Sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 của Đảng, nền kinh tế Việt nam đã có một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển. Từ một nền kinh tế khép kín tự cung, tự cấp nền kinh tế nước ta đã bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó việc tiến hành phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng CNH - HĐH được xem là một khâu quan trọng nhất để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Để hoàn thành mục tiêu CNH - HĐH đòi hỏi phải có một nguồn vốn ban đầu rất lớn. Trong khi đó nông nghiệp được coi là giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Bởi vì nông nghiệp là ngành có thể cung cấp một nguồn vốn ban đầu rất lớn và quan trọng cho phát triển kinh tế, có ý nghĩa là nguồn vốn ban đầu cho quá trình công nghiệp hoá. Đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt nam thì vai trò của nông nghiệp lại càng có ý nghĩa trong quá trình CNH - HĐH nền kinh tế đất nước. Vì vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn được coi là công việc bức thiết hàng đầu trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta.
Để phát triển ngành nông nghiệp có hiệu quả thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng là một khâu rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Hiện nay, tuy sản phẩm nông nghiệp của nước ta trên thị trường đã khá phong phú và đa dạng nhưng còn có rất nhiều những cây trồng chưa được chúng ta khai thác hết trong đó điển hình là cây bông- loại cây mang lại hiệu quả kinh tế khá cao đồng thời cũng tương đối phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta. Trong khi đó, sản phẩm bông trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu của các nhà sản xuất trong nước, thực tế mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu còn lại chúng ta phải nhập khẩu. Dự tính nhu cầu bông xơ của nước ta năm 2005 khoảng 80 ngàn tấn, năm 2010 khoảng 120 ngàn tấn. Nếu tính thêm nhu cầu gia công hàng dệt may xuất khẩu thì yêu cầu nhập khẩu bông xơ còn lớn hơn nhiêù. Do vậy việc trồng bông sẽ tiết kiệm được một nguồn ngoại tệ lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác, tạo ra việc làm tăng thu nhập cho hộ nông dân. Việc phát triển trồng bông góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng phá thế độc canh cây lúa, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nông nghịp, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững hơn trong cơ chế thị trường. Chính vì tính chất quan trọng của nó đồng thời qua những kiến thức thu được trong quá trình thực tập tại Vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNT em chọn đề tài "Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010" cho Chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề gồm các nội dung sau:
Chương I: Lý luận chung về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, về quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch vùng chuyên canh.
Chương II: Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển cây bông trên cả nước.
Chương III: Quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông trong giai đoạn 2002- 2010.
Trong quá trình hoàn thành Chuyên đề tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, quý cơ quan nơi tôi thực tập và bạn bè. Đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Vì thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những hạn chế, em mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp để em hiểu rõ vấn đề hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
82 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 của Đảng, nền kinh tế Việt nam đã có một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển. Từ một nền kinh tế khép kín tự cung, tự cấp nền kinh tế nước ta đã bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó việc tiến hành phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng CNH - HĐH được xem là một khâu quan trọng nhất để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Để hoàn thành mục tiêu CNH - HĐH đòi hỏi phải có một nguồn vốn ban đầu rất lớn. Trong khi đó nông nghiệp được coi là giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Bởi vì nông nghiệp là ngành có thể cung cấp một nguồn vốn ban đầu rất lớn và quan trọng cho phát triển kinh tế, có ý nghĩa là nguồn vốn ban đầu cho quá trình công nghiệp hoá. Đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt nam thì vai trò của nông nghiệp lại càng có ý nghĩa trong quá trình CNH - HĐH nền kinh tế đất nước. Vì vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn được coi là công việc bức thiết hàng đầu trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta.
Để phát triển ngành nông nghiệp có hiệu quả thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng là một khâu rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Hiện nay, tuy sản phẩm nông nghiệp của nước ta trên thị trường đã khá phong phú và đa dạng nhưng còn có rất nhiều những cây trồng chưa được chúng ta khai thác hết trong đó điển hình là cây bông- loại cây mang lại hiệu quả kinh tế khá cao đồng thời cũng tương đối phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta. Trong khi đó, sản phẩm bông trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu của các nhà sản xuất trong nước, thực tế mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu còn lại chúng ta phải nhập khẩu. Dự tính nhu cầu bông xơ của nước ta năm 2005 khoảng 80 ngàn tấn, năm 2010 khoảng 120 ngàn tấn. Nếu tính thêm nhu cầu gia công hàng dệt may xuất khẩu thì yêu cầu nhập khẩu bông xơ còn lớn hơn nhiêù. Do vậy việc trồng bông sẽ tiết kiệm được một nguồn ngoại tệ lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác, tạo ra việc làm tăng thu nhập cho hộ nông dân. Việc phát triển trồng bông góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng phá thế độc canh cây lúa, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nông nghịp, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững hơn trong cơ chế thị trường. Chính vì tính chất quan trọng của nó đồng thời qua những kiến thức thu được trong quá trình thực tập tại Vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNT em chọn đề tài "Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010" cho Chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề gồm các nội dung sau:
Chương I: Lý luận chung về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, về quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch vùng chuyên canh.
Chương II: Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển cây bông trên cả nước.
Chương III: Quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông trong giai đoạn 2002- 2010.
Trong quá trình hoàn thành Chuyên đề tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, quý cơ quan nơi tôi thực tập và bạn bè. Đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Vì thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những hạn chế, em mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp để em hiểu rõ vấn đề hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 20 tháng 4 năm 2002.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Chinh
Chương I
Lý luận chung về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,về quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch vùng chuyên canh
I. Khái niệm, đối tượng và vị trí của quy hoạch
1. Các khái niệm liên quan
1.1. Khái niệm quy hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch là sự thể hiện việc bố trí chiến lược về mặt thời gian, không gian lãnh thổ, nó xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả cao nhất trên cơ sở thực tế nguồn lực cho phép
Quy hoạch kinh tế xã hội là một luận chứng khoa học về sự bố trí không gian các hoạch động kinh tế xã hội sẽ diễn ra trong tương lai của một quốc gia, một vùng địa phương của một ngành hoặc một lĩnh vực nào đó.
1.2. Khái niệm quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch vùng chuyên canh.
Quy hoạch nông nghiệp là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm tổng hợp nhiều nội dung hoạt dộng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường có liên quan đến vấn đề phát triển con người trong các lĩnh vực hoạt động ở khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Quy hoạch vùng chuyên canh là việc bố trí về mặt không gian và thời gian cho vùng trên cơ sở các nguồn lực thực tế của vùng để có thể hướng tới các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của vùng.
2. Mục đích đối tượng và yêu cầu thực hiện quy hoạch
2.1. Mục đích.
Tìm ra các phương án (hay nghệ thuật) khai thác các lợi thế so sánh, các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả chúng theo lãnh thổ.
Quy hoạch nhằm phát triển bền vững: Như là tạo ra sự cân bằng trong các mối quan hệ thuộc đời sống con người trên ba mặt: kinh tế, xã hội, văn hoá, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo trên các địa bàn sống, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong xã hội như cạnh tranh thiếu lành mạnh trong các hoạt động kinh tế, sự tranh chấp đất đai và các tài nguyên khác trên địa bàn, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm hợp lý và có hiệu quả, bảo tồn thiên nhiên và sự đa dạng sinh học.
Tạo ra những điều kiện thuận lợi và có hiệu quả trong sự hợp tác giữa các vùng, các địa phương và cả quan hệ hợp tác quốc tế.
2.2. Đối tượng.
Trong những năm vừa qua xuất phát từ yêu cầu thực tiễn các ngành kinh tế kỹ thuật như công nghiệp, nông nghiệp thương mại, du lịch.., các ngành sản phẩm như công nghiệp cơ khí, công nghiệp xi măng, công nghiệp dệt may, ngành cao su, cà phê…đều được xây dựng phát triển. Đồng thời các tỉnh, thành phố cũng xây dựng quy hoạch phát triển cho lãnh thổ mình, thậm chí nhiều nơi còn xây dựng quy hoạch phát triển cho cả quận, huyện…Những năm gần đây, các vùng kinh tế lớn (gồm nhiều tỉnh) cũng được nghiên cứu và xây dựng quy hoạch phát triển. Như vậy có thể nói đối tượng chủ yếu của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội gồm: ngành, lãnh thổ.
Khi ngành là đối tượng quy hoạch thì ngành bao gồm ngành kinh tế kỹ thuật và ngành kinh tế sản phẩm (hoặc lĩnh vực kinh tế cụ thể).
Khi lãnh thổ là đối tượng quy hoạch thì nó bao gồm các cấp lãnh thổ khác nhau do yêu cầu của tổ chức kinh tế xã hội của đất nước hay một đơn vị kinh tế lãnh thổ hành chính.
2 .3. Yêu cầu xây dựng quy hoạch.
Quy hoạch phát triển phải thể hiện được các quan điểm phát triển, thể hiện ở ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội, và môi trường. Quy hoạch phát triển phải tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phải tổng hợp và hài hoà giữa các lĩnh vực hoạt động, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, tiến bộ xã hội, không ô nhiễm môi trường.
Phương án quy hoạch tổng thể phát triển phải là công cụ điều tiết mọi sự đầu tư vào từng ngành, từng cấp, từng địa phương sao cho phù hợp và hữu hiệu, ngăn chặn sự tự phát, tránh chồng chéo hoặc mâu thuẫn gây lãng phí nguần lực.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải thự sự là một tài liệu tư vấn cho các quan điểm của chính phủ và hướng dẫn cho các cơ quan chính phủ thực hiện được chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của mình là tài liệu tham khảo và hướng dẫn cho người dân và các nhà đầu tư hiểu rõ được tiềm năng cơ hội và phương hướng phát triển kinh tế xã hội
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tiến bộ khoa học và công nghệ và phải đảm bảo phát triển bền vững, là một quá trình động để có thể cập nhập và thích ứng với những thay đổi bất thường.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cần phải đảm bảo giữa yêu cầu của sự phát triển với khả năng hiện thực, giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu phát triển ổn định, bền vững và lâu dài, sự phát triển trọng điểm và phát triển toàn diện, giữa phát triển định tính và phát triển định lượng.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phải đi trước một bước, làm cơ sở nền tảng cho các quy hoạch và làm cơ sở xây dùng cho các mục tiêu, kế hoạch phát triển cho các ngành, các vùng …
3. Vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch phát triển là một bước cụ thể hoá chiến lược về mặt không gian và nó trở thành cơ sở để dựa vào đó các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và trung hạn được xây dựng, là công cụ giúp đỡ chính phủ điều hành quản lý kinh tế vĩ mô, giúp người dân điều chỉnh các hoạt động sản xuất của mình theo quy hoạch thống nhất, giúp chủ đầu tư xác định được vị trí đặt nhà máy ở đâu cho phù hợp, tiết kiệm chi phí.
Quy hoạch làm cơ sở cho việc thiết lập các dự án phát triển kinh tế xã hội của đất nước, định tính cho việc xây dựng cơ cấu kinh tế, sử dụng tài nguyên môi trường, nguồn lực lao động, cơ sở vật chất của xã hội.
Quy hoạch là một trong những căn cứ của việc thiết lập dự án đầu tư phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng.
Trong hệ thống kế hoạch hoá việc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia quy hoạch tổng thể là sự định hướng, quy hoạch vùng lãnh thổ là sự định tính, quy hoạch cơ sở là sự định lượng của việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Quy hoạch là cơ sở quan trọng cả việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng lãnh thổ tham gia vào hệ thống quản lý đất đai. Nó định hướng sử dụng đất hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, vùng, nó cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường và đất đai.
4. Vị trí của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
4.1. Vị trí quy hoạch phát triển trong quy trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.
Trong quy trình quy hoạch kế hoạch hoá phát triển nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam là bắt đầu đi từ chiến lược đến quy hoạch và đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.Tức là, quy trình kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội trải qua ba bước:
- Bước 1: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
- Bước 2: Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cụ thể hoá các quan điểm và nội dung của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Và cũng có thể cho rằng đây chính là bước xây dựng kế họach phát dài hạn kinh tế xã hội. Do đó có thể xem quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giống như kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Bước 3: Xây dựng kế hoạch trung và ngắn hạn phát triển kinh tế xã hội, cụ thể hoá nội dụng của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Bước này thực chất là đưa quy hoạch vào thực hiện từng bước.
Sau đây là sơ đồ vị trí quy hoạch phát triển trong quy trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân:
ChiÕn lîc
Quy ho¹ch
KÕ ho¹ch trung vµ ng¾n h¹n
Quy ho¹ch
Quy ho¹ch tæng thÓ (s¬ ®å quy ho¹ch)
Quy ho¹ch cô thÓ (quy ho¹ch chi tiÕt)
Ngêi hëng lîi:
+ NHµ níc
+ Nh©n d©n vµ c¸c nhµ ®Çu t
Yªu cÇu
+ Ph¸t triÓn ngµnh vµ c¸c lÜnh vùc(c¸i g× bao nhiªu, c¸ch nµo).
+ Tæ chøc l·nh thæ (ë ®©u).
4.2. Mối quan hệ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch
+ Chiến lược là cơ sở để xây dựng các quy hoạch, còn quy hoạch chính là sự thể hiện việc bố chí chiến lược về mặt thời gian và không gian, nó là một bước đi của chiến lược. Cụ thể hoá chiến lược thành thực tế cuộc sống , thời gian thực hiện, không gian phát triển, cơ cấu phát triển.
+ Sự giống nhau giữa quy hoạch và chiến lược: nó đều là văn bản mang tính định hướng mang tính chiến lược
+ Sự khác nhau giữa quy hoạch và chiến lược.
Quy hoạch nó mang tính cụ thể hơn, cụ thể hoá
Chiến lược gồm hệ thóng biểu mẫu đầy đủ, phương pháp tính toán phương án xây dựng còn quy hoạch phải có tính luận chứng cụ thể về kinh tế và xã hội.
Quy hoạch và Kế hoạch :
+ Quy hoạch là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch, người ta có thể dựa vào các nội dung của bản quy hoạch để xây dựng các kế hoạch ( thường là các kế hoạch 5 năm ) còn kế hoạch là một bước cụ thể hoá, chi tiết hoá của quy hoạch.
+ Sự giống nhau: đều là văn bản mang tính định hướng
+ Sự khác nhau: Quy hoạch là sự định hướng chung chung như kịch bản về sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân … còn kế hoạch nó có tính phân đoạn bằng các mốc thời gian cụ thể, tính định hướng bằng các chỉ tiêu định lượng cụ thể và tính kết quả cụ thể hơn.
4.3.Mối quan hệ giữa quy hoạch với quy mô sản lượng, hiệu quả và sự tăng trưởng kinh tế
Tính đúng đắn, hiệu quả của một bản quy hoạch nó có quan hệ chặt chẽ với quy mô sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Một bản quy hoạch đầy đủ, chính xác nó làm tăng sản lượng và từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế và ngược lại một bản quy hoạch không tốt nó sẽ kìm hãm sự tăng trưởng cả về quy mô sản lượng lẫn cơ cấu kinh tế và các lĩnh vực khác như văn hoá, đời sống từ đó nó cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế .
5. Cơ sở lý luận của quy hoạch phát triển .
5.1. Quan hệ chi phối tương tác các nhân tố phát triển luôn luôn là tư tưởng chỉ đạo đối với các nhà hoạch định chính sách phát triển .
Xét ở góc độ hành vi của các nhân tố tới quá trình phát triển, các nhà chính trị, kinh tế thường khẳng định bốn khối động lực: Nhà nước, con người cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp .
Sơ đồ các khối động lực của phát triển
Nhµ níc
Con ngêi vµ c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸
Ph¸t triÓn
Doanh nghiÖp
Céng ®ång
Bốn khối động lực của sự phát triển có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các mối liên hệ dọc-ngang chằng trịt theo không gian và thời gian. Giải quyết tốt các mối quan hệ này thì sẽ tạo ra sự phát triển tổng hợp, đồng thuận và ngược lại. Nội dung của các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phản ánh đầy đủ các nhân tố cùng với các hành vi của chúng trong mối quan hệ hữu cơ và trong trạng thái động.
5.2. Phát triển bền vững là đòi hỏi thống soái đối với phát triển kinh tế xã hội.
Sơ đồ tiếp cận sự “phát triển bền vững”
Môc tiªu kinh tÕ
+ T¨ng trëng kinh tÕ
+ HiÖu qu¶
+ æn ®Þnh
* §¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i trêng
* TiÒn tÖ ho¸ c¸c ho¹t ®éng
Môc tiªu m«i trêng
Môc tiªu x· héi
+ B¶o vÖ thiªn nhiªn
+ §a d¹ng ho¸ sinh häc
+ Sö dông hiÖu qu¶ nguån tµi nguyªn
+ B¶o tån nªn v¨n ho¸ vµ truyÒn thèng d©n téc
+ Xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo
+ X©y dùng thÓ chÕ
* C«ng b»ng gi÷a c¸c thÕ hÖ
* Sù tham gia cña quÇn chóng
* C«ng b»ng thu nhËp
* Xo¸ ®ãi nghÌo
Nhiều năm gần đây, khi mà môi trường sống của con người bị phá huỷ, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt tầng ôzôn bị phá huỷ do phát triển mà tình trạng nghèo, thất nghiệp và tệ nạn xã hội có xu hướng tăng thì con người đã nghĩ đến cái “ngưỡng” của của sự phát triển. Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện và ngày đang thịnh hành. Phát triển để thoả mãn các nhu cầu của hôm nay mà không tổn hại đến sự phát triển của tương lai là đòi hỏi lớn lao đối với nhân loại khi lựa chọn các quyết sách phát triển nhằm đạt được cả ba mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong nền kinh tế thị trường tính nhân văn trong phát triển phải được tôn trọng và đảm bảo trên thực tế. Các tính toán của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải dựa trên yêu cầu bền vững của sự đan kết (đảm bảo tính liên ngành, liên vùng ) các yếu tố phát triển nhằm nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần của mọi thành viên trong xã hội .
Như vậy, có thể nói rằng tính xã hội và bền vững chi phối nội dung và phương pháp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Dự án quy hoạch phải phản ánh cả các vấn đề về tự nhiên, kinh tế, xã hội, và môi trường. Chất lượng của quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đề cập đầy đủ, toàn diện và hoàn thiện các vấn đề nói trên.
II. Nội dung và phương pháp quy hoạch phát triển
1. Những nội dung cơ bản của quy hoạch phát triển
1.1.Điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng.
Điều tra đánh giá hiện trạng các loại nguồn lực về con người, về thiên nhiên , về vật chất ...và thực trạng các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường của vùng nghiên cứu .
1.2. Nhận biết các vấn đề đánh giá tiềm năng các nguồn lực .
Các vấn đề về quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đánh giá khả năng khai thác sử dụng các nguồn lực trong tương lai để đáp ứng mục tiêu của quy hoạch phát triển trong từng thời kỳ và điều kiện cụ thể.
1.3. Xác định rõ mục đích và những mục tiêu cần đạt được của phương án quy hoạch .
Những căn cứ để xác định mục tiêu.
- Căn cứ vào kết quả dự báo những vấn đề trong tương lai như : Dự báo về dân số, lao động, dự báo về khả năng biến động về các loại nguồn lực trong từng thời kỳ, dự báo về sự phát triển của kinh tế thị trường, dự báo về tiến bộ khoa học và công nghệ ...
- Căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh tế xã hội và khả năng khai thác sử dụng các loại nguồn lực của địa phương trong tương lai .
1.4. Xây dựng phương án quy hoạch .
Lập đề án quy hoạch phát triển tổng hợp cho địa bàn nghiên cứu, xây dựng các dự án khả thi cho các hoạt động cụ thể của từng lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đáp ứng được mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ
Lựa chọn các dự án theo thứ tự ưu tiên và theo tiềm năng các nguồn lực. Xác định thời gian bắt buộc phải hoàn thành các dự án, mối quan hệ giữa các dự án.
1.5. Xây dựng kế hoạch và các giải pháp để thực hiện
Các nội dung cần được thực hiện theo các dự án với những kế hoạch và giải pháp chi tiết đảm bảo tiến độ trên cơ sở thể hiện được tính ưu tiên, tính tiết kiệm và tính tích cực trong quy hoạch.
2. Phương pháp quy hoạch
Quy hoạch là vấn đề phức tạp đa phương, đa nục tiêu, bao gồm nhiều vấn đề rất đa dạng vì vậy để có thể xây dựng được một bản quy hoạch tốt chúng ta càan áp dụng kết hợp nhiều phương pháp và từng loại hình quy hoạch ta cũng có các phương pháp khác nhau. Nhưng hầu hết các loại hình quy hoạch người ta thường áp dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống để có thể xây dựng quy hoạch.
Nội dung phương pháp như sau.
Hạng mục
Đặt và thảo luận các vấn đề
1. Nhiệm vụ hoặc công việc phải làm (sự cần thiết phải làm quy hoạch)
- Tại sao ta sẽ làm quy hoạch
- Ta mong muốn kết thúc bằng cái gì
2. Hệ thống thông tin
- Thu thập những thông tin cần thiết
- Xử lý thông tin
- Cái gì đã biết
- Cái gì cần tìm
- Những cái gì là rủi ro
3. Xác định phương hướng mục tiêu của quy hoạch
- Thảo luận các căn cứ để xây dựng mục tiêu.
- Mục tiêu tổng quát là gì?
Các chỉ tiêu cụ thể của từng lĩnh vực
4. Nội dung cần quy hoạch
- Thảo luận những nhiệm vụ phải làm
- Để thực hiện được những nhiệm vụ này cần những bước gì.
- Thảo luận những biện pháp tiến hành các nội dung chi tiết.
5. Xây dựng kế hoạch thực hiện
- Thảo luận chương trình hành động để thực hiện các nội dung quy hoạch
- Lập các dự án cho việc thực thi thảo luận sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên để thực hiện
6. Xem xét tiến hành điều chỉnh bổ xung
- Thảo luận xem liệu công việc có khả năng hoàn thành theo kế hoạch hay không
- Nếu không thì phải bổ xung thêm cái gì
- Cái gì cần điều chỉnh
- Có thể điều chỉnh bổ xung như thế nào
3. Quy hoạch phát triển ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường
- Nội dung phân bố lãnh thổ là quan trọng hơn cả.
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường còn bị ảnh hưởng rất nhiều của quan điểm và phương pháp tiếp cận quy hoạch trong nền kinh tế chỉ huy; kế hoạch hoá tập trung trước đây. Quy hoạch phát triển phải chú ý xuất phát từ yêu cầu của thị trường, các tính toán của hoạch cho thời kỳ 10 năm tới nên mang tính dự báo, do đó con người và các yêu cầu của họ trong những năm tới phải được dự báo, những tiến bộ khoa học công nghệ những tiến bộ trong quản lý cũng cần được dự báo, những nguồn lực trong nước có thể phát huy trong tương lai và những ảnh hưởng của thế giới bên ngoài tới phát triển trong nước cũng cần được dự báo. Tính dự báo, định hướng là đặc tính nổi bật của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Để đạt được mục tiêu đề ra bao giờ cũng có nhiều cách đi, nhiều con đường đi và nhiều cách tổ chức thực hiện. Do đó việc “lựa chọn” trong quy hoạch phát triển là vấn đề có tính quyết định.
- Dù thế nào chăng nữa thì các yếu tố phát triển trong tương lai cũng không thể tính tới hết và dự báo được đầy đủ. Sự rủi ro trong điều kiện kinh tế thị trường là không thể tránh khỏi. Do đó, đòi hỏi quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải c