Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đó không chỉ là đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu mà còn là đối thủ cạnh tranh về mặt hàng, sự cạnh tranh đó không chỉ diễn ra đối với các công ty nội địa mà còn xảy ra với các công ty đa quốc gia, sự cạnh tranh gay gắt ấy buộc mỗi doanh nghiệp phải phát huy mọi lợi thế cạnh tranhcủa mình ,đồng thời phải hợp lý hóa toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh để không ngừng tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhưng chúng ta có thể thấy sức mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp không chỉ ở chất lượng sản phẩm đã được thị trường chấp nhận hay các biện pháp khuếch trương sản phẩm tốt, mà trước hết phụ thuộc rất nhiều vào giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh hay không, các doanh nghiệp luôn phải tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm vì vậy tập hợp chi phí và tính đúng giá thành sản phẩm là một công tác rất quan trọng trong việc quản lý chi phí gía thành, cũng như tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tìm ra các biện pháp hợp lý hóa giá thành và nâng cao chất lượng giá thành sản phẩm.
Trong thời gian thực tập ở công ty sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư, qua một thời gian tìm hiểu , nghiên cứu công tác hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm , em thấy giá thành, thành phẩm của công ty sản xuất ra được người tiêu dùng chấp nhận kể cả mẫu mã, chất lượng và giá thành của sản phẩm ,nên em đã đi sâu vào phân tích chi phí giá thành sản phẩm, em đã hoàn thành chuyên đề "Quản lý phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Đầu tư".
23 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu
Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đó không chỉ là đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu mà còn là đối thủ cạnh tranh về mặt hàng, sự cạnh tranh đó không chỉ diễn ra đối với các công ty nội địa mà còn xảy ra với các công ty đa quốc gia, sự cạnh tranh gay gắt ấy buộc mỗi doanh nghiệp phải phát huy mọi lợi thế cạnh tranhcủa mình ,đồng thời phải hợp lý hóa toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh để không ngừng tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhưng chúng ta có thể thấy sức mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp không chỉ ở chất lượng sản phẩm đã được thị trường chấp nhận hay các biện pháp khuếch trương sản phẩm tốt, mà trước hết phụ thuộc rất nhiều vào giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh hay không, các doanh nghiệp luôn phải tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm vì vậy tập hợp chi phí và tính đúng giá thành sản phẩm là một công tác rất quan trọng trong việc quản lý chi phí gía thành, cũng như tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tìm ra các biện pháp hợp lý hóa giá thành và nâng cao chất lượng giá thành sản phẩm.
Trong thời gian thực tập ở công ty sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư, qua một thời gian tìm hiểu , nghiên cứu công tác hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm , em thấy giá thành, thành phẩm của công ty sản xuất ra được người tiêu dùng chấp nhận kể cả mẫu mã, chất lượng và giá thành của sản phẩm ,nên em đã đi sâu vào phân tích chi phí giá thành sản phẩm, em đã hoàn thành chuyên đề "Quản lý phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Đầu tư".
Chương I
Những đặc điểm chung của công ty
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Nền kinh tế của khu vực châu á nói riêng ,của toàn thế giới nói chung đang trên đà phát triển, nền kinh tế phát triển bao nhiêu thì nhu cầu của xã hội tăng lên bấy nhiêu , sự đòi hỏi không chỉ ở chất lượng mà còn về mẫu mã , hai điều đó luôn luôn đi cùng với nhau , trước nhu cầu đó rất nhiều công ty tư nhân được thành lập ,có công ty hoàn toàn là vốn của tư nhân nhưng cũng không ít công ty chịu một phần rất nhỏ sự quản lý của nhà nước .
Trước nhu cầu của xã hội ngày một cao một số thành viên đã đứng ra thành lập công ty SX – XNK Đầu Tư , năm 1985 Công Ty chính thức được thành lập và đi vào hoạt động, mới đầu công ty ra đời chủ yếu là nhận gia công các sản phẩm cho các đơn vị khác. nhưng đứng trước nhu cầu ngày một ngày cao, các nhà lãnh đạo đã đi tới quyết định sản xuât trực tiếp sản phẩm và 1995 công ty bắt đầu sản xuất sản phẩm, sản phẩm của công ty chủ yếu là các bao bì cứng như hộp chè, hộp thuốc lá, hộp sơn .. , công ty trực tiểp làm các khâu như tạo mẫu ,in thử .. đến hoàn thành sản phẩm,cho tới nay sản phẩm của công ty sản xuất ra đã tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường.
II - nhiệm vụ và chức năng của bộ máy quản lý
1- Hội đồng thành viên :
-Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty trên tất cả các lĩnh vực thuộc mọi hoạt động của Công ty.
- Quyết định phương hướng , nhiệm vụ phát triển,chỉ đạo Công ty về đường lối phát triển kinh doanh của Công ty trên tầm vĩ mô.
- Quyết định các vấn đề cơ bản của Công ty như kế hoạch sản xuất dài hạn , đầu tư , tổ chức nhân sự chủ chốt , duyệt báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty.
- Quyết định việc trích lập các quỹ dự phòng tài chính , khen thưởng phúc lợi cho công ty.
- Hội đồng thành viên cử ra Giám đốc Công ty và Kế toán trưởng Công ty.Quyết định và ấn định mức lương cho giám đốc và các Phó giám đốc trong Công ty.
2 . Giám đốc:
Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên và trước pháp luật Nhà nước về mọi mặt của công ty.
-Giám đốc có nhiệm vụ Ký các văn bản pháp định và các hợp đồng kinh tế hoặc uỷ quyền cho người giúp việc của mình ( Các phó giám đốc) ký các văn bản pháp định và các hợp đồng kinh tế theo phương hướng và nhiệm vụ của công ty. Đồng thời Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước vấn đề đó.
- Giải quyết việc thanh tra - kiểm tra – khiếu nại.
- Đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trong công ty.
3. Phó giám đốc
- Là người giúp việc cho giám đốc, công ty triển khai thực hiện các công việc tại các phần do mình quản lý. Được uỷ quyền thay mặt giám đốc ( khi có uỷ quyền) để thực hiện mọi công việc của giám đốc.
- Tổ chức và chỉ huy quá trình sản xuất kinh doanh hàng ngày từ khâu chuẩn bị sản xuất đến việc bố trí điều khiển lao động, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sản xuất kinh doanh trong công ty.
-Trực tiếp kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch sản xuất ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất Đảm bảo tính khoa học , kịp thời và hợp lý.
4. Các phòng ban phân xưởng.
-Tại các phòng ban ,phân xưởng các nhân viên phải tổng hợp các thông tin và tham mưu với Giám đốc , phó giám đốc về các mặt mà phòng ban phân xưởng của mình chịu trách nhiệm về công việc mình làm trong công ty.
+ Các phân xưởng phòng ban, bộ phận sản xuất dựa vào kế hoạch sản xuất, được giao từ đó lập bảng dự toán vật tư, kinh phí phục vụ cho sản xuất, chuyển qua phòng kỹ thuật sản xuất để tổng hợp báo cáo giám đốc, kế toán trưởng duyệt , nên kế hoạch cho mua sắm( số lượng, giá cả chuyển sang phòng ban liên quan ) phòng kỹ thuật sản xuất chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng cần mua, chủng loại, thông số kỹ thuật của vật tư.
+Chuyển bảng dự toán vật tư đã được duyệt cho bộ phận mua vật tư, khi mua vật tư về phải chuyển qua phòng kỹ thuật sản xuất xác nhận về chất lượng, phòng tài chính tổng hợp xác nhận về số lượng, giá cả để giám đốc duyệt chi theo thực tế .
+ Bộ phận mua vật tư có trách nhiệm bàn giaođầy đủ vật tư đã mua cho nhập kho hoặc bộ phận sử dụng có biên bản xác nhận và kiểm tra của phòng kỹ thuật sản xuất.
+ Phòng kỹ thuật thị trường có trách nhiệm mở sổ theo dõi quá trình mua sắm vật tư nói trên , báo cáo giám đốc và chuyển sang phòng tài chính tổng hợp để sử lý những trường hợp vi phạm về số lượng , chất lượng , giá cả.
+ Phòng kỹ thuật tài chính kế toán có kế hoạch kiểm tra, kiểm kê định kỳ vật tư, công cụ lao động ,tà sản của công ty tại các phòng ban, phân xưởng và các bộ phận sản xuất
III : bộ máy tổ chức của công ty gồm
1. Hội đồng thành viên: 02 người
2. Ban giám đốc: 03 người
a. Giám đốc: 01 người
b. Phó giám đốc: 02 người
3. Các phòng chức năng: 04 phòng
+ Phòng tài chính tổng hợp : 10 người
+ Phòng kế hoạch thống kê: 05 người
+ Phòng kỹ thuật công nghệ: 08 người
+ Phòng xây lắp : 04 người
4.Bộ phận trực tiếp sản xuất:
+ Phân xưởng in: 08 người
+ Phân xưởng cơ khí: 20 người
+ Đội xây lắp : Theo yêu cầu SXKD
+ Xưởng xe máy: Theo yêu cầu SXKD
IV. Cơ cấu sản xuất , quá trình công nghệ sản phẩm
Công ty sx - xnk đầu tư là công ty tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm, công ty vận dụng dây truyền sản xuât theo dây truyền công nghiệp nên công ty thường sản xuât theo một lượng sản phẩm lớn, mặt khác công ty sản xuất rất nhiều loại sản phẩm như hộp chè ,họp sơn ,hộp thuốc..,
Quá trình sản xuất của công ty trải qua hai giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: In mẫu mã
Giai đoạn 2 : Đập hộp và hoàn thiện sản phẩm.
Do công ty áp dụng dây truyền công nghiệp vào quá trình sản xuât nên số lượng công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuât không nhiều
Phân xưởng In : 8 người
Phân xưởng gia công : 20 người
V. Một số kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Công ty áp dụng quá trình sản xuất công nghiệp nên sản phẩm làm ra của công ty có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành phù hợp với thi trường, mặt khác mẫu mã sản phẩm của công ty lại do chính công ty thiết kế nên rất đa dạng, công ty sản xuất rất nhiều loại sản phẩm đó cũng chính là nguyên nhân làm doanh thu của doanh nghiệp tăng lên ,
trong thời gian gần đây doanh thu của doanh nghiệp như sau:
-Năm 2000: doanh thu đạt 200000000 đ
- Năm 2001: doanh thu đạt 227000000đ
- Bảy tháng năm 2002 doanh thu đạt170000000đ
Qua kết quả trên chúng ta thấy rằng sản phẩm của công ty làm ra được thị trường chấp nhận hay nói chính xác hơn sản phẩm mà công ty sản xuất ra đã tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường.
Chương II
Thực trạng công tác quản lý
giá thành sản phẩm
Trước khi đi tìm hiểu về công tác quản lý giá thành của công ty chúng ta hày đi tìm hiểu sơ qua về giá thành, vậy giá thành là gì
Giá thành là biểu hiện bằng tiền cuả toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác sản phẩm , lao vụ hoàn thành
Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao đọng vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc tham gia gián tiếp vào quá trìng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phat sinh trong kỳ của doanh nghiệp, những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất . tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác , có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống, mọi cách tinh toán chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá , tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuât mở rộng.
I. đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp
Công ty sản xuât sản phẩm là các bao bì cứng nên sản phẩm của công ty rất đa dạng cả về hình thức lẫn mẫu mã.
II. Phân loại chi phí tính giá thành
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý , hạch toán và ké hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, phạm vi tính toán khác nhau ,về lý luận cũng như trên thực tế tại công ty sx-xnk đầu tư thì giá thành được tính theo thời điểm và nguồn số liệu để tinh giá thành, chỉ tiêu này được chia thành giá thành kế hoạch và giá thành định mức, giá thành thực tế
- Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm,tuy nhiên khác với giá thành kế hoạch là giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức, về chi phí hiên hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoach nên giá thành định mức luôn thay dổi phù hợp với sự hay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành
- Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
III. Thực trạng công tác quản lý giá thành
Để biết được công tác quản lý giá thành tại công ty sx – xnk đầu tư chúng ta hãy đi sâu xem xét tình hình biến động của từng yếu tố và khoản mục chi phí ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm
1 . Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm".
Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu.. mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm, đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm ,sản xuất
Trong quá trình sản xuất cùng với việc nâng cao trình độ cơ giới hoá , tự động hoá, năng xuất lao động được tăng lên không ngừng dẫn đến sự thay đổi cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm; tỷ trọng hao phí lao đốngống giảm thấp và ngược lại tỷ trọng hao phí lao động vật hoá tăng lên, vì vậy phân tích các nhân tố tác động trực tiếp đến chi phí về vật liệu là điều kiện khai thác khả năng tiềm tàng nhằm giảm bớt chi phí này trong giá thành đơn vị sản phẩm.
a. Đánh giá chung chi phí vật liệu
Bằng phương pháp so sánh thực tế với dự toán sẽ xác định số chênh lệch chi phí vật liệu( tiết kiêm hoặc vượt chi)
Sau đó xác định các nhân tố ảnh hưởng là giá cả vật liệu đưa vào sản xuất và tình hình thực hiện định mức hao phí vật liệu, việc thay đổi cơ cấu vật liệu sử dụng so với kế hoạch cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chi phí về vật liệu.
Tại công ty sx – xnk đầu tư là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với quy mô lớn và sản xuất nhiều loại sản phẩm, vận dụng phương pháp nêu trên ta phân tích theo số lượng kỳ báo cáo.
Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu
Tên sản
phẩm
Đơn vị tính
Số lượng
Giá thành đv sphẩm
Danh mục vtkt sd
Hao phí cho 1đvsp(kg)
Giá cả1kg hh(1000đ)
KH
TT
KH
TT
KH
TT
KH
TT
Hộp chè
Hộp
150
165
2500
2300
Sắt
800
750
9.8
9.6
Mực
120
110
1.4
1.2
Hộp thuốc
Hộp
140
150
2800
2600
Sắt
750
600
9.8
9.6
Mực
115
105
1.4
1.2
Tên spsx
Vật tư ktsd
Tổng chi phí nguyên vật liệu( 1000đ)
Lượng
mhpcho1đvspkh của giá KH
Sp TT x hao phiKH x giá vtKH
Lượng TT x hao phíTT x giá vật tư
Lượng TT x hao phí TT xgiá vật tư TT
Hộp chè
Sắt
1176000
1293600
1212750
1188000
Mực
908157
842118
870789
796678
Hộp thuốc
Sắt
1029000
1102500
882000
864000
Mực
863740
748760
769420
746120
Tổng
3976897
3986978
3734959
3594798
Tổng chi phí vật liệu chi hai loại sản phẩm là hộp chè và hộp thuốc thực tế giảm so với kế hoạch là:
3594798 – 3976897 = - 382099 ( nghìn đồng)
Hay giảm:
- 382099 x 100 = 9.61%
3976897
Số chi phí vật liệu giảm trên làm cho tổng giá thành sản phẩm giảm đúng bằng giá đó.
Chi phí vật liệu giảm do:
+Lượng sản phẩm sản xuất:
3986978 –3976897 = +10081(nghìn đồng)
Lượng sản phẩm sản xuất tăng làm chi phí vật liêu tăng 10081, đây là nhân tố tất yếu vì lượng hao phí vật liệu tỷ lệ thuận với lượng sản phẩm sản xuất .
+ Lượng vật liệu hao phí cho một đơn vị sản phẩm
3734959 – 3986978 = -252019 ( nghìn đồng)
Hay làm giá thành giảm là:
- 252019 = - 0,11hay -11%
2269500
+ Do thay đổi giá cả vật tư hao phí là:
3594798 - 3734959 = - 140161( nghìn đồng)
Làm giá thành giảm là:
- 140161 = - 0,06 hay - 6%
2269500
Như vậy, nếu loại trừ ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất thì do mức hao phí và giá cả vật tư giảm đi nên giá thành toàn bộ sản phẩm sản phẩm thực tế so với kế hoạch đã giảm được:
3594798 – 3986978 = - 392180 ( nghìn đồng) hay -17%
Trong đó tiết kiệm mức chi dùng vật tư nên làm giá thành toàn bộ sản phẩm giảm được 252019 ( nghìn đồng) hay 11%.
Do giá cả vật tư hao phí giảm nên làm giá thành toàn bộ sản phẩm giảm được 140161 (nghìn đồng) hay 6%.
Điều đó chứng tỏ rằng tình hình chi dùng vật liệu của doanh nghiệp có ảnh hưởng tốt đến việc hạ giá thành thực tế so với kế hoạch.
b) Phân tích đơn giá của nguyên vật liệu
Đơn giá của nguyên vật liệu bao gồm giá mua vật liệu và chi phí thu mua vật liệu như chi phí bốc xếp , vận chuyển , bốc dỡ , chi phí bảo quản và các khoản thuế và chi phí khác phải tính vào giá thành thực tế của vật liêu theo quy định chung, nhân tố giá mua vật liêu thường là nhân tố khách quan, nhưng chịu sự ảnh hưởng về tình hình cung cầu trên thị trường nên nếu doanh nghiệp biết chớp lấy thời cơ mua theo những nguồn cung cấp khác nhâu thì cũng có thể tác động tới giá mua vật liệu.
Chi phí thu mua là nhân chủ quan phụ thuộc vào chất lượng công tác cung ứng trên thị trường, chi phí này phụ thuộc vào nguồn nhập vật liệu, địa điểm mua , điều kiện phương tiện vân chuyển,..
c)Phân tích nhân tố “ mức tiêu hao vật liệu”
Tổng mức tiêu hao vật liệu trong kỳ tăng ,giảm so với kế hoạch thường chịu tác động của các nhân tố:
-Sự thay đổi mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm
-Sự thay đổi số lượng sản phẩm sản xuất
-Sự thay đổi các nhân tố sử dụng nguyên vật liệu
Để xác định được tổng mức tiêu hao NVL ta tính theo công thúc sao
M1 – M0 = (m1 – m0)q1 + (q1 – q0)m0
Trong đó
M0M1là tổng mức hao phí NVLTT,KH
M0m1 mức hao phí NVLTT ,KH cho một đơn vị sản phẩm
q1, q0 lượng sản phẩm sản xuất TT, KH
2) Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Chi phí NCTT trong giá thành đơn vị sản phẩm là phân tích lương và các khoản trích theo tỷ lệ lương quy định , chúng ta phân tích theo các bước sau
Bước 1 :Đánh giá chung
Tính chênh lệch tiền lương tuyệt đối = quỹ lương thực tế – quỹ lương KH
Tính chênh lechiền lương tương đối = quỹ lương TT –( quỹ lương KH X Tỷ lệ hoàn thành KHSX)
Bước 2 : Tìm nguyên nhân làm tăng giảm
Quỹ tiền lương của lao động TT (L) = Số lượng LĐTT(N) X Mức tiền lương bìng quân người(I)
- Phân tích mức độ ảnh hưởng tới chênh lệch tuyệt đối quỹ lương bằng cách thay thế liên hoàn:
Nhân tố 1:Số lượng lao động trực tiếp
L1 = (N1 – N0)x I0
Nhân tố 2: Lương bình quân/ người
L2 = N1 x (I1 –I0)
Ví dụ quỹ lương của lao động TTSX ở công ty trong tháng4/2002
Chỉ Tiêu
Số KH
Số TT
1. Giá trị sản lượng (1000đ)
879.879
987.650
2. Quỹ lương lao động trực tiếp (1000đ)
26.400
26.500
3. Số lượng lao động trực tiếp (người)
48
50
4. Tiền lương bình quân/người (1000đ)
550
530
1 - Đối tượng phân tích: DL = L1 - L0 = 26.500 - 26.400 = +100
2 - Tính mức AH của nhân tố:
a. Nhân tố "sản lượng lao động trực tiếp"
DL1 = (50 - 48) x 550 = +1.100
b. Nhân tố "tiền lương bình quân/người"
DL2 = 50 x (530 - 550) = - 1000
Tổng hợp ảnh hưởng = (+1100) + (-1000) = + 100
3 - Nhận xét: Doanh nghiệp vượt chỉ tiêu tuyệt đối quỹ lương 100 là do sử dụng lao động nhiều hơn dự kiến. Tuy nhiên khi so với các chỉ tiêu % thực hiện kế hoạch sản lượng = , vượt kế hoạch 12% và % thực hiện kế hoạch vì sản lượng người lao động là 104% (50/48 x100), vượt kế hoạch 4% thì số vượt kế hoạch về lao động vẫn đảm bảo cho xí nghiệp nâng cao năng suất lao động. Vì vậy số vượt chi quỹ lương bằng 1.100.000 (đồng) là hợp lý.
Tiền lương bình quân người giảm làm giảm quỹ lương của xí nghiệp.
Để đánh giá so sánh:
Tỷ lệ thực hiện kế hoạch lương bình quân (%) =
Tỷ lệ thực hiện kế hoạch về năng suất lao động bình quân (%) =
Qua đó ta thấy tỷ lệ trên giữa năng suất lao động và tiền lương bình quân là chưa hợp lý.
3. Phân tích yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ.
Khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại bộ phận giá trị đã hao mòn TSCĐ. Việc phân tích yếu ytố này được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp tính mức khấu hao theo thời gian.
Mức khấu hao bình quân
=
Nguyên giá TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao
x
Thời gian tính khấu hao
12
Ví dụ:
Bảng phân tích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp trong năm 2001.
Chỉ tiêu
Số KH
Số TT
1. Nguyên giá TSCĐ đầu năm (1000đ)
504.000
504.000
2. Đánh giá tăng nguyên giá vào tháng 4
6.000
3. Thanh lý 1 thiết bị
- Nguyên giá (1000đ)
30.000
30.000
- Thời gian thanh lý
Tháng 6
Tháng 8
4. Mua mới đưa vào sử dụng
- Nguyên giá (1000đ)
60.000
60.000
- Thời gian bàn giao
Tháng 8
Tháng 4
5. Tỷ lệ khấu hao
- áp dụng bình quân từ tháng 1 đến tháng 4 của năm
6%
6%
- áp dụng bình quân từ tháng 5 đến tháng 12 của năm
6%
10%
6. Mức hao phí khấu hao năm bình quân (1000đ)
30.540
46.280
Khấu hao nhiều hay ít phụ thuộc vào cách tính khấu hao, có hai nhân tố ảnh hưởng tới mức chi phí khấu hao.
- Nhân tố 1: Nguyên giá của máy móc thiết bị thay đổi do đánh giá lại, mua sắm mới, do nhượng bán, thanh lý... thời điểm xác định nguyên giá.
Thay đổi khi tính toán mức giá khấu hao là kỳ báo cáo liền ngay sau kỳ là sự thay đổi TSCĐ.
- Nhân tố 2: tỷ lệ khấu hao mỗi loại máy móc thiết bị.
Xác định ảnh hưởng mỗi một nhân tố nêu trên bằng. Cách thay thế liên hoàn.
1 - Đối tượng phân tích = 46.280 - 30.540 = + 15.740
2 - Do đánh giá lại TSCĐ trong năm làm tăng chi phí khấu hao.
- Thanh lý TSCĐ trong năm làm tăng phí khấu hao.
- TSCĐ mua mới đưa voà sử dụng nguyên gia giảm so với khấu hao làm giảm chi phí khấu hao.
Huy động TSCĐ đưa vào sử dụng sớm hơn kế hoạch 4 tháng làm tăng chi phí khấu hao là:
- Thay đổi tỷ lệ khấu hao. Tăng tỷ lệ khấu hao thêm 4% làm tăng phí khấu hao là:
+ Từ tháng 5 đến tháng 8 vì chưa thanh lý TSCĐ nên nguyên giá để tính khấu hao là 558.000 (504.000 + 6.000 + 48.000) tỷ lệ khấu hao tăng 4% là