phải thực hiện các công việc chủ yếu sau đây: Lựa chọn và xác định phương pháp tiếp cận nghiên cứu xây dựng chính sách Tiến hành nghiên cứu khoa học để hình thành các luận cứ làm cơ sở xây dựng chính sách Tổ chức nghiên cứu mô hình và tổng kết thực tiễn Xây dựng đề án chính sách trình cơ quan có thẩm quyền nếu cần có thể tiến hành làm thử II. Tiền lương và Bảo trợ xã hội Chính sách tiền lương 1.1 Khái quát về chính sách tiền lương ở nước ta Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hóa, nên tiền lương là giá cả của sức lao động Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế xã hội khác nhau Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động Đó là quan hệ kinh tế của tiền lương Tiền lương liên quan đến đời sống và trật tự xã hội Do tiền lương là một phạm trù phân phối quan trọng, quyết định mức sống, lợi ích của người lao động nên Nhà nước phải có chính sách tiền lương hợp lý thúc đẩy các động lực phát triển Chính sách tiền lương được dựa trên các nguyên tắc sau: Trả lương ngang bằng cho lao động như nhau nhằm đảm bảo được sự công bằng bình đẳng trong trả lương Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân, tạo khả năng nâng cao đời sống của người lao động và phát triển nền kinh tế Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân Từng bước tiền tệ hóa tiền lương, thay đổi căn bản kết cấu tiền lương, mức lương tối thiểu, hệ số và bội số các thang bảng lương, tính đầy đủ đến quan hệ về thu nhập và mức sống của các tầng lớp dân cư Cải cách tiền lương phải được tiến hành đồng thời với cải cách chính sách kinh tế – xã hội khác, chấn chỉnh lại tổ chức sắp xếp lại lao động Xây dựng cơ chế kiểm soát và quản lý tiền lương chung cho toàn xã hội và đổi mới 4 khu vực cụ thể: Hành chính – sự nghiệp; sản xuất – kinh doanh; lực lượng vũ trang; dân cư Nội dung cải tiến bao gồm: Hệ thống lương các chức vụ dân cử được tách riêng khỏi hệ thống lương công chức, viên chức hành chính sự nghiệp 1.2: Năng lực hoạch định chính sách tiền lương đáp ứng xu thế phát triển Trong xu thế phát triển chung của đất nước, quan hệ tiền lương ngày càng trở nên phức tạp bới nó chứa đựng nhiều nghịch lý không chỉ ở khu vực sản xuất mà cả ở khu vực hành chính sự nghiệp, không chỉ ở tầm vi mô mà cả ở tầm vĩ mô, không chỉ ở khu vực Nhà nước mà cả ở khu vực ngoài quốc doanh Có thể thấy nổi lên 2 vấn đề lớn: 1.2.1: Trong khu vực Nhà nước, sau khi liên tục giảm từ năm 1987 đến 1994 thì từ năm 1995 đến nay lại liên tục tăng, khu vực sản xuất giảm thì khu dịch vụ tăng, thu nhập của người lao động trong khu vực dịch vụ thấp có hiện tượng vừa thừa vừa thiếu lao động. 1.2.2: Thu nhập bình quân 1người lao động/1tháng mặc dù đã tăng sau khi bù giá, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp Vì thế khi hoạt động chính sách tiền lương trong khu vực Nhà nước không thể không gắn bó với các chính sách kinh tế xã hội khác Vấn đề đặt ra là Thứ nhất, đối với các khu vực: Đối với khu vực hành chính, phải Sắp xếp tổ chức, thu hút người giỏi, cải cách chế độ tiền lương để tạo nên động lực. Đối với doanh nghiệp cần cải tiến quản lý, giảm gánh nặng xã hội cho họ để giảm chi phí tăng thu nhập Thứ hai là quán triệt đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của tiền lương như: Lương công chức xây dựng theo ngạch Tiền lương căn cứ vào độ phức tạp của ngạch Tiền lương công chức cần được xây dựng làm sao để người công chức có thể an tâm làm việc lâu dài ở ngạch nếu người đó không có cơ hội thăng tiến Tiền lương công chức được thiết kế với mức lương tối thiểu để công chức đủ nuôi sống gia đình, chuyên tâm lo việc Nhà nước Tiền lương được thiết kế phải đơn giản dễ dàng chuyển đổi quá trình cải tiến tiền lương các lần tiếp sau Khi thiết kế lương công chức còn phải đảm bảo được mấy mục đích sau: Đáp ứng một bước công cuộc cải Cách Hành chính Tiền tệ hóa tiền lương Đảm bảo bình ổn vật giá, tiền lương thực tế Hiện nay ở các nước đang áp dụng hai loại nguyên tắc để xây dựng lương cơ bản của công chức Đó là nguyên tắc chung được áp dụng phổ biến ở các nước và lợi nguyên tắc thích ứng đặc thù của từng nước Loại nguyên tắc chung bao gồm: Nguyên tắc cân bằng và ổn định xã hội Nguyên tắc làm ở ngạch nào, bậc nào, thì hưởng lương ở ngạch, bậc đó Nguyên tắc nâng lương theo định kỳ 2. Chính sách bảo trợ xã hội Bảo trợ xã hội là chính sách lớn của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho những người về hưu, gặp rủi ro, bất trắc trong cuộc sống, giúp họ hòa nhập vào cộng đồng 2.1: ý nghĩa của chính sách bảo trợ xã hội Góp phần bảo đảm an ninh xã hội ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế Chính sách xã hội có tính nhân đạo sâu sắc Chính sách xã hội có tính tổng hợp Chính sách xã hội có ý nghĩa quốc tế Do đó, cần quán triệt những quan điểm chung về chính sách bảo trợ xã hội giúp cho việc thực hiện thuận lợi hoàn thiện chính sách: Chính sách bảo trợ xã hội phải xuất phát từ quyền bình đẳng của con người Mỗi cá nhân trong xã hội đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trong đời sống XH Vì vậy, phải có sự trợ giúp đặc biệt của Nhà nước và XH Họ không phải là gánh nặng của XH mà là đối tượng đáng được XH cưu mang để họ tự vươn lên Sự trợ giúp, cưu mang này không phải là một sự ban ơn mà là việc thực hiện trách nhiệm XH đối với họ Đó là bản chất, là mục tiêu đầy tính nhân đạo Phải quán triệt quan điểm: Chính sách bảo trợ XH là trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người được bảo trợ Trách nhiệm của Nhà nước chủ yếu là bằng cơ chế và chính sách đáp ứng yêu cầu của đối tượng và phù hợp với khả năng của nền kinh tế Vai trò và sức mạnh của cộng đồng cần được coi trọng Những vấn đề nảy sinh ngay tại cộng đồng phải được xem xét và giải quyết tại cộng đồng, phải được xã hội hóa công tác này Động viên sự tự vươn lên của đối tượng, không ỷ lại vào XH và Nhà nước b. Chính sách bảo trợ XH phải được xây dựng và thực hiện theo quan điểm phát triển và gắn với phát triển Quan điểm này không đặt chính sách bảo trợ XH chỉ là cứu tế, đột xuất, làm theo kiểu hành chính, phong trào mà phải có chính sách giải quyết lâu dài cơ bản, có tính chiến lược lồng ghép vào nhiều chính sách và chương trình kinh tế XH khác Sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng chỉ là tạo điều kiện để các đối tượng tự vươn lên hòa nhập vào cộng đồng XH 2.2: Các chính sách XH Chính sách bảo trợ XH bao gồm: Chính sách bảo hiểm XH, chính sách ưu đãi người có công và chính sách trợ giúp XH Chính sách bảo hiểm XH Bảo hiểm XH là sự bảo đảm về mặt XH để người lao động có thể duy trì và ổn định cuộc sống khi bị mất sức lao động tạm thời (ốm đau, thai sản...) hoặc hết tuổi lao động (hưu trí, về già...) Chính sách bảo hiểm XH trong thời kỳ trước khi chuyển sang kinh tế thị trường Chế độ bảo hiểm XH còn mang tính chất bao cấp nặng nề, chưa đề cao trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động Mức chi trả bảo hiểm XH không gắn với sự đóng góp mà chỉ căn cứ vào thời gian công tác và mức lương cuối cùng Quỹ bảo hiểm XH được phân tán cho nhiều cơ quan quản lý và chi trả Chế độ bảo hiểm XH mới chỉ áp dụng trong phạm vi công nhân, viên chức Nhà nước Những nguyên tắc của bảo hiểm XH là: Sự đảm bảo về mặt XH nhằm duy trì và ổn định mức sống cho người lao động Bảo hiểm XH vừa mang tính bắt buộc, vừa mang tính tự nguyện Xác định đúng đắn mức tối thiểu của các chế độ bảo hiểm XH Bảo hiểm XH phải đảm bảo sự thống nhất và liên tục cả về mức tham gia và thời gian thực hiện, đảm bảo quyền lợi của người lao động Đảm bảo công bằng trong XH Những nội dung cơ bản của bảo hiểm XH là: Quỹ bảo hiểm XH được hình thành từ nhiều nguồn: Người sử dụng lao động phải đóng 15% tổng quỹ tiền lương Người lao động đóng bằng 5% tổng quỹ tiền lương Nhà nước hỗ trợ thêm 2) Người lao động tham gia đóng bảo hiểm XH được hưởng các trợ cấp bảo trợ 3) Việc quản lý và tổ chức thực hiện tập trung vào hệ thống thống nhất là Bảo hiểm XHVN b. Chính sách ưu đãi người có công Chính sách ưu đãi người có công là một trong những chính sách XH cơ bản và đặc biệt quan trọng ở nước ta Mục tiêu cơ bản của chính sách ưu đãi người có công là phấn đấu không để đời sống của họ thấp hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương nơi cư trú Đền ơn đáp nghĩa với người có công với ta là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ở mọi cấp, mọi ngành và mọi người Ngoài chính sách chung, cần đẩy mạnh phong trào toàn dân thực hiện các chương trình chăm sóc đời sống gia đình chính sách. Đó là các chương trình: Tặng sổ tình nghĩa Tặng nhà tình nghĩa Bảo trợ đỡ đầu gia đình chính sách cô đơn Đón thương binh, bệnh binh nặng về nuôi dưỡng Ngòai ra phát huy ý trí tự lực, tự cường của những người có công với cách mạng. c. Chính sách trợ giúp XH Đây là một chính sách XH mang tính nhân đạo trợ giúp người có thiệt thòi, rủi ro trong cuộc sống... Mục tiêu cơ bản là bảo đảm cho các đối tượng này có cuộc sống không thấp hơn mức sống tối thiểu của nhân dân địa phương nơi cư trú Sự trợ giúp của Nhà nước và XH không thực hiện theo kiểu hành chính, cứu tế XH Phương thức trợ giúp XH phải kịp thời, đến đúng đối tượng 2.3: Những yếu tố cần thiết khi hoạch định chính sách bảo trợ XH Xác định và quán triệt hệ thống quan điểm của chính sách Từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất Bảo hiểm XH phải được kết cấu trong yếu tố cấu thành thu nhập của người lao động Hệ thống bảo hiểm XH độc lập, tự trang trải, tự phát triển với nguyên tắc đảm bảo thăng bằng thu chi Quan điểm về chính sách ưu đãi người có công và chính sách trợ giúp XH, trong quá trình hoạch định cần tránh xu hướng: Tách rời chính sách XH với chính sách kinh tế, chỉ lo tạo lợi nhuận tối đa không tính đến hậu quả XH Xu hướng chủ quan nóng vội muốn giải quyết tất cả các vấn đề trong thời gian ngắn, không tính đến khả năng của nền kinh tế b.Thể chế hóa chính sách dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật Văn bản Pháp quy dưới dạng luật hay bộ luật do Quốc hội thông qua và pháp lệnh của Thường vụ Quốc hội Văn bản pháp quy dưới luật: Nghị quyết, Nghị định, Quyết định của Chính phủ Xây dựng chương trình quốc gia, vùng hoặc địa phương Xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm III. Quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ 1. Những thách thức của vấn đề dân số trong thời gian tới Quy mô của dân số ngày càng lớn, bình quân mỗi năm tăng từ 1,1 đến 1,2 triệu người tạo ra áp lực về dân số cho quá trình phát triển Cơ cấu dân số trẻ, số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 30% dân số, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn, tiềm năng gia tăng dân số luôn ẩn chứa Phân bố dân số mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn tình trạng không đều và không hợp lý, đặc biệt là tình trạng di dân tự do và những biến động của bộ phận dân số trong tuổi lao động vẫn chưa được quản lý Chất lượng dân số còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực, chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Kinh tế Việt Nam còn thấp kém, GDP/người thấp, tỷ lệ nghèo đói còn cao 2. Những định hướng chiến lược dân số trong thời gian tới Tiếp tục giảm sức ép của sự gia tăng dân số nhằm sớm ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý Giải quyết đồng bộ, từng bước và có trọng điểm từng yếu tố của chất lượng, cơ cấu và phân bố dân cư để nguồn nhân lực trở thành sức mạnh của đất nước. Quản lý dân cư thống nhất nhằm lồng ghép các chương trình dân số, sức khỏe sinh sản với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác. Trước mắt tập trung đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng có mức sinh cao 3. Chiến lược dân số những năm sau 2010 a. Quan điểm chiến lược Công tác dân số là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng sống của dân cư, góp phần quyết định thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thực hiện đồng bộ, từng bước có trọng điểm việc điều hòa quan hệ giữa số lượng và chất lượng dân cư, giữa phát triển dân số và phát triển nguồn nhân lực, giữ phân bố và di chuyển dân cư đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng và viện trợ quốc tế Nâng cao nhận thức về dân số và phát triển bền vững với CSSK sinh sản, bình đẳng giới để người dân tự kiểm soát được sự gia tăng dân số Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền là yếu tố quyết định đảm bảo sự thành công của chương trình dân số và phát triển. b. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát: Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mục tiêu cụ thể: Duy trì xu thế giảm sinh một cách bền vững để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc vào năm 2010. 4. Quản lý Nhà nước về dân số - KHHGĐ Xây dựng và hoàn thiện thể chế về dân số – kế hoạch hóa gia đình Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình. Trên cơ sở quy định của pháp luật dân số và quan điểm chỉ đạo của Đảng, cụ thể hóa thành các chính sách đồng bộ để tổ chức thực thi trong đời sống xã hội Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về dân số, kế hoạch hóa gia đình theo tinh thần NĐ13/2008NĐ về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban dân số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, xử lý các vi phạm vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình Trên cơ sở của quy định số 94/QĐ-TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Trên cơ sở những quy định về tổ chức hoạt động và quản lý các hoạt động dân số, kế hoạch hóa gia đình của pháp luật – Việt Nam. Tiến hành các hoạt động kiểm tra giám sát thanh tra và xử lý các vi phạm Tiến hành đào tạo nguồn nhân lực làm công tác dân số – KHHGĐ Xúc tiến đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình Tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế đối với lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình